Những đứa trẻ bị biến thành 'con nuôi xuất khẩu' ở Hàn Quốc

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi lehmanbear, 1/11/24.

  1. lehmanbear

    lehmanbear Kỹ sư gọi bưởi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    17,762
    Những đứa trẻ bị biến thành 'con nuôi xuất khẩu' ở Hàn Quốc
    Tháng 7/1975, con trai mới chập chững biết đi của bà Choi Young-ja ra ngoài chơi với bạn và không quay về.

    Bà Choi và chồng trình báo con mất tích, dán áp phích tìm con khắp nơi. Họ tìm đến Holt Children's Services, cơ quan điều phối cho nhận con nuôi lớn nhất Hàn Quốc thời kỳ đó, nhưng đều nhận thông báo không có thông tin nào về cậu bé.

    Gần 50 năm sau, bà Choi nộp mẫu ADN cho một đơn vị cảnh sát hỗ trợ con nuôi gốc Hàn tìm cha mẹ ruột. Bà khi đó mắc ung thư dạ dày, nghĩ rằng mình sẽ chết mà không được một lần nữa nhìn thấy mặt con.

    40 năm cũng là quãng thời gian mà Yooree Kim trải qua trước khi tìm được những manh mối cho thấy bà đã bị bắt cóc từ Hàn Quốc đến Pháp làm con nuôi.

    Suốt những năm tháng đó, Kim đã cố gắng đi tìm đáp án cho một câu hỏi đơn giản: Làm thế nào một nữ sinh 11 tuổi thông minh, cần cù, có cha mẹ đàng hoàng, lại bị "hô biến" thành trẻ mồ côi ở Hàn Quốc và trao cho những người lạ tại Pháp làm con nuôi vào năm 1984.

    "Giới chức Pháp chưa từng đặt nghi vấn, chưa từng kiểm tra xem tôi đến từ đâu, cha mẹ tôi còn sống hay không", Kim cho hay.

    Sau khi tìm hiểu, Kim nhận ra mình là một nạn nhân trong "cỗ máy cho nhận con nuôi" đã đưa khoảng 200.000 trẻ em Hàn Quốc đến các gia đình ở Mỹ, châu Âu, Australia từ những năm 1950. Trong thời cao điểm những năm 1970 và 1980, Hàn Quốc đã "xuất khẩu" hàng trăm trẻ em làm con nuôi mỗi tháng.

    Các phóng viên AP đã phỏng vấn hơn 80 con nuôi gốc Hàn, xem xét hàng nghìn trang tài liệu, phát hiện nhiều người trước khi bị gửi ra nước ngoài đã bị giới chức thông báo với bố mẹ đẻ ở Hàn Quốc rằng họ "bị bắt cóc, mất tích hoặc chết non do bệnh tật lúc mới chào đời".

    Điều tra còn phát hiện chính phủ các nước phương Tây thời điểm đó làm ngơ trước tình trạng làm giả hồ sơ con nuôi, thậm chí gây sức ép để Hàn Quốc tiếp tục gửi "trẻ mồ côi" tới các quốc gia này. Trong khi đó, các cơ quan điều phối quá trình cho nhận con nuôi gây sức ép lên các bà mẹ Hàn Quốc, chi tiền cho các bệnh viện để làm giả hồ sơ.

    Các vụ kiện, trình báo đang xuất hiện ngày một nhiều, gây chấn động thế giới, làm rung chuyển ngành công nghiệp cho nhận con nuôi toàn cầu, vốn phát triển dựa theo mô hình đầu tiên ở Hàn Quốc.

    Yoore Kim, bị bắt cóc ở Hàn Quốc gửi đến Pháp làm con nuôi năm 1984, khi mới 11 tuổi. Ảnh: AP
    [​IMG]
    Yoore Kim, bị bắt cóc ở Hàn Quốc gửi đến Pháp làm con nuôi năm 1984, khi mới 11 tuổi. Ảnh: AP

    Park Geon-Tae, quan chức Ủy ban Sự thật và Hòa giải Hàn Quốc, cho biết việc các nước phương Tây thời kỳ đó áp dụng rộng rãi biện pháp tránh thai cũng như phá thai khiến số trẻ em có thể được nhận nuôi giảm mạnh. Hệ thống cho nhận con nuôi từ nước ngoài ra đời, được thiết kế để phục vụ nhu cầu của các gia đình hiếm muộn ở phương Tây, những người thậm chí chưa từng đến Hàn Quốc.

    "Nói một cách đơn giản, có cầu ắt có cung", ông Park giải thích. "Trẻ em bị bỏ rơi ở Hàn Quốc nhiều đến thế sao? Chúng tôi chưa thấy hiện tượng này".

    Năm 1974, Hàn Quốc tìm cách ngăn hoạt động cho con nuôi tới các nước Bắc Âu, sau khi Triều Tiên cáo buộc chính quyền Park Chung-hee "bán trẻ em ra nước ngoài như động vật".

    Nhưng đại sứ các nước Bắc Âu liên tục gây sức ép lên giới chức Hàn Quốc bằng 9 văn bản ngoại giao, cho rằng việc Seoul ngừng gửi con nuôi sẽ gây tổn hại đến quan hệ ngoại giao, cho hay họ đã nhận được ít nhất 1.455 yêu cầu nhận con nuôi là trẻ em Hàn Quốc.

    "Việc các gia đình Thụy Điển nhận nuôi trẻ mồ côi Hàn Quốc không phải là vì chính phủ Hàn Quốc bỏ bê các em, mà bởi nhiều cặp vợ chồng Thụy Điển không con cái rất muốn nhận nuôi các bé. Bởi vậy, sẽ thật tốt nếu tiếp tục đưa trẻ mồ côi ra nước ngoài làm con nuôi", đại sứ Thụy Điển nói trong cuộc gặp với thứ trưởng ngoại giao Hàn Quốc vào tháng 1/1975.

    Yooree Kim cho rằng các nhà ngoại giao phương Tây chắc chắn hiểu rõ không có nhiều trẻ em mồ côi đến vậy ở Hàn Quốc. "Họ tạo ra những đứa trẻ mồ côi giả, bán chúng tôi như hàng hóa", bà nói.

    Harry Holt, người sáng lập chương trình cho nhận nuôi con từ Hàn Quốc đứng cùng nhóm "trẻ mồ côi" ở Seoul, ngày 21/7/1958. Ảnh: AP
    [​IMG]
    Harry Holt, người sáng lập chương trình cho nhận nuôi con từ Hàn Quốc đứng cùng nhóm "trẻ mồ côi" ở Seoul, ngày 21/7/1958. Ảnh: AP

    Nhưng dưới áp lực ngoại giao của phương Tây, Hàn Quốc quyết định tiếp tục chương trình cho con nuôi. "Chấp thuận yêu cầu của các nước Bắc Âu để tiếp tục gửi trẻ em ra nước ngoài làm con nuôi là nhằm thúc đẩy tình hữu nghị quốc tế", Bộ trưởng Y tế Hàn Quốc Ko Jae-pil tuyên bố năm 1975.

    Hồi tháng 5, Hà Lan tuyên bố không tiếp tục cho phép công dân nhận con nuôi nước ngoài. Cơ quan nhận con nuôi quốc tế duy nhất của Đan Mạch thông báo đóng cửa. Thụy Điển cũng ngừng nhận con nuôi từ Hàn Quốc, còn Na Uy đang điều tra các cáo buộc.

    Chính phủ Thụy Sĩ đã xin lỗi vì không ngăn chặn được hoạt động cho nhận con nuôi trái phép. Hồi tháng 3, Pháp công bố báo cáo điều tra, chỉ trích gay gắt về những sai phạm trong quá khứ của các quan chức liên quan đến hoạt động này.

    Mỹ, quốc gia tiên phong áp dụng hệ thống này và là bên nhận nhiều con nuôi Hàn Quốc nhất, chưa làm rõ trách nhiệm của mình. Bộ Ngoại giao Mỹ sau khi nhận câu hỏi từ AP vài tháng trước cho biết họ vẫn tìm kiếm thông tin từ kho lưu trữ.

    Không thể làm rõ có bao nhiêu vụ nhận con nuôi trái phép, nhưng trong cuộc điều tra hồi tháng 3, Pháp thừa nhận từ lâu đã biết về các sai phạm có tính hệ thống, tồn tại trong thời gian dài trong hoạt động này. "Giới chức đôi khi nhận cảnh báo ở cấp cao nhất, nhưng không có bất kỳ phản ứng chính trị nào", điều tra có đoạn.

    Năm 2023, khi nhận thông báo đã tìm thấy con trai, bà Choi ngã quỵ, òa khóc.

    Cậu bé được nhận nuôi ở Na Uy vào tháng 12/1975, năm tháng sau khi mất tích. Trong giấy tờ, cậu bé có tên mới, kèm bức ảnh đen trắng chụp cậu mím chặt môi, dán số hồ sơ K-8818 trên ngực. Tổ chức đã gửi cậu bé đến Na Uy chính là Holt Children's Services.

    Bà Choi xông vào trụ sở tổ chức này tại Seoul, yêu cầu nộp toàn bộ hồ sơ của con trai mình. Khi nhân viên cơ quan này từ chối cung cấp hồ sơ khi không có chữ ký đồng ý của con trai, bà nổi giận, lật ghế, hất tung chồng giấy trên bàn. "Anh có bắt tôi ký khi bán đứa con 4 tuổi của tôi không?", bà hét lớn.

    Holt Children's Services không trả lời yêu cầu bình luận về lời kể của bà Choi. Thời điểm ngành công nghiệp cho con nuôi ở Hàn Quốc bùng nổ với nhiều đối thủ cạnh tranh, Holt Children's Services có quy mô lớn nhất, gửi khoảng 1/2 số trẻ em Hàn Quốc ra nước ngoài.

    Đây là tổ chức do vợ chồng Harry và Bertha Holt ở Oregon, Mỹ, sáng lập. Vào những năm 1950, họ tuyên bố đã nhận được tiếng gọi của Chúa để cứu những đứa trẻ mồ côi trong chiến tranh Triều Tiên.

    Bà Choi đang làm việc với luật sư để kiện chính phủ Hàn Quốc và Holt Children's Services vì đưa con trai bà đến Na Uy.

    Bà Choi Young-ja cầm ảnh con trai mất tích năm 1975. Ảnh: AP
    [​IMG]
    Bà Choi Young-ja cầm ảnh con trai mất tích năm 1975. Ảnh: AP

    Ingeborg Gloppen Johnsen, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Na Uy, cho biết chính phủ nước này biết về những sai phạm nghiêm trọng trong việc nhận con nuôi từ Hàn Quốc trong quá khứ. Năm 2023, Na Uy mở cuộc điều tra toàn diện về vấn đề này.

    Cuối tháng 10/2023, bà Choi hồi hộp đi lại, thỉnh thoảng nhìn đồng hồ, ngắm những bức ảnh phai màu trong quyển album cũ. Bà đã không ngủ suốt nhiều ngày.

    Trước đó, bà đã đi làm tóc, tự tay chọn mua áo mới. Con trai bà, giờ là một nhà thiết kế thời trang 52 tuổi tóc hoa râm, chuẩn bị đáp chuyến bay đến Hàn Quốc thăm mẹ ruột.

    Đứng lặng lẽ tại Sân bay Quốc tế Incheon, bà bập bẹ câu "mẹ xin lỗi" bằng tiếng Anh đã tập dượt trước nhiều lần. Khi con trai xuất hiện từ trong đám đông, bà lập tức nhận ra đó chính là đứa con bé bỏng năm nào, với khuôn mặt tròn trĩnh, đôi tai lớn và cặp mắt to như lúc nào cũng đang cười.

    "Mẹ xin lỗi", bà vùi mặt vào ngực con khóc òa.

    https://vnexpress.net/nhung-dua-tre-bi-bien-thanh-con-nuoi-xuat-khau-o-han-quoc-4810113.html

     
  2. Rael

    Rael Magitek Knight GameVN Lady Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/5/05
    Bài viết:
    18,781
    Nơi ở:
    nhà
    Thấy tụi Pháp hay thích nhận con nuôi gốc Á nhỉ?
     
    snoopyy thích bài này.
  3. lehmanbear

    lehmanbear Kỹ sư gọi bưởi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    17,762
    Xem cái video đoạn 23' đứa 11 tuổi bị nhận nuôi và bị lạm dụng ở Pháp.
     
    thitavipho thích bài này.
  4. amorphous1234

    amorphous1234 mindless, formless, senseless

    Tham gia ngày:
    23/9/15
    Bài viết:
    12,073
    Vãi nhỉ.
     
  5. T1nhLaG1

    T1nhLaG1 Star swallower ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    2/11/09
    Bài viết:
    12,821
    Phương tây họ văn minh lắm
     
  6. MCGH

    MCGH Kỹ nữ mua vui cho đời ➳ Sharpshooter ⌖ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    26/8/07
    Bài viết:
    10,609
    Nơi ở:
    Cần Thơ
    Vkl chính phủ tiếp tay luôn 3hjm9rj-png
    Đưa lính đi đánh thuê xong thì bán trẻ em trong nước ra nước ngoài luôn 3hjm9rj-png
     
  7. lehmanbear

    lehmanbear Kỹ sư gọi bưởi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    17,762
    Chính phủ Hàn cũng muốn gửi trẻ mồ côi đi, để giảm gánh nặng an sinh xã hội.
    Nhiều bố mẹ cũng muốn cho con đi thật vì bọn Hàn lúc đấy vừa chiến tranh xong.
     
    thitavipho and jumper like this.
  8. mokubahg

    mokubahg The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/9/09
    Bài viết:
    2,046
    Chính phủ lúc đoa khác gì con chó của phương tây đâu
    À mà h cũng vẫn thế
    Xong lại có mấy thằng đần mong sài gòn giống hàn quắc
     
  9. lehmanbear

    lehmanbear Kỹ sư gọi bưởi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    17,762
    Cái gì tốt thì học, xấu thì bỏ qua chứ.
    Như đầu tư phát triển điện ảnh, âm nhạc.
     
  10. thangcb

    thangcb Chutik Chào Buồng GVN CHAMPION Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    24/6/06
    Bài viết:
    12,765
    Nơi ở:
    Anaheim
    Bọn hàn nhìn hào nhoáng thế thôi chứ đằng sau sống nhục, sống khổ lắm anh em. Đông lào mình tính ra sống thoải mái, an nhàn, giàu tình cảm.
     
    otaku_gangsta, snoopyy and Lao Công like this.
  11. bloodyangel1993

    bloodyangel1993 Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/1/08
    Bài viết:
    5,708
    1950 đang chiến tranh thì coi như vô pháp. ngc lại mình mà ở vị trí nhg gia đình bên đấy chắc cg muốn gửi con sang. ít nhất là còn sống. chứ ko biết lúc nào chết thì còn nghĩ đc j nữa
     
    thitavipho thích bài này.
  12. amorphous1234

    amorphous1234 mindless, formless, senseless

    Tham gia ngày:
    23/9/15
    Bài viết:
    12,073
    Cao điểm 1970-1980. Chính yếu ở đây là bắt cóc người để đưa qua đó.
     
  13. lehmanbear

    lehmanbear Kỹ sư gọi bưởi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/12/10
    Bài viết:
    17,762
    Kéo dài đến nay mà, nhưng sai phạm tập trung nhiều từ 1960s-1990s.
    Sai phạm nhiều nhưng đa số vẫn là mồ côi thật hoặc bố mẹ gửi vào trại trẻ.
    upload_2024-11-1_19-50-43.png
     
  14. amorphous1234

    amorphous1234 mindless, formless, senseless

    Tham gia ngày:
    23/9/15
    Bài viết:
    12,073
    Đù đến năm 2k vẫn còn. Lạ nhỉ, giàu rồi mà.
     
  15. BÔ-MAN

    BÔ-MAN Legend of Zelda

    Tham gia ngày:
    17/11/22
    Bài viết:
    907
    Nơi ở:
    toilet
    đám top thì giàu thôi chứ dân thì ...
     
  16. Badbamboo

    Badbamboo Persian Prince Berserker

    Tham gia ngày:
    3/5/21
    Bài viết:
    3,995
    Chênh lệch giàu nghèo thì có
     
  17. Chết vì bimbim

    Chết vì bimbim Vì Bimbim dính Sida GameOver

    Tham gia ngày:
    29/8/21
    Bài viết:
    5,111
    Nghe như á xỉu
     
    Lao Công thích bài này.
  18. 2 tay 2 búa

    2 tay 2 búa Persian Prince Berserker

    Tham gia ngày:
    28/9/21
    Bài viết:
    3,972
    Nơi ở:
    Midzy
    đất nước của các idol nát vậy sao worry-82
     
  19. XzeddyX

    XzeddyX ▶Ngự Miêu Vệ◀ Moderator ⚜ Duel Master ⚜

    Tham gia ngày:
    11/11/06
    Bài viết:
    17,443
    Nơi ở:
    sang đường quẹo trái!
    Sẽ là một câu chuyện đẹp khi bên gửi không nhận Tiền
     
  20. doctor who

    doctor who Space Marine Doomguy Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/3/14
    Bài viết:
    5,894
    Giống topic "gửi con" mấy hôm trước thế nhỉebbuoyd-png
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.

Chia sẻ trang này