[DT]Mỹ đánh thuế với cả thế giới, tuyên bố "độc lập kinh tế"

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi 934944, 3/4/25.

  1. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    27,389
    Nhiều ng bắt đáy mà
    Xem ai bán ra trc khi áp nữa mới chắc dc
     
  2. riven2014

    riven2014 For the Horde!

    Tham gia ngày:
    16/8/15
    Bài viết:
    11,763
  3. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    27,389
  4. king_game2

    king_game2 Mario & Luigi Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/4/06
    Bài viết:
    885
    Nơi ở:
    HCM
    đù kì này apple ngon lành ah, tự nhiên bán đc mớ iphone dù stock có giảm, nhưng giờ stock sắp lên ngược lại rồi =))

    mà làm vậy thì chả phải Mỹ đang xuống nước trước ah :-?
     
  5. Mèo Bếu

    Mèo Bếu Glory to Mankind ➳ Sharpshooter ⌖

    Tham gia ngày:
    25/8/20
    Bài viết:
    21,133
    [​IMG]
     
    Trùm online and zantan like this.
  6. thanhtrang2202

    thanhtrang2202 Đẹp Trai Nhất Forum. Vừa bị chịch đi 2 hàng Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    6,048
    Có làm, mà làm biếng.
     
    NFSHP2, dp_onl, hungma147 and 4 others like this.
  7. Yukianesa

    Yukianesa ξ (⩌‸⩌ )ξ Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    1/12/10
    Bài viết:
    27,027
    Nơi ở:
    Edith City 8th Borough 5-21-3-201
    Mấy thằng đòi việc làm hỏi ngược chúng nó có làm ko thì toàn bảo để robot lo =))
     
  8. thanhtrang2202

    thanhtrang2202 Đẹp Trai Nhất Forum. Vừa bị chịch đi 2 hàng Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    6,048
    Tinh thần dân mẽo: làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu.
    Oh ... wait ... mghqp4v-png
     
  9. Reidlos

    Reidlos Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    24/6/22
    Bài viết:
    1,311
    K xuống thì ăn loz à peepo_cringe
     
  10. riven2014

    riven2014 For the Horde!

    Tham gia ngày:
    16/8/15
    Bài viết:
    11,763
  11. Anji Mito

    Anji Mito Mayor of SimCity ➹ Marksman ➹ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/1/07
    Bài viết:
    4,107
    Nơi ở:
    Hyrule
  12. BachLi

    BachLi Chịch ma, phệt quỷ, vã lắm rồi!

    Tham gia ngày:
    29/1/21
    Bài viết:
    16,071
    Người mỹ vẫn làm việc của mễ và tàu và vn . Mỹ thuê người cắt cỏ 1 chứ mỹ lương 20$/h mua cái áo temu 5 $ nó vẫn 100 thôi.
     
  13. PeepingTom

    PeepingTom nguyện bú liếm thông tắc mũi cho ong nâu...

    Tham gia ngày:
    23/3/20
    Bài viết:
    17,644
    Nâng trần mức tuổi tham gia quân đội và tuổi nghỉ hưu của quân nhân là xong. Đứa nào không có việc thì đi lính ban phát dân chủ khắp muôn nơi lập United Empire luôn, quá tiện gaooworry-111
     
  14. ThunderChief

    ThunderChief John "Soap" MacTavish Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    27/1/09
    Bài viết:
    17,317
    Nơi ở:
    Nhà lá
    Danh sách hàng hóa tàu dc trump miễn thuế pepe-1
    [​IMG]
     
    Nhật Bình thích bài này.
  15. meoden1008

    meoden1008 Sith Lord Revan Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,830
    Sức mạnh' của thị trường trái phiếu khiến ông Trump hoãn thuế
    Vẫn tỏ ra bình thản lúc Phố Wall chao đảo nhưng ông Trump đã lung lay và tiến đến quyết định hoãn thuế khi thấy thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ "có biến".

    Sau khi thuế đối ứng được công bố hôm 2/4, thị trường chứng khoán Mỹ liên tục lao dốc. Dù vậy, cơn chao đảo ở Phố Wall không thay đổi được sự kiên định của ông Trump.

    Nhưng đến ngày 9/4, thế giới bất ngờ trước quyết định tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày. Nhiều nhà phân tích cho rằng thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ đã làm ông Trump phải cân nhắc. "Mọi người đang hơi lo lắng", Tổng thống trả lời hôm ấy, khi phóng viên đề cập thị trường trái phiếu.

    Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Kevin Hassett thừa nhận thị trường trái phiếu đóng vai trò trong quyết định. Các nhà đầu tư kỳ cựu Phố Wall thẳng thắn hơn: "Thị trường trái phiếu đã khiến tổng thống hoảng sợ", theo Chủ tịch Yardeni Research Ed Yardeni.

    Tuần biến động thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ

    Thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ đã rung chuyển tuần qua, khi lợi suất kỳ hạn 10 năm tăng từ dưới 4% cuối tuần trước lên mức 4,478% chốt phiên ngày thứ sáu (11/4), mức tăng theo tuần lớn nhất kể từ 2001. Có lúc, lợi suất đạt 4,592%, cao nhất kể từ ngày 13/2. Ngoài ra, lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm cũng đã tăng 0,44 điểm phần trăm.

    Diễn biến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tuần từ 7-12/4. Nguồn: Trading Cconomics

    [​IMG]
    Diễn biến lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tuần từ 7-12/4. Nguồn: Trading Cconomics

    Thông thường, trái phiếu kho bạc 10 năm được coi là nơi trú ẩn an toàn khi thị trường chứng khoán biến động. Nhưng việc lợi suất tăng mạnh cho thấy kênh này cũng trở nên rủi ro. Lợi suất tăng nghĩa là giá trái phiếu giảm.

    Thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ trị giá gần 30.000 tỷ USD vốn được cho là quá lớn để bị ảnh hưởng bởi những thay đổi nhỏ về nhu cầu. Vì vậy, một khi nó có biến động, đồng nghĩa vấn đề "đang nghiêm trọng không nhỏ".

    Kết quả, các nhà đầu tư toàn cầu đang nắm giữ hàng nghìn tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ chứng kiến giá trị tài sản sụt giảm đột ngột. "Đây không phải là điều bình thường", Ajay Rajadhyaksha, Chủ tịch nghiên cứu toàn cầu tại Barclays nói. Chỉ số đo lường mức độ biến động thị trường trái phiếu kho bạc Mỹ đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 10/2023.

    Theo UBS, các nhà đầu tư đang bán trái phiếu để huy động tiền mặt nhằm bù đắp tổn thất trên thị trường chứng khoán. Trong khi đó, Deutsche Bank cho rằng trái phiếu chính phủ Mỹ có thể "mất đi vị thế là nơi trú ẩn an toàn truyền thống".

    "Chúng tôi đã chứng kiến khá nhiều hoạt động bán ra," Vishal Khanduja, quản lý danh mục đầu tư trái phiếu tại Morgan Stanley Investment Management cho biết.


    Ajay Rajadhyaksha cho rằng nguyên nhân có thể là do các nhà đầu tư châu Á bán tháo để phản ứng với thuế quan, cũng như việc các quỹ đầu tư cố gắng thoát hàng khi đã dùng đòn bẩy cao để gom trái phiếu trước đó. "Dù lý do là gì, thị trường trái phiếu đang gặp rắc rối", Ajay Rajadhyaksha nói.

    Vì sao ông Trump dè chừng lợi suất trái phiếu

    Trái phiếu kho bạc Mỹ được Bộ Tài chính phát hành và bảo đảm bởi niềm tin vào chính phủ nước này. Nó từ lâu đã được xem là một trong những loại tài sản an toàn và ổn định nhất thế giới.

    Nhờ vậy, thị trường này được xem là nền tảng vững chắc của hệ thống tài chính toàn cầu. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump leo thang, niềm tin vào vai trò trung tâm của Mỹ trong hệ thống tài chính quốc tế bị tổn thương, dẫn đến biến động.

    "Con voi rủi ro lớn trong căn phòng chính là thị trường trái phiếu kho bạc", Matt Eagan, quản lý danh mục đầu tư tại công ty quản lý quỹ Loomis, Sayles & Company bình luận.

    Các nhà đầu tư nước ngoài là một trong những nhóm nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ lớn nhất. Nhật Bản hiện là quốc gia nắm giữ nhiều với hơn 1.000 tỷ USD, tiếp theo là Trung Quốc với 760 tỷ USD, giảm 250 tỷ USD kể từ năm 2021.

    Andrew Brenner, Trưởng bộ phận thu nhập cố định quốc tế tại National Alliance Securities kêu gọi "mọi người tỉnh lại". "Đây là dòng tiền nước ngoài đang rời khỏi thị trường trái phiếu vì chính sách thuế quan", ông tuyên bố.

    Với Mỹ, lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm còn là tham chiếu quan trọng của lãi suất vay mua nhà, ôtô và kinh doanh. Lợi suất tăng nghĩa là nhiều loại lãi suất khác sẽ tăng theo, cản trở sức mua và khả năng đầu tư của doanh nghiệp. Một số nhà phân tích lo ngại nếu nước ngoài tiếp tục bán tháo nhanh hơn thì lợi suất trái phiếu còn tiếp tục tăng, kéo theo các loại lãi suất tại Mỹ leo thang.

    "Gây sự với các đối tác thương mại lớn - những người cũng đang tài trợ cho nợ công của bạn - là cực kỳ rủi ro trong bối cảnh thâm hụt ngân sách lớn và không có kế hoạch khả thi để kiểm soát", Eagan nhận định. Hiện hàng Trung Quốc bị Mỹ áp đặt thuế quan tổng cộng 145%.

    Arun Sai, chiến lược gia cấp cao về đa tài sản tại Pictet Asset Management, cho rằng các nhà đầu tư đang xem Mỹ là điểm đến kém tin cậy hơn cho dòng tiền do những thiệt hại mà chính quyền Trump gây ra cho nền kinh tế nước này. "Kế hoạch lớn của ông Trump, Bessent và Lutnick đang sụp đổ dưới sức nặng của chính sự thiếu nhất quán", ông nói với CNN.

    Một nhà giao dịch làm việc trên sàn chứng khoán New York ngày 11/4/ Ảnh: Reuters

    " style="padding-bottom: 453.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); position: relative;">[​IMG]
    Một nhà giao dịch làm việc trên sàn chứng khoán New York ngày 11/4/ Ảnh: Reuters

    'Con tin' để kiềm chế ông Trump của giới đầu tư

    Sau đợt tăng cao hôm 9/4, lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đã ổn định ở mức trên 4,4% vào thứ năm (10/4), sau khi Tổng thống Trump công bố quyết định tạm hoãn thuế đối ứng 90 ngày với hàng chục đối tác thương mại.

    "Trái phiếu đang phát tín hiệu rằng cú tạm dừng này là đáng kể, dù về cơ bản vẫn chưa có gì thay đổi nhiều", các nhà phân tích tại ING nhận định. Theo họ, thị trường sẽ không dễ quên những đợt biến động mạnh thế này.

    Dù thị trường trái phiếu phần nào ổn định nhờ các đợt đấu giá thành công trái phiếu kỳ hạn 10 năm và 30 năm trong tuần, giới đầu tư vẫn thận trọng, chờ thanh khoản cải thiện rõ rệt hơn mới quay lại mua vào, theo Reuters.

    Về phần mình, ông Trump tuyên bố: "Thị trường trái phiếu hiện rất đẹp" sau khi tạm dừng áp thuế. Tuy nhiên, lợi suất vẫn cao hơn nhiều so với mức dưới 4% hồi cuối tuần trước. Trong khi đó, giới chuyên gia vẫn lo ngại những người nắm giữ trái phiếu có thể tấn công lần nữa.

    Theo CNN, chính sách thuế quan của Tổng thống Trump có thể khiến nhà đầu tư quốc tế bán tháo trái phiếu Mỹ như một chiến lược đàm phán. Ngoài ra, theo Chip Hughey, CEO bộ phận thu nhập cố định tại Truist Advisory Services, nếu Mỹ nhập khẩu ít hàng hóa hơn từ các đối tác thương mại toàn cầu thì nhu cầu đối với trái phiếu Mỹ có thể bị gián đoạn. Bởi lẽ, giao thương giảm đồng nghĩa với việc nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ ít USD hơn để mua trái phiếu Mỹ.

    Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ghi nhận những biến động nhưng chưa quá lo ngại. Chủ tịch Fed chi nhánh Boston Susan Collins cho biết thị trường vẫn "tiếp tục hoạt động tốt", và "không có vấn đề lớn về thanh khoản". Tuy nhiên, bà nhấn mạnh Fed "chắc chắn sẽ sẵn sàng can thiệp nếu cần".

    Với giới đầu tư, những biến động thị trường trái phiếu tuần này gợi nhớ đến các đợt bán tháo dữ dội trong đại dịch tháng 3/2020, hoặc đợt biến động vào tháng 9/2019 - những sự kiện khiến Fed phải can thiệp khẩn cấp để ổn định thị trường.

    Nhưng lần này, Fed đang ở trong tình thế khó xử hơn. Thuế quan khiến lạm phát tăng, buộc Fed phải duy trì lãi suất cao. Tuy nhiên, để hỗ trợ thị trường tài chính và tăng trưởng kinh tế, Fed lại phải giảm lãi suất.

    Ngoài ra, Fed chỉ kiểm soát được một số lãi suất ngắn hạn, còn lãi suất dài hạn như trái phiếu kỳ hạn 30 năm bị chi phối bởi thị trường. "Khi đã đến kỳ hạn dài, vai trò của Fed gần như không còn", Matt Eagan, quản lý danh mục tại Loomis, Sayles & Company nói. "Thị trường này không có nhiều nhà đầu tư dài hạn ổn định, nên chỉ cần một thay đổi nhỏ về cung cầu cũng khiến giá cả biến động mạnh", ông nói.

    Và trong khi các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu Mỹ cẩn trọng với động thái của ông Trump, họ đang tìm các lựa chọn thay thế trên thế giới. Đức gần đây công bố kế hoạch vay nợ 500 tỷ euro (545 tỷ USD). Thị trường trái phiếu của Đức được xem là chuẩn mực của châu Âu, thường được so sánh với trái phiếu Mỹ.
    https://vnexpress.net/suc-manh-cua-thi-truong-trai-phieu-khien-ong-trump-hoan-thue-4873150.html
     
    Darkwolf.vn and NotAMistake like this.
  16. meoden1008

    meoden1008 Sith Lord Revan Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,830
    Ông Trump liệu có thể hồi sinh ngành sản xuất Mỹ?
    Việc đưa nhà máy về Mỹ sẽ vấp phải rào cản như chi phí, nguyên liệu, cơ sở vật chất và cả kỹ năng lao động có thể đã lỗi thời trong ngành sản xuất hiện đại.

    Năm 1970, hơn 25% lực lượng lao động Mỹ làm việc trong lĩnh vực sản xuất. Hiện tại, con số này chỉ là 8%.

    Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố loạt thuế nhập khẩu mới sẽ đảo ngược xu hướng suy giảm đã kéo dài hàng thập kỷ này. Tuy nhiên, việc khôi phục những thị trấn công nghiệp và dây chuyền lắp ráp từng định hình nước Mỹ cách đây 50 năm có thể đã lỗi thời trong bối cảnh hiện tại.

    Peter Navarro, cố vấn cấp cao Nhà Trắng và là một trong những kiến trúc sư của kế hoạch thuế nhập khẩu, cho biết mục tiêu cuối cùng là "lấp đầy những nhà máy đang bỏ trống một nửa, hoạt động cầm chừng quanh Detroit và khu vực Trung Tây".

    Tuy nhiên, nước Mỹ hiện tại đã khác xa 50 năm trước. Thay vì cần hàng triệu công nhân làm việc tại dây chuyền lắp ráp, các nhà máy hiện nay chủ yếu được tự động hóa, sử dụng robot để thay thế con người. Điều này đồng nghĩa những nhà máy xây mới hoặc được mở lại sẽ cần ít lao động hơn, nhưng đòi hỏi kỹ năng chuyên biệt cao hơn.

    "Công việc trong ngành sản xuất đã thay đổi rất nhiều. Số lượng nhân công cần thiết cũng thay đổi đáng kể", bà Carolyn Lee - Giám đốc Viện Sản xuất (MI) thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất quốc gia Mỹ nhận định.

    Bên trong một nhà máy của BMW tại South Carolina (Mỹ). Ảnh: Reuters

    [​IMG]
    Bên trong một nhà máy của BMW tại South Carolina (Mỹ). Ảnh: Reuters

    Vì thế, chính sách thuế của ông Trump có thể chỉ là một phần nỗ lực trong quá trình hồi sinh ngành sản xuất Mỹ. Các chuyên gia cho rằng nếu thuế nhập khẩu thực sự khuyến khích được doanh nghiệp mở rộng năng lực sản xuất trong nước, thách thức tiếp theo sẽ là đào tạo lực lượng lao động Mỹ phù hợp với ngành sản xuất hiện đại và khiến họ hào hứng làm điều này.

    Trong nhiều thập kỷ sau Thế chiến II, Mỹ dẫn đầu thế giới về sản xuất. Nhưng 50 năm qua, số việc làm này dần chuyển ra nước ngoài. Nhiều nhà máy phải đóng cửa, kéo tụt triển vọng kinh tế của nhiều thị trấn và thành phố.

    Nhiều năm qua, ông Trump luôn công kích việc Mỹ để mất sức mạnh sản xuất. Từ khi nhậm chức, ông đã áp thuế 25% lên nhôm, thép nhập khẩu; 25% lên xe con, xe tải nhỏ, linh kiện xe hơi; 25% với hàng hóa Mỹ, Mexico; 145% với hàng hóa Trung Quốc và 10% với toàn bộ đối tác thương mại khác.


    "Công nhân thép, ôtô, nông dân và thợ thủ công lành nghề tại Mỹ đã phải chứng kiến người nước ngoài lấy đi việc làm và nhà máy của chúng ta", ông Trump cho biết trong một sự kiện tại Nhà Trắng tuần trước.

    Trước khi các chính sách thuế nhập khẩu mới được công bố, một số tập đoàn lớn như Nvidia, Apple và Stellantis đã cam kết đầu tư vào sản xuất trong nước. Dù vậy, với tỷ lệ thất nghiệp chỉ 4,2%, số việc làm cần tuyển vẫn đang vượt xa nguồn cung.

    Số liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ cho biết tính đến tháng 2/2025, có khoảng 482.000 việc làm sản xuất chưa được lấp đầy. Dự báo đến năm 2033, con số này có thể lên đến 1,9 triệu. Nếu đầu tư vào ngành sản xuất Mỹ tăng lên, số liệu này sẽ càng nhiều thêm.

    Ngoài thách thức về kỹ năng, việc thay đổi chuỗi cung ứng còn gặp nhiều rào cản khác. Đây là quá trình tốn kém và cần nhiều thời gian, đặc biệt với các ngành công nghệ cao. Ví dụ, Foxconn - đối tác lắp ráp của Apple - phải mất nhiều năm mới đưa được các nhà máy tại Ấn Độ vào vận hành. Tuy nhiên, các cơ sở này thường xuyên phát sinh vấn đề.

    Bên cạnh đó, tùy vào từng ngành, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp lại có những ràng buộc khác nhau, từ nguyên liệu đầu vào, cơ sở hạ tầng, chất lượng và chi phí lao động đến chính sách của nước sở tại. Ví dụ, các hãng sản xuất chocolate của Mỹ phải phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, vì cây cacao không thể trồng tại Mỹ.

    Tổng thống Trump và CEO LVMH Bernard Arnault (phải) tại nhà máy ở Texas năm 2019. Ảnh: Reuters
    [​IMG]
    Tổng thống Trump và CEO LVMH Bernard Arnault (phải) tại nhà máy ở Texas năm 2019. Ảnh: Reuters

    Cách đây 6 năm, CEO LVMH Bernard Arnault cùng Tổng thống Trump cắt băng khánh thành nhà máy ở Texas, chuyên sản xuất túi xách cho thương hiệu hàng xa xỉ Louis Vuitton. Tuy nhiên, từ sau lễ khai trương đình đám, nhà máy này liên tiếp gặp vấn đề về sản xuất, Reuters trích lời các cựu nhân viên Louis Vuitton cho biết. Trong xếp hạng của Louis Vuitton toàn cầu, cơ sở này luôn nằm trong nhóm thấp nhất về sản lượng, do thiếu thợ da thuộc lành nghề đạt tiêu chuẩn của hãng.

    Việc này cho thấy thách thức không chỉ với LVMH mà còn cả doanh nghiệp khác muốn mở nhà máy tại Mỹ để tránh bị áp thuế nhập khẩu.

    Liệu thương mại tự do có phải là nguyên nhân chính kéo giảm việc làm ngành sản xuất tại Mỹ hay không vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tự động hóa còn gây mất việc làm nhiều hơn.

    "Hiện tại không còn kiểu công việc sản xuất không yêu cầu kỹ năng", Lee cho biết.

    Công việc ngành sản xuất hiện đại đòi hỏi kiến thức về phần mềm, phân tích dữ liệu và cả lập trình, bà Lee giải thích. Số khác thậm chí yêu cầu công nhân phải biết sữa chữa robot. Dù không cần bằng đại học, các vị trí này vẫn đòi hỏi chứng chỉ hoặc đào tạo chuyên sâu.

    Olaf Groth - Giáo sư tại Trường Kinh doanh Haas thuộc Đại học California, đồng ý với nỗ lực đưa sản xuất quay trở lại Mỹ. Tuy nhiên, nước này sẽ phải nâng cấp kỹ năng lao động từ trung bình lên trình độ cao hơn. "Lao động Mỹ hiện nay chưa phù hợp với yêu cầu của ngành sản xuất hiện đại", ông nhận định.

    Bên cạnh đó, việc áp thuế nhập khẩu với mục đích đưa sản xuất về Mỹ có thể gây tổn thương cho chính các công nhân - đối tượng mà chính quyền Trump cam kết bảo vệ. Thuế tăng sẽ kéo giá hàng hóa lên cao. "Thuế nhập khẩu thực chất là một dạng thuế đánh vào người tiêu dùng và người bán hàng trong nước, chứ không phải các hãng sản xuất nước ngoài", JPMorgan - ngân hàng lớn nhất Mỹ - nhận định trong báo cáo tháng 2.

    Dù vậy, nhiều doanh nhân vẫn ủng hộ nỗ lực khôi phục ngành sản xuất của ông Trump. Ravin Gandhi là cựu CEO công ty GMM Nonstick Coating - chuyên sản xuất lớp chống dính cho đồ bếp. Năm 2018, ông từng phản đối mạnh mẽ việc Mỹ áp thuế nhập khẩu lên hàng Trung Quốc, vì khiến giá sản phẩm đắt đỏ với người Mỹ.

    Gandhi sau đó nghỉ việc, chuyển sang làm cho một quỹ đầu tư mạo hiểm. Kể từ đó, quan điểm của ông về thuế nhập khẩu thay đổi. Giờ đây, ông ủng hộ nỗ lực của Tổng thống. Mấu chốt nằm ở "robot và tự động hóa".

    "Nhiều bạn bè của tôi là doanh nhân ngành sản xuất. Họ đang rất phấn khởi với số chi phí tiết kiệm được khi áp dụng tự động hóa. Máy móc không cần nghỉ ngơi, cũng chẳng phải nghỉ Giáng sinh", ông giải thích.

    Gandhi thừa nhận tự động hóa khiến một số việc làm ở GMM biến mất. Tuy nhiên, ông tin tưởng công nghệ sẽ tạo ra các công việc hoàn toàn mới trong tương lai gần. "Tôi là người lạc quan về công nghệ. Tôi tin rằng 5 năm tới sẽ xuất hiện hàng loạt nghề mới chưa từng tồn tại", ông nói.
    https://vnexpress.net/ong-trump-lieu-co-the-hoi-sinh-nganh-san-xuat-my-4872754.html
     
  17. DkMuShiClone

    DkMuShiClone Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    18/4/19
    Bài viết:
    2,791
    Vậy khác nào tự thừa nhận là ko thể sống hiếu hàng công nghệ cao của nó, rồi đi dánh thuế hàng tiêu dùng thì bảo hộ doanh nghiệp mẽo là doanh nghiệp nào?
     
    jumper thích bài này.
  18. jumper

    jumper Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    5/6/03
    Bài viết:
    27,389
    Thật ko ngờ có ngày ng mẽo làm công nhân may mặc mua laptop tq
    :((
     
  19. meoden1008

    meoden1008 Sith Lord Revan Berserker

    Tham gia ngày:
    9/12/19
    Bài viết:
    10,830
    Cuộc chiến thuế kéo tụt niềm tin vào kinh tế Mỹ
    Niềm tin tiêu dùng giảm, thị trường chứng khoán đi xuống, trái phiếu chính phủ bị bán tháo và USD yếu cho thấy niềm tin vào sức mạnh kinh tế Mỹ đang lung lay.

    Ngày 11/4, Đại học Michigan công bố chỉ số niềm tin tiêu dùng Mỹ giảm 11% trong tháng 4, về 50,8 điểm. Đây là mức thấp nhất kể từ năm 2022 và thấp thứ hai trong lịch sử hơn 70 năm của chỉ số này.

    Cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động vài tháng qua đang gây sức ép lớn lên tâm lý của người Mỹ. Khảo sát cho thấy tâm trạng của người dân càng xuống thấp trước khi ông Trump công bố thuế nhập khẩu đối ứng tuần trước.

    "Cũng như tháng trước, sự sụt giảm lần này diễn ra trên diện rộng và đồng nhất ở mọi lứa tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, khu vực địa lý và xu hướng chính trị", Joanne Hsu - Giám đốc phụ trách khảo sát này cho biết. Niềm tin tiêu dùng đã giảm hơn 30% so với tháng 12/2024, do lo ngại về cuộc chiến thương mại.

    Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) và cả Wall Street đều đang theo sát chỉ số này, vì nó có thể phản ánh chi tiêu của người dân. Mỹ là nền kinh tế tiêu dùng, khi lĩnh vực này đóng góp 70% GDP. Tiêu dùng đi xuống sẽ kéo tụt tăng trưởng của nước này.

    Người dân mua sắm trong một trung tâm thương mại ở Pennsylvania (Mỹ). Ảnh: Reuters

    [​IMG]
    Người dân mua sắm trong một trung tâm thương mại ở Pennsylvania (Mỹ). Ảnh: Reuters

    Cuộc chiến thương mại do Mỹ phát động liên tục có diễn biến mới trong 2 tháng qua. Ngày 9/4, ông Trump thông báo hoãn áp thuế đối ứng ở mức cao với hàng chục đối tác thương mại thêm 90 ngày. Tuy nhiên, ông giữ nguyên thuế cơ bản 10% với tất cả đối tác thương mại. Thậm chí, mức thuế đối ứng với Trung Quốc còn bị nâng lên 125%. Ngày 11/4, Trung Quốc trả đũa bằng cách nâng thuế nhập khẩu với toàn bộ hàng hóa Mỹ lên 125%.

    Căng thẳng thương mại khiến nhà đầu tư bán tháo tài sản tại Mỹ. Wall Street giảm vài phiên liên tiếp trước khi tăng trở lại nhờ tin Mỹ hoãn áp thuế. Nhưng phiên sau đó, các chỉ số lại giảm gần 3% khi Nhà Trắng xác nhận tổng thuế áp với Trung Quốc là 145%.

    Cổ phiếu là tài sản rủi ro. Tuy nhiên, kể cả các kênh đầu tư nổi tiếng an toàn là USD và trái phiếu chính phủ Mỹ cũng bị bán tháo.


    Đồng đôla đã mất giá liên tiếp trong 2 phiên qua. Dollar Index hiện xuống 99,7 điểm - thấp nhất kể từ giữa năm 2022.

    Brad Bechtel - Giám đốc phụ trách ngoại hối tại Jefferies, cho biết việc đồng đôla yếu đi chủ yếu do nhà đầu tư đánh giá sự vượt trội về kinh tế của Mỹ đang đi xuống. Vì thế, họ chuyển sang mua các tài sản an toàn khác là yen Nhật Bản và franc Thụy Sĩ.

    "Một sự thay đổi lớn đang diễn ra. Nhà đầu tư ngoại đang đa dạng hóa tài sản, bán bớt tài sản Mỹ để chuyển tiền vào các khu vực khác, như eurozone. Việc này đang gây thêm sức ép lên đồng đôla", Bechtel nói.

    Trong khi đó, phiên 11/4, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm có thời điểm lên 4,59% - cao nhất kể từ ngày 13/2. Lợi suất này vừa ghi nhận tuần tăng mạnh nhất kể từ năm 2001, khi trái phiếu chính phủ Mỹ bị bán tháo.

    Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm trong 2 năm qua. Đồ thị: Reuters

    [​IMG]
    Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm trong 2 năm qua. Đồ thị: Reuters

    Trái phiếu chính phủ Mỹ vốn được coi là một trong những tài sản an toàn nhất thế giới, được nhà đầu tư tin tưởng rót tiền trong thời kỳ biến động kinh tế. Khi chứng khoán bị bán tháo, nhà đầu tư thường đổ tiền vào trái phiếu chính phủ. Vì thế, việc cả hai kênh đầu tư này cùng đi xuống cho thấy nhà đầu tư đang lo lắng về sự ổn định kinh tế trên quy mô lớn. Họ ngờ vực về khả năng chính phủ Mỹ trả được các khoản vay, trong bối cảnh thuế nhập khẩu được dự báo ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.

    Làn sóng bán tháo khiến Nhà Trắng chú ý. "Mọi người đang cảm thấy một chút lo lắng. Thị trường trái phiếu rất phức tạp", Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm 8/4.

    "Thị trường trái phiếu khiến Tổng thống Mỹ lo ngại. Nhà đầu tư thể hiện rằng họ không hài lòng với những gì đang diễn ra, và Mỹ có nguy cơ suy thoái kinh tế", Ed Yardeni - Giám đốc Yardeni Research cho biết trên CNN.

    Ngân hàng Goldman Sachs nhận định Mỹ tăng trưởng yếu hơn trong năm nay. GDP nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể chỉ tăng 0,5% trong quý IV. Xác suất suy thoái trong 12 tháng tới là 45%. Chỉ trong một tuần, Goldman Sachs đã 2 lần nâng xác suất Mỹ suy thoái.

    Hàng loạt ngân hàng khác gần đây cũng lên tiếng cảnh báo về kinh tế Mỹ, gồm Barclays, BofA Global Research, Deutsche Bank, RBC Capital Markets và UBS Global Wealth Management. Họ cho rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ đối mặt với rủi ro suy thoái lớn hơn trong năm nay, nếu Tổng thống Trump duy trì chính sách hiện tại.

    Bên cạnh đó, chính sách thuế nhập khẩu của ông Trump cũng làm tăng lo ngại nhà đầu tư quốc tế bán trái phiếu chính phủ Mỹ để nâng vị thế đàm phán. Ngoài ra, việc giảm ngoại thương với Mỹ cũng đồng nghĩa nhà đầu tư ngoại có ít USD hơn để mua trái phiếu Mỹ.

    Giới phân tích cho rằng chính biến động trên thị trường trái phiếu Mỹ tuần này đã khiến ông Trump ra quyết định hoãn thuế đối ứng."Việc hoãn thuế đến nhanh hơn dự báo của chúng tôi, có lẽ là do diễn biến thị trường. Tình hình này trái ngược với sự hào hứng của ông Trump khi công bố thuế đối ứng cách đây một tuần", Mohit Kumar - kinh tế trưởng khu vực châu Âu tại ngân hàng đầu tư Jefferies cho biết hôm 9/4.

    Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett thừa nhận thị trường trái phiếu có tác động đến quyết định hoãn thuế của ông Trump, nhưng bác bỏ diễn biến này gây ra "động thái hoảng loạn". "Thực tế cho thấy thị trường trái phiếu đang nói với chúng ta rằng ‘Đã đến lúc hành động’. Việc này có ảnh hưởng một chút đến cách suy tính của chúng tôi".

    Trong một cuộc phỏng vấn với Fox Business hôm 9/4, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent chỉ nhận định diễn biến trên thị trường trái phiếu "không dễ chịu, nhưng là bình thường".

    Bill Ackman - nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ và cũng là người ủng hộ ông Trump - lại có cách nhìn khác. "Thị trường chứng khoán đi xuống, lợi suất trái phiếu tăng, còn giá USD thì giảm. Tất cả những điều này không phải là dấu hiệu của một chính sách thành công", ông kết luận.
    https://vnexpress.net/cuoc-chien-thue-keo-tut-niem-tin-vao-kinh-te-my-4873044.html
     
  20. BÔ-MAN

    BÔ-MAN Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    17/11/22
    Bài viết:
    1,220
    Nơi ở:
    toilet
    lợi ích quốc gia trăm năm, lũ tài phiệt tụi mày biết gì pikapika
     
    NFSHP2, redie and jumper like this.

Chia sẻ trang này