Ru-Kà đại chiến, ba năm không còn đường về

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Cha Thần Gió, 8/2/22.

  1. V.A

    V.A The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/1/11
    Bài viết:
    2,185
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Tổng thống Biden khiển trách nhà báo Bloomberg vì đã hỏi về Gaza trong cuộc họp báo chung với Zelensky.
    Tổng thống Mỹ tức giận trước câu hỏi về lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hamas vào thời điểm ông đang chào mời một thỏa thuận an ninh mới với Ukraine.
    “Tôi muốn các bạn chơi đúng luật một chút. Tôi ở đây để nói về tình hình nguy cấp ở Ukraine. Anh đang hỏi tôi về chuyện khác đấy”, nhà lãnh đạo Mỹ gắt gỏng với nhà báo.
    https://x.com/DrJeffHorelick/status/1801383482527973463

    ** Nếu Biden có thể có phản ứng gắt gỏng gần như ngay lập tức như vậy, thì ta cần thắc mắc về bệnh lẫn của ông ta. Biden rõ ràng có những biểu hiện thần kinh kém sáng suốt. Nếu ông ta bị lẫn, thì người bị lẫn nhớ quên rất ngẫu nhiên. Ấy vậy mà ông ta có thể phản ứng cảm xúc mạnh khi được hỏi một câu hỏi phức tạp về Gaza. Tình trạng của Biden quả thật bí ẩn, không thể giải thích một cách đơn giản là suy giảm chức năng trí óc, nhận thức.
     
  2. sushiman_to_PC

    sushiman_to_PC Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/3/21
    Bài viết:
    4,344
    Nơi ở:
    Tsushima
    Cách phương Tây huy động 50 tỷ USD cho Ukraine từ tài sản Nga
    Thay vì trực tiếp rút tiền từ hơn 300 tỷ USD bị đóng băng của Nga, phương Tây sẽ biến lãi suất thành khoản thế chấp để huy động 50 tỷ USD cho Ukraine.

    Tài trợ cho Ukraine trong cuộc chiến với Nga ngày càng trở thành vấn đề đầy thách thức với Mỹ và các đồng minh phương Tây, khi xung đột đã bước sang năm thứ ba. Thế giới đã cam kết viện trợ 321 tỷ USD cho Kiev, nhưng rõ ràng Ukraine cần nhiều hơn thế.

    Quốc hội Mỹ hồi tháng 4 thông qua gói viện viện trợ 61 tỷ USD sau nhiều tháng bế tắc ở Hạ viện, khi phe Cộng hòa kiên quyết phản đối vì cho rằng Washington cần ưu tiên vấn đề trong nước.

    Ukraine cũng trở thành chủ đề được quan tâm trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu cuối tuần trước. Phe cực hữu cứng rắn không ủng hộ Ukraine đã trỗi dậy và giành chiến thắng ở nhiều nước.

    Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) cũng gặp nhiều khó khăn để thống nhất cách xử lý khối tài sản hơn 300 tỷ USD bị đóng băng của Nga, theo loạt lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt với Moskva vì chiến sự Ukraine.

    Washington muốn sử dụng trực tiếp số tiền bị đóng băng để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine, song phần lớn tài sản này nằm ở châu Âu và EU không chấp nhận đề xuất của Mỹ.

    "Khoản tiền này sẽ không bao giờ được trả lại cho Nga ít nhất tới khi ông Vladimir Putin vẫn là tổng thống. Tuy nhiên, họ không sẵn sàng cả về mặt chính trị và pháp lý để công khai thừa nhận điều đó", Jacob Kirkegaard, thành viên cấp cao tại Quỹ German Marshall ở Bỉ, nói.

    [​IMG]
    Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trai) và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Italy ngày 13/6. Ảnh: AFP

    Sau hai năm tranh cãi, các lãnh đạo G7 cuối cùng đã tìm thấy tiếng nói chung. Thủ tướng Italy Giorgia Meloni ngày 13/6 cho biết các lãnh đạo đang tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 nhất trí kế hoạch sử dụng khoản tiền bị đóng băng để hỗ trợ Ukraine.

    Thay vì rút trực tiếp hơn 300 tỷ USD tiền gốc, kế hoạch mới sử dụng lãi suất từ khoản tiền đó, ước tính khoảng vài tỷ USD mỗi năm, để làm tài sản thế chấp cho khoản vay 50 tỷ USD viện trợ cho Ukraine.

    Nga không thể tiếp cận các tài sản bị đóng băng, song chúng vẫn thuộc về Moskva và vẫn đều đặn phát sinh lãi, nhưng khoản lãi này không được chuyển cho Nga. Việc biến số tiền gốc thành tài sản tịch thu để viện trợ cho Ukraine sẽ đòi hỏi thủ tục pháp lý phức tạp. Do đó, tận dụng khoản lãi từ số tài sản đóng băng là cách tiếp cận dễ dàng hơn nhiều.

    Nhưng nếu chuyển khoản lãi vài tỷ USD mỗi năm này cho Ukraine sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu rất lớn của Kiev, trong khi Mỹ cùng các đồng minh cũng muốn nhanh chóng đưa tiền tới Ukraine. Do đó, việc biến khoản tiền lãi này thành tài sản thế chấp dài hạn có thể giúp Mỹ và châu Âu nhanh chóng vay được 50 tỷ USD để giải ngân cho Ukraine ngay trong năm nay.

    Nội dung chi tiết về mặt kỹ thuật sẽ được hoàn tất trong vài tuần tới, nhưng Mỹ nhiều khả năng sẽ cung cấp phần lớn trong khoản vay 50 tỷ USD này. Phần còn lại sẽ do các thành viên khác trong nhóm G7 đóng góp.

    "Chúng tôi sẽ không là bên duy nhất cho vay. Đây sẽ là khoản vay từ đa quốc gia. Chúng tôi chia sẻ rủi ro vì đã có cam kết chung để thực hiện kế hoạch", một quan chức chính quyền Tổng thống Biden nói, nhưng không tiết lộ các nước G7 sẽ đóng góp thế nào.

    Kế hoạch chi tiết về cách sử dụng số tiền lãi này chưa được công bố. Song các quan chức Mỹ cho biết Ukraine có thể chi cho một số lĩnh vực như quân sự, kinh tế, nhân đạo và tái thiết đất nước.

    Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết mục tiêu là "cung cấp nguồn lực cần thiết cho Ukraine ngay bây giờ để tài trợ cho lĩnh vực năng lượng và các nhu cầu khác, giúp họ có khả năng phục hồi để tiếp tục chống lại cuộc chiến của Nga".

    "Ukraine đã thâm hụt ngân sách rất lớn, khoảng 20-30% GDP", Yuriy Gorodnichenko, giáo sư kinh tế người Ukraine tại Đại học California ở Berkeley, Mỹ, nói.

    Mức thâm hụt này lớn hơn rất nhiều so với con số 13,5% của Hy Lạp vào lúc đỉnh điểm khủng hoảng nợ.

    "Khoản thâm hụt như của Ukraine rất khó có thể tự bù đắp. Ukraine không có những thị trường tài chính phát triển, nền kinh tế không hoạt động tốt và nhiều tài sản bị suy thoái. Chúng tôi cần hỗ trợ quốc tế cho cuộc chiến này", ông Gorodnichenko nói thêm.

    Giáo sư Gorodnichenko lưu ý rằng chính phủ Ukraine, vốn cần khoảng 100-150 tỷ USD mỗi năm để vận hành đất nước và tiếp tục cuộc chiến, đã gần như không nhận được khoản viện trợ nào trong hai tháng đầu năm nay. Điều đó tạo ra những lo ngại về ngân sách cho vũ khí và nhu cầu trong nước.

    Thông tin tệ hơn là danh sách theo dõi viện trợ cho Ukraine của Viện Kinh tế Thế giới Kiel gần đây tiết lộ chỉ khoảng một nửa gói viện trợ 61 tỷ USD của Mỹ sẽ trực tiếp gửi đến Ukraine. Phần còn lại được rót vào ngân khố của Bộ Quốc phòng Mỹ để trang trải số vũ khí chuyển đến Ukraine. Viện Kiel cũng chỉ ra sự chênh lệch lớn giữa những gì mà các nước cam kết và mức độ thực hiện.

    Khoản vay theo thỏa thuận mới sẽ giúp phương Tây giải quyết được vấn đề thiếu hụt ngân sách viện trợ. EU đã gặp khó khăn để bù đắp viện trợ chậm trễ từ Mỹ trong vài tháng qua.

    Trong ngắn hạn, thỏa thuận này giúp đảm bảo viện trợ cho Ukraine trong trường hợp cựu tổng thống Mỹ Donald Trump trở lại. Ông Trump từng tuyên bố cắt viện trợ cho Kiev nếu tái đắc cử vào tháng 11.

    "Kết quả cuộc bầu cử tổng thống Mỹ có thể không thuận lợi cho Ukraine, vì vậy các lãnh đạo G7 muốn đảm bảo tài trợ trong ít nhất một năm tới. Các đối tác châu Âu của chúng tôi cuối cùng cần đưa ra quyết định chính trị về việc liệu họ có muốn động tới số tiền gốc của Nga hay không", Gorodnichenko nói.

    Mặc dù khoản viện trợ 50 tỷ USD được Ukraine đánh giá cao, giải pháp này cũng đặt ra những thách thức cho các nhà hoạch định chính sách vì sẽ cần đợi vài năm lợi nhuận từ tài sản đóng băng để trả nợ.

    "Nếu hôm nay bạn cho vay dựa trên khoản thế chấp là lợi nhuận tương lai, bạn phải đảm bảo rằng số tài sản gốc vẫn bị đóng băng trong 10-20 năm nữa. Vì vậy, ai đó cần đảm bảo rằng những tài sản này sẽ không được trả lại cho Nga trong thời gian đó", Kirkegaard nói.

    Ông Kirkegaard thêm rằng khó có thể giải phóng số tiền gốc hậu xung đột để tài trợ cho Ukraine vì nó sẽ được sử dụng trong hơn thập kỷ để làm tài sản thế chấp cho khoản vay mới.

    "Nếu bạn tin rằng Ukraine cuối cùng sẽ thắng và sẽ cần tái thiết vào thời điểm nào đó, những tài sản này khó có thể dùng khi quá trình tái thiết bắt đầu trong 3-5 năm", ông nói.

    [​IMG]
    Binh sĩ Ukraine chuẩn bị đạn pháo 155 mm tại tiền tuyến ở vùng Zaporizhzhia ngày 14/1. ảnh: Reuters

    Các nhà phân tích cũng cảnh báo những rắc rối phát sinh nếu Nga giành lại quyền kiểm soát số tài sản bị đóng băng hoặc lợi nhuận thu được từ đó không để để trả nợ.

    Max Bergmann, giám đốc chương trình châu Âu, Nga và Á-Âu tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế, nói rằng nhiều bộ trưởng tài chính châu Âu bày tỏ lo ngại rằng đất nước của họ "sẽ bị bỏ rơi nếu Ukraine vỡ nợ".

    Nhu cầu viện trợ của Ukraine có thể vẫn duy trì ở mức cao trong vài năm, trong đó gồm hàng tỷ USD cho nỗ lực tái thiết cơ sở hạ tầng năng lượng hư hại trong xung đột và xây dựng lại các thành phố bị tàn phá.

    Trong khi đó, chính phủ Ukraine cũng đang cạn kiệt các lựa chọn để tăng ngân sách. Sau thời gian ngần ngại tăng thuế giữa xung đột, Kiev đang chuẩn bị tăng thuế thu nhập, thuế bán hàng và các loại thuế khác.

    Nga cũng đã tăng thuế để củng cố ngân sách tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine. Song các nhà phân tích tin rằng Điện Kremlin sẽ đối mặt hạn chế ngân sách nghiêm trọng trong hai năm nữa, làm dấy lên lời kêu gọi Washington và Brussels giúp Kiev có lợi thế bằng cách sử dụng tất cả hơn 300 tỷ USD tài sản đóng băng của Nga.

    "Bằng cách này hay cách khác, Nga sẽ phải chịu trách nhiệm về những gì họ làm ở Ukraine. Chúng tôi có thể đợi 10 năm và sau đó hãy chuyển tiền cho Ukraine, hoặc bạn có thể làm điều đó ngay bây giờ", Gorodnichenko nói.
     
  3. ShilenKnight

    ShilenKnight One-winged Angel Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/7/10
    Bài viết:
    7,820
    Vấn đề là số tiền lãi này vẫn của Nga. Các bố bẻ mẹ nó luật lấy tiền éo phải của các bố đi thế chấp =))
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  4. Mèo Bếu

    Mèo Bếu Commander Shepard ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,881
    Đang ngồi ún cà phê thì bị bớ đi línhpepe-10

    Trở về hậu phương, Pimakhov trở thành người "giơ đầu chịu báng", hứng chịu đủ lời chỉ trích về cách thức quân đội gọi tân binh nhập ngũ. Ukraine đang hứng chịu tổn thất nặng nề về lực lượng và cần gấp rút tuyển thêm quân để đối phó đà tiến của Nga, nhưng đàn ông trong độ tuổi nhập ngũ ở hậu phương không muốn đi lính.


    Họ vội vàng rời khỏi công viên, đường phố khi thoáng thấy bóng Pimakhov cùng đồng đội Yuriy Pikhota cầm theo bìa nhựa đựng hồ sơ. Một cảnh sát đi theo hộ tống hai sĩ quan tuyển quân.

    Iryna, 34 tuổi, nhân viên một trung tâm thương mại gần đó, nhìn chằm chằm khi Pimakhov tới gần một người đàn ông mặc quần đùi đang ngồi uống cà phê trên ghế băng công viên cùng vợ. Hai sĩ quan tuyển quân kiểm tra giấy tờ, rồi yêu cầu anh ta tới trình diện văn phòng quân sự địa phương.

    "Họ tới đây từ sáng, rồi bám trụ đến tận tối, tóm lấy những người đàn ông trên đường. Thật kinh khủng", cô nói, lắc đầu ngán ngẩm.

    Sau đó, Pimakhov chặn một người đàn ông 30 tuổi đi dép tông. Người này cho hay giấy tờ tùy thân đã bị bỏ lại khi anh sơ tán khỏi vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát ở Kherson, phía nam đất nước.

    Tranh cãi nổ ra trước khi những người qua đường giận dữ gây áp lực buộc cảnh sát thả người đàn ông. Một số ghi lại cảnh người dân đối đầu và mắng mỏ nhóm tuyển quân.

    Một người phụ nữ cùng con lao vào đánh nhóm sĩ quan vì cho rằng họ không tìm kiếm quân nhân mất tích trên chiến trường. Một số người yêu cầu trả lời tại sao những người bị gọi đi nghĩa vụ trên phố không bao giờ quay về nhà.

    "Họ hoàn toàn mất trí", người đàn ông 30 tuổi được thả nói, rồi nhanh chóng bỏ đi.

    Phản ứng của người dân cho thấy nỗi mệt mỏi vì chiến tranh tích tụ đã lâu ở Ukraine, cũng như lo ngại làm cách nào để quân đội Ukraine giành lại lãnh thổ từ lực lượng Nga khi ngày càng ít người tình nguyện ra trận.

    Mạng xã hội Ukraine gần đây tràn ngập hình ảnh đàn ông bị kéo đi trên đường phố và các sĩ quan tuyển quân bị người dân xỉ vả. Những video này cũng đã được phát trên sóng truyền hình quốc gia Nga.
     
    Chỉnh sửa cuối: 15/6/24
  5. dante3790

    dante3790 C O N T R A Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    15/6/09
    Bài viết:
    1,771
    Nơi ở:
    Hải Phòng
    Nếu đã lấy được Kherson rồi thì Oddessa cũng trong tầm ngắm để bị kiểm soát toàn bộ thôi
     
  6. Skarrrik

    Skarrrik C O N T R A

    Tham gia ngày:
    24/6/23
    Bài viết:
    1,825
    chiếu theo đúng cái đống này thì Ukr k dc vào NATO, quân đội bị hạn chế, có dấu hiệu ngả NATO thì Nga nó vin vào phá thoả thuận rồi đấm tiếp. Ukr mất 1 đống đất mất người thì cũng rệu rã, có hồi phục nhanh dc bằng Nga không chứ Nga nó cũng k ngồi yên, đến lúc bị đấm lần 2 thì có khi sập hẳn
     
  7. Mèo Bếu

    Mèo Bếu Commander Shepard ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,881
    Còn lâu hề mới chịupeepo_cool

    Quân đội Ukraine phải rút hoàn toàn khỏi Donetsk, Lugansk, Zaporizhia và Kherson. Một khi Kiev tuyên bố sẵn sàng cho việc này và bắt đầu việc rút quân thực sự khỏi các khu vực nói trên, cũng như chính thức từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO, chúng tôi sẽ ngay lập tức ngừng bắn và bắt đầu đàm phán", chủ nhân Điện Kremlin cho biết.

    Ngoài ra, Tổng thống Nga cũng yêu cầu Ukraine duy trì quy chế trung lập, không liên kết và phi hạt nhân để giải quyết cuộc xung đột một cách hòa bình.


    Quan điểm cơ bản của chúng tôi như sau: quy chế trung lập, không liên kết, phi hạt nhân Ukraine, cùng với việc phi quân sựhóa và phi phát xít hóa nước này. Những nội dung này đã được thống nhất rộng rãi trong các cuộc đàm phán ở Istanbul vào năm 2022", ông Putin nói.

    Tổng thống Putin nhấn mạnh Nga sẵn sàng tham gia đàm phán với Ukraine càng sớm càng tốt, đồng thời thừa nhận những vấn đề phức tạp liên quan.

    Tuy nhiên, giới chức Ukraine ngay lập tức đã bác bỏ đề nghị của Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gọi đề xuất của ông Putin là "tối hậu thư" và không thể chấp nhận được.

    Cố vấn Tổng thống Ukraine, ông Mikhail Podoliak, cũng cho rằng đề xuất của Moscow "không thực tế".

    Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng, việc Nga yêu cầu Ukraine rút quân khỏi các khu vực mà Nga đã tuyên bố sáp nhập cho thấy Moscow không từ bỏ mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt.
     
  8. aramir

    aramir In memory of Desmond Miles Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/05
    Bài viết:
    18,492
    Nơi ở:
    Hà Nội
    Thì điều kiện để nuốt Odessa là phải chiếm đc xong Kheson mà. Ko thì làm gì có đường đến mà chiếm
     
  9. Yukianesa

    Yukianesa ξ (⩌‸⩌ )ξ Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/12/10
    Bài viết:
    24,728
    Nơi ở:
    Edith City 8th Borough 5-21-3-201
    Hề có được quyền quyết đâu peepo_bored Hết nhiệm kỳ rồi mà vẫn phải ngồi đó kìa
     
    MAGNUM44 thích bài này.
  10. lang băm

    lang băm You Must Construct Additional Pylons

    Tham gia ngày:
    18/4/18
    Bài viết:
    8,789
    U cà không được tái vũ trang, không được tham gia liên minh, nga thì dỡ bỏ cấm vận.
    Vậy thì nga hời rồi.
    Việc u cà nhập hết vào nga sau đó chỉ còn là chờ tổng tuyển cử thôi.
    Cũng như nuôi nấng một kẻ thù cho đảng cầm quyền của nga
     
  11. Anji Mito

    Anji Mito Persian Prince ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/1/07
    Bài viết:
    3,946
    Nơi ở:
    Hyrule
    Có lần nghe ở đâu nói là đề nghị đầu tiên của Putin luôn là đề nghị tốt nhất cho phía bên kia, anh không đồng ý thì người thiệt thòi về sau là anh thôi!poor-man
     
  12. khangdat

    khangdat Member box thùng rác ⚜ Duel Master ⚜ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/9/07
    Bài viết:
    4,883
    Nơi ở:
    Cần Thơ
    Zelensky mà vừa lộ ra ý định đàm phán thì chắc tai nạn chết ngay trong đêm quá. peepo_clown
     
    zantan and Frederica_Bernkastel like this.
  13. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    14,829
    Cảm giác như 2 tuần vừa rồi chuẩn bị cho leo thang chiến tranh vậy !
     
  14. comic_fan

    comic_fan Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/7/11
    Bài viết:
    1,354
    Nga tiêu diệt hệ thống M270 cùng ATACMS


     
    Nerco, almughavar and aramir like this.
  15. LAX Lợn

    LAX Lợn Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/2/10
    Bài viết:
    3,635
    Nhờ mod nào đi ngang cập nhật lại title với. Outdate cả năm rùi
     
  16. Mèo Bếu

    Mèo Bếu Commander Shepard ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    18,881
    Tổng thống Putin cho rằng, mối nguy hiểm nhất với châu Âu là sự phụ thuộc đáng kể vào Mỹ.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 14/6 đã có cuộc gặp các nhà ngoại giao hàng đầu của Nga và đề cập đến mối nguy hiểm của châu Âu thường xuyên được đề cập đến trong các tuyên bố của giới cầm quyền ở lục địa này, RT đưa tin.

    Theo đó, ông Putin cho rằng, “mối đe dọa” lớn nhất đối với khối ngày nay không phải do Nga đặt ra mà do sự phụ thuộc ngày càng trầm trọng của nước này vào Mỹ trong “các lĩnh vực quân sự, chính trị, công nghệ, tư tưởng và thông tin”.

    Tổng thống Nga cho biết, Tây Âu cần duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Moscow nếu muốn duy trì vị thế là một trong những trung tâm phát triển thế giới.

    Ông Putin nhấn mạnh rằng, Nga sẵn sàng hợp tác với EU và khẳng định Moscow không có ý đồ xấu, đồng thời chỉ ra rằng tất cả những tuyên bố gần đây của các quan chức phương Tây về một cuộc tấn công được cho là của Nga, thực chất là "vô nghĩa".

    "Châu Âu ngày càng bị đẩy ra ngoài lề của sự phát triển kinh tế toàn cầu và đang rơi vào tình trạng hỗn loạn về di cư cũng như các vấn đề cấp bách khác” - ông Putin nói và cho biết thêm rằng các công dân châu Âu cũng đang bị tước đoạt tính chủ động quốc tế và bản sắc văn hóa.

    Nhà lãnh đạo Nga cũng lưu ý rằng ngày nay, nhiều nhà lãnh đạo chính trị của EU và đại diện của bộ máy quan liêu châu Âu dường như sợ mất thiện cảm với Washington hơn là đánh mất niềm tin của chính người dân nước mình. Thực tế này cũng trở nên rõ ràng sau kết quả cuộc bầu cử quốc hội EU mới nhất.

    Trong khi đó, Mỹ chỉ đơn giản là “lợi dụng” các nhà lãnh đạo châu Âu bằng cách ép họ mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ, đắt gần “gấp 3-4 lần khí đốt ở Mỹ”, và ép họ tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, thậm chí đe dọa bằng các biện pháp trừng phạt đối với những người không tuân thủ.

    Tổng thống Nga cũng chỉ ra rằng châu Âu đang bị lừa lãng phí tiền bạc và nguồn lực vào việc mở rộng sản xuất đạn pháo, đồng thời cho thấy những loại đạn như vậy sẽ hoàn toàn vô dụng sau khi xung đột giữa Moscow và Kiev kết thúc và sẽ không làm được gì để đảm bảo an ninh quân sự của châu Âu.

    Mặt khác, Mỹ tiếp tục đầu tư vào công nghệ quân sự của tương lai, điều này sẽ quyết định tiềm năng quân sự-chính trị của các quốc gia, ông Putin nhận xét.

    Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng, tương lai của châu Âu nằm ở mối quan hệ hữu nghị với Nga đã được các chính trị gia “thực sự có quy mô toàn châu Âu và toàn cầu” hiểu rõ trong quá khứ, chẳng hạn như Charles de Gaulle của Pháp và Helmut Kohl của Đức, người mà Putin mô tả là “những người yêu nước của đất nước họ” và “những người suy nghĩ theo phạm trù lịch sử”.

    Họ trái ngược với những “người bổ sung” ngày nay, vốn chỉ có thể làm theo ý muốn của người khác.

    Dẫu vậy, ông Putin bày tỏ hy vọng rằng di sản của các nhà lãnh đạo khôn ngoan trong quá khứ cuối cùng sẽ một lần nữa được thế hệ chính trị gia châu Âu mới đón nhận.

    Tuyên bố của Tổng thống Putin về sự phụ thuộc đáng kể của châu Âu vào Mỹ đã từng được nhắc đến bởi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ông Macron đã nhiều lần đề cập đến sự độc lập khỏi Mỹ về quân sự, quốc phòng, kinh tế...
     
    MAGNUM44 and kingofkings123 like this.
  17. namnh01283

    namnh01283 Samus Aran the Bounty Hunter ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    17/11/08
    Bài viết:
    6,170
    chủ nói gì thì nghe nấy thôi chứ hiểm hoạ gì nữa pikapika
     
  18. Reidlos

    Reidlos Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    24/6/22
    Bài viết:
    906
    Eu: tụi tao cũng khổ chết mẹ ra, ai mượn mày nói pu_monkamegacry
     
  19. Cha Thần Gió

    Cha Thần Gió SPARTAN John-117 Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/1/11
    Bài viết:
    11,442
    Bật chủ lỡ ngồi trên M113 thì sao pu_feelsboxman
     
  20. ???:D???

    ???:D??? C O N T R A

    Tham gia ngày:
    3/6/17
    Bài viết:
    1,715
    Ủa trang 5397 đâu, bị thiên đạo che đi rồi ah worry-64
     

Chia sẻ trang này