DT - Học phí đại học thấp: "Chúng ta đang trợ cấp ngược cho người giàu"

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Cha Thần Gió, 10/12/21.

  1. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió For the Horde! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,775
    Việc duy trì mức học phí đại học thấp dưới mức chi phí đào tạo, dẫn đến Nhà nước hỗ trợ mang tính chất bình quân đối với tất cả các HS,SV. Điều này dẫn đến chúng ta đang trợ cấp ngược cho người giàu.
    Việt Nam dừng ở mức 630 USD/sinh viên

    Tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục hàng năm của Việt Nam ở mức xấp xỉ 20%, tương đương trên 5% GDP. Đây là mức đầu tư tương đối cao so với nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước có trình độ phát triển kinh tế cao hơn Việt Nam rất nhiều.

    Tuy nhiên, chi ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục chủ yếu dành cho hệ thống giáo dục phổ thông; Chi NSNN cho giáo dục đại học lại đang ở mức thấp hơn nhiều so với các nước với mức khoảng 14- 15% tổng chi NSNN cho giáo dục hay tương đương 0,33% GDP. Mức đầu tư này thấp hơn khá nhiều so với các nước phát triển và thấp hơn cả mức bình quân chung của thế giới.

    [​IMG]

    Nhấn để phóng to ảnh

    Chi tiêu công cho giáo dục đại học (% GDP năm 2016).

    Nếu so sánh chi phí bình quân/sinh viên của Việt Nam và một số nước trên thế giới cũng cho thấy mức chênh lệch lớn.

    Theo thống kê, tại Hoa Kỳ là 19.000 USD; Úc 17.000 USD, Anh 15.000 USD; NewZeland 14.000 USD; Hà Lan 12.000 USD; Canada 10.500 USD; Singapore 9.000 USD; Nhật 5.000 USD; Malaysia 4.000 USD; Trung Quốc 3.500 USD; Thái Lan 2.500 USD. Trong khi đó, Việt Nam dừng ở mức 630 USD/sinh viên.

    Tuy nhiên, nếu so sánh mức chi NSNN 1 sinh viên đại học so với GDP bình quân đầu người thì chi NSNN cho 1 sinh viên Việt Nam ở mức cao hơn (33-35%) so với các nước trong khu vực (Thái Lan, Singapore, Indonesia, Lào...) nhưng thấp hơn nhiều so với các nước châu Âu.

    [​IMG]

    Nhấn để phóng to ảnh

    Chi ngân sách nhà nước tính trên đầu sinh viên đại học ở một số nước (% of GDP trên đầu người).

    Hiện nay, cơ chế phân bổ NSNN cho GDĐH nói riêng và giáo dục nói chung tuân theo các quy định trong Luật NSNN năm 2002 (được chỉnh sửa năm 2015), xác định rõ hai cấp là trung ương và địa phương với rất nhiều bên liên quan.

    Năm 2018, cả nước có 235 trường đại học, trong đó 170 trường đại học công lập, Bộ GD&ĐT quản lý trực tiếp 50 trường, chính quyền địa phương 23 trường và 2 Đại học Quốc gia trực thuộc Chính phủ, số còn lại do Bộ ngành quản lý.

    Mặc dù Đề án đổi mới GDĐH đã đưa ra biện pháp nhằm "loại bỏ sự kiểm soát của các bộ chủ quản", song điều này vẫn chưa được thực hiện làm quá trình phân bổ NSNN trở nên quá phức tạp, phân tán.

    Hiện nay việc giao dự toán NSNN cho các cơ sở giáo dục đại học công lập được thực hiện theo cơ chế khoán, theo công thức định sẵn và chủ yếu dựa vào các yếu tố đầu vào.

    Việc phân bổ NSNN chủ yếu căn cứ vào khả năng của ngân sách, dự toán được giao năm trước để làm căn cứ giao khoán năm sau; việc giao khoán ngân sách dựa trên các định mức ban hành đã lâu, chưa được sửa đổi; mức khoán NSNN không được điều chỉnh theo số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề và quy mô đào tạo của các trường hàng năm.

    Phương thức này tạo thuận tiện trong tính toán phân bổ ngân sách nhưng không tạo ra động lực thúc đẩy các trường nâng cao chất lượng đào tạo.

    Định mức phân bổ còn mang tính bình quân, chưa tính đến đặc điểm của từng ngành đào tạo do chi phí đào tạo đơn vị từng ngành chưa được tính toán một cách đầy đủ. Điều này tạo ra sự không công bằng trong phân bổ ngân sách, đặc biệt đối với các trường có chi phí đào tạo đơn vị cao.

    Điều đó dẫn đến tình trạng các trường tập trung đào tạo các ngành có chi phí đơn vị thấp không chú trọng đến nhu cầu thực tế của xã hội và của nền kinh tế. Nhà nước chưa phát huy được việc sử dụng NSNN như một công cụ điều chỉnh kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường, theo hướng ưu tiên các ngành nghề đào tạo xã hội có nhu cầu cao, cắt giảm mức hỗ trợ đào tạo đối với các ngành nghề xã hội đã có đủ, hoặc đang dư thừa, sử dụng NSNN như một công cụ để điều chỉnh sự mất cân đối về ngành nghề đào tạo trong giáo dục đại học, dẫn đến còn mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo.

    Phân bổ ngân sách mang nặng cơ chế "xin - cho"

    Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được của quá trình đổi mới, đầu tư tài chính hiện hành đối với giáo dục đại học công vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập:

    Thứ nhất, cơ cấu tổ chức và thẩm quyền phân bổ ngân sách công hiện nay có vai trò chi phối rất lớn của cơ quan quản lý nhà nước tới các quyết định phân bổ. Việc quá nhiều cơ quan nhà nước cùng nắm quyền phân bổ ngân sách làm cho nguồn lực công bị phân tán và sự phối hợp thực hiện các chương trình, mục tiêu chiến lược ưu tiên gặp khó khăn.

    Mặt khác, các cơ quan này đồng thời thực hiện cả hai chức năng quản lý nhà nước và quản lý điều hành tác nghiệp; điều đó dẫn đến quyết định phân bổ NSNN phải qua nhiều tầng nấc, làm giảm đi tính minh bạch và hiệu quả của quá trình phân bổ NSNN. Vì vậy, việc phân bổ NSNN cho các trường đại học vẫn mang nặng cơ chế "xin, cho". Các trường đại học hầu như chưa có tiếng nói trong quá trình phân bổ hay thảo luận ngân sách.

    Thứ hai, việc phân bổ kinh phí từ NSNN đang được thực hiện một cách bình quân, không gắn với kết quả đào tạo, số lượng, chất lượng học sinh đào tạo, tính năng động, hiệu quả trong tổ chức hoạt động của các cơ sở đào tạo nên không tạo động lực cạnh tranh nâng cao chất lượng đào tạo giữa các trường đại học công lập.

    Thứ ba, việc duy trì mức học phí thấp dưới mức chi phí đào tạo, dẫn đến Nhà nước hỗ trợ mang tính chất bình quân đối với tất cả các đối tượng học sinh, sinh viên trong các cơ sở đào tạo công lập, không có sự phân biệt giữa học sinh gia đình nghèo, có thu nhập thấp với học sinh gia đình trung lưu có thu nhập cao.

    Trong khi đó thực tế cho thấy tỷ lệ sinh viên của các gia đình trung lưu có thu nhập cao, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong các cơ sở giáo dục đại học. Điều này dẫn đến một thực tế là chính sách học phí thấp của chúng ta đang trợ cấp ngược cho người giàu.

    Thứ tư, Nhà nước chưa phát huy được việc sử dụng NSNN như một công cụ điều chỉnh kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường, theo hướng ưu tiên các ngành nghề đào tạo xã hội có nhu cầu cao, cắt giảm mức hỗ trợ đào tạo đối với các ngành nghề xã hội đã có đủ, hoặc đang dư thừa, sử dụng NSNN như một công cụ để điều chỉnh sự mất cân đối về ngành nghề đào tạo trong giáo dục đại học, dẫn đến còn mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo.

    Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành kinh tế, luật chiếm tới 43% số sinh viên, trong khi đó khoa học cơ bản và khoa học công nghệ mỗi ngành chỉ chiếm tỷ lệ 15%; các ngành nông, lâm, ngư nghiệp - lĩnh vực được coi là chủ lực của kinh tế Việt Nam chỉ chiếm 3,1% số sinh viên.

    [​IMG]

    Nhấn để phóng to ảnh

    Thực tế cho thấy tỷ lệ sinh viên của các gia đình trung lưu có thu nhập cao, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong các cơ sở giáo dục đại học. (Ảnh: PV)

    Tự chủ đại học và tự chủ tài chính phải gắn liền với tăng cường đầu tư NSNN

    Tài chính cho các cơ sở giáo dục đại học là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định toàn bộ hệ thống giáo dục đại học cả về thể chế, chất lượng, khả năng tiếp cận và các khía cạnh khác. Do đó, để thúc đẩy giáo dục đại học phát triển bền vững, Chính phủ cần lưu ý đến các khuyến nghị sau:

    Trước hết, trong bất kỳ bối cảnh nào đầu tư tài chính từ NSNN cho các trường đại học đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình phát triển của hệ thống giáo dục đại học nước ta.

    Tự chủ đại học và tự chủ tài chính phải gắn liền với tăng cường đầu tư NSNN cho các trường đại học, bao gồm cả các trường đại học đã tự chủ chi thường xuyên và đầu tư. Bởi vì, so sánh với các nước trên thế giới trên cả khía cạnh tương đối và tuyệt đối, đầu tư NSNN cho giáo dục đại học của Việt Nam còn ở mức rất thấp (khoảng 0,33 % tổng GDP hoặc 630USD/1 sinh viên).

    Thứ hai, Chính phủ cần hoàn thiện khung pháp lý quy định cơ chế, tiêu chí và định mức phân bổ, đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho tất cả các cơ sở giáo dục trong việc tiếp cận nguồn vốn công.

    Nguồn tài trợ công cần được mở rộng cho các cơ sở ngoài công lập dựa trên những cân nhắc giữa công và phi lợi nhuận. Phân bổ ngân sách công theo hình thức "trọn gói" cần được áp dụng rộng rãi để các trường đại học linh hoạt và chủ động hơn trong việc lập kế hoạch cấp cơ sở, quyết định cách thức chi tiêu, lựa chọn ưu tiên phát triển, phân bổ lại nguồn vốn nội bộ và tiết kiệm trong đào tạo, nghiên cứu thậm chí cả xây dựng cơ bản.

    Thứ ba, cần chuyển mô hình phân bổ ngân sách nhà nước cho các trường đại học dựa trên đầu vào thành các chỉ tiêu đầu ra phản ánh kết quả hoạt động của trường đại học. Để làm được điều đó, cần nghiên cứu xây dựng hoàn chỉnh bộ tiêu chí thể chế sử dụng ở các nước trên thế giới như đã trình bày ở phần trước của bài viết này, đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn làm cơ sở phân bổ ngân sách nhà nước.

    Theo đó, yêu cầu cần thiết đối với tất cả các cơ sở GDĐH là đảm bảo chất lượng. Để thực hiện yêu cầu này, các cơ quan nhà nước cần ban hành những chuẩn mực về tiêu chuẩn chất lượng quốc gia, tiếp cận với chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế. Bên cạnh các tổ chức kiểm định của Nhà nước, cần có những tổ chức kiểm định độc lập nhằm tiến hành đánh giá một cách khách quan, minh bạch về chất lượng đào tạo.

    Tuy nhiên, trong quá trình thực thi điều quan trọng là phải điều chỉnh, bổ sung các quy định phù hợp, đảm bảo cơ chế đàm phán hiệu quả giữa cơ quan phân bổ và trường đại học đối với các hoạt động và kế hoạch đầu tư công.

    Về cơ chế kiểm soát nguồn ngân sách tài trợ, Nhà nước cần xây dựng khuôn khổ pháp lý đảm bảo cho sự chi tiêu và giải ngân linh hoạt, cho phép điều chuyển ngân sách hợp lý và sự tự quyết định về đa dạng nguồn thu nhập để tăng khả năng ứng phó nhờ sử dụng nguồn lực sáng tạo của một trường đại học. Tăng cường kiểm toán tài chính nhà nước và khuyến khích kiểm toán độc lập đối với các trường đại học.

    Nâng cao trách nhiệm pháp lý trong hoạt động tự kiểm soát tài chính cấp trường cũng như phát huy vai trò kiểm soát nội bộ của hội đồng trường. Quy định chặt chẽ chế độ báo cáo thường niên, báo cáo định kỳ về các chỉ tiêu tài chính cũng như chỉ số hoạt động và đầu ra của một trường đại học trong trường hợp thực hiện phân bổ tài trợ công theo hình thức "khoán" hay "cả gói".

    [​IMG]

    Nhấn để phóng to ảnh

    Nhà nước cần trao quyền tự chủ cho các trường đại học công lập về mức thu, trước hết là thu học phí, lệ phí. (Ảnh: PV)

    Thứ tư, song song với phương thức tài trợ trực tiếp, cần áp dụng hình thức tài trợ gián tiếp cho các trường đại học bằng cách cấp học bổng hoặc "ngân phiếu" trực tiếp cho những người đủ tiêu chuẩn học đại học và tài trợ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu cho những người có nhu cầu sử dụng kết quả nghiên cứu.

    Sau đó, để có kinh phí hoạt động, các trường đại học phải thu hút các đối tượng này thông qua nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo và nghiên cứu. Cách làm này đề cao trách nhiệm xã hội của trường đại học và rất phù hợp với cơ chế thị trường. Đặc biệt, nó không chỉ mở rộng sự lựa chọn chủ động cho đối tượng mục tiêu mà còn giảm sự phụ thuộc của trường đại học vào cơ quan phân bổ

    Thứ năm, như đã nói ở trên, xu hướng chung của nguồn tài trợ cho các trường đại học của các nước trên thế giới là giảm dần sự phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, do đó, cần xây dựng chính sách và khuôn khổ pháp lý phù hợp để các trường đại học tìm kiếm và mở rộng các nguồn thu khác.

    Cơ chế đặt hàng cần được áp dụng trong việc tài trợ cho các chương trình đào tạo và hoạt động nghiên cứu là những ngành hoặc lĩnh vực ưu tiên quan trọng. Phân bổ kinh phí dựa trên khả năng đối ứng ngân sách của trường đại học là một biện pháp tích cực khác để thúc đẩy tự chủ đại học.

    Việc phân bổ kinh phí có tính đến khả năng đóng góp tài chính tự có của trường đại học vào dự toán ngân sách hoạt động. Phương thức sẽ thúc đẩy sự chủ động phát triển thu nhập ngoài ngân sách và cải thiện sức cạnh tranh của trường đại học. Đây cũng là cách xem xét khả năng "tự chủ" của trường đại học và năng lực quản trị của một hội đồng trường.

    Thứ sáu, cần đổi mới chính sách học phí theo nguyên tắc chia sẻ chi phí với xã hội, trong đó các trường đại học đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ. Vì vậy, Nhà nước cần trao quyền tự chủ cho các trường đại học công lập về mức thu, trước hết là thu học phí, lệ phí.

    Các cơ sở giáo dục đại học công lập được phép tính đủ chi phí tiền lương và chi phí hoạt động thường xuyên trong giá dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập trên cơ sở khung giá do Nhà nước quy định, chi phí khấu hao tài sản cố định trong học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập, đảm bảo nguyên tắc lấy thu đủ bù đắp chi phí đào tạo trong học phí.

    Tuy nhiên, kèm theo cơ chế này cần có chính sách hỗ trợ đối với người nghèo, người dân tộc thiểu số, người ở vùng sâu, vùng xa về mức học phí… tạo điều kiện cho mọi người đều được tiếp cận giáo dục đại học.

    Ngoài học phí, các trường đại học cần đặc biệt quan tâm đến việc huy động nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của mình.

    Chính phủ cần xây dựng khung hành lang pháp lý nhằm thúc đẩy và tạo điều kiện cho các trường đại học phát triển mạnh các sản phẩm từ công trình nghiên cứu khoa học, phát minh sáng chế và có cơ chế thương mại hóa các sản phẩm này.


    Học phí đại học thấp: "Chúng ta đang trợ cấp ngược cho người giàu" | Báo Dân trí (dantri.com.vn)
     
  2. T1nhLaG1

    T1nhLaG1 Star swallower ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/11/09
    Bài viết:
    13,000
    Tăng học phí thôi
     
  3. Gia đình bạn

    Gia đình bạn The Pride of Hiigara ✡ Shine Wizard ✡

    Tham gia ngày:
    12/11/20
    Bài viết:
    9,306
    Dài quá, mới kêu đẻ giờ quay qua tăng học phí !suong
     
    Vouu9, Netorare and genius1611 like this.
  4. UltraSmash

    UltraSmash Gordon "λ-2" Freeman

    Tham gia ngày:
    22/7/16
    Bài viết:
    13,308
    ai cũng đi học lấy đâu ra fuho với công nhân !bem2
     
    viendu thích bài này.
  5. Brother_Crush

    Brother_Crush ✣✣✣ Xiaolonista✣✣✣ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    22/8/05
    Bài viết:
    6,762
    ngay câu đầu tiên đã muốn chửi.
     
  6. Hunter_Zero2006

    Hunter_Zero2006 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/4/07
    Bài viết:
    1,920
    Nơi ở:
    Outer Heaven
    Xã hội càg phân hoá rõ r. Ai có tiền học thành trí thức, ko tiền thì ráng vay mượn hoặc học nghề làm công nhân. R sẽ đua nhao chen vào các trường ĐH, rồi sẽ học thêm, r thi, r rớt, r tự tử :)). Lộ trình y chang hàn, nhật, tq
     
    jumper, Vouu9, zchingchongz and 6 others like this.
  7. firestork

    firestork Mayor of SimCity GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/1/09
    Bài viết:
    4,065
    Đm tỉ lệ người giàu được bao nhiêu mà kêu
     
  8. Phan Tân

    Phan Tân Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    13/5/10
    Bài viết:
    810
    Nhà nước nên mở Đại học Phalobane.
     
  9. zapme

    zapme Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/1/06
    Bài viết:
    932
    Viết bài rõ ngu, giàu nó đi du học ăn chơi nhảy múa xong vác bằng đh nc ngoài về k ngon sao mà phải chui vào mấy trường đh trong nước chi để bị hành xác vậy!bung2
     
    victorhugo thích bài này.
  10. zondaR.v2

    zondaR.v2 The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    22/5/21
    Bài viết:
    2,192
    Trợ cấp ngược người giàu?
    đm ng giàu toàn cho con em học trường tư, hoặc đi du học mà?
     
  11. genius1611

    genius1611 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/1/10
    Bài viết:
    2,037
    nó nói thế để tăng học phí, giảm người đi học và tăng công nhân mà
     
  12. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    41,006
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    VN không có giai cấp thao túng xã hội nhá :-"
     
  13. Asura

    Asura Impressive Sealing Statue Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/10/08
    Bài viết:
    7,996
    Đoạn này thấy giống trợ cấp cho người giàu nè
     
  14. bmt2601

    bmt2601 T.E.T.Я.I.S Lão Làng GVN Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    14/1/12
    Bài viết:
    637
    học phí bsđk dhyd hcm >60tr/ năm vài năm nay rồi :)) cũng tội cho các em điều kiện gia đình không đủ nhưng chịu thôi. chương trình học cải tiến nhiều thật. thôi ra vỡ mộng từ đầu còn hơn vỡ mộng về sau
     
  15. creativealtair

    creativealtair snake, snake, snaaaake

    Tham gia ngày:
    6/5/08
    Bài viết:
    8,213
    Nơi ở:
    Siwa
    nhưng trình độ phát triển y chang lào, cam, thái :(
     
  16. genius1611

    genius1611 The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/1/10
    Bài viết:
    2,037
    Pinoy nhé!suong

    Trước còn định đẩy mạnh tỷ lệ dịch vụ trên gdp cao lên để làm đẹp gdp mà, mà nước nghèo dịch vụ cao thì chính là pinoy
     
  17. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Nên làm thế này là tăng học phí của các ngành dư thừa lên gấp 2, gấp 3 và dùng tiền thừa tài trợ cho các ngành khác.

    Ví dụ quản trị kinh doanh trường nào cũng đông như quân Nguyên. Thu gấp 3 lần đám này để tài trợ cho các ngành ít người như Toán - Thống kê, Điện, Kỹ thuật công trình.
     
    thanhlongvn, PeepingTom and reolie like this.
  18. iamlogan

    iamlogan Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    18/6/21
    Bài viết:
    4,449
    Học làm đéo gì hết c2 ra đi buôn công nghệ lõi cho mau giàu !lovesend
     
  19. UltraSmash

    UltraSmash Gordon "λ-2" Freeman

    Tham gia ngày:
    22/7/16
    Bài viết:
    13,308
    Ngành kỹ thuật 5 năm gần đây (ko phải IT) có gì thay đổi ko nhỉ?
     
  20. JediDarkLord

    JediDarkLord Dante, the strongest Demon Slayer Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/4/06
    Bài viết:
    14,159
    Nơi ở:
    Chaos of The Force
    Thì chắc có tiến bộ nhưng cơ bản là vẫn thiếu dụng cụ để thực hành thôi. Mấy trường ĐH tiền đâu mà sắm máy như thực tế.
     
    Daotankpro thích bài này.

Chia sẻ trang này