K muốn làm, vì mọi người dựa trên TQDN là cơ sở đánh giá, còn tớ chỉ tin TQC của Trần Thọ thôi, k tin lão La ^^
Bạn có Tam Quốc Chí của Trần Thọ à o.0 ? Hê... Bản của bạn là tiếng Việt hay tiếng Hoa? Là sách đọc hay online? Nếu có thể thì share với tớ với được ko ?
Tớ đọc online, bằng tiếng anh qua các bio trên kongming.net. Tiếng Hoa thì đọc được có vài trang là chịu k thấu vì nó toàn chữ cổ văn cổ, lòi cả mắt,hic ___________________________ Hồi xưa đọc TQDN cũng khoái GCL lắm, nhưng đến khi đọc được bio của Tuân Văn Nhược , GCL và các bio khác thì thấy Tuân Úc vẫn đỉnh hơn nhiều ^^ Đặc biệt là đọc xong cái threat những sự khác biệt giữa TQC và TQDN thì càng vỡ mộng về KM.
Hơ hơ vậy là bạn ko biết, chứ ở HVD, Khổng Minh, Tử Long, Lưu Bị đều là phường abc xyz cả...bạn cứ qua đó tranh luận chơi, ko phải hầu hết mọi người đều dựa trên TQDN để mà bình luận thôi đâu, trong topic cứ ghi rõ là từ TQC. Mình củng muốn xem vài so sánh giữa TQC và TQDN mà bạn dc đọc lắm, có thể pót ra dc ko, post vào HVD ấy có DoS trưởng môn sư đệ bảo kê hehehe.
To duong nhien bit chu ^^ Nen cang k muon loi idol cua to vao, de cac bac tan huou tan vuon nhu the thi chet em!
Bác takemotochie dịch okie đấy Có thời gian bác cứ dịch đi, ai thik đọc thì đọc ai ko thik đọc thì thôi.Đừng bảo bác ý tiết lộ thiên cơ ji ji đó nhé,riêng npa ủng hộ bác. Đọc bản Raw mãi có hiểu gì đâu Thế nên ngày trước tớ mới nói tài năng của Quách Gia chưa = Tuân Úc Xét riêng trong HPLN thì Tuân Úc có tài nuôi binh ngàn ngày dụng trọng 1 giờ vô cùng hay thì Bàng Thống cũng có khả năng làm cho các đội quân nhỏ đang đối đầu nhau hợp lại thành 1 liên minh.Dụng kế liên hoàn rất tài ba nữa.Nói Bàng Thống thua Úc thì tớ ko phục lắm ^^. Vì Thống theo Bị khi Bị còn là một kẻ ko có 1 tấc đất nào, đến khi Thống mất Bị cũng chưa có ji. Làm sao đảm bảo Thống ko có tài làm nhân tâm khâm phục, chính trị yên ổn được... Trước đó ai đọc HPLN thì sẽ thấy tài năng thuyết dụ của Thống ko hề thua kém Úc nhé. [-x Tất nhiên những điều tớ nói chỉ trong phạm trù của HPLN thôi.
Mới phát hiện ra 1 chi tiết thú vị ở trong HPLN. Lữ Bố không chỉ là chiến thần mà còn là đơn vị đo lường rất hay thời bấy giờ. Nó dùng để xác định trình độ của các tướng, đọc truyện từ đầu đến cuối ta sẽ thấy không ít những câu đại loại như: "Tao mạnh ngang Lữ Bố', "Trình mày kém Lữ Bố 1 bậc", "Thằng này thú tính hơn Lữ Bố"... Tiếc là cái đơn vị này dùng để so sánh chơi cho vui thôi chứ không phản ánh đúng trình độ của mỗi người
Chuyện thường thấy ấy mà Nhưng mà nếu có người thật sự mạnh ngang Lã Bố thì tự người đó sẽ ko so sánh với Lã Bố vì nếu so với Lã Bố có nghĩa là vẫn còn sợ Lã Bố @ngocphuonga10 : có nhầm ko vậy ? Thống theo Bị khi Bị đã có Kinh Châu cắm dùi rồi mà ? Với lại, hờ, thuyết dụ thì vẫn là 1 phần của binh pháp thôi. Còn việc Tuân Úc làm là bao trùm cả binh pháp
Ừ nhỉ quên mất khi Bị cùng Thống đánh Tây Xuyên thì Bị đã có Kinh Châu cho anh Gia Cát Khổng Minh trông giữ hộ rồi. Nhầm lẫn tai hại thật Tuân Úc bao trùm binh pháp thì Bàng Thống cũng tinh thông sách lược mà Tớ thấy hai thằng này hơi hơi giống nhau. Đều giỏi cái màn thuyết dụ này Bây h mới nhớ là Thống có tài giải quyết chuyện của nhân dân no.1. Giải quyết những vấn đề bức xúc của dân thì ai cũng phục là xử công bằng. Cái này là lúc anh Thống bị Lưu Bị sai đi làm quan cái huyện ji ji ấy
Tuân Úc là 1 chính trị gia tài năng. Chỉ kém mỗi Tào Tháo nên mới phải ôm hận hộp cơm thô Còn đánh trận thì phải về xem lại sách đã :'> Vì cơ bản giai đoạn Tháo chinh phục Trung Nguyên trong TQDN tả được chỗ này mất chỗ kia lắm
À ừ chỉ tại nghe mọi người bàn, làm mình thấy Văn Nhược ko những có tài trị quốc hay mà tài đánh trận củng thuộc hàng siêu khủng . Trước giờ đọc lan man củng ko thấy nhắc tới Văn Nhược cầm binh đánh trận, nên mới hỏi DoS .
Thật ra thì sở trường của Văn Nhược là trị quốc nên chủ yếu hoạt động về mặt này khiến cho tài càm binh đánh trận không được thể hiện rõ, hiếm khi thấy nhị kỳ xông pha ngoài tuyến đầu ( đi thì lấy ai lo việc nhà, quân sư về mặt quân sự thì còn có Quách Gia, Tuân Du lo thay cho được, với lại Tháo ta cũng là tay giỏi dụng binh). Bởi vậy mới ví với Tử Phòng là " ngồi sau màn trướng mà quyết chuyện thắng bại ngoài ngàn dặm" chứ k phải là Hàn Tín " nắm trong tay trăm vạn quân, hễ đánh là thắng" ^^. Tuy nhiên điểm qua những thành tựu của Nhị Kỳ về mặt quân sự thì gồm có: - Khi Tháo dốc quân đánh Đào Khiêm chỉ để lại rất ít quân giữ thành thìTrương Mạo, Trần Cung và Lữ Bố làm phản, các quan lại tướng lãnh quanh đó đều liên kết với Bố. Lại thêm Quách Cống vô cớ kéo mười vạn binh tới khiến cho tình hình của lúc đó thập phần nguy hiểm.Tuân Úc đã nhanh chóng điều Hạ Hầu Đôn về giết phản loạn khiến cho trong thành tạm yên , sau đó một mình tới gặp Quách Cống để thương thuyết. Hạ Hầu Đôn và mọi người hoảng sợ can ngăn : Đại nhân là người giữ trọng trách bảo vệ , nếu ngài đi gặp Quách Cống e sẽ gặp nguy hiểm. Xin ngài lưu lại." Tuy nhiên Tuân Úc k nghe và đã một mình tới gặp Quách Cống,, thuyết phục được y lui binh. Sau đó Tuân Úc sai người tới lobby một số thái thú quanh đó, phá tan liên minh của Lữ Bố và bảo vệ an toàn cho Duyện Châu. - Chiến dịch ở Bộc Dương vol 15 với chiêu Nuôi binh ngàn ngày dùng 1 giờ. - Vụ liên minh 5, 6 thằng đánh Tháo mấy vol gần đây thì Tuân Úc đã đi thương thuyết khắp nơi, chia rẽ liên minh kéo dài thời gian để Tháo có thể rảnh tay xử Bố. Sau đó Văn Nhược nêu luận 10 điều thắng thua khuyên Tháo đi đánh Thiệu, trong khi mọi người kể cả Tháo đều sợ lực lượng hùng hậu của Thiệu. Ở trận Quan Độ khi Tháo muốn rút quân thì chính Văn Nhược đã khuyên nên bền chí quyết chiến. Cái này nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu k phải là người nhìn thấu toàn cục và nắm chắc phần thắng thì k ai dám khuyên chúa của mình mạo hiểm như vậy. Chiến dịch đánh Thiệu theo như TQC thì " tất cả diễn ra y như Tuân Úc đã tiên liệu." Khi Thiệu bị đánh thua, Tháo muốn tận dụng để đánh Lưu Biểu nhưng Văn Nhược đã khuyên Tháo tập trung đánh để k cho Thiệu có cơ phục hồi. Nói chung là thành tựu của Nhị Kỳ tập trung ở việc đề ra sách lược kiến quốc thể hiện qua ba sách lược kinh điển nhất là : Rễ sâu gốc vững để chế ngự thiên hạ" ; "Vâng lệnh thiên tử theo nguyện vọng mọi người " và "Giữ chắc Quan độ đợi biến " làm nên sự hưng thịnh của Tào Tháo, sau đó xây dựng bộ máy triều chính, tiến cử nhân tài, khiến cho phàm là trong lãnh thổ của Tháo bá tánh được sống an lành. ___________________________ Ngay cả sau này nhà Ngụy, nhà Tấn thay nhau nắm quyền thì cơ cấu bộ máy triều chính cũng k thay đổi mấy, nên nói chung trong nước là yên ổn k có phản loạn như Ngô hoặc thậm chí là đói kém như nhà Thục.
À quên, còn vụ đánh Kinh Châu. Tháo hỏi ý kiến của Văn Nhược, và nhị kỳ đã khuyên rằng nên làm một cuộc phô trương binh lực khiến Biểu khiếp sợ, đồng thời gửi một đạo quân thần tốc tiến về Kinh Châu trước để chúng trở tay không kịp. Tháo làm theo và khi đến Kinh Châu thì Lưu Biểu ốm chết và con trai y là Lưu Tôn khiếp sợ ra hàng. Còn cái vụ hộp cơm thì chưa chắc lắm vì trên thực tế sau khi Văn Nhược qua đời hơn một năm rồi thì Tháo mới xưng là Ngụy công. Lão La bốc phét cho Tháo xưng vương trước chỉ là để tô vẽ hình ảnh Tháo gian hùng hiểm ác bất nhân bất nghĩa hơn. Trên thực tế thì Tháo rất rất rất quý trọng và khâm phục Tuân Văn Nhược. Điều này thể hiện qua các tấu thư luận công Tháo gửi cho Hán đế, luôn nói về Tuân Văn Nhược là ngừơi " chia sẻ khát vọng lao động đường phố trợ Hán thất,cống hiến cho đất nước" với Tháo, và là người có : "tài năng phi thường, phẩm hạnh cao quý" Tháo không thể sánh bằng. Nhiều thư Tháo viết cho Văn Nhược cũng rất là tình củm ^^ " Người xưa có câu: Chiếm lấy công lao của người khác thì không khác gì kẻ trộm cướp. Những sách lược của quân sư vạch ra đã mang lại cuộc sống thái bình yên ổn cho bá tánh và mang lại danh tiếng lẫy lừng cho ta. Tuy nhiên quân sư lại nhất mực từ chối nhận ban thưởng cho công lao đó. Quân sư thật sự đã quá khiêm nhường!"