Bác ở HN thì em rec là đi sản HN luôn nhé. Ở đó cơ sở hạ tầng nó tốt hơn, ở TW nó chật và cũ quá! Về chuyên môn thì em thấy sản HN và TW same same. Do xưa vợ em khám thai của bsi sản HN nhưng lại đẻ ở TW (do có người quen ở đó chứ ko em cũng qua HN)
thank các fen mà vừa gg đc cái này, pstw bị quả phốt ghê quá , cắt nhầm bên vòi tử cung : http://antt.vn/benh-nhan-khoi-kien-benh-vien-phu-san-tw-vi-su-co-y-khoa-2-nam-truoc-228226.htm
Hôm nay tâm trạng khá buồn do mình lỡ tay tác động vật lý với bé chị, khi bé chị lỡ làm bé em đau. Hai chị em đang đùa giỡn thì mình thấy nguy hiêm nên cảnh báo và dùng tay ngăn nhưng vẫn không được. Sau chuyện đó thì bé chị rất buồn và ko ôm bé em, ko xin lỗi bé em. Mình cũng nói chuyện với bé chị, và mẹ bé cũng nói chuyện với bé chị, thì bé chị muốn sói ăn thịt bé em luôn. Có vẻ bé chị đang nghĩ rằng ba mẹ thương bé em hơn. Thật sự mình cũng khá lo lắng về chuyện này, nhân đây, minh muốn hỏi về một vài quyển sách dạy con hay để trau dồi thêm. P/s: bé chị 3 tuổi còn bé em 19 tháng.
Đúng là mỗi người có kiểu dậy con khác nhau, mình toàn ban đầu nói nhẹ nhàng tình cảm, nghe thì ok. Bướng 1 cái là mình phệt luôn
Lúc trc tui có xem thấy vài topic về việc ra lệnh cho trẻ, đi tìm hiểu thêm 1 chút thì cơ bản mấy cái lệnh cảnh báo & ngăn cản cần nhiều bước trong não hơn bt, vd đi, kêu bất kỳ ai "đừng nghĩ tới con gà", 8 phần là sẽ nghĩ tới con gà xong rồi tìm cách ko nghĩ tới con gà. Bên cạnh đó coi mấy cách tương tác với trẻ ng ta cũng nói nội dung phải càng rõ ràng càng tốt. Thấy anh chị tui cũng có xài cách này với con tới hết cấp 1 (4 đứa trẻ tổng cộng), khá hiệu quả. Con tui mới 15 tháng thôi có 1 số cái nó hiểu, test thử xem sao thì thấy nó lộ ra cái mặt "ủa bây giờ con làm gì tiếp theo đây?", hiện tại thì nó hiểu chữ "không" nghĩa là ba má nó ko vừa lòng/ko thích/buồn v.v.
con bé con nhà tôi 4 tháng hơn, tối gắt ngủ vcđ.... Ti xong cứ đặt là kêu, mẹ nó phải bế cả tiếng mới đặt được ý :(
Bé nó mới 3t, khả năng hiểu nguy hiểm hoặc cảnh báo gần như là không thể. Nếu thấy không an toàn tốt nhất không nên để tác nhân gây nguy hiểm gần đấy. Thêm nữa là bác đang kỳ vọng 1 đứa 3t có thể hiểu thế nào là có lỗi và xin lỗi thì bác đang đặt kỳ vọng hơi quá cao cho 1 đứa nhỏ. Ngoài ra, khi nói chuyện với con nít tránh dùng từ ra lệnh như "Không được ABC..." hoặc "Đừng XYZ..." gần như tụi nó sẽ bỏ qua chữ Không được hoặc Đừng mà làm luôn hành động sau đó. Nếu bác muốn tìm hiểu thêm về việc giao tiếp với trẻ, thì tìm hiểu về Lắng nghe chủ động và Cửa sổ hành vi. Việc bắt đầu từ sớm giúp đỡ nhiều cho sau này, cố gắng nên bắt đầu từ bây giờ vì khi 4-5t hành vi của bé sẽ gần như được hoàn chỉnh và để sửa thì khó khăn và tốn thời gian nhiều lắm.