TP - Trung Quốc vừa tăng quyền lực cho Quân ủy Trung ương (CMC) - cơ quan do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đứng đầu, nhằm huy động các nguồn lực quân sự và dân sự trong và ngoài nước. CMC dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được trao quyền lớn hơn. Ảnh: Xinhua Ngoại trưởng Trung Quốc nói COVID-19 chưa hẳn khởi phát từ Trung Quốc Số ca mắc Covid-19 ngoài Trung Quốc cao hơn ở Trung Quốc Luật Quốc phòng sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1/1, giảm bớt vai trò của Quốc vụ viện, tức chính phủ Trung Quốc, trong hoạch định chính sách quân sự, trao quyền ra quyết định cho CMC, Xinhua đưa tin. Lần đầu tiên, cụm từ “sự phá vỡ” và bảo vệ “các lợi ích phát triển” được đưa vào luật nhằm tạo cơ sở cho việc huy động, triển khai quân đội và lực lượng dự bị động viên. Luật sửa đổi cũng đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng cơ chế phối hợp toàn quốc cho việc huy động các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân tham gia nghiên cứu các công nghệ quốc phòng mới, từ các loại vũ khí truyền thống đến những lĩnh vực phi truyền thống như an ninh mạng, không gian vũ trụ và vũ khí điện từ. Các nhà phân tích quân sự và chính trị cho rằng luật sửa đổi này sẽ tăng cường vai trò lãnh đạo của ông Tập đối với quân đội, tạo cơ sở pháp lý để đối phó với những thách thức làm gia tăng đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ. Ông Deng Yuwen, cựu phó tổng biên tập của Thời báo Nghiên cứu, nói rằng mục đích của luật sửa đổi là hợp pháp hóa và chính thức áp dụng tính chất “đặc biệt” của hệ thống chính trị và quân sự của Trung Quốc khi đối phó với những tình huống có thể gây tổn hại cho chế độ. Thành công của Trung Quốc trong kiểm soát đại dịch COVID-19 được Bắc Kinh coi là minh chứng cho sự ưu việt của chế độ, đặc biệt khi nhiều nước phương Tây vẫn đang đối mặt với thực tế số ca bệnh gia tăng. “Việc đưa khái niệm “các lợi ích phát triển” vào luật làm lý do cho việc huy động vũ trang và chiến tranh sẽ tạo cơ sở pháp lý cho Trung Quốc tiến hành chiến tranh dưới danh nghĩa hợp pháp là bảo vệ các lợi ích phát triển quốc gia”, SCMP dẫn đánh giá của ông Chen Daoyin, cựu giáo sư tại ĐH Khoa Khoa học chính trị và luật Thượng Hải. Zeng Zhiping, một chuyên gia về Luật Quân sự tại ĐH Soochow (Đài Loan), nói rằng một trong những thay đổi lớn của luật là hạ thấp vai trò của Quốc vụ viện trong việc xây dựng các nguyên tắc quốc phòng, cũng như quyền chỉ đạo và điều hành các lực lượng vũ trang. “Quân ủy từ nay chính thức chịu trách nhiệm hoạch định chính sách và các nguyên tắc quốc phòng, trong khi Quốc vụ viện chỉ là cơ quan thực hiện để hỗ trợ quân đội”, ông Zheng nói. Ông Zheng nói rằng cơ chế này khác với những quốc gia như Israel, Đức hay Pháp, vì các nước này đặt lực lượng vũ trang dưới sự lãnh đạo dân sự. Ở Mỹ, bộ quốc phòng dưới quyền của lãnh đạo dân sự cũng đóng vai trò quan trọng hơn cơ quan tham mưu hàng đầu là hội đồng tham mưu trưởng. Sau 2 năm bàn bạc, Luật Quốc phòng sửa đổi được quốc hội Trung Quốc thông qua ngày 26/12. Trong cuộc họp báo đầu tháng 12, người phát ngôn của cơ quan lập pháp thuộc CMC nói rằng những thay đổi này giúp quân đội Trung Quốc có phương hướng rõ ràng hơn trong các mục tiêu phát triển và hiện đại hóa. Trung Quốc trao quyền lớn hơn cho Quân ủy Trung ương | Thế giới | Báo điện tử Tiền Phong (tienphong.vn)
Cũng có khác mấy đâu, Quân Ủy Trung Ương thì những ông to nhất toàn là bên Đảng, Chính phủ chứ đâu ra. Hầu hết các nước đều không trao nhiều quyền quyết định cho mấy ông lãnh đạo quân sự.
Khác chứ. Vì dù sao như Việt Nam thì BQP vẫn nằm dưới Thủ Tướng. Vẫn báo cáo về cho Thủ Tướng. Chứ theo luật mới tức là Quân Uỷ Trung Ương tự đưa ra lề lối, xong đưa cho Thủ Tướng thực thi.
Bộ Quốc Phòng bên TQ chỉ vốn quản lý mấy cái học viện thôi, quyền lực không có mấy, sửa đổi luật hay không thì cũng thế. Ở VN thì BQP to hơn nhưng nói chung vẫn phải chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Quân Uỷ. Mà Thủ tướng cũng là Uỷ viên Thường vụ của Quân Uỷ rồi.
Xây đảo nhân tạo hoàng sa. Xây vạn lý trường thành trên bên đi từ Hải Nam ra trường sa, hoàng sa chẳng hạn.
Ông Tập chưa hái được thành quả mà gáy sớm, bị Mỹ với Tây vùi dập thê thảm luôn. À quên, Mẽo Quốc thì nát bét, phương Tây thì chia rẽ. Giờ biết lấy ai đối đầu với Tập đế đây, không lẽ Đông Lào.