Ổi là loại quả rất được mọi người ưa chuộng, không chỉ ngon mà ổi còn được sử dụng với nhiều công dụng như: chữa bệnh và làm đẹp hữu hiệu cho các chị em, tăng cường hệ miễn dịch, chống lão hóa, cải thiện các chức năng nội tiết, giảm cân,… Ngày nay, ổi được trồng nhiều ở các vùng miền, các vùng đất rộng với quy mô trồng lớn, thậm chí là trồng ổi trong chậu tại nhà. Vậy trồng ổi trong chậu như thế nào hiệu quả? Hôm nay, Máy Nông Nghiệp Xanh chia sẻ kỹ thuật trồng ổi trong nhà sai trái. Mục lục xem nhanh [Hiển Thị] Kỹ thuật trồng ổi trong chậu sai trái Chuẩn bị dụng cụ trồng, đất trồng và giống Dụng cụ trồng Để trồng ổi trong chậu, bạn có thể sử dụng bao xi măng, chậu, khay, thùng xốp có sẵn để trồng. Lưu ý bạn cần đục lỗ dưới đáy khay để giúp thoát nước tốt. Chậu càng to thì cây sẽ càng phát triển mạnh. Tốt nhất là đường kính từ 40cm trở lên, cao trên 40cm. Đất trồng Ổi có thể trồng ở nhiều loại đất, không quá kén đất. Tuy nhiên, cây ổi sẽ phát triển tốt nhất khi trồng ở loại đất tơi xốp và dễ thoát nước. Nếu không có đất, bạn có thể mua đất sẵn ở ngoài. Hoặc tiến hành trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ,… Bạn nên bón lót với vôi rồi phơi ải trước trồng từ 7 – 10 ngày để xử lý các mầm bệnh có trong đất. Ổi giống Bạn nên chọn những loại giống cây ổi Đài Loan, ổi nữ hoàng, ổi lê để trồng chậu hoặc thùng xốp. Bởi các loại giống này có khả năng sinh trưởng mạnh, dễ dàng chăm sóc. Bạn có thể chiết cành hoặc mua giống ở các vựa giống uy tín. Tuy nhiên, phương pháp chiết cành không được khuyến khích bởi tuổi thọ của nó không được lâu. Trồng cây Bạn hãy cho đất trồng cây vào 2/3 chậu. Bạn hãy tháo bỏ lớp nilon bao rễ và trồng cây ổi giống vào, sau đó dùng tay chèn nén chặt quanh cổ cây không cho cây lung lay khi tưới. Trồng xong, bạn hãy tưới nước cho cây bằng vòi phun nhẹ. Khi tưới nước bằng vòi phun sẽ giúp nước phun chính xác vào cây, không bị văng đất lên, không sói gốc vừa có thể tiết kiệm nước hiệu quả. Xem thêm: Kỹ thuật trồng cây gòn hiệu quả Chăm sóc Khi trông ổi trong chậu, bạn hãy tưới nước đều 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Khoảng 15 – 20 ngày là cây ổi sẽ ra rễ và đâm lá mới. Khi thấy lá non đã già, bạn hãy bắt đầu bón lót bằng phân hữu cơ, phân bò, phân trùn quế, phân dê, phân gà,… Bạn hãy bón phân 1 đợt cứ khoảng 20 ngày. Để cây ổi tập trung dinh dưỡng nuôi trái thì bạn phải ngắt bỏ bớt khi quả vừa tượng hình, chỉ chừa lại một quả trên một nhánh. Lưu ý ưu tiên để trái gần thân chính nhất. Nếu cây ổi đã lớn có gốc to thì bạn có thể để nhiều trái xung quanh thân chính hoặc cành lớn. Khi cây ổi trồng chậu khoảng được một năm thì hãy bắt đầu tỉa cành, tạo tán cho cây khỏe. Để cây ổi được ra nhiều quả thì bạn cần phải tỉa cành tạo tán cho cây khỏe có nhiều nhánh nhất, lúc đó cây ổi đủ sức mang nhiều trái. Khi bạn thấy cây ổi bắt đầu ra trái nhỏ thành từng cặp thì hãy tiến hành tỉa bỏ bớt trái để dưỡng cho trái ổi còn lại mau lớn. Mỗi cành chỉ để 1 – 2 trái phía trong gần thân chính, ngắt bỏ trái ở phía ngoài ngọn. Đồng thời, bạn hãy cắt bỏ những cành khô bị sâu bệnh, cành yếu nằm phía trong không có ánh sáng để giúp làm thông thoáng tán cây, đảm bảo các cành lá đều có đầy đủ nắng để quang hợp. Thu hoạch Nếu chăm sóc tốt và đúng cách thì sau khoảng 4 – 6 tháng là ổi bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên. Quả ổi chín sẽ dần chuyển sang màu xanh nhạt đi, sau chuyển vàng, vỏ quả nhẵn, dùng ngón tay bấm vào là có thể thu hoạch. Cứ sau mỗi đợt thu hoach trái thì bạn nên tiến hành bón phân gốc và tỉa cành thu gọn tán cây ổi. Lưu ý, không cắt vào phân cành cấp 2 và chỉ bấm phân cành cấp 3. Như vậy, trên đây là toàn bộ kỹ thuật trồng ổi trong chậu đúng cách. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn nắm được kỹ thuật trồng ổi trong chậu sai trái. Chúc bạn thành công!