(Dân Trí) Tổng thống Putin và quyết định chưa từng có trong lịch sử Nga - Liên Xô

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Kronpas1997, 20/3/24.

  1. Dem Tiện Bất Năng Di

    Dem Tiện Bất Năng Di Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    12/12/22
    Bài viết:
    2,949
  2. giangqaz

    giangqaz Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    9/5/08
    Bài viết:
    5,891
    thì ở đâu chả vậy, đối nội thì cạnh tranh, đối ngoại nhất trí. Nên mới có việc khi nội chiến thì thường bọn nước ngoài sẽ bơm kích động để đánh nhau thêm chứ ko
    hồi xưa có đứa bạn quê quan họ( hình như đúng chỗ hội lim luôn vì cách vài trăm mét là thấy cái hội có hát, có đu dây, chèo ra giữa ao hát)
    Lúc đi về ối dồi ôi nó tắc cứng phải dắt xe đi cái đừng đất chia đôi ruộng lúa, may ko cả xe cả người xuống ruộng
    Mà sao tự dưng chuyển chủ đề rồi @@, đang nói về putin sao đã thành hội lim
     
    sonvn and Frederica_Bernkastel like this.
  3. Minamoto_Shizuka

    Minamoto_Shizuka Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/10/09
    Bài viết:
    2,526
    Nhất trí là vì nó bản chất là cùng một loại thôi.
    Chứ nếu khác nhau về lợi ích cốt lõi thì chính sách đối ngoại của các phe phái trong cùng một quốc gia có thể khác nhau.
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  4. sonvn

    sonvn Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    8/8/05
    Bài viết:
    2,861
    Đúng là hội Lim rồi đấy, mà chắc bạn fen tiết kiệm thời gian nên đi đường gần, chứ quanh đấy có tận mấy con đường to tránh hội Lim :))
    Mà gái Lim xinh phết đấy, dạo này đi xe bus qua mà ngắm các cháu cứ gọi là...

    Về đúng topic này: Putin thì quá đỉnh rồi, chính trị gia xuất sắc nhất hiện tại rồi
     
  5. Ova

    Ova Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/10/09
    Bài viết:
    3,638
    Có gì anh nói nhỏ nhẹ thôi đừng động chân động tay worry-98
     
  6. titeo6000

    titeo6000 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    20/9/07
    Bài viết:
    2,860
    Nơi ở:
    Only God Know
    Có phần 2 chưa các thầy ơi?
     
  7. nordhuscarl

    nordhuscarl C O N T R A

    Tham gia ngày:
    19/9/16
    Bài viết:
    1,777
    u cà cũng thắng nhé, h vẫn còn áp đặt điều kiện hòa bình cho nga cơ màcuoinhamhiem
     
  8. giangqaz

    giangqaz Space Marine Doomguy

    Tham gia ngày:
    9/5/08
    Bài viết:
    5,891
    đợt đó chỉ ấn tượng nhất đường về tắc cứng
    Với ăn xin nằm la liệt
     
    sonvn thích bài này.
  9. Thẩm Phán

    Thẩm Phán シェンムー Ryo Hazuki Waiting to respawn Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/6/11
    Bài viết:
    9,851
    Nơi ở:
    Tầng Lớp Dalit - Useless Class
  10. triet92

    triet92 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    2/11/07
    Bài viết:
    587
    Phần 2:

    Tổng thống Putin: Ít quốc gia trải qua nhiều thử thách nghiệt ngã như Nga
    [​IMG]
    Đại tá Lê Thế Mẫu

    Thứ năm, 21/03/2024 - 07:03
    00:00/07:03

    (Dân trí) - Ngày 30/12/1999, các báo lớn ở Nga đăng bài viết của Vladimir Putin trên cương vị Thủ tướng Nga có tựa đề "Nước Nga trước ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba".
    [​IMG]
    Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: TASS/Getty).

    Tổng thống Vladimir Putin: Sự lựa chọn lịch sử của nước Nga (kỳ 2)

    Kết quả cuộc bầu cử 2024 có thể dự báo trước được bởi Vladimir Putin không chỉ là tổng thống mà còn là lãnh tụ của nhân dân Nga. Sau nhiệm kỳ này, nếu đủ sức khỏe cũng như các điều kiện khác, ông hoàn toàn có thể ra tranh cử vào năm 2030 để lãnh đạo đất nước đến năm 2036.

    Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem vì sao ông được người Nga tín nhiệm cao đến thế. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài của Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng Phòng thông tin Khoa học Quân sự, Viện Chiến lược Quốc phòng.

    Ngày 30/12/1999, các báo lớn đăng bài viết của Vladimir Putin trên cương vị Thủ tướng có tựa đề "Nước Nga trước ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba". Bài viết này có ý nghĩa như "lời giới thiệu" để chuẩn bị cho ông bước vào Điện Kremlin chỉ sau đó 1 ngày: ngày 31/12/1999.

    Trong bài viết, ông đã phác họa những đường nét cơ bản về con đường phát triển của nước Nga trong thế kỷ XXI.

    Niềm hy vọng và cả nỗi lo âu của nhân loại

    Theo Vladimir Putin, dù là ngẫu nhiên hay không thì sự khởi đầu thiên niên kỷ thứ ba cũng trùng khớp thời điểm có tính bước ngoặt lịch sử. Khi đó cục diện chính trị thế giới đang diễn ra những biến động lớn, làm thay đổi căn bản và rất nhanh chóng tất cả các lĩnh vực đời sống của toàn nhân loại liên quan với việc hình thành một chu kỳ phát triển mới được gọi là "xã hội hậu công nghiệp".

    Đó là sự thay đổi cơ cấu kinh tế - xã hội, sự đổi mới không ngừng và nhanh chóng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4; vai trò hàng đầu của yếu tố con người; hình thành một xã hội kiểu mới không chỉ mang lại những cơ hội để cải thiện cuộc sống của con người mà còn đặt ra những thách thức và nguy cơ mới; các vấn đề bức xúc nhất nảy sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội mà ngay cả những quốc gia phát triển nhất về kinh tế cũng phải đối mặt như tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, bạo lực gia tăng, tệ nạn ma túy, vai trò giáo dục của gia đình ngày càng suy giảm...

    Không phải tất cả các quốc gia đều được hưởng những lợi ích của một nền kinh tế hiện đại và sự phồn thịnh do nền kinh tế đó mang lại. Sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ và nền kinh tế tiên tiến chỉ diễn ra ở một số ít các quốc gia mà ở đó đang ngự trị cái gọi là "tỷ phú vàng".

    Một phần không nhỏ các quốc gia khác tuy cũng đạt đến trình độ mới trong phát triển kinh tế và xã hội vào thời điểm kết thúc thế kỷ XX nhưng chưa thể tham gia vào quá trình hình thành xã hội hậu công nghiệp.

    Đa số các quốc gia này thậm chí còn chưa tiếp cận được tới cột mốc này của lịch sử nhân loại. Hơn nữa, sự chênh lệch đó sẽ còn tồn tại trong một thời gian rất dài. Do đó, vào thời điểm chuẩn bị bước sang thiên niên kỷ thứ ba, nhân loại đang hướng đến thời đại mới không chỉ với niềm hy vọng mà còn cả nỗi lo âu.

    [​IMG]
    Khu phức hợp Moscow City ở thủ đô Nga (Ảnh: Wikipedia).

    Ít quốc gia trải qua nhiều thử thách nghiệt ngã như Nga

    Nhận định về đất nước trước ngưỡng cửa thiên niên kỷ thứ ba, ông Putin cho rằng, sẽ không nhầm nếu nói rằng, cảm xúc lo lắng và hy vọng ở người dân Nga là đặc biệt sâu sắc và mạnh mẽ bởi trên thế giới có rất ít quốc gia trong thế kỷ XX phải trải qua nhiều thử thách nghiệt ngã như nước Nga.

    Ông cho rằng nước Nga được kế thừa vị thế của siêu cường Liên Xô nhưng lại không nằm trong số các quốc gia phát triển kinh tế hàng đầu trong thế giới đương đại.

    Trong những năm 1990, GDP của Nga giảm 2 lần, thấp hơn Mỹ 10 lần, thấp hơn Trung Quốc 5 lần. Vào thời điểm năm 1998, GDP bình quân đầu người thấp hơn khoảng 5 lần so với mức trung bình của các nước G8.

    Năng suất lao động ở Nga chỉ bằng 20-24% chỉ số tương tự của Mỹ. Đầu tư trực tiếp nước ngoài không vượt quá 11,5 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với của Trung Quốc là 43 tỷ USD.

    Chỉ có 5% doanh nghiệp của Nga tham gia hoạt động đổi mới với quy mô cực kỳ nhỏ. Khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của Nga giảm mạnh trên thị trường thế giới và chỉ chiếm chưa đến 1%. Con số đó của Mỹ là 36% và của Nhật Bản là 30%.

    Tình hình kinh tế - xã hội khó khăn của nước Nga trước thềm thiên niên kỷ thứ ba là hậu quả của hình thái kinh tế kiểu Xô Viết bị phá vỡ hoàn toàn trong khi chưa hình thành hình thái kinh tế mới thay thế. Nước Nga áp dụng cơ chế thị trường dựa trên những nền tảng hoàn toàn khác, có cấu trúc cồng kềnh và bị biến dạng.

    Nga chỉ chú trọng phát triển các lĩnh vực sản xuất nguyên liêu thô và các ngành công nghiệp quốc phòng mà ít chú trọng phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và dịch vụ; chưa quan tâm đúng mức đến những ngành then chốt của nền kinh tế hiện đại như tin học, điện tử và truyền thông.

    Theo Vladimir Putin, những khó khăn trong công cuộc đổi mới không phải là không thể tránh khỏi và là hậu quả của những tính toán sai lầm và thiếu kinh nghiệm của chính phủ. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những khó khăn và sai lầm, nước Nga đã bước lên đại lộ mà cả nhân loại đang đi theo.

    Xác định con đường tiến lên thịnh vượng và hùng cường

    Để xác định con đường phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, V.Putin đề xuất chủ thuyết về tư tưởng quốc gia Nga với những nguyên lý cơ bản đã được ông phác họa trong bài viết của mình.

    2
    arrow_forward_iosĐọc thêm
    00:00
    00:07
    00:30


    pause
    volume_off
    Theo ông Putin, tư tưởng Nga bao gồm các thành tố cơ bản: sự đồng thuận xã hội, chủ nghĩa yêu nước, vị thế cường quốc, vai trò quyết định của nhà nước, sự đoàn kết xã hội dựa trên chủ nghĩa tập thể.

    Về sự đồng thuận xã hội, ông cho rằng, sự đồng thuận xã hội phải dựa trên tinh thần tự nguyện, không áp đặt, về những vấn đề căn bản như mục tiêu phát triển, các giá trị cần bảo tồn, các mốc xác định mức độ phát triển... Một trong những điểm tựa để tạo nên sự đồng thuận xã hội là các giá trị truyền thống của nước Nga, trong đó có cả các giá trị thời Xô Viết.

    Chủ nghĩa yêu nước kết tinh từ niềm tự hào về Tổ quốc Nga, về lịch sử và các chiến công vĩ đại của nước Nga, là khát vọng làm cho đất nước phát triển nhanh, thịnh vượng, giàu mạnh hơn, hạnh phúc hơn. Một khi đánh mất chủ nghĩa yêu nước, người Nga sẽ tự đánh mất mình là một dân tộc đã từng lập nên những chiến công vĩ đại trong lịch sử.

    Về vị thế cường quốc, Nga đã từng và sẽ vẫn là một cường quốc xuất phát từ những đặc điểm về địa chính trị, kinh tế và văn hóa.

    Hiện nay, vị thế cường quốc của Nga không chỉ được thể hiện ở sức mạnh quân sự mà còn là vị thế dẫn đầu trong quá trình phát triển và áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất để tạo ra sự thịnh vượng và mức sống cao cho người dân, bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích quốc gia trên thế giới.

    [​IMG]
    Tổng thống Nga Putin trải nghiệm vũ khí mới (Ảnh: EPA).

    Về vai trò quyết định của nhà nước, trong lịch sử nước Nga, nhà nước luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Một nhà nước mạnh mẽ là nguồn gốc và là sự bảo đảm trật tự, là người khởi xướng và là động lực chủ yếu của bất kỳ sự thay đổi nào.

    Nước Nga đang ở trong giai đoạn phát triển mà trong đó bất kỳ một chính sách kinh tế - xã hội nào cũng sẽ có sự xáo trộn một khi các cơ quan quyền lực của nhà nước yếu kém. Do đó, chìa khóa để phục hưng và phát triển nước Nga, trước hết và chủ yếu là khôi phục và xây dựng nhà nước vững mạnh. Đây không phải là nhà nước chuyên chế mà là nhà nước dân chủ.

    Về sự đoàn kết xã hội dựa trên chủ nghĩa tập thể, thực tế lịch sử chứng tỏ, ở Nga, khát vọng hướng tới các hình thức hoạt động tập thể và chủ nghĩa tập thể luôn chiếm ưu thế trước các hình thức cá nhân và chủ nghĩa cá nhân.

    Vị thế cá nhân của người Nga không chỉ xuất phát từ các nỗ lực cá thể mà còn được gắn với sự giúp đỡ, động viên và khuyến khích của xã hội và nhà nước. Đây cũng là truyền thống lâu đời của người Nga trong lịch sử.

    Theo ông Putin, tư tưởng Nga trong thời đại mới được hình thành như là một "hợp kim" gắn kết các giá trị phổ quát của loài người với các giá trị truyền thống Nga lâu đời và đã được thử thách qua thời gian, trong đó có những thử thách nghiệt ngã nhất trong thế kỷ XX.

    Ông từng tuyên bố, không một quốc gia nào có thể phát triển bền vững và thịnh vượng trong một thế giới mà tác động của toàn cầu hóa đang "là phẳng" thế giới và có xu hướng đồng nhất hóa mọi thứ, nếu quốc gia đó không có bản sắc và không có hệ tư tưởng quốc gia làm nền tảng.

    Trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của tư tưởng Nga, ông Putin phác họa con đường phát triển của đất nước trong kỷ nguyên hậu Xô Viết.

    Về sau này, xã hội được biết quan điểm của ông về định hướng phát triển của nước Nga trong lời tuyên bố: "Những ai không thấy luyến tiếc về sự tan rã Liên Xô là người không có trái tim. Còn những ai muốn quay trở lại thời Xô Viết như cũ, người đó không có khối óc".

    Như vậy, theo Vladimir Putin, con đường phát triển của nước Nga sau khi Liên Xô tan rã sẽ dựa trên cơ sở kế thừa những giá trị trong truyền thống Nga, trong đó có cả những giá trị Xô Viết không thể bác bỏ.

    (Còn tiếp)
     
  11. triet92

    triet92 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    2/11/07
    Bài viết:
    587
    Phần 3:


    Tổng thống Putin: Đưa nước Nga trở lại hùng mạnh sau sai lầm thời Liên Xô
    [​IMG]
    Đại tá Lê Thế Mẫu

    Thứ sáu, 22/03/2024 - 07:13
    00:00/06:43

    (Dân trí) - Kế thừa những giá trị tốt đẹp truyền thống trong lịch sử Nga và lịch sử Liên Xô, Tổng thống Putin đã chỉ đạo chính phủ Nga lựa chọn mô hình phát triển tiên tiến nhất và hiện đại nhất trên thế giới.
    [​IMG]
    Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: AFP).

    Tổng thống Vladimir Putin: Sự lựa chọn lịch sử của nước Nga (kỳ 3)

    Kết quả cuộc bầu cử 2024 có thể dự báo trước được bởi Vladimir Putin không chỉ là tổng thống mà còn là lãnh tụ của nhân dân Nga. Sau nhiệm kỳ này, nếu đủ sức khỏe cũng như các điều kiện khác, ông hoàn toàn có thể ra tranh cử vào năm 2030 để lãnh đạo đất nước đến năm 2036.

    Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem vì sao ông được người Nga tín nhiệm cao đến thế. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài của Đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng Phòng thông tin Khoa học Quân sự, Viện Chiến lược Quốc phòng.

    Tiếp nhận di sản từ sai lầm của Liên Xô trong giai đoạn "cải tổ"

    Vào cuối thế kỷ XX, các nước xã hội chủ nghĩa đều tiến hành cải cách và mở cửa với thế giới Phương Tây theo các mô hình khác nhau và có không ít quốc gia đã gặt hái được những thành công rực rỡ.

    Trong khi đó, công cuộc "cải tổ" từ giữa những năm 1980 mà thực chất là cải cách, mở cửa ra thế giới lại đưa Liên Xô tới chỗ tan rã.

    Sai lầm cốt tử của Liên Xô là hoàn toàn xóa bỏ hệ thống quản lý nhà nước để đưa nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường tự do.

    Trên cương vị Tổng thống, Boris Yeltsin đã xóa bỏ vai trò của nhà nước Nga trong việc hoạch định chiến lược phát triển và bỏ mặc nền kinh tế quốc gia vào tay các tập đoàn tài phiệt vừa nổi lên sau khi Liên Xô tan rã.

    Trên thực tế, ông Yeltsin đã áp dụng máy móc mô hình kinh tế theo cơ chế thị trường tự do của Mỹ vào điều kiện của nước Nga. Sai lầm này của ông đã đẩy nền kinh tế Nga lâm vào khủng hoảng.

    Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, tuy được kế thừa vị thế của Liên Xô - cường quốc kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Mỹ - Liên bang Nga tụt hạng xuống mức các nước đang phát triển sau gần hai nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Yeltsin.

    Thất thoát kinh tế của nước Nga trong những năm 1990 ước tính còn lớn hơn cả thiệt hại kinh tế của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

    [​IMG]
    Vladimir Putin được Tổng thống đầu tiên của nước Nga Boris Yeltsin lựa chọn làm người kế nhiệm (Ảnh: Itar Tass/Reuters).

    Vladimir Putin phải lựa chọn mô hình kinh tế mới

    Kế thừa những giá trị tốt đẹp truyền thống trong lịch sử Nga và lịch sử Liên Xô, Tổng thống Putin đã chỉ đạo chính phủ Nga lựa chọn mô hình phát triển tiên tiến nhất và hiện đại nhất trên thế giới để xác định con đường phát triển của nước Nga. Đó là mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội có sự quản lý của nhà nước.

    Theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Nga, sự phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội ngày càng tăng của người dân. Do đó, chính sách xã hội trở thành yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế quốc dân.

    Mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội của nước Nga sau khi ông Putin bước vào Điện Kremlin kế thừa kinh nghiệm của các nước tư bản phát triển kinh tế thị trường đã từng được áp dụng thành công ở nhiều nước Châu Âu, khởi đầu là Cộng hòa Liên bang Đức từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và áp dụng vào điều kiện cụ thể của nước Nga.

    Tổng thống Putin coi mô hình này là "đại lộ của nền văn minh nhân loại" và có một số đặc điểm đáng chú ý sau:

    Một là, hiện đại hóa các lĩnh vực kinh tế truyền thống như dầu khí, nông nghiệp, giao thông vận tải trên cơ sở ưu tiên phát triển công nghệ cao.

    Hai là, biến quá trình đổi mới công nghệ thành yếu tố tăng trưởng kinh tế trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, nâng cao năng suất lao động trong các lĩnh vực quyết định khả năng cạnh tranh và giảm chi phí năng lượng, gia tăng đáng kể số lượng các xí nghiệp công nghiệp đổi mới công nghệ.

    Ba là, hình thành nền kinh tế tri thức và công nghệ cao đóng vai trò dẫn đầu trong nền kinh tế vào năm 2020 và chiếm 17-20% GDP.

    Bốn là, tạo cơ sở kinh tế vững chắc để thực hiện chính sách xã hội hướng tới mục đích không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

    close
    arrow_forward_iosĐọc thêm
    00:00
    00:24
    00:30

    Như vậy, điều kiện quan trọng nhất để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Nga là duy trì sự cân bằng giữa hiệu quả của kinh tế thị trường với việc bảo đảm công bằng xã hội, trong đó kết hợp hài hòa và tốt nhất giữa lợi ích của nhà nước và của từng thành viên xã hội.

    Những nội dung cơ bản về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội ở Nga đã được đề ra trong Chiến lược dài hạn phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga tới năm 2020, Chiến lược an ninh quốc gia của Liên bang Nga đến năm 2020 và Chương trình mục tiêu liên bang nhằm khắc phục sự khác biệt trong phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng và khu vực của Liên bang Nga trong những năm 2002-2010 và tới năm 2015.

    Năm 2015, hãng thông tấn TASS của Nga hoàn thành Dự án tổng kết, đánh giá thành tựu của nước Nga sau 15 năm lãnh đạo của Tổng thống Putin. Theo kết quả tổng kết của Dự án, nước Nga đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng trong điều kiện bị Mỹ và Phương Tây kiềm chế, bao vây và cấm vận.

    [​IMG]
    Điện Kremlin được cho là sẽ có nhiều biện pháp ứng phó với việc bị Mỹ và phương Tây phong tỏa và đóng băng tài sản của Nga (Ảnh: Musement).

    Nga đạt được nhịp độ tăng trưởng cao liên tục ở mức 10% trong các năm 2000-2004 và trong 3 năm sau đó luôn đạt 6,5-7,3%, vươn từ vị trí 14 lên vị trí thứ 5 thế giới.

    Đến năm 2023, trong điều kiện bị Mỹ và Phương Tây áp đặt tới 17.000 biện pháp cấm vận, "nền kinh tế Nga tiếp tục phát triển và đã trở thành nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu và lớn thứ năm trên thế giới xét về sức mua tương đương (PPP)", Sputnik dẫn lời Tổng thống Vladimir Putin cho biết khi phát biểu tại thành phố Tula hôm 2/2.

    Trong những năm 1990, Nga phải gánh chịu khoản nợ công khổng lồ và nạn lạm phát phi mã. Sau 15 năm dưới sự lãnh đạo của Vladimir Putin, nợ công của Nga giảm 22,7 lần, từ 69,1% GDP năm 2000 xuống còn 3,1% GDP năm 2016.

    Năm 1999, Nga nợ nước ngoài 78% GDP, đến năm 2014 con số này giảm tới mức chỉ còn 8,4% GDP, thấp hơn rất nhiều so với nhiều nước phát triển ở Phương Tây. Năm 2023, do bị bao vây, cấm vận, nợ nước ngoài của Nga cũng chỉ ở mức 14,9%, thấp hơn nhiều của Mỹ là 97%!

    Năm 2000, lạm phát của Nga ở mức 20,2%. Năm 2015, con số đó chỉ còn là 2,5%. Tỷ lệ thất nghiệp giảm từ 10,6% xuống còn 5,2%. Để so sánh: năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp trong EU là 7,4%, trong khu vực Eurozone - 8,8%, ở Pháp - 9,7%, ở Áo - 9,4%, ở Italia - 11,1%, ở Tây Ban Nha - 16,38%; ở Hy Lạp - 21%. Năm 2023, tuy bị tác động của bao vây, cấm vận nghiệt ngã, lạm phát của Nga cũng chỉ ở mức 7,8%.

    Một điều đặc biệt quan trọng nói lên sự phát triển của Nga là hình thành một tầng lớp xã hội mới đông đảo mà ở Phương Tây gọi là "tầng lớp trung lưu". Năm 1998, tầng lớp trung lưu ở Nga mới chiếm 5-10% dân số, ít hơn những năm cuối của Liên Xô. Còn hiện nay, tầng lớp trung lưu chiếm 20-35% dân số Nga, có thu nhập cao gấp ba lần so với thu nhập trung bình những năm 1990. Tầng lớp trung lưu này đang không ngừng phát triển và sẽ trở thành đa số trong xã hội Nga, trong đó có bác sĩ, giáo viên, kỹ sư và công nhân có tay nghề cao.

    Theo Vladimir Putin, nền kinh tế tương lai của nước Nga cần phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội, tạo ra thu nhập lao động cao hơn, công việc thú vị hơn và sáng tạo hơn, tạo khả năng to lớn để phát triển nghề nghiệp và phát triển xã hội nói chung.

    Đây chính là điều quan trọng nhất chứ không chỉ là con số GDP, khối lượng dự trữ ngoại tệ bằng vàng, mức độ uy tín cao của các tổ chức đánh giá quốc tế hoặc vị trí cao của nước Nga trong số các nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới.

    Trước hết, mọi công dân Nga phải cảm nhận được những thay đổi tích cực của nền kinh tế. Trước hết là họ phải cảm nhận được những phúc lợi xã hội mà nhà nước mang lại, đồng thời mọi người dân đều có điều kiện phát huy mọi khả năng của bản thân để xây dựng xã hội mới.

    (Còn tiếp)
     
    \\\, titeo6000 and daggeroftime like this.
  12. \\\

    \\\ Legend of Zelda Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/11/10
    Bài viết:
    1,066
    Có sách nào hay về Putin ko nhỉ, để bữa nào kiếm đọc.
     

Chia sẻ trang này