Phải đến tuần thứ tư sau khi mẹ mất, Phước Cường mới biết mình là con nuôi. Anh vẫn quyết chạy hơn 400 km từ TP.HCM đến Đà Lạt để mẹ được an nghỉ cạnh bà ngoại và hai chị gái. Vào một buổi tối cuối năm 2023, Phước Cường (sống ở quận 6, TP.HCM) chạy xe máy ghé vào cây xăng gần nút giao Dầu Giây (Đồng Nai). Chàng trai 21 tuổi đeo balo, di chuyển chậm rãi một cách kỳ lạ, thậm chí không dám cử động mạnh khi xuống xe đổ xăng. Bởi lẽ, balo đang chứa hũ đựng tro cốt của bà Hồng Mai Hương - người mẹ nuôi chăm sóc anh từ nhỏ và yêu thương không khác con ruột. Anh chỉ biết mình được nhận nuôi trong lễ cúng tuần thứ tư sau khi mẹ qua đời. 49 ngày sau khi mẹ mất, Cường chạy xe từ TP.HCM về Đà Lạt để thực hiện di nguyện cuối cùng của mẹ. Bà mong được an nghỉ cạnh bà ngoại. Chia sẻ với Tri Thức - Znews, chàng trai 21 tuổi khẳng định đây là 400 km ý nghĩa nhất cuộc đời. Bà Hương và Phước Cường khi còn nhỏ, Cường cho biết anh được mẹ nuôi dưỡng từ khi vừa mở mắt. Buổi sáng cuối cùng Bà Mai Hương qua đời vào cuối năm 2023, sức khỏe bà yếu dần do căn bệnh tai biến. Trước khi qua đời, bà bị liệt một cánh tay, đi lại khó khăn và nhiều khi đầu óc không minh mẫn. “Mẹ mình qua đời trong một buổi sáng. Hôm đó mẹ đặc biệt minh mẫn, ăn hết một phần hủ tíu mềm, uống được một ly cà phê sữa”, Cường nghẹn ngào. “Mẹ dặn mình đi làm cẩn thận, lúc mình về thì mẹ đã qua đời trên giường”. Anh kể bản thân khóc to đến mức hàng xóm nghe được và chạy sang hỏi thăm. Khi đã rõ sự tình, mọi người kéo nhau dọn dẹp, lo tang lễ cho bà Hương. Trong thời gian đầu mất mẹ, Cường đau lòng đến mức trầm cảm. Khi nỗi đau mất mẹ còn chưa nguôi ngoai, một cú sốc khác lại giáng vào tâm trí chàng trai 21 tuổi: Anh không phải con ruột bà Hương. “Trong thất thứ tư (tuần thứ tư - PV), sư thầy hỏi mẹ có điều gì muốn nói với mình nhưng chưa kịp không. Mình bảo mẹ có hứa nhưng ra đi quá đột ngột. Thế là thầy cho mình biết mình được mẹ Hương nhận nuôi”, anh kể. Nỗi đau chồng chất khiến chàng trai òa khóc. Anh gọi đến bạn bè của mẹ lẫn người dì ở Mỹ để tìm sự thật. Cả hai cho biết thêm bà Hương nhận nuôi anh từ một người phụ nữ áo đỏ tại bệnh viện Đà Lạt. Người dì thậm chí đề nghị giúp anh tìm lại cha mẹ ruột. Phước Cường từ chối. “Dù có máu mủ hay không thì mẹ Hương đã thương mình không khác gì con ruột. Với mình, mẹ Hương chính là người mẹ duy nhất”, anh tâm sự. “Mẹ ơi! Theo con về ngoại nha” Sau 49 ngày, Cường bắt đầu tìm cách thực hiện nguyện vọng của mẹ. Bà thường nói với anh: “Sau này mẹ có mất thì bây nhớ đem mẹ về bên ngoại nha”. Song, các nhà xe có chuyến từ TP.HCM đi Đà Lạt đều lắc đầu khi nghe tin anh muốn mang thêm hũ đựng tro cốt. Cường quyết định chạy xe máy đưa mẹ về quê. Anh đặt hũ đựng tro cốt của mẹ vào một thùng giấy nhỏ, bọc kỹ bằng giấy rồi để vào chiếc balo mẹ đã mua cho hồi năm 2018. Suốt quãng đường 400 km, Cường không dám tháo balo, không chạy quá nhanh hay cử động mạnh vì sợ “mẹ” sẽ rơi khỏi balo. “400 km này chắc là quãng đường ý nghĩa nhất đời mình. Mình cứ cảm giác mẹ đang đồng hành với mình, như được mẹ ôm suốt chặng đường”, anh ngậm ngùi. Có lúc, anh còn dừng lại nói với mẹ: “Mẹ ơi! Theo con về ngoại nha”. Phước Cường chạy xe máy hơn 400 km từ TP.HCM về Đà Lạt để thực hiện di nguyện của mẹ. Cường cho biết điều khó khăn nhất trên đường là mỗi lần ghé vào đổ xăng hay đi vệ sinh. Anh không dám cởi balo, cố di chuyển thật chậm để không ảnh hưởng đến hũ đựng tro cốt. 4h sáng, Cường và “mẹ” đặt chân đến Đà Lạt. Anh thấy mình nhẹ nhõm và yên lòng hẳn. “Mình vui vì giúp mẹ hoàn thành nguyện vọng. Giờ mẹ đã được ở cạnh ngoại và 2 chị gái (2 người con đã mất của bà Hương - PV)”, anh chia sẻ. Hiện, Cường vẫn đi lại thường xuyên giữa TP.HCM và Đà Lạt để thăm mẹ. Anh vừa về làm giỗ bà Hương vào tháng 11. Song, nỗi đau vẫn chưa nguôi đối với chàng trai 21 tuổi. Anh kể bản thân có thói quen gọi vọng vào nhà mỗi khi đi làm về. “‘Mẹ ơi có gì ăn không?’, mình hay gọi như thế. Trước đây mẹ mình sẽ trả lời ngay lập tức nhưng giờ căn nhà chỉ còn lại mình, bóng tối và âm thanh từ chiếc máy tụng kinh của mẹ”. Anh nói thêm bản thân luôn tự nhủ phải sống thật tốt để mẹ yên lòng. https://lifestyle.znews.vn/chang-tr...ost1517411.html#zingweb_home_sectionfeatured7
Thật ra cha mẹ ruột là tỷ phú, mẹ nuôi là bạn thân được chọn gửi nuôi, sau bao nhiêu năm không thấy cha mẹ ruột liên hệ để nhận con nên trước lúc mất mẹ nuôi mới cho biết, để con mình biết đường tìm về cha mẹ ruột. Nào ngờ giờ gia tộc cha mẹ ruột đang trong giai đoạn tranh giành cơ nghiệp, người bác phản diện đọc được tin và từ đây câu chuyện bắt đầu...
VL bác, thì bác đặt vào hoàn cảnh của họ thì hiểu thôi. Con người có tổ tông, sông có cội nguồn Đôi khi không phải vì tiền bạc thừa kế hay tình cảm thiếu thốn gì. Cũng không phải muốn tìm hiểu trách móc lý do họ rời xa mình Mà là muốn biết họ là ai Bạn tôi từ Huế vào nam, tìm đến phòng dạy nhạc của ba ruột nó, giả làm người muốn nhập học, nói chuyện với ông vài ba câu xong lại bay về Huế Một góc khuyết trong tâm hồn