+ Đo chức năng thông khí phổi Đây là phương pháp thăm dò quan trọng giúp chẩn đoán bệnh viêm phế quản mãn tính. Nếu kết quả đo chức năng thông khí phổi bình thường bệnh nhân được chẩn đoán viêm phế quản mạn còn nếu hình ảnh rối loạn thông khí tắc nghẽn, các bác sỹ sẽ chẩn đoán bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. + Chụp X-Quang phổi Có rất ít những triệu chứng biểu hiện rõ rệt trên phim chụp X-Quang phổi. Tuy nhiên, việc làm này rất cần thiết để loại trừ các căn nguyên ho kéo dài do các bệnh tổn thương ở nhu mô phổi hoặc các bệnh lý phế quản như giãn phế quản,… + Nội soi tai – mũi – họng Nội soi là cách cần thiết để loại trừ các nguyên nhân gây ho kéo dài do viêm mũi họng, viêm xoang và trào ngược dạ dày thực quản. Điều trị bệnh viêm phế quản mạn phụ thuộc vào mức độ bệnh để có phác đồ chữa phù hợp, chính xác. Thuốc kháng sinh là một trong những cách chữa viêm phế quản mãn tính cần thiết với thời gian sử dụng kéo dài khoảng 7-10 ngày. Nhằm tránh những biến chứng tăng nặng bệnh, mỗi người chúng ta cần ý thức thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau: – Không hút thuốc lá, thuốc lào hoặc tiếp xúc với khói thuốc. – Vệ sinh môi trường sống, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đều đặn. – Điều trị dứt điểm các đợt nhiễm trùng đường hô hấp. – Không tiếp xúc với môi trường đông người, người đang mắc các bệnh lý hô hấp mạn tính.