to hunglong: nhưng tui muốn đố ở đây là phương pháp "hành quân" thần tốc từ của Hoàng Đế Quang Trung, ra Bắc để đánh đuổi quân Thanh ? còn về Hai Bà Trưng mà không có trong sử thì tui chịu ... còn một câu nữa sao không thấy ai nghiên cứu hết vậy ta ??? nước ta có tổng cộng bao nhiêu quốc hiệu ??? và tên của các quốc hiệu trên ??? to Cigarrete : tui đâu có mà copy cái bài Phật giáo hơi bị dài ờ trên đâu .... tên nào đó ??? u nhầm rồi ... >:-D<
Trích theo Việt Sử Toàn Thư,.... Nhà Hồng Bàng (2879-258 tr. T.L) ..........Nhà Hồng Bàng và nước Văn Lang 18 vị vua họ Hồng Bàng 1. Kinh Dương Vương (Lục Dục Vương) 2. Lạc Long Quân (Hùng Hiền Vương) 3. Hùng Lân (Hùng Quốc Vương) 4. Hùng Việt Vương 5. Hùng Hi Vương 6. Hùng Huy Vương 7. Hùng Chiêu Vương 8. Hùng Vị Vương 9. Hùng Định Vương 10. Hùng Uy Vương 11. Hùng Trịnh Vương 12. Hùng Vũ Vương 13. Hùng Việt Vương 14. Hùng Anh Vương 15. Hùng Triều Vương 16. Hùng Tạo Vương 17. Hùng Nghị Vương 18. Hùng Duệ Vương Nhà Thục (257-207 tr T.L) ...............Thục Phán An Dương Vương hợp nhất Tây Âu-Lạc Việt thành Âu Lạc (219-207) Nhà Triệu (Bắc thuộc lần thứ 1, 207-111 tr T.L) .........sự xâm lăng của Triệu Đà Nhà Tây Hán (Bắc thuộc lần 2, 111 tr T.L- 39) Nhà Trưng (40-43) ........phất cờ nương tử Hai Bà Trưng đuổi Tô Định, nhà Đông Hán phục thù Bắc thuộc lần 3 (43-544, Đông Hán-Nam Bắc Triều) .......Mã Viện trên đất Giao Châu, người Việt học chữ Tàu, du nhập Phật giáo, cuộc cách mạng phản Đế lần 2 của dân Giao Chỉ, Nữ tướng Triệu Thị Trinh chống quân Ngô (248) Nhà tiền Lý (544-602) ..........Lý Bôn (Lý Bí) Lý Nam Đế (544-548)............Triệu Việt Vương và Lý Nam Đế.............Hậu Lý Nam Đế (571-602) Bắc thuộc lần 4 (603-939) ............nhà Tuỳ đánh Lâm Ấp, nhà Đường, Mai Hắc Đế khởi nghĩa (722), Bố Cái Đại Vương, cuộc xâm lăng Giao Châu của Nam Chiếu, sự nghiệp của Cao Biền và sự thất bại của Nam Chiếu. ..........các cuộc đấu tranh của dân ta từ họ Khúc đến họ Ngô. ------------------------------------------- .................DÂN TA TRÊN ĐƯỜNG ĐỘC LẬP..................... Nhà Ngô (939-965) ....Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng (931) chấm dứt nạn vong quốc đầy tủi nhục dài trên 11 thế kỷ (1146 năm), (947-968) Thập nhị sứ quân Nhà Đinh (968-980) ........Đinh Tiên Hoàng, Đinh Phế Đế. Nhà Tiền Lê (980-1009) ....... Lê Hoàn đánh Tống, đánh chiếm Chiêm Thành mỡ mang bờ cõi, Lê Trung Tông(1005), Lê Ngoạ Triều (1005-1009) Nhà Hậu Lý (1010-1225) .......... 1. Lý Thái Tổ (1010-1028) 2. Lý Thái Tông (1028-1054) 3. Lý Thánh Tông (1054-1072) 4. Lý Nhân Tông (1072-1127) 5. Lý Thần Tông (1128-1138) 6. Lý Anh Tông (1138-1175) 7. Lý Cao Tông (1176-1210) 8. Lý Huệ Tông (1211-1225) 9. Lý Chiêu Hoàng (1225) Nhà Trần (1225-1413) ........... 1. Trần Thái Tông (1225-1258) ........ cuộc chiến tranh tự vệ lần thứ nhất (1257) 2. Trần Thánh Tông (1258-1278) 3. Trần Nhân Tông (1279-1293) ....... Mông Cổ gây hấn lần 2 (1282), Hội nghị Bình Than (1282), Hội nghị Diên Hồng (1284), hội nghị Vạn Kiếp, Mông Cổ gây hấn lần thứ 3 (1287) 4. Trần Anh Tông (1293-1314) ......gã Huyền Trân cho Chế Mân 5. Trần Minh Tông (1314-1329) 6. Trần Hiến Tông (1329-1341) 7. Trần Dụ Tông (1341-1369) 8. Trần Nghệ Tông (1370-1372) 9. Trần Duệ Tông (1372-1377) 10. Trần Phế Đế (1377-1388) 11. Trần Thuận Tông (1388-1398) Nhà Hồ (1400-1407) ....... 1. Hồ Quý Ly (1400) 2. Hồ Hán Thương (1400-1407) Bắc thuộc lần thứ 4 và Nhà Hậu Trần (1407-1413) ......... 1. Giản Định Đế (1407-1409) 2 Trần Quý Khoách (1409-1413) Giai đoạn đen tối và cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi (1417-1427) Nhà hậu Lê (1428-1527) ....... ngày mai tôi bổ sung tiếp, bây giờ mệt qua' rùi hehheht
Thực ra một số trong các vị nữ tướng của Hai Bà Trưng được nhắc tới trong sử sách, một số khác được biết đến qua các đền thờ của các bà. Tôi khoái chơi RTK ở chỗ có thể tạo ra được các nữ tướng mình yêu thích nên tôi có tìm hiểu vê một số vị nữ anh hùng này: 1- Thánh Thiên Công Chúa - vị nữ tướng anh hùng (tôi khoái bà này còn hơn cả Lê Chân): Bà khởi nghĩa ở Yên Dũng, Bắc Đái - Bắc Giang. Lập được nhiều công lao nên được Trưng Vương phong làm Thánh Thiên Công Chúa, hiện bà còn đền thờ ở Ngọc Lâm, Yên Dũng - Bắc Giang 2- Lê Chân - Nữ tướng miền biển (bà này chắc Naval 1000 quá): Khởi nghĩa ở An Biên, Hải Phòng được phong là Nữ tướng quân miền biển, hiện đền Nghè ở An Biên Hải Phòng vẫn còn thờ bà (hình như ở Hảo Phòng còn có cả một quận Lê Chân thì phải) 3- Thục Nương - Bát Nạn Đại Tướng : Khởi nghĩa ở Tiên La (Thái Bình), được phong là Bát Nạn đại tướng - Thục Trinh công chúa. Hiện có đền thờ của bà tại Phượng Lâu - Phù Ninh, Phú Thọ (chắc là nơi bà hi sinh) và Tiên La - Quỳnh Phụ, Thái Bình 4- Nàng Nội - Nữ tướng vùng Bạch Hạc: Khởi nghĩa ở Bạch Hạc - Phú Thọ, được phong là Nhập Nội Bạch Hạc Thuỷ công chúa. Hiện đền thờ của bà ở Thành phố Việt Trì 5- Lê thị Hoa - Nữ tướng anh hùng: Khởi nghĩa ở Nga Sơn - Thanh Hoá, được phong là Nữ tướng quân. Hiện đền thờ bà ở Nga Sơn - Thanh Hoá 6- Hồ Đề - Phó Nguyên Soái: Khởi nghĩa ở Động Lão Mai - Thái Nguyên được phong là Đề Nương công chúa, lãnh chứ phó nguyên soái. Hiện bà được thờ tại đình Công Cao - Yên Lãng, Phú Thọ 7- Xuân Nương - Trưởng quản quân cơ: Khởi nghĩa ở Tam Nông - Phú Thọ, được phong là Đông Cung công chúa - chức Nhập Nội Trưởng Quản Quân Cơ Nội Các (chắc tương đương với bộ trưởng bộ Quốc phòng). Bà được lập đền thờ tại Hương Nha - Tam Nông, Phú Thọ 8,9 - Nàng Quỳnh, Nàng Quế - Tiên phong, Phó tướng: Khởi nghĩa ở Châu Đại Man (Tuyên Quang). Hiện ở Tuyên Quang còn miếu thờ hai vị nữ anh hùng này 10- Đàm Ngọc Nga - Tiền Đạo Tả Tướng: Khởi nghĩa ở Thanh Thuỷ - Thanh Sơn, Phú Thọ, được phong là Điện Tế Thế công chúa - chức Tiền Đạo Tả Tướng quân 11- Thiều Hoa - Tiên Phong Hữu Tướng: Khởi nghĩa ở Tam Thanh - Phú Thọ, được phong là Đông Cung công chúa - chức Tiên Phong Hữu Tướng. Hiện ở xã Hiền Quan - Tam Nông, Phú Thọ có đền thờ bà 12- Quách A - Tiên Phong Tả Tướng: Khởi nghĩa ở Bạch Hạc, Phú Thọ, được phong là Khâu Ni công chúa - chức Tiên Phong Tả Tướng. Bà được thờ tại Nhật Chiêu (Phú Thọ) 13- Vĩnh Hoa - Nội Thị Tướng Quân: Khởi nghĩa ở Tiên Nha - Vĩnh Phúc, được phong là Vĩnh Hoa công chúa -chức Nội Thị Tướng Quân. Bà được thờ ở đình Nghênh Tiên - Nguyệt Đức, Yên Lạc , Vĩnh Phúc 14- Lê Ngọc Trinh - Đại Tướng Quân: Khởi nghĩa ở Lũng Ngòi - Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc, được phong là Ngọc Phượng công chúa - chức Đại Tướng Quân. Miếu thờ bà nay ở Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc 15- Lê Thị Lan - Tướng Quân: Khởi nghĩa ở Đường Lâm - Sơn Tây. Miếu thờ bà nay ở Hạ Hoà, Phú Thọ 16- Phật Nguyệt - Tả Tướng Thuỷ Quân: Khởi nghĩa ở Thanh Ba - Phú Thọ, được phong là Phật Nguyệt công chúa - chức Thao Giang Thượng Tả Tướng Thuỷ Quân 17- Phương Dung - Nữ Tướng Quân: Khởi nghĩa tại Lương Tài - Bắc Ninh, được phong là Phương Dung công chúa - chức Nữ Tướng Quân 18- Trần Nang - Trưởng Lĩnh Trung Quân: Khởi nghĩa ở Thượng Hồng - Hải Dương, được phong là Hoàng Công chúa - chức Trưởng Lĩnh Trung Quân. Hiện bà được thờ ở Yên Lãng - Phú Thọ 19- Nàng Quốc - Trung Dũng Đại Tướng Quân: Khởi nghĩa ở Gia Lâm - Hà Nội. Đền thờ bà ở Hoàng Xá - Kiêu Kị, Gia Lâm, Hà Nội 20,21,22 - Ba chị em Đạm Nương - Tả Đạo Tướng Quân, Hồng Nương, Thanh Nương - Phó Tướng: Khởi nghĩa ở Quất Lưu - Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Đình Quất Lưu - Vĩnh Phúc thờ ba chị em này 23- Quý Lan - Nội Thị Tướng Quân: Khởi nghĩa ở Lũng Động - Chí Linh, Hải Dương, được phong là An Bình công chúa - chức Nội Thị Tướng Quân. Hiện đền thờ bà ở Liễu Sơn - Lập Thạch, Vĩnh Phúc Phải nói rằng chưa bao giờ nước ta xuất hiện nhiều nữ anh hùng như thời đó, thậm chí mình nhớ không nhầm có một giai thoại về một vị Nam tướng quân muốn xin gia nhập đội quân của Hai Bà Trưng còn phải cải dạng thành nữ nhi nữa cơ (ngược đời chưa ?) to tieuroi: Quốc hiệu Việt Nam qua các thời kỳ là: - Văn Lang (thời Hùng Vương) - Âu Lạc (thời Thục An Dương Vương) - Nam Việt (thời Triệu Vũ Vương) - Vạn Xuân (thời tiền Lý) - Đại Cồ Việt (thời nhà Đinh) - Đại Việt (nhà Lý) - Đại Ngu (nhà Hồ) - Đại Việt (nhà Lê) - Việt Nam (nhà Nguyễn) - Đại Nam (từ thời Minh Mạng) - Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà (1945-1976) - Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (từ 2-7-1976 đến nay)
Ờ, đó là Trạng Lường Nguyễn Thế Vinh. Khi sứ Tàu thách đố ông xem có thể cân đc con voi kô. Ông cho voi xuông thuyền rồi đánh dấu ngấn nước. Kế đó ông cho voi ra, sai đổ đá hộc vào thuyền cho đến khi thuyền cũng ngập đến đúng ngấn nước đó. Nếu cân đống đá đó lên thì vừa đúng bằng trọng lượng của con voi. Kết quả là sứ Tàu phục lăn. (mà tui cũng phục lăn luôn).
Stats của ngài chắc Int 100 !! mình có nhiều người giỏi thế mà không chiếm quách mấy tỉnh trung hoa làm Đế nhỉ ??
Việt Nam có khá nhiều người tài giỏi nhưng không đoàn kết nên chỉ như bãi cát rời thôi. Người thì làm, người thì phá hoại thế thì làm sao mà làm nên chuyện lớn. Nói về bảo tồn di tích lịch sử thì người Việt ta kém xa Trung Quốc và Nhật. Thử nhìn xem, trong lịch sử VN, hễ mà có triều đại mới thì những ông vua này sẽ tìm cách huỷ hoại những di tích của các triều đại cũ. Nước ta cũng có chính sách bảo tồn di tích ông bà tổ tiên nhưng tiền thì bị diếm xài riêng, mặc kệ cho những di tích này trở nên tồi tệ đến đâu. Ví dụ điển hình, thành nội Huế, các tháp của người Chàm cũng là những di tích lịch sử quan trọng của VN mà ta còn không bảo tồn được tới mức tối đa thì quả thật là đáng tiếc. Đi sang Tàu hay Nhật thì chúng ta trứng kiến được cảnh thành trì hùng vĩ tráng lệ mặc dù các thành này đã cổ xưa rồi. Nhìn lại nước ta thì thấy tủi làm sao. Không có anh em nào đọc tài liệu phân tích lịch sử của Hai Bà Trưng à? Nếu không thì kỳ sau sẽ post lên.
hic không biet ki` sao của hunglong là khi nào đây ???.. để anh em chờ lâu quá... thôi vây tui xin hỏi, các bạn biết gì về ải "Nam Quan" ......
Mình đã gõ xong bảng niên biểu lịch sử Việt Nam, vì kẻ bảng trong bài post có vẻ phức tạp nên mình chuyển qua file Triều đại Việt Nam.pdf . Nếu ai quan tâm thì xin ngó qua một chút
to Odisey : tôi không biết mấy bác kia sao, chứ tui không thuộc ngành sử, tui quan niệm là người VN trước tiên, phải nắm rõ lịch sử VN, nếu bác có hứng thú, xin mời tham khảo, vài trang sau.... http://vnthuquan.net/ http://doitynan.com/ http://handoi.com/
Thêm một thông tin thú vị nữa về phát hiện khảo cổ mới nhất ở Hà Nội: Hiện nay đã bắt đầu việc khai quật một cung điện ở dưới nền sân Tennis của Câu Lạc Bộ Ba Đình (cạnh tòa nhà Quốc Hội ở Thủ Đô Hà Nội), theo các nhà khoa học và sử thì đó có thể là Càn Cung (hình như tên là thế, mình nghe hóng hớt nên khôngnhớ lắm) - nơi thờ cúng trời - đây là một phát hiện chấn động vì chỉ có những nước có nền Văn Hoá - Kinh tế - Chính trị- Khoa học kỹ thuật phát triển vượt trội mới có Càn Cung (như Trung Quốc chẳng hạn). Nếu chính xác như vậy thì chắc chắn đây sẽ là di tích lịch sử quý giá nhất của Hà Nội - có thể sẽ đề nghị Unesco công nhận là Di sản Văn hoá thế giới
Hic các bác đừng bỏ Topic này uổng lắm thôi tui có mấy câu hỏi nè 1-Hãy cho một câu đối gân nghĩa với câu " Da trắng vỗ bì bạch " của Đoàn Thị Điểm 2-Giữa những người lính ông có vẻ hoàng đế hơn ai hết nhưng giữa các hoàng đế ông lại có vẻ lính tráng hơn ai hết là lời nhận xét về vị hoàng đế nào
hề, Đối gần nghĩa với câu này thì tui chỉ thấy có câu "Rừng sâu mưa lâm thâm" là tạm đc. Còn câu thứ 2 có phải là Hoàng đế Napoleon ko?
Có mấy tay cố gắng đối câu này nhưng không thàh công lắm: - Mắt đen ngắm nhãn huyền (hông hiểu nhãn huyền là nhãn gì) - Phất trần để phủi bụi (tầm thường quá) - Chó vàng cắn khuyển hoàng (quá gượng) ....
Nguyễn Huệ tổ chức hành quân thần tốc như sau: quân được chia thành từng nhóm nhỏ 3 người + 1 võng. Một người nghỉ, hai người khiêng, cứ thế liên tục đổi cho nhau. Hành quân liên tục không nghỉ.
cái đó chỉ là truyền kỳ thui. Tui thấy kô đúng đâu. Vì trèo đèo lội suối mà lại phải cõng thêm một ông nữa thì chắc chết luôn à!?
da là bì... trắng là bạch cho tới nay có rất nhiều câu đáp như "trời xanh màu thiên thanh" ....trời là thiên, xanh là thanh... thiên thanh là từ láy... nhưng rất tiếc là không phải từ tượng thanh ..... "rừng sâu mưa lâm thâm".... rừng là lâm, sâu là thâm... nhưng tiếc rằng cũng không chỉnh... lâm thâm là từ tượng thanh ... nhưng không phải từ láy ... tại vì "vỗ nghe bì bạch" lại là từ láy hán việt tượng thanh.... cho nên bo' tay .....
Thiệt tình, càng nói càng.. tào lao. Câu đối của bà Điểm ra là "da trắng vỗ bì bạch" thì ít ra câu đáp lại cũng phải có da, thịt,xương máu. Dở lắm thì cũng phải là tay,chân, đầu, tóc (cùng là cơ thể người) chứ ai đời đem "rừng" hay "trời" đối lại "da" bao giờ. Kiểu này ngày xưa mà đi thi chắc trượt thẳng cẳng quá. Các u thử xem lại các câu đối thời xưa xem, câu đối không những phải chỉnh về từ ngữ mà còn phải chỉnh về ý nghĩa nữa.