[VNE] Nhà tôi bán bánh nướng 1000 năm nay

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi whatever1414, 3/12/20.

  1. whatever1414

    whatever1414 One-winged Angel

    Tham gia ngày:
    4/1/20
    Bài viết:
    7,992
    Nơi ở:
    You Know Where To Find Me
    Thứ năm, 3/12/2020, 16:43 (GMT+7)

    Cách một doanh nghiệp Nhật Bản tồn tại hơn 1.000 năm

    Ichiwa chỉ bán mochi nướng, đã tồn tại qua nhiều cuộc chiến tranh, thiên tai, thảm họa tự nhiên và sự thăng trầm của các triều đại.

    Gia đình bà Naomi Hasegawa (60 tuổi) bán bánh mochi nướng trong một cửa hàng nhỏ bằng gỗ gần một ngôi đền cổ tại Kyoto. Họ mở cửa hàng từ năm 1000, để phục vụ người dân trên khắp Nhật Bản đến đây cầu nguyện đại dịch chóng kết thúc.

    Giờ đây, sau hơn 1.000 năm, đại dịch mới lại đang tàn phá kinh tế Kyoto khi nguồn khách du lịch trọng yếu biến mất. Dù vậy, nhà Hasegawa không lo ngại về tài chính của mình.

    Cũng như nhiều doanh nghiệp khác tại Nhật Bản, công ty của bà - Ichiwa có tầm nhìn dài hạn. Bằng việc đặt truyền thống và sự ổn định lên trên lợi nhuận và tăng trưởng, Ichiwa đã tồn tại qua nhiều cuộc chiến tranh, thiên tai, thảm họa tự nhiên và sự thăng trầm của các triều đại. Trải qua cả nghìn năm, món bánh mochi nướng của họ vẫn không thay đổi.

    Những doanh nghiệp này có thể kém năng động so với doanh nghiệp ở nhiều nước khác. Tuy nhiên, sự tồn tại của họ cũng là bài học với công ty tại các quốc gia như Mỹ - nơi đại dịch đã buộc hàng chục nghìn công ty phá sản.

    [​IMG]
    Ichiwa phục vụ người đến cầu nguyện tại một ngôi đền gần đó. Ảnh: NYT
    "Trong các cuốn giáo trình kinh tế, các doanh nghiệp được dạy là phải tối đa hóa lợi nhuận, tăng quy mô, thị phần và tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, nguyên tắc hoạt động của các công ty này hoàn toàn khác", Kenji Matsuoka - Giáo sư tại Đại học Ryukoku tại Kyoto cho biết, "Ưu tiên số một của họ là có thể tiếp tục hoạt động. Mỗi thế hệ giống như một tuyển thủ trong cuộc chạy tiếp sức. Điều quan trọng là phải chuyền được gậy cho người sau".

    Nhật Bản nổi tiếng với các doanh nghiệp lâu đời. Quốc gia này hiện là quê hương của hơn 33.000 công ty có tuổi đời từ 100 năm trở lên, chiếm 40% số công ty nhóm này trên thế giới. Hơn 3.100 doanh nghiệp đã tồn tại ít nhất 200 năm. Khoảng 140 đã hoạt động hơn 500 năm và ít nhất 19 khẳng định đã qua 1.000 năm.

    Các công ty này được gọi là "shinise" trong tiếng Nhật và là niềm tự hào của quốc gia này. Chính quyền địa phương quảng cáo sản phẩm của họ. Sách quản trị lý giải bí quyết thành công của họ. Hướng dẫn viên du lịch cũng nhiệt tình với các công ty này.

    Phần lớn các doanh nghiệp lâu đời như Ichiwa là công ty gia đình nhỏ, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ truyền thống. Tuy nhiên, một số lại khá nổi tiếng, như Nintendo - bắt đầu là công ty sản xuất lá bài cách đây 131 năm, hay hãng nước tương Kikkoman đã hoạt động từ năm 1917.

    Để tồn tại qua cả thiên niên kỷ, Hasegawa cho biết một doanh nghiệp không thể chỉ theo đuổi lợi nhuận. Họ cần có mục đích cao hơn. Trong trường hợp của Ichiwa là tín ngưỡng. Họ phục vụ những người hành hương đến đến thờ.

    Những giá trị cốt lõi này được gọi là "kakun", giúp các công ty ra quyết định kinh doanh suốt nhiều thế hệ. Họ quan tâm đến nhân viên, hỗ trợ cộng đồng và hướng đến sản phẩm khơi lên sự tự hào.

    Với Ichiwa, điều này đồng nghĩa chỉ làm một thứ và làm thật tốt. Đây là cách tiếp cận của rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản.

    Công ty này đã từ chối rất nhiều cơ hội mở rộng, gần nhất là đề nghị từ Uber Eats để giao hàng online. Mochi đến nay vẫn là sản phẩm duy nhất trong thực đơn của họ. Nếu bạn muốn thêm đồ uống, có thể chọn trà xanh.

    Trong phần lớn lịch sử tồn tại của Ichiwa, phụ nữ trong gia đình Hasegawa làm bánh với công thức gần như không đổi. Nhưng dĩ nhiên, họ vẫn hiện đại hóa một số thứ. Ví dụ, giới chức y tế địa phương đã cấm dùng nước giếng. Hay Ichiwa đã mua máy nghiền gạo để tiết kiệm vài giờ lao động mỗi sáng. Bên cạnh đó, sau nhiều thế kỷ để khách tự giác trả tiền, họ đã niêm yết giá cố định cho mỗi đĩa. Việc này thay đổi sau Thế chiến II, khi công ty bắt đầu quan tâm hơn đến tài chính.

    Các công ty Nhật tồn tại lâu đời cũng thường có quan điểm phòng trừ rủi ro (vốn được định hình sau các cuộc khủng hoảng trước) và tâm lý tích trữ tiền mặt. Việc này lý giải một phần nguyên nhân Nhật Bản tránh được tỷ lệ phá sản cao như Mỹ trong đại dịch. "Kể cả khi có lợi nhuận, họ cũng không tăng chi tiêu", Tomohiro Ota - nhà phân tích tại Goldman Sachs cho biết.

    Các doanh nghiệp lớn thường giữ rất nhiều tiền mặt để đảm bảo họ có thể tiếp tục trả lương và đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong trường hợp kinh tế đi xuống. Tuy nhiên, kể cả các doanh nghiệp nhỏ cũng có mức nợ thấp và dự trữ trung bình 1-2 tháng chi phí hoạt động, Ota nói.

    Khi họ cần hỗ trợ, nguồn tài chính lại khá rẻ và sẵn. Lãi suất tại Nhật Bản nhiều thập kỷ nay rất thấp. Các gói hỗ trợ của chính phủ trong đại dịch càng giúp doanh nghiệp nhỏ tiếp cận vốn với lãi suất gần như bằng 0.

    Các shinise nhỏ thường có cơ sở riêng và sử dụng thành viên trong gia đình để giảm chi phí lương. Từ đó, họ tiết kiệm được khối tiền mặt lớn. Khi Toshio Goto - Giáo sư tại Đại học Kinh tế Nhật Bản khảo sát để viết sách về các doanh nghiệp có tuổi đời ít nhất 100, hơn một phần tư cho biết họ có đủ quỹ để hoạt động trong 2 năm hoặc hơn.

    Tuy nhiên, điều này không có nghĩa họ không vận động. Rất nhiều công ty thành lập vào khoảng thế kỷ 17, khi Nhật Bản vẫn đóng cửa với bên ngoài, tạo ra môi trường kinh doanh ổn định. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ qua, sự tồn tại đồng nghĩa phải cân bằng giữa duy trì truyền thống và thích ứng với môi trường đang thay đổi nhanh.

    Với một số công ty, điều này nghĩa là phải cải tiến mảng kinh doanh cốt lõi. NBK - công ty sản xuất ấm sắt từ năm 1560, hiện sản xuất cả các loại linh kiện máy móc công nghệ cao. Hosoo - một hãng kimono 332 năm tuổi ở Kyoto - đã mở rộng sang mảng nội thất và cả điện tử.

    Tuy nhiên, với các doanh nghiệp như Tanaka Iga Butsugu, việc này khá khó khăn. Họ sản xuất các sản phẩm phục vụ cho đạo Phật từ năm 885. Giám đốc đời thứ 72 - Masaichi Tanaka cho biết đại dịch khiến họ gặp khó, nhưng thách thức lớn nhất với họ, và nhiều công ty khác, là dân số Nhật Bản đang già đi và thay đổi sở thích.

    [​IMG]
    Ông Masaichi Tanaka bên các sản phẩm của công ty. Ảnh: NYT

    Một số công ty đã phải đóng cửa vì không tìm được người thừa kế. Với Tanaka, việc tìm thay thế các lao động truyền thống, có tay nghề ngày càng khó. Việc kinh doanh thì bị siết chặt vì giờ ngày càng ít người ghé thăm các đền mà công ty ông cung cấp sản phẩm. Các căn nhà mới xây cũng gần như không làm chỗ cho phòng thờ truyền thống kiểu Nhật Bản nữa.

    Bên cạnh đó, với những ngành nghề liên quan đến tín ngưỡng truyền thống, họ gần như không thể hiện đại hóa. Các thiết kế sản phẩm của Tanaka cũng lâu đời như chính công ty vậy. Ông đang cân nhắc đưa máy in 3D vào sản xuất, nhưng lại băn khoăn ai sẽ mua sản phẩm làm ra từ máy này.

    Ichiwa thì may mắn không gặp phải những rắc rối này. Gia đình Hasegawa lớn, doanh nghiệp lại nhỏ và kỹ năng đặc biệt duy nhất cần đến khi nướng mochi là chịu nóng.

    Dù vậy, bà Hasegawa thi thoảng cũng cảm nhận được sức ép từ lịch sử của cửa hàng. Mọi thành viên trong gia đình đều được dạy từ khi còn nhỏ rằng "Miễn là chúng ta còn sống, cửa hàng phải còn hoạt động".

    "Một lý do chúng tôi phải tiếp tục", bà nói, "là chúng tôi ghét trở thành người phải chấm dứt hoạt động của cửa hàng".


    Hà Thu (theo NYT)
     
  2. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    Đấu tranh với sự đào thải của thời gian à
     
  3. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    40,790
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Tưởng nói kinh doanh tâm linh là lâu đời .
     
  4. Osadar Mizutani

    Osadar Mizutani mãi yêu cụ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/08
    Bài viết:
    8,650
    Nơi ở:
    vô định
    Cái này tính là hộ kinh doanh cá thế chứ nhỉ
     
  5. Dr.Strange

    Dr.Strange Phế nhân thiên cổ ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ CHAMPION

    Tham gia ngày:
    2/11/16
    Bài viết:
    17,759
    Nơi ở:
    Trường vuông tròn méo
    Chỉ có ở nhật:9cool_too_sad:
     
  6. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    1 bác sĩ 5000 tuổi lên tiếng
     
  7. 02/02/2020

    02/02/2020 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/2/20
    Bài viết:
    92
    [​IMG]
     
  8. 934944

    934944 Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/8/06
    Bài viết:
    31,011
    Nơi ở:
    đà nẵng
    nhật có bánh truyền thống Wagashi cũng đẹp vl . Xem phim WATASHITACHI WA DOUKA SHITEIRU chỉ muốn ăn em nữ chính ah nhầm bánh
     
    Chỉnh sửa cuối: 4/12/20
  9. quoctoan123

    quoctoan123 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    12/11/12
    Bài viết:
    2,802
    Kinh doanh mà tồn tại được đến 100 năm đã là không tưởng rồi, đằng này 1000 năm thì quá tài

    nhiều làng nghề truyền thống bây giờ thất truyền rồi, ngay như ẩm thực thì nhiều món ngày xưa bây giờ coi như biến mất hẳn
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  10. Osadar Mizutani

    Osadar Mizutani mãi yêu cụ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/08
    Bài viết:
    8,650
    Nơi ở:
    vô định
    vật chất thay đổi thì mấy món cũ không còn chỗ đứng chứ sao, đám nhật thì thủ cựu nên mới giữ dc
     
  11. quoctoan123

    quoctoan123 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    12/11/12
    Bài viết:
    2,802
    Cái suy nghĩ đó chỉ phù hợp với đồ công nghệ thôi ( mà ngay cả đồ công nghệ cũng đầy sản phẩm cổ được ưa chuộng ví dụ máy game retro hay đĩa than chả hạn)

    Còn lại đồ thủ công, mỹ nghệ, gia dụng hay ẩm thực thì không hề có cái khái niệm nào là “vật chất thay đổi” cả

    ví dụ bộ sưu tập zippo của ta nhé thì từ cái zippo đầu tiên tới cái zippo bây giờ đã 88 năm rồi thì nguyên lý cũng như cấu tạo bật lửa thì vẫn thế chứ ko có thay đổi hay khác gì cả, và bây giờ nhiều thiết bị phát lửa khác hiện đại hơn thậm chí nhiều người còn không mang bật lửa nhưng zippo vẫn bán tốt và những mẫu zippo độc vẫn là đồ đắt giá đó thôi
     
    Chỉnh sửa cuối: 3/12/20
  12. lehmanbear

    lehmanbear Kỹ sư gọi bưởi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    17,756
    Có cái phim này, thấy kiểu bọn Nhật trồng cây đến đời sau mới thu hoạch cũng hay. Kiểu nghĩ lâu dài, chứ như VN nhanh nhanh mà chặt.
     
  13. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    thủ công mà món đồ giá trị cao thì còn có thể kiếm sống để tồn tại dc,thủ công mà món đồ giá trị thấp thì kiếm sống làm giàu kiểu gì giờ :3cool_nosebleed:

    trong bài là bọn nhật nó cũng có nhiều ưu đãi cho mấy cái bọn truyền thống như trên rồi nên mới sống lâu dc,mà kể cả như thế chúng nó vẫn chết dần qua năm tháng chứ có phải đứa nào cũng sống dc trăm năm,ngàn năm đâu nhất là với sự thay đổi nhanh chóng của xã hội như hiện nay
     
  14. Osadar Mizutani

    Osadar Mizutani mãi yêu cụ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/08
    Bài viết:
    8,650
    Nơi ở:
    vô định
    bạn ơi bánh tai lợn, da heo .v.v.v... các loại bánh thủ công ngày trước h còn mấy ai ăn ? vật chất ko thay đổi thì nó vẫn là món ngon của quý , chứ h đem ra cho đám trẻ bây h ăn xem ?
     
  15. quoctoan123

    quoctoan123 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    12/11/12
    Bài viết:
    2,802
    Do là không biết kinh doanh, không biết quảng cáo hay tiếp thị cũng như là không biết phát triển thôi bạn ơi
    Thế bạn nghĩ coca cola ra cách đây bao lâu, coca ra từ năm 1886 đến giờ là 134 năm rồi đấy

    đây một sản phẩm cũ mèm rẻ tiền ở việt nam được marketing tốt đang bán chạy ở trời tây đây
    https://dantri.com.vn/kinh-doanh/nu...o-dat-khach-tai-chau-au-20201114064633415.htm
     
    N00bforever thích bài này.
  16. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    thằng trong bài ko quảng cáo cũng như tiếp thị,và cũng ko có nhu cầu phát triển ,nó sống bám vào nhu cầu tâm linh của người dân kia kìa
     
  17. quoctoan123

    quoctoan123 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    12/11/12
    Bài viết:
    2,802
    Thế nên mới tồn tại ở 1 cửa hàng thôi, mà bám vào tâm linh thì chả quá bố nó tiếp thị ấy

    tương tự nghề vàng mã càng ngày càng ăn nên làm ra như bây giờ không nhờ bám vào tâm linh không lẽ có ai mua vàng mã về sưu tầm
     
  18. Must

    Must Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/1/08
    Bài viết:
    5,572
    Nhắc đến mochi mình lại nhớ cái clup này.



    :8onion6::8onion6::8onion6::8onion6::8onion6:
     
  19. Mr. Chồn

    Mr. Chồn Legend of Zelda GameOver

    Tham gia ngày:
    7/12/19
    Bài viết:
    1,142
    đây là do tư duy và tài nghệ làm thương hiệu thôi.

    bánh da lợn đưa cho thằng Nhật khéo thành cực phẩm đấy.

    không nói ngoa chứ mình còn phải học nó nhiều.

    cứ tìm hiểu cách nó đưa triết lý vào món ăn và boost lên tầm cao thì sẽ thấy sự khác biệt.
     
    Leaf_leave_tree thích bài này.
  20. ConChymBay

    ConChymBay Tears of the Kingdom

    Tham gia ngày:
    23/3/15
    Bài viết:
    25,497
    như này thì mi nghĩ nó sống bám vào tâm linh dc bao lâu nữa khi con người thay đổi và vật chất lên giá
     

Chia sẻ trang này