[VNE] Tan hoang rạn san hô ở biển Nha Trang, khó khôi phục

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi whatever1414, 12/6/22.

  1. whatever1414

    whatever1414 One-winged Angel

    Tham gia ngày:
    4/1/20
    Bài viết:
    7,992
    Nơi ở:
    You Know Where To Find Me
    Sau khi Covid-19 được kiểm soát, du khách yêu thích lặn biển bất ngờ khi nhiều rạn san hô ở đảo Hòn Mun, thuộc vùng lõi vịnh Nha Trang, bị hư hại, biến mất.

    [​IMG]
    Hòn Mun cách bờ hơn 10 km. Nơi đây có nhiều san hô và hệ sinh thái phong phú, đa dạng bậc nhất Việt Nam, các bãi lặn nổi tiếng, thu hút du khách đến lặn biển, xem đáy đại dương.

    [​IMG]
    Rạn san hô ở Hòn Mun thời điểm trước Covid-19.


    [​IMG]
    Khách lặn ngắm san hô tại khu vực đảo Hòn Mun, đầu năm 2020.

    Hiện, toàn vịnh Nha Trang có điểm lặn nam Hòn Mun yêu cầu khách không được sử dụng công cụ lặn (có bình dưỡng khí) bởi đây là vùng bãi đẻ của sinh vật biển, nên chỉ có thể lặn bằng mặt nạ ống thở (snokerling).

    [​IMG]
    San hô chết hàng loạt, hầu như không còn để chiêm ngưỡng, ngày 8/6.


    [​IMG]
    San hô chết ở khu vực Tây Nam đảo Hòn Mun, ngày 9/6.
    [​IMG]
    Cảnh hoang tàn ở một số rạn san hô tại biển Hòn Mun, đầu tháng 6/2022.

    [​IMG]

    Một cụm san hô ở Hòn Mun bị gãy dưới đáy biển, đầu tháng 6/2022.

    Việc suy giảm rạn san hô trong vịnh Nha Trang có nhiều nguyên nhân như: khai thác hủy diệt bằng chất nổ (hiện nay không còn); ô nhiễm môi trường từ các hoạt động du lịch, xả thải, nuôi trồng thủy sản; hiện tượng tẩy trắng san hô và các tác động thiên nhiên như bão, lũ...

    [​IMG]

    Các tàu đánh cá trái phép, tàu giã cào cũng là nguyên nhân khiến san hô ở Hòn Mun suy kiệt. Nhiều tàu đánh bắt giã cào, quét sạch sinh vật biển từ nhỏ đến lớn, lưới làm san hô gãy đổ, hư hại. Một số người dùng bẫy, thuốc nổ đánh các loại cá, tôm...

    Năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, các đội tuần tra ở vịnh đã ngăn chặn 49 trường hợp khai thác trái phép... Nhiều trường hợp, ban quản lý vịnh phải nhờ đến lực lượng biên phòng, hải đội kết hợp mới xử lý được. Trong hình là tàu giã cào bị bắt hồi tháng 5.

    [​IMG]

    Một tấm lưới đánh cá kẹt dưới đáy biển ở đảo Hòn Mun gây hại tới phát triển của rạn san hô, được các thợ lặn gỡ để kéo lên bờ.

    [​IMG]

    Chai nhựa được các ngư dân đánh bắt trái phép và một số du khách quăng xuống biển, kẹt ở các rạn san hô.

    [​IMG]

    Rác thải nhựa, túi nilon đủ loại vứt dưới đáy biển Hòn Mun.
    [​IMG]
    Hơn hai năm qua, các huấn luyện viên lặn biển tại vịnh Nha Trang thường kết hợp dạy và nhặt rác dưới đáy biển.

    Huấn luyện lặn biển, anh Nguyễn Văn Đức (TP Nha Trang) trong lần vớt chai lọ. dép nhựa... dưới biển Hòn Mun.​
    Khó khôi phục san hô hư hại ở biển Nha Trang

    KHÁNH HÒA

    PGS.TS Nguyễn Tác An cho rằng san hô phát triển chậm, mỗi năm chỉ dài chừng một cm, nên rất khó khôi phục rạn san hô hư hại ở biển Nha Trang.

    Thông tin được PGS.TS Nguyễn Tác An, nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, nói trước thực trạng nhiều diện tích san hô ở khu bảo tồn Hòn Mun, thuộc vùng lõi vịnh Nha Trang, bị hư hại, đổ gãy.

    Kết quả khảo sát của Ban quản lý vịnh Nha Trang đầu năm nay, so với năm 2015, rạn san hô tại Hòn Mun suy giảm nghiêm trọng, ở khu vực đông bắc đảo độ phủ san hô từ 54% xuống còn 32%; khu đông nam từ 52% còn 11%; khu tây nam chỉ còn 8%... Tại một số vị trí, tổng diện tích san hô hư hại lên tới hàng trăm m2, thậm chí san hô bị xoá trắng.

    [​IMG]
    San hô ở biển Hòn Mun, vịnh Nha Trang, suy giảm nghiêm trọng, tháng 6/2022. Ảnh: Kha Mai
    "Ngoài thiên tai và biến đổi khí hậu, hệ sinh thái san hô biển Nha Trang giảm mạnh còn do tác động của các công trình xâm lấn biển", ông An nói và cho rằng hệ sinh thái biển ở vịnh Nha Trang đang chịu áp lực lớn từ phát triển kinh tế, du lịch. Hàng loạt công trình lấn, lấp biển đã làm các rạn san hô biến mất.

    Theo nguyên Viện trưởng Viện Hải dương học, phát triển kinh tế là xu hướng tất yếu của địa phương, nhưng không vì thế mà bỏ qua các yếu tố bền vững về môi trường tự nhiên, giá trị văn hóa vùng đất đó. Các rạn san hô góp 50% công sức nuôi dưỡng nguồn lợi thuỷ sản. Do đó khi san hô chết hàng loạt và dần biến mất đồng nghĩa sản lượng cá tôm giảm, giá trị bền vững của biển cũng không còn.

    Đồng tình về giá trị mà san hô đem lại cho hệ sinh thái biển, thạc sĩ Thái Minh Quang, nghiên cứu viên của Viện Hải dương học, cho biết san hô là nơi trú ngụ của vô số động thực vật biển. Nhiều loài dù không thường xuyên ở nhưng tới mùa sinh sản chọn rạn san hô để sinh nở, nuôi dưỡng... Vì vậy san hô biến mất sẽ ảnh hưởng vòng đời của nhiều sinh vật biển.

    Theo ông Quang, san hô có hai hình thức sinh sản là đẻ trứng (hữu tính) và nẩy chồi (vô tính). Những san hô gãy đổ nếu còn sống vẫn có thể nuôi cấy được, song mất rất nhiều thời gian. Bởi mỗi năm san hô cành phát triển 1-10 cm, san hô khối phát triển một cm.

    [​IMG]
    San hô chết dưới biển Hòn Mun. Ảnh: Kha Mai

    TS Nguyễn Tác An nói nuôi cấy san hô ở Việt Nam có từ chục năm qua, song việc khôi phục san hô ở Hòn Mun không hề dễ dàng. "Để nuôi được một rạn san hô thành công có khi phải mất tới hàng nghìn, thậm chí hàng triệu năm", chuyên gia nói. Địa phương cần phối hợp các nhà khoa học khảo sát thực tế để đánh giá nguyên nhân, từ đó đưa ra phương án khôi phục hiệu quả.

    Thời gian qua, Viện Hải dương học đã thử nghiệm phục hồi san hô ở vịnh Nha Trang và xác định 9 loài san hô cứng có khả năng phục hồi với tỷ lệ sống đạt trên 60%. Kết quả thử nghiệm được xem góp phần khôi phục các rạn san hô. Tuy nhiên, so với các khu vực phục hồi khác như Lý Sơn, Bình Định, Côn Đảo, tỷ lệ sống của san hô cấy nuôi ở vịnh Nha Trang không cao.

    Ông An cũng kiến nghị Chính phủ cần thay đổi cách nhìn, chính sách, chiến lược bảo tồn biển phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Để bảo tồn được hệ sinh thái biển, trong đó có san hô, cần sự chung tay của tất cả người dân. Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ sinh kế cho ngư dân, để họ không đánh bắt, khai thác thuỷ sản trái phép, tác động xấu hệ sinh thái biển.

    [​IMG]
    Lon nước ngọt bị vứt xuống biển Hòn Mun được các thợ lặn nhặt lên. Ảnh: Văn Đức

    Chính quyền cần dừng ngay việc khai thác quá mức tài nguyên biển trong vịnh Nha Trang, kiểm soát chặt các dự án san lấp biển; mời nhà khoa học lập dự án có tính dài hơi, mang tính bền vững. Các công ty du lịch thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn du khách có ý thức bảo vệ môi trường biển.

    Ông Huỳnh Bình Thái, Trưởng ban Quản lý vịnh Nha Trang, nói ngày mai ban quản lý vịnh cùng một số đơn vị liên quan, các nhà khoa học đi khảo sát các khu vực san hô hư hại để đưa ra phương án xử lý. Ban quản lý vịnh được UBND tỉnh giao phối hợp Viện Hải dương học thực hiện việc cấy, nuôi và phục hồi các rạn san hô dưới đáy biển.

    Về hình ảnh khu bảo tồn biển Hòn Mun xác xơ, ban quản lý nói gì?

    TTO - Tài khoản N.S đăng bài viết trên Facebook với tiêu đề 'Vì sao khu bảo tồn biển Hòn Mun xác xơ?' gây chú ý trong cộng đồng. Vậy thực trạng ở Hòn Mun thế nào? Ban quản lý vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) nói gì về vấn đề này?

    Bài viết của tài khoản N.S có nhiều thông tin cụ thể về thực trạng các rạn san hô, thảm thực vật tại khu bảo tồn biển Hòn Mun bị tàn phá nghiêm trọng: "Hơn một năm rưỡi mình quay lại lặn ở Hòn Mun kể từ tháng 10-2020. Những tưởng phải nhìn thấy biển hồi sinh và đẹp, phong phú hơn trước dịch nhiều lần. Nhưng không! Dưới đáy biển giờ tan hoang: không còn những đàn cá, không còn nhiều san hô, hải quỳ và tất nhiên không còn nhiều sinh vật biển. Đến những chú cá hề bình thường làm tổ ở những bụi hải quỳ khắp nơi thì 3 ngày lặn chỉ ở 3 bãi Madonna rock, Mama Hạnh và Moray beach trước mặt Hòn Mun, tìm đỏ mắt không ra. Đáy biển đen ngòm, xơ xác".

    Chủ tài khoản cũng thắc mắc về công tác quản lý của cơ quan chức năng: "Mình không hiểu, ban quản lý khu bảo tồn biển Hòn Mun làm gì để giờ biển xơ xác đến vậy? Không phải tự nhiên dân đi tàu ở Nha Trang có những lời đồn đại về chuyện "bán bãi" cho tàu cá vào khu bảo tồn đánh bắt từ rất lâu rồi.

    Có những lời đồn đại về chuyện đánh bắt tuyệt diệt kiểu như lặn xuống bơm cyanua vào hang cá, hang tôm để chúng nổi lờ đờ rồi vớt hết. Mà không chỉ là đồn đại vì những tấm ảnh được tàu du lịch mới chụp gần đây cho thấy những chiếc tàu cá thả lưới đánh bắt quanh Hòn Mun. Và lạ kỳ là chúng diễn ra ngay trước mũi tàu tuần tra của ban quản lý".

    [​IMG]
    Dưới đáy biển không còn nhiều sinh vật, rạn san hô - Ảnh đăng kèm bài viết của N.S

    [​IMG]
    Tàu cá ngang nhiên đánh bắt trong khu bảo tồn biển Hòn Mun - Ảnh đăng kèm bài viết của N.S

    Ngày 9-6, trả lời về những nội dung trên, ông Huỳnh Bình Thái - trưởng Ban quản lý vịnh Nha Trang - cho biết sau cơn bão số 9 (năm 2021) thì tất cả rạn san hô ở vịnh Nha Trang và một số nơi khác đều bị ảnh hưởng rất lớn, những rạn san hô bị ảnh hưởng đa số ở gần mặt nước và bị gãy, đổ bởi sóng lớn.

    "Những hình ảnh này không phải của chủ tài khoản N.S chụp, mà chủ tài khoản này sử dụng ảnh từ một đơn vị lặn. Chúng tôi sẽ có văn bản làm việc với chủ tài khoản, bài viết có nhiều thông tin tiêu cực, khiến người đọc hiểu lầm do công tác bảo tồn chứ không phải do thiên nhiên.

    Vì sự suy thoái rạn san hô là kết quả bởi nhiều yếu tố như: tăng nhiệt độ toàn cầu, mưa bão, sự bùng phát của các loài dịch hại, bên cạnh đó cũng có tác nhân từ con người", ông Thái nói.

    Về hình ảnh tàu cá đánh bắt trong khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Mun, ông Thái cho hay hình ảnh này đã được đơn vị lặn chụp lại và gửi cho ban quản lý vào khoảng tháng 5-2022, phía ban quản lý vịnh sau đó đã lập biên bản xử phạt hành chính và đề nghị UBND tỉnh ra quyết định xử phạt.

    Cũng theo ông Thái, hiện ban quản lý chỉ có 1 chiếc tàu tuần tra và có khoảng 5 thành viên làm nhiệm vụ không được trang bị hỗ trợ. Trong khi đó vẫn có một số ngư dân cố tình đánh bắt trong vùng cấm. Họ rất liều lĩnh, thậm chí còn dùng cả dao uy hiếp thành viên tổ tuần tra.

    Chỉ tính riêng trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm nay, đội tuần tra đã ngăn chặn khoảng 49 trường hợp khai thác trái phép. "Các tàu cá luôn chực chờ lúc lực lượng quay đi là lẻn vào đánh bắt, nhiều trường hợp vi phạm phải nhờ đến biên phòng, hải đội kết hợp mới xử lý được”, ông Thái nói.

    [​IMG]
    Thay vì các đàn cá dưới đáy biển khu bảo tồn Hòn Mun lại chỉ còn nhum biển - Ảnh đăng kèm bài viết của N.S

    [​IMG]
    Lực lượng tuần tra mỏng nên Ban quản lý vịnh Nha Trang khó kiểm soát các tàu cá đến khai thác trái phép - Ảnh đăng kèm bài viết của N.S

    Đối với nhận định tại khu bảo tồn biển Hòn Mun có hành vi "bán bãi, đánh bắt tuyệt diệt", lãnh đạo Ban quản lý vịnh Nha Trang khẳng định luôn cương quyết xử lý triệt để tất cả các hành vi không được phép thực hiện trong khu bảo tồn biển, không có chủ trương bao che bất cứ cá nhân, tập thể nào khi sai phạm.

    "Hiện mức xử phạt khi khai thác ở khu bảo tồn thiên nhiên rất cao lên đến hơn 100 triệu đồng, người dân khó có thể đóng phạt. Với mức phạt đầy tính răn đe này, chúng tôi thường xuyên tuyên truyền cho bà con biết", ông Thái nói.

    Tuy nhiên, anh Mai Hoàng Kiên Kha, một thợ lặn có hơn 10 năm kinh nghiệm ở TP Nha Trang, cho biết thực tế san hô tại Hòn Mun chết hàng loạt phủ trắng hàng trăm mét vuông. "Vịnh Vân Phong là điểm đón gió trước, nhưng san hô vẫn khỏe mạnh và phát triển. Còn khu vực đảo Hòn Mun kín gió thì lại tan hoang như thế này, nếu san hô chết nhiều do bão thì quá vô lý", anh Kha nói.

    Về việc bảo vệ khu bảo tồn Hòn Mun, ông Nguyễn Tấn Tuân, chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, cho biết đã chỉ đạo TP Nha Trang thực hiện tăng cường lực lượng kiểm tra, khi phát hiện tàu đánh bắt hải sản xâm phạm khu bảo tồn, sẽ xử lý nghiêm. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền đối với du khách về vấn đề vệ sinh khi đi du lịch, tránh tình trạng xả rác.

    "Thời gian tới Ban quản lý vịnh Nha Trang phối hợp với Viện Hải dương học và các tổ chức liên quan nghiên cứu để cấy nuôi trồng phục hồi rạn san hô dưới đáy biển", ông Tuân nói.

    90% san hô ở vịnh Nha Trang đã biến mất

    [​IMG]
    Những rạn san hô ở vùng vịnh Nha Trang đang dần biến mất - Ảnh: MAI KHA

    Kết quả nghiên cứu của Viện Sinh thái học và tiến hóa - Viện hàn lâm Khoa học Nga, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga tại Nha Trang và Viện Hải dương học trên tạp chí Marine and Freshwater Research (tháng 3-2021) ghi nhận 90% san hô ở vịnh Nha Trang đã biến mất so với năm 1980. Trong đó, giai đoạn hiện nay suy giảm mạnh nhất, đáng báo động.

    Theo TS Hoàng Xuân Bền, phó viện trưởng Viện Hải dương học Nha Trang, việc suy giảm rạn san hô trong vịnh có nhiều nguyên nhân như: khai thác hủy diệt bằng chất nổ, cyanua (hiện nay không còn); ô nhiễm môi trường (các hoạt động du lịch, xả thải, nuôi trồng thủy sản…); bùng nổ sinh vật ăn san hô (sao biển gai) và hiện tượng ưu dưỡng (phú dưỡng) cục bộ; hiện tượng tẩy trắng san hô và các tai biến thiên nhiên (bão, lũ)...

    Tuy nhiên, việc mất rạn san hô lớn nhất là do quá trình san lấp, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và dân sinh tại các vùng ven bờ và ven đảo. Việc san lấp không chỉ làm mất diện tích rạn san hô mà còn đưa lượng trầm tích ra biển, gây lắng đọng trên bề mặt rạn làm san hô bị chết.
     
    Hakbit and Mephistopheles like this.
  2. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Sao thế nhỉ, mùa Covid ko ai du lịch đúng ra phải ngon lành chứ
     
  3. vuminhtan_84

    vuminhtan_84 Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    12/5/04
    Bài viết:
    5,466
    Nó chết là do bao năm tích tụ lại rồi
     
    viendu thích bài này.
  4. Walt123

    Walt123 Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    19/9/17
    Bài viết:
    4,091
    Bữa có clip tố 2 nữ du khách và 1 thằng tỏu guide phá tan tành bãi bảo tồn san hô; xem mà chán !bem2
     
  5. Lelouch

    Lelouch Liu Kang, Champion of Earthrealm Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/2/07
    Bài viết:
    5,167
    Rừng Vàng Biển Bản, ở đâu còn ta còn phá.
     
  6. Joker FF

    Joker FF Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    1/5/16
    Bài viết:
    4,116
    Tuy nhiên, việc mất rạn san hô lớn nhất là do quá trình san lấp, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch và dân sinh tại các vùng ven bờ và ven đảo. Việc san lấp không chỉ làm mất diện tích rạn san hô mà còn đưa lượng trầm tích ra biển, gây lắng đọng trên bề mặt rạn làm san hô bị chết.

    Nguyên nhân chính.
     
    tieulyquang, jumper, T1nhLaG1 and 6 others like this.
  7. JEmEL

    JEmEL Commander Shepard Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    18,730
  8. Happye

    Happye Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    30/12/14
    Bài viết:
    4,258
    Rừng tàn, biển cạn rồi, minh chứng sống sống động cho thấy con người tàn bạo với thiên nhiên như thế nào.
     
  9. Netorare01

    Netorare01 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    30/3/21
    Bài viết:
    6,022
    Chất thải, thuốc nổ, xả bẩn.... hệ sinh thái chết thì biển cũng sẽ bỏ con người nơi đó. Giỏi đi nuôi cá ao mà ăn thôi.
     
    jumper thích bài này.
  10. Netorare01

    Netorare01 Samus Aran the Bounty Hunter

    Tham gia ngày:
    30/3/21
    Bài viết:
    6,022
    Chơi thủy sinh mới biết hệ sinh thái tự nhiên nó quan trọng thế nào. Muốn cá đẻ và sống lâu thì cũng phải biết tạo môi trường tốt nhất cho cá. Đằng này quản lý hình như méo biết gì luôn thì phải.
     
  11. Scuderia_Ferrari

    Scuderia_Ferrari Tears of the Kingdom Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/05
    Bài viết:
    25,468
    Sao lại hình như, biết gì thì đi mà làm culi chứ đòi làm quản lí à, mát nịt
     
  12. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    40,527
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    !bem3
     
    Netorare01 thích bài này.
  13. thanhtrang2202

    thanhtrang2202 Đẹp Trai Nhất Forum. Vừa bị chịch đi 2 hàng Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    5,191
    Đm giỏi vl.
     
  14. Nghịch Tia Sáng

    Nghịch Tia Sáng Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    27/4/15
    Bài viết:
    4,082
    Dăm ba cái biển, ai cần
     
  15. viendu

    viendu Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/10/08
    Bài viết:
    2,794
    Hình này minh họa quá đẹp cho vụ này.
    Đi biển mà thấy nó để nước thải ra trực tiếp biển kiểu này thì biết là khỏi tắm gì rồi. Mà đa phần mấy chỗ mới, đầu tư xây dựng không tới thì đều có ống xả thải trực tiếp ra bãi biển như vầy.
     
  16. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    40,527
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Mấy cựu bán đất lên móng ngựa rồi , giờ thì lãnh hậu quả thôi ;)) .
    Rừng vàng biển bạc .
     
    jumper thích bài này.
  17. xxhellboy

    xxhellboy Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/8/05
    Bài viết:
    5,556
    tại sao du lịch vn ko có tuổi với thái mặc dù điều kiện tự nhiên hơn nó nhiều, các quan thì cứ tại bị thì là mà !suong
     
    M-M, PeepingTom, tta269 and 4 others like this.
  18. z3r0_hien_lanh

    z3r0_hien_lanh Ryu & Ken ⛨ Empire Gladiator ⛨ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    27/8/06
    Bài viết:
    16,640
    Nơi ở:
    nhà Karina
    Rừng zàng bỉn bạc lo đéo gì !like
     
    Gao.MegaUltraForce thích bài này.
  19. katt1234

    katt1234 Geralt of Rivia

    Tham gia ngày:
    7/5/17
    Bài viết:
    20,033
    Chọn thép hay ....
     
  20. Bé Thùy bị ban

    Bé Thùy bị ban Mega Man

    Tham gia ngày:
    28/1/22
    Bài viết:
    3,097
    Cứ đua nhau xây resort nhân danh phát triển du lịch, thúc đẩy công nghệ lõi, trong khi đó thì sẵn phá luôn những cái tự nhiên ban tặng. Rồi tự thủ dâm du lịch sẽ vượt Thái vượt Nhật
    Đến đời con cháu thì éo còn lại gì
     
    M-M, PeepingTom, tta269 and 4 others like this.

Chia sẻ trang này