Nói tới APoro thầy cô nghĩ ngay tới T20 UHF. Nhưng có một bộ máy trợ giảng không dây được nhiều giáo viên quan tâm và trở thành một hiện tượng khi vừa ra mắt mang tên Aporo T18 UHF. Máy sở hữu công suất 30W, dung lượng PIN khỏe và trang bị Bluetooth 5.0. Vậy Aporo T18 có thực sự tốt và nên mua không? Hãy cùng tìm hiểu thêm về model trợ giảng này nhé. Sau sự thành công của Aporo T20 UHF, hãng Aporo tiếp tục cho ra hai model mới liên tiếp gồm Aporo T30 UHF và Aporo T18 UHF. Và cả 2 model trợ giảng này đều trang bị công nghệ Bluetooth 5.0 và công suất loa đạt 30W. Tuy nhiên, cái bóng thành công của Aporo T20 quá lớn. Cùng với trước đó là số lượng giáo viên sử dụng Aporo T20 quá lớn. Chính vì thế, cơn sốt của Aporo T18 và T30 rất ngắn ngủi. Giá bán tụt một cách nhanh chóng. Hiện tại, giá máy trợ giảng của Aporo T18 thậm trí còn thấp hơn cả T20 UHF. Giá Aporo T18 dao động từ 850,000 - 950,000 đ tùy nơi bán. Vậy còn lý do gì khiến người tiêu dùng không mặn mà với model mới này. Lý do Aporo giảm giá và không được ưa chuộng trên thị trường: - Chất lượng âm thanh của Aporo không day - Âm thanh bị rè khi vặn max công suất - Màng loa kém - Thiết kế to và thô Mặc dù được quảng cáo PIN loa dùng 15h và micro không dây 5h dùng liên tục. Nhưng thực tế thời gian lại không được như quảng cáo của các đơn vị bán hàng. Khi quảng cáo hay nhưng lại không được kỳ vọng thì dẫn tới người dùng quay lưng là không thể tránh khỏi. Nhất là với cộng đồng giáo viên, một người đánh giá kém thì cả trường chắc chắn sẽ bỏ qua model đó. Độ bền của màng loa kém, tuổi thọ loa kém khiến chi phí sửa chữa tốn kém và mất thời gian. Tầm quan trọng của máy trợ giảng là rất lớn đối với giáo viên. Một ngày thiếu máy thì thầy cô rất mệt và không thể dạy nổi nhiều tiết. Vậy nên, thầy cô sẽ lựa chọn model ổn định và chất lượng để yên tâm sử dụng hơn. Chất lượng âm thanh của Aporo nói chung và Aporo T18 nói riêng tương đối giống nhau. Về âm thành gần như hang không cải tiến được gì trên các model của mình. Đều chung đặc điểm là to rõ nhưng dạng vang chứ không phải to rõ và ấm tiếng. Aporo chỉ chú trọng vào các tính năng và thiết kế là chủ yếu. Dễ dàng nhận ra điều đó ở các model mới, hang đều tập trung quảng cáo vào các tính năng hiện đại. Nhưng thực sự đó không phải là điều cần thiết quan trọng nhất mà người dùng cần ở một bộ loa trợ giảng. Ví dụ như tính năng chống nước trên Aporo T28 UHF mới đây chẳng hạn. Thật sự nó không cần thiết mà chính nó lại đẩy cho giá sản phẩm nên cao. Người dùng coi nó là một chức năng phù phiếm không cần thiết trên máy trợ giảng dạy học. Thông số kỹ thuật của Aporo T18 UHF Dung lượng pin: 4000 mAh Thương hiệu: Aporo Xuất xứ: Trung Quốc Thời gian sử dụng : 8-12 giờ ( chế độ mic ) và 6-10 giờ ( chế độ nhạc ) Kết nối: UHF, bluetooth 5.0, USB, thẻ nhớ, AUX , FM Trọng lượng sản phẩm: 280gr Cổng sạc mic: Type-C Nguồn vào: 5V - 1A Tần số: 50Hz - 15Khz Tín hiệu đầu vào: 45dB Tín hiệu nhiễu: 70dB Phụ kiện: mic, dây sạc, dây AUX, dây đeo Kích thước: 10 x 3,7 x 13,5cm Máy trợ giảng Aporo T18 phù hợp với hướng dẫn viên du lịch cần một chiếc loa công suất lớn, có Bluetooth phát nhạc và nói micro đồng thời cùng lúc. Nó cũng phù hợp với giáo viên dạy mầm non hoặc giáo viên có giọng ấm sẵn. Còn với giáo viên và người dùng giọng trong vang thanh thì không nên sử dụng model của Aporo. Với giọng nói trong to thanh thì nển sử dụng máy trợ giảng Hàn Quốc sẽ hợp hơn vì nó cho âm thanh ấm thật giọng. Tổng kết: Aporo T18 UHF là bộ loa trợ giảng to cả về thiết kế lẫn âm thanh. Là một hiện tượng mới ra mắt nhưng lại không được đón nhận như mong đợi của người tiêu dùng. Trang bị nhiều công nghệ hiện đại của trợ giảng không dây nhưng cải tiến về âm thanh thì lại không có. Nếu bạn đang có ý định mua máy trợ giảng không dây Aporo T18 UHF. Hãy tham khảo thêm các model trợ giảng khác của Aporo nhé. Trong đó Aporo T20 UHF là một lời khuyến nghị hợp lý dành cho bạn.