Tiêu chuẩn kép (Double Standard) là những luật lệ hoặc tiêu chuẩn mà nhóm người này phải tuân theo, trong khi nhóm người khác thì không cần tuân thủ. Tiêu chuẩn kép cũng áp dụng cho cách một người nhìn nhận một sự việc, hành động, nhưng lại áp các tiêu chí đánh giá không công bằng với các đối tượng khác nhau. Vấn đề này được nhắc đến từ thế kỷ 18 để chỉ sự bất bình đẳng trong việc đối xử với phụ nữ, triết gia và nhà hoạt động xã hội Thomas Paine đã viết trên tờ Tạp chí Pennsylvania vào tháng 8 năm 1775: “Phụ nữ bị bó buộc và không có quyền định đoạt với tài sản của chính mình, họ bị pháp luật tước đoạt ý chí tự do và trở thành nạn nhân của một hệ thống tiêu chuẩn kép tàn ác.” Có thể nói, tiêu chuẩn kép có ở khắp mọi nơi, hiện diện trong mọi ngóc ngách trong cuộc sống, kể cả nơi thân thuộc nhất: gia đình. Những tiêu chuẩn kép trong không gian gia đình hiện hữu qua cách nhìn nhận về ngoại hình, nhiệm vụ và kỳ vọng dành cho cho mỗi trụ cột gia đình: vai trò của người mẹ, người phụ nữ mẫu mực phải quán xuyến gia đình, còn người chồng lý tưởng là người đi làm chính còn tề gia nội trợ thì không đến lượt. Thời gian gần đây, khắp các diễn đàn mạng xã hội xôn xao câu chuyện tiêu chuẩn kép trong gia đình khi một nữ TikToker lên tiếng phản đối việc “các dì lớn tuổi trong gia đình bảo bạn phải nấu cơm rửa bát, trong khi đàn ông ngồi trong nhà ngồi chơi uống rượu”. Chưa bàn đến văn cảnh của câu nói, thì tiêu chuẩn “trọng nam khinh nữ” phải chăng đã quá quen thuộc và điển hình ở nhiều gia đình Việt Nam? Đã có những giai đoạn, người phụ nữ luôn phải sống cho vừa vặn những kỳ vọng xã hội bởi họ bị đóng khung trong những diễn ngôn ca ngợi kiểu lãng mạn hóa như “thiên chức” hay “đức hy sinh cao cả” - những cái bẫy đòi hỏi người phụ nữ mặc nhiên trở thành người đảm nhiệm chính công việc chăm nom, một cách vô điều kiện và cấm than phiền. Thực chất, công việc làm nội trợ không hề quy định cho một giới tính nhất định, không có minh chứng khoa học rõ ràng nào về việc phụ nữ có những phẩm chất và thiên hướng “phù hợp hơn” cho công việc này. Hơn thế, làm nội trợ là một nghề đáng tự hào như bao ngành nghề khác và cần được tôn trọng dù bất kỳ ai thực hiện. Đàn ông chỉ cần chơi với con một chút thôi cũng là đáng quý bởi chăm sóc dù gì vẫn là “bản năng” của phụ nữ. Trong khi đó, “làm mẹ” dường như trở thành một quy chuẩn đạo đức mà ở đó có người “thành công” và có người “thất bại” (fail as a mom). Phụ nữ luôn được mong đợi phải chu toàn, phải trở thành chủ thể thành công của việc chăm nom và họ sẽ ngay lập tức nhận về những chỉ trích nếu không “vừa vặn” với một tiêu chuẩn “làm mẹ” nào đó. Nấu nướng, rửa bát, lau dọn nhà cửa, chăm trẻ,... nếu chưa bàn tới độ khéo léo và thành thục có được nhờ sự rèn luyện, thì đều là những kỹ năng sinh tồn cơ bản của con người. Nhưng chúng ta vẫn dễ dàng nhận thấy phản ứng khác biệt của những người xung quanh đối với mỗi giới khi họ thực hiện các công việc này. Nam giới làm việc nhà sẽ nhận được những lời tán thưởng, ngợi ca, là "bảo vật cần được giữ gìn". Trong khi đó, nữ giới làm việc nhà thì được coi là điều bình thường bởi đây là "trách nhiệm", là "bản năng" của phụ nữ. Nam giới không làm việc nhà là chuyện "chấp nhận được" hoặc "chẳng có gì đáng bàn". Nhưng nữ giới không làm việc nhà thì sẽ bị chỉ trích là lười biếng, không làm tròn "bổn phận" hoặc "có tư tưởng nữ quyền" (!?)
Ụ má tưởng nay có tâm sự gì gia đình định vào chia sẻ Ai ngờ vẫn dạy đời à Đm mày @tieunhi.lang Đcm mày @tieunhi.lang. Dcmvcl @tieunhilang.