VNE - Hôm nay Trái Đất có 'mặt trăng thứ hai'

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Will November, 29/9/24.

  1. Will November

    Will November Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    11/11/23
    Bài viết:
    1,289
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Hôm nay Trái Đất có 'mặt trăng thứ hai'

    Các nhà khoa học NASA cho biết Trái Đất sẽ có "mặt trăng thứ hai" vào Chủ nhật, nhưng nó sẽ không tồn tại lâu.
    [​IMG]
    Vị trí của Trái Đất, Mặt Trời và Sao Thủy vào ngày Chủ nhật (29/9) khi Trái Đất có "mặt trăng thứ hai". Ảnh: NASA/JPL

    "Mặt trăng thứ hai" là tiểu hành tinh 2024 PT5, quay quanh Mặt Trời như một phần của vành đai tiểu hành tinh nhỏ theo sau Trái Đất. Đây là kết quả nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Research Notes of the AAS của hai chuyên gia Carlos de la Fuente Marcos và Raúl de la Fuente Marcos từ Đại học Complutense Madrid, Tây Ban Nha.

    Dữ liệu mới nhất từ hệ thống Horizons của Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực NASA, ghi nhận sự xuất hiện mặt trăng thứ hai sẽ bắt đầu lúc 15:54 EDT (12h giờ Hà Nội, ngày 29/9) và kết thúc lúc 24h ngày 25/11.

    Sau khi quay quanh Trái Đất trong một thời gian ngắn, tiểu hành tinh 2024 PT5 sẽ tiếp tục quay quanh Mặt Trời như một phần của gia đình tiểu hành tinh Arjuna.

    2024 PT5 không phải là tiểu hành tinh đầu tiên bị lực hấp dẫn của Trái Đất hút để trở thành một mặt trăng nhỏ. Các nhà khoa học từng ghi nhận hai lần trước đó, một lần hút tiểu hành tinh kéo dài khoảng một tuần và ước tính xảy ra vài lần mỗi thập kỷ. Với những lần hút thời gian lâu hiếm hơn có thể kéo dài nhiều năm thay vì vài tuần, dẫn đến việc các tiểu hành tinh bị hút hoàn thành một hoặc nhiều quỹ đạo đầy đủ quanh Trái Đất.

    Thực tế tiểu hành tinh 2024 PT5 sẽ chỉ tồn tại vài tuần thay vì hàng tỷ năm không phải là sự khác biệt lớn duy nhất giữa "mặt trăng nhỏ" này và Mặt Trăng thực sự.

    Dù mặt trăng thứ hai này xuất hiện trên bầu trời đêm của Trái Đất ít nhất nửa tháng, 2024 PT5 sẽ không thể quan sát được đối với người quan sát bầu trời thông thường. Tuy nhiên, các nhà thiên văn chuyên nghiệp có thể sẽ chụp được một số hình ảnh của sự xuất hiện tạm thời này.

    Điều này chủ yếu là do sự khác biệt lớn về kích thước giữa hai thiên thể. Trong khi Mặt Trăng ước tính có đường kính 2.159 dặm (3.475 km), 2024 PT5 được cho là chỉ rộng khoảng hơn 10 m. Điều đó có nghĩa là Mặt Trăng lớn hơn tiểu hành tinh giả mặt trăng 2024 PT5 tới 308.108 lần.

    "Vật thể này quá nhỏ và mờ đối với các kính viễn vọng và ống nhòm nghiệp dư thông thường. Tuy nhiên, vật thể này nằm trong phạm vi độ sáng của các kính viễn vọng thông thường được các nhà thiên văn chuyên nghiệp sử dụng", Giáo sư Raúl de la Fuente Marcos kết luận. Ông khuyên người dùng cần dùng một kính viễn vọng có đường kính ít nhất 30 inch cộng với một máy dò CCD hoặc CMOS để quan sát. "Nếu dùng kính viễn vọng 30 inch và mắt thường sẽ không đủ", ông nói.

    Minh Thư (Theo Space)
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  2. Công Chúa Gián

    Công Chúa Gián Persian Prince

    Tham gia ngày:
    18/9/16
    Bài viết:
    3,614
  3. JEmEL

    JEmEL The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    19,495
    chodima đẹp nhé
     
  4. Tia Sáng

    Tia Sáng Zack Snyder =thất bại của Holyweed Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    25/11/10
    Bài viết:
    11,112
    Nơi ở:
    Viện Tâm Thần
    Cục đá bé xíu
     
  5. nuvo125

    nuvo125 The Warrior of Light ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/5/07
    Bài viết:
    2,493
    Rồi có tiện đường xuống đây chơi không pepe-3
     
    xDarkxAngelx thích bài này.
  6. Fire_Witch

    Fire_Witch Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/2/10
    Bài viết:
    5,828
    Nơi ở:
    Tatalia
    10m thì có rơi chắc cũng không xuống được đến đất đâu.
     
  7. JEmEL

    JEmEL The Chosen Undead Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/04
    Bài viết:
    19,495
    chodima bữa đọc là to bằng sân bóng đá, sao còn có 10m vậy, chiếc máy bay dân dụng chắc còn hơn 60m
     

Chia sẻ trang này