The Witcher (2018 - ) [Netflix]

Thảo luận trong 'Phim truyền hình & Thế giới diễn viên' bắt đầu bởi regicide, 11/2/18.

  1. mrjaychou

    mrjaychou Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/8/06
    Bài viết:
    10,623
    Nơi ở:
    SantiagoBernabeu
    gốc đã ko có nghĩa thì sao lại là miệt thị được? còn như đã nói, giỏi thì fen cho cái tên khác đi rồi tôi phản biện cho, ghép vào ngữ cảnh trong truyện đi rồi thấy
     
  2. PeepingTom

    PeepingTom nguyện bú liếm thông tắc mũi cho ong nâu...

    Tham gia ngày:
    23/3/20
    Bài viết:
    17,581
    Dò google thì chữ witcher trong tiếng Ba Lan nó dựa theo chữ vedmak trong thần thoại Bắc Âu nghĩa là male witch và có nghĩa miệt thị, khinh thường vì witch là từ để gọi người phụ nữ biết dùng phép thuật nhưng ở trong rừng thôi, không có dùng cho nam được !nghi
     
  3. PeepingTom

    PeepingTom nguyện bú liếm thông tắc mũi cho ong nâu...

    Tham gia ngày:
    23/3/20
    Bài viết:
    17,581
    Chắc ý lão là từ đấy trong tiếng Anh không có nghĩa. Truyện gốc tiếng Ba Lan nên dịch giả chắc cũng chế đại ra từ vô nghĩa đắp đại vào.
     
  4. mrjaychou

    mrjaychou Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/8/06
    Bài viết:
    10,623
    Nơi ở:
    SantiagoBernabeu
    dò thế là sai rồi, bản gốc của Ba Lan ghi rõ là Wiedzmin mà, vedmak là gì thế !choo

    bản thân từ wiedzmin đó trong tiếng Ba Lan đã ko có nghĩa rồi, lão tác giả cũng chế ra đó. nên dịch giả tiếng anh để giữ đúng tinh thần cũng phải chế ra những từ ko có nghĩa theo, trước dịch là Hexer sau CDPR mới dịch là Witcher.

    các fen có nghĩ tại sao dịch giả tiếng anh ko dịch là "monster slayer, beast slayer" mà lại phải chế từ ko?
     
  5. mrjaychou

    mrjaychou Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/8/06
    Bài viết:
    10,623
    Nơi ở:
    SantiagoBernabeu
    bài của Long Nguyễn admin trên group Hội thích truyện Sci Fi (khoa học viễn tưởng/giả tưởng)
    tay này dịch giả, hiểu biết văn học khá kinh
    ----
    Như anh em biết rồi đấy, Nhã Nam gần đây vừa tung bản demo cho bìa The Last Wish, cuốn đầu của series Witcher. Đáng chú ý nhất, cái bìa đó cho thấy Nhã Nam đã chốt sẽ chuyển ngữ từ “witcher,” cái nghề mang tính thương hiệu của series, thành “thuật sĩ.”
    Quyết định ấy làm bùng nổ rất nhiều tranh cãi, với phần đông tin rằng “thuật sĩ” không lột tả được trọn vẹn bản chất của “witcher,” và cảm thấy giữ nguyên chữ “witcher” hoặc dịch nó thành “thợ săn quái vật” thì sẽ chuẩn xác hơn.

    Vì bản thân vốn trước giờ toàn quen gọi witcher là, ờm... witcher, mình cũng thấy từ thuật sĩ nghe dị vl. Nhưng cá nhân mà nói, mình tin chữ “thuật sĩ” ít nhất cũng phù hợp ngang, nếu không muốn nói còn hợp hơn, hai đề xuất thay thế hiện đang được đa số ủng hộ.
    Để hiểu được tại sao “thuật sĩ” lại ổn, trước hết ta cần bàn về gốc gác của chữ “witcher” cái đã.

    “Witcher” kỳ thực không phải là tên gốc của cái nghề trong truyện. Đây cũng chỉ là một bản dịch, cách chuyển ngữ tiếng Anh của “wiedźmin,” thuật ngữ được tác giả Andrzej Sapkowski dùng trong bản tiếng Ba Lan gốc. “Wiedźmin” là một biến thể của “wiedźma,” tức “phù thủy” (hay chuẩn hơn thì là “người phụ nữ sử dụng tà thuật”) trong tiếng Ba Lan. Từ “wiedźma” vốn chỉ dùng cho nữ giới, còn phù thủy nam thì là “wiedźmak,” nhưng vì cái nghề mà Sapkowski khắc họa trong truyện không chỉ là phù thủy đơn thuần, thế nên ông đã tự chế ra chữ “wiedźmin” để ám chỉ rằng cái nghề này cũng từa tựa một phù thủy nam, nhưng không hẳn như thế. Đáng chú ý là từ “wiedźmak” về sau cũng được xuất hiện trong truyện, và cũng dùng để tả các wiedźmin luôn, chỉ có điều nó được dùng dưới dạng thuật ngữ miệt thị, nhằm chửi các wiedźmin là đám cùi bắp, phép thuật không đủ lên tầm pháp sư chính hiệu.
    Khi bộ truyện được dịch sang tiếng Anh, việc “wiedźmin” khởi sinh từ cái gốc “wiedźma” của từ luôn được dùng làm nền tảng. Ban đầu, “wiedźmin” được dịch là “hexer,” tức “kẻ yểm bùa,” biến thể của từ “hex,” tức “ma thuật.” Thú vị là hexer còn có thể coi là từ mượn, lấy từ chữ “hexer” trong tiếng Đức (tức “nam phù thủy,” phiên bản đảo giới của từ “hexe,” mang nghĩa “nữ phù thủy”). Đây là cái tên chính thức của nó trong một thời gian dài. Thế rồi đến năm 2007, CD Projekt đã chuyển thể bộ truyện thành game, và trong phiên bản tiếng Anh của game thì đã để “wiedźmin” là “witcher,” biến thể của từ “witch” (tức “phù thủy”).
    Xét theo những gì ta biết về các wiedźmin, cả phiên bản “hexer” lẫn “witcher” đều có chung một điểm: chúng nó khá tối nghĩa. Cả hai đều chỉ toát lên chất phù thủy thôi chứ không lột tả được gì khác hết. Nó không dính gì đến săn lùng, không gợi ra việc giết quỷ, không động đến bản chất đâm thuê chém mướn của cái nghề. Nếu được xướng trần lên, không đi kèm giải thích gì cả, cả hai đều gợi cảm giác đang ám chỉ đến một kẻ sử dụng tà thuật hoặc phép ma gì đấy.

    Không phải ngẫu nhiên các dịch giả bản tiếng Anh lại chọn từ “hexer” và “witcher” thay vì “monster hunter,” “witch-knight,” “slaymancer,” hay bất cứ thuật ngữ nào khác khả dĩ thể hiện trọn vẹn hơn công việc của các wiedźmin. Có hai lý do chính để họ chốt hai từ như vậy.
    Lý do đầu tiên, đồng thời cũng dễ thấy nhất, là họ cần duy trì một cách tối đa tinh thần của từ “wiedźmin.” Vì như đã nói ở trên đấy, “wiedźmin” vốn cũng chỉ là biến thể của từ phù thủy, chứ không nhồi kèm ngữ nghĩa mới nào hết, thế nên khi độc giả Ba Lan nghe thấy từ “wiedźmin,” họ cũng chỉ có cảm tưởng người làm nghề này biết yểm bùa chú sao đó, chứ chẳng thể nào từ đấy luận được ra đây là một gã giang hồ đi lang bạt khắp nơi để chém quái vật kiếm cơm. “Hexer” và “witcher” giúp tạo hiệu ứng tương tự ở các độc giả quốc tế: biết tay này có dính đến phù phép, nhưng không thể luận thêm được nghĩa nào khác trừ khi được cấp thêm thông tin.

    Lý do thứ hai nằm sâu bên trong tác phẩm. Như bên trên đã nói, “wiedźmin” là một từ lạ, và nó cũng không lột tả chính xác bản chất những người làm nghề này, thế nên ta sẽ bắt gặp những trường hợp các nhân vật trong truyện không hiểu wiedźmin cụ thể là làm gì, hay thậm chí còn nhầm nó với phù thủy hoặc pháp sư. Ví dụ như trong The Lesser Evil, mẩu truyện ngắn thứ tư trong cuốn The Last Wish, ta bắt gặp một đoạn như thế này:

    _____________________
    “In front of the alderman's house. He brought some sort of dragon in to trade, a cross between a spider and a crocodile. People were saying he’s a witcher.”
    “And what’s a witcher?” Fifteen asked. “Eh? Civril?”
    “A hired magician,” said the half-elf. “A conjurer for a fistful of silver. I told you, a freak of nature. An insult to human and divine laws. They ought to be burned, the likes of him.”
    _____________________

    Mình tạm dịch như sau (chữ “witcher” sẽ được đảo thành “wiedźmin”):

    _____________________
    “Trước nhà ủy viên. Hắn mang theo một con rồng gì đó đến để đổi chác, trông như lai giữa nhện và cá sấu ấy. Người ta bảo hắn là một wiedźmin.”
    “Thế wiedźmin là gì vậy?” Fifteen hỏi. “Hở? Civril?”
    “Một pháp sư mướn,” gã bán tiên nói. “Một thằng phù thủy cứ quăng cho nhúm bạc là vẫy đuôi ngay. Tao thề với mày, hắn là phường quái thai đấy. Một sự sỉ nhục cả với luật pháp con người lẫn các quy lệ thiêng liêng. Những kẻ như hắn phải bị đem thiêu mới vừa.”
    _____________________

    Bây giờ, nếu anh em thế một từ mang tính lột tả cao vào chữ “wiedźmin,” chẳng hạn từ “monster hunter” (tức “thợ săn quái vật”), cuộc trò chuyện bên trên sẽ trở nên rất ngô nghê. Thợ săn quái vật thể hiện quá rõ ràng wiedźmin là cái nghề gì rồi: đi săn quái vật. Kết hợp với việc lúc bấy giờ, Geralt (wiedźmin được nhắc đến ở đoạn này) vừa mang một con quái to đùng đến trước cửa nhà ủy viên thị trấn, câu hỏi của Fifteen tự dưng biến thành rất xuẩn ngốc, kể cả nếu xét theo chuẩn một thằng cướp vô học.
    Thêm vào đó, việc gã bán tiên nêu ra một loạt từ đồng nghĩa với cái gốc phù thủy của wiedźmin cũng sẽ không còn giá trị liên hệ như lúc đầu, bởi vì các từ ấy cách xa chữ thợ săn quái vật quá. Khi đặt cạnh nhau, “magician,” “conjurer,” và “witcher” đều chung chạ cái gốc gác phép thuật, giúp cách giải thích nghe ăn nhập hơn hẳn so với việc dùng “magician” và “conjurer” để tả về “hunter.”

    Ok, xong vụ cái tên tiếng Ba Lan và tiếng Anh rồi, giờ quay về với “thuật sĩ,” cái tên tiếng Việt Nhã Nam đặt cho wiedźmin.
    Cũng như với “hexer” và “witcher,” “thuật sĩ” đáp ứng được tiêu chí bám sát tinh thần từ “wiedźmin,” và cũng giảm thiểu được khả năng gây mâu thuẫn với ngữ cảnh bên trong tác phẩm. Dẫu là một từ có sẵn trong từ điển rồi chứ không phải chém mới (định nghĩa nó ở đây: https://vi.wiktionary.org/wiki/thu%E1%BA%ADt_s%C4%A9...), “thuật sĩ” vẫn là từ hiếm gặp, tạo cảm giác lạ tai khi nói lên. Ngay cả khi không biết về cái nghĩa “người sử dụng ma thuật” của nó, chữ “thuật” cũng đủ để khiến người đọc lờ mờ mường tượng ra nó có liên quan đến sự ảo diệu, một bí thuật nào đó, tương tự cách từ “wiedźmin” gợi đến “wiedźma” hoặc “witcher” gợi đến “witch” vậy.

    Ngoài ra, việc “thuật sĩ” không nói toạc ra gì ngoài chuyện đây một người có dính dáng đến phép thuật không khiến nó kém cạnh so với các thuật ngữ khác. Một lần nữa, anh em hãy nhìn lại chữ “wiedźmin” với “witcher” và “hexer” nhé. Không ai dựa vào đây mà lại luận ra nổi người làm nghề này sẽ đấm nhau với quái như Võ Tòng cả. Sở dĩ phần đông thấy cấn trước từ “thuật sĩ” là vì đã có ngữ cảnh bên ngoài, biết rõ “thuật sĩ” không thể nào tả hết những gì các wiedźmin làm, nhưng lại quên mất rằng “witcher” cũng giống y hệt như vậy.
    Thêm nữa, nếu xét kỹ ngữ nghĩa gốc Hán của chữ “thuật sĩ,” ta sẽ thấy cái tên này còn làm toát lên bản chất của các wiedźmin một cách rõ ràng hơn cả “witcher” nữa kia.
    “Thuật” là phần hay nhất của cái tên này. Nó thực chất không chỉ bó hẹp trong việc chỉ bùa phép ảo ma hay gì cả, mà có nghĩa là “phương pháp,” “nghề,” và “kỹ thuật.” Nó có thể đại diện cho kiếm thuật, y thuật, võ thuật, phép thuật,… đủ kiểu trên đời. Vậy tức là nếu hiểu theo nghĩa đen, từ “thuật sĩ” sẽ chỉ là “kẻ tinh thông nghề,” còn hắn tinh thông nghề nào hay tinh thông bao nhiêu nghề thì không rõ. Vì các wiedźmin không chỉ dùng được ma thuật ở cấp thấp (phép thuật) mà còn biết đấu kiếm (kiếm thuật), biết bào chế thuốc và trị thương căn bản (y thuật), tay không vẫn dần được cho cả một đại đội lính ra bã (võ thuật), việc gọi họ là “thuật sĩ” đảm bảo không có khả năng nào của họ bị cho ra rìa hết, bất chấp việc phép thuật thần bí là thứ dễ hiện lên trong óc chúng ta nhất so với tất cả các thứ thuật khác khi nghe thấy cái tên đó được nêu ra.

    Về chữ “sĩ” thì có thể anh em sẽ quen thuộc với nó nhất trong câu “sĩ, nông, công, thương,” chỉ tầng lớp nghiên cứu trí thức, và nghe có vẻ sẽ hơi lệch với hình tượng wiedźmin bắp thịt cuồn cuộn, chém quái. Tuy nhiên, nếu đã đọc vào truyện, anh em sẽ thấy các wiedźmin không phải hạng võ biền. Họ kỳ thực rất sát với thành phần trí thức tinh hoa của xã hội.
    Ngay từ hồi nhỏ, trong quá trình huấn luyện làm wiedźmin, họ không chỉ đơn thuần tập chiến đấu mà còn phải nghiên cứu nhiều thứ mang tính học thuật rất vất vả, gần ngang chúng ta cày đại học bây giờ. Chính thế nên lúc “tốt nghiệp,” wiedźmin có kiến thức cao hơn hẳn mặt bằng chung người dân bình thường, đọc thông viết thạo, am tường lịch sử và thần thoại tứ phương, nói được mấy thứ tiếng liền, cả cổ ngữ lẫn tiếng hiện đại. Ngay cả xét theo tiêu chuẩn thời nay, wiedźmin đã thuộc hàng anh tài về trí tuệ rồi, chứ đừng nói là cái thời phiên phiến Trung Cổ như vậy. Kết hợp với việc họ có tuổi đời dài gấp mấy lần người thường, thường xuyên chu du đó đây, wiedźmin có rất nhiều dịp mở mang đầu óc, dần dẫn đến có tư duy triết lý chẳng khác nào hiền nhân cả.
    Bên cạnh đó, cái chữ “sĩ” này còn có hai nghĩa nữa. Đầu tiên, đây là chức danh tôn trọng, dùng để gọi những người có phẩm hạnh hoặc có tài nghệ cao cường. Ta có thể thấy điều này thể hiện trong những từ như “dũng sĩ,” “tráng sĩ,” “võ sĩ,” “kiếm sĩ,”… Nó cũng còn được dùng để chỉ lính tráng trong quân đội, thể hiện qua những từ như “chiến sĩ,” “sĩ khí,” “sĩ quan,” “binh sĩ,” “thượng sĩ” (chữ “sĩ” trong “thượng sĩ” gốc là chỉ “quan,” nhưng vì ngày nay mấy cái tước kiểu này đã được chuyển thành bậc quan đặc thù của quân đội, mình sẽ vẫn gộp nó vào),… Nói vậy tức là “sĩ” vừa có thể là những người trí óc tinh hoa, vừa có thể là những con người oai phong và mạnh mẽ. Vì wiedźmin về cơ bản là những siêu chiến binh, nhưng đồng thời cũng là dân đầu óc thông tuệ có số có má, “sĩ” rất hợp để chỉ những con người này.

    Tựu trung lại, “thuật sĩ” quả thật là một từ nghe rất lạ tai, đặc biệt với những ai đã nghe quen các thương hiệu thay thế như “witcher” hay “thợ săn quái vật.” Nhưng như đã phân tích bên trên, đây là một từ bám rất chuẩn tinh thần chữ “wiedźmin,” và thậm chí còn lột tả nghề đó một cách tốt hơn cả hai phương án kia nếu ta đào sâu xuống. Có lẽ sẽ phải mất một thời gian mới nghe quen nổi cái từ “thuật sĩ,” nhưng mình tin nó không phải là một lựa chọn tồi cho việc chuyển ngữ chữ “wiedźmin” đâu.
     
  6. kut3b0y_0nly

    kut3b0y_0nly Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/1/09
    Bài viết:
    7,164
    Nơi ở:
    Đà Nẵng
    mấy cái danh pháp hình như là ý của Tolkien mà, ông có cho ra 1 cuốn sách danh pháp để chỉ cho người dịch ra các ngôn ngữ khác nên dịch chỗ nào chỗ nào không nên dịch luôn ấy, nên vụ dịch tên là bên nhã nam làm đúng đó
    https://lotr2013.wordpress.com/2013/02/24/tu-lieu-chi-dan-ten-rieng-cua-tolkien/
    https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/tranh-cai-cach-dich-chua-nhan-n20130131043505851.htm

    https://www.netabooks.vn/danh-phap-trong-chua-te-nhung-chiec-nhan
     
    Tũn Tùn Tụt thích bài này.
  7. PeepingTom

    PeepingTom nguyện bú liếm thông tắc mũi cho ong nâu...

    Tham gia ngày:
    23/3/20
    Bài viết:
    17,581
    Wiedzmin là từ vedmak dịch sang tiếng Ba Lan. Vedmak là từ tác giả mượn trong thần thoại Bắc Âu của dân Slav.
    https://en.m.wikipedia.org/wiki/Vedmak
     
  8. aramir

    aramir Commander Shepard Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    18,689
    Nơi ở:
    Hà Nội
    nhớ ko rõ đọc ở đâu, nhưng đại loại nghĩa miệt thị nó lại là thế này. witcher vốn là do tụi pháp sư tạo ra để chuyên giết quái vật, nhưng chính tụi nó lại khinh miệt tạo vật của mình ở điểm sau
    1. đột biến, ko phải người
    2. sử dụng phép thuật 1 cách giới hạn
    ở ý thứ 2 thì trong truyện có nhắc đến, là pháp sư là bọn cực kỳ kiêu ngạo, coi pháp thuật là nghệ thuật và đặc quyền chúng nó có được sau 1 thời gian rất dài và bo công sức lớn để luyện tập. tụi nó khinh thường các loại dùng phép cấp thấp hơn như phù thủy hay thầy đồng vớ vẩn và đương nhiên là có witcher. khả năng dùng phép của witcher rất thấp, lại méo có từ riêng nên tụi nó dùng từ witcher để dùng cho thợ săn quái là thế

    P/S: đang thấy chứ "Sĩ" thực sự ko hợp với witcher. giải thích kiểu bài fb càng ko hợp. witcher là cái phường bị từ xã hội khinh rẻ, thì đếu ai nó gán cho chữ Sĩ nghe sang mồm như thế cả đâu
     
    Chỉnh sửa cuối: 18/8/22
  9. mrjaychou

    mrjaychou Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/8/06
    Bài viết:
    10,623
    Nơi ở:
    SantiagoBernabeu
    thôi thôi mấy fen, Nhã Nam là thằng chăm lấy truyện về dịch nhất rồi, tưởng fantasy với scifi đắc đíp dễ bán lắm hả mấy ông thần !choo

    mà bàn cho xôm chứ trên này đọc hết rồi còn đâu

    upload_2022-8-18_12-47-59.png
     
  10. aramir

    aramir Commander Shepard Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    18,689
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Bản ebook dịch đôi chỗ chưa ổn nhưng mà hành văn miễn chê :))
    Mà trong truyện Ciri bá quá. Nó cầm kiếm mà toàn 1 hiếp all !lovesend ngãn mỗi thằng Bonhart
     
  11. nguoi_xa_la149

    nguoi_xa_la149 Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/12/06
    Bài viết:
    706
    Ai cần nó dịch tên tiếng anh ra làm gì, nó cứ để nguyên ko ổn hơn à, bày đặt danh pháp ra làm gì, như hồi Lý Lan dịch Harry Potter nhưng Harry nó là chuyện cho trẻ em mà nó chế thì cũng không sao, với lại lúc đó còn nhỏ nên dễ dãi !suong.

    Tôi vẫn nhớ hồi 2002 có bản dịch The Hobbit đọc cuốn vkl, dịch hay !buc
    [​IMG]
    Tiếc là hồi đó ít người đọc nên dịch được 1/3 truyện thì dừng ko xuất bản nữa
     
    PeepingTom thích bài này.
  12. mrjaychou

    mrjaychou Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/8/06
    Bài viết:
    10,623
    Nơi ở:
    SantiagoBernabeu
    nếu để nguyên thì phải để là Wiedzmin nhé, có chấp nhận ko !suynghi
     
    swallow219 and Mrphung like this.
  13. PeepingTom

    PeepingTom nguyện bú liếm thông tắc mũi cho ong nâu...

    Tham gia ngày:
    23/3/20
    Bài viết:
    17,581
    Lấy tên bảng dịch tiếng Anh thôi. Bản dịch The Hobbit ngày xưa cũng bê tiếng Anh qua chứ bê tiếng gốc là tiếng Đức thì đọc như mô !ram. Cơ mà muốn dùng gì cũng được nhưng dùng cái tên Dandelion đi chứ Jaskier hay Buttercup nghe ỉa chảy quá !cut.
     
  14. mrjaychou

    mrjaychou Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/8/06
    Bài viết:
    10,623
    Nơi ở:
    SantiagoBernabeu
    vẫn là ấn tượng ban đầu thôi chứ Dandelion cũng sản xuất chảy khác gì đâu, đều là tên hoa cả !cut
     
    swallow219 thích bài này.
  15. Rất Là Hợp Lý

    Rất Là Hợp Lý Red, Pokémon champion Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/7/08
    Bài viết:
    7,265
    hồi mới chơi Witcher 3 (ko có chơi 2 phần đầu) nghe tên Dandelion cứ hình dung ra 1 thằng pede, gay lọ các kiểu (kiểu thằng sylvaldo trong Dragon Quest 11) tới lúc gặp thì tạo hình nó y xì đúc tưởng tượng, khác cái là nó chịch gái như gà =))
    Mà trong phim thì confirm tên Jaskier thay cho Dandelion à :-?
     
  16. swallow219

    swallow219 Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/10/07
    Bài viết:
    1,058
    Mình cũng nghĩ vậy , tất cả là do ấn tượng ban đầu thôi, bị thay đổi nên thấy khó chịu , bảo rằng chữ Sĩ nghe sang quá ko hợp , chứ mình thấy bây giờ ca sĩ cũng có nghe sang gì đâu , cũng nghe thấy như bao nghề khác .
     
  17. PeepingTom

    PeepingTom nguyện bú liếm thông tắc mũi cho ong nâu...

    Tham gia ngày:
    23/3/20
    Bài viết:
    17,581
    Jaskier là tên gốc của nhân vật trong tiếng Ba Lan, là tên 1 loài hoa. Tên tiếng Anh của Jaskier trong xuất bản đầu tiên dịch theo đúng tên của loài hoa đó là Buttercup nghe gay lọ quá không hợp với nhân vật công nhân nghành đượi ăn gái như cơm bữa nên các tái bản sau đổi thành Dandelion cũng là tên 1 loài hoa nhưng là loài hoa khác. Trên phim thì con đạo diễn để thể hiện sự "bám sát nguyên tác nhất có thể" của nó nên dùng tên gốc Jaskier.

    Cùng là tên các loài hoa nhưng Dandelion nghe hay, nam tính, và lãng tử hơn hẳn cái Jaskier và cái Buttercup còn gì !suynghi. Nếu không hay thì các tái bản sau đã không dùng.
     
  18. aramir

    aramir Commander Shepard Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    18,689
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Đm cái bám sát nguyên tác nhất có thể của nó. Ngoài cái đó ra nó chế đm nát hết tuyến truyện. Cay vcl
     
    adoniz279 and PeepingTom like this.
  19. mrjaychou

    mrjaychou Sith Lord Revan Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/8/06
    Bài viết:
    10,623
    Nơi ở:
    SantiagoBernabeu
    truyện thì có rồi tác giả thì sống sờ sờ, tôn trọng vkl cơ !sacsua
     
  20. Tũn Tùn Tụt

    Tũn Tùn Tụt Gordon "λ-2" Freeman GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/4/10
    Bài viết:
    13,193
    Jaskier nghe hay mà. Thuật sĩ nghe cũng ngầu nữa, cảm giác giống đám đạo sĩ Triệt Giáo trong phong thần. Đám này thì người ta nghe thấy sợ hơn là tôn trọng, thậm chí còn bị khinh.
     
    swallow219 thích bài này.

Chia sẻ trang này