Trong suốt 30 năm của phong trào Tây Sơn, khắp cái đất Việt Nam không đâu là không loạn lạc. Cái hồi Lê - Mạc tranh hùng cũng chua đến nổi khốc liệt đến như vậy. Thử điểm qua các danh tướng từng nhà trong các thời kỳ này, sai em xứng danh là tướng soái: 1. Họ Trịnh: Hoàng Ngũ Phúc Bùi Thế Đạt Nguyễn Phan Nguyễn Đình Đống Nguyễn Tiến Khoan Hoàng Phùng Cơ Đinh Tích Nhưỡng 2. Phe Nguyễn Hữu - Chiêu Thống: Nguyễn Hữu Chỉnh Hoàng Viết Tuyển Nguyễn Viết Khang Nguyễn Trọng Duật Nguyễn Như Thái Trần Quang Châu Đinh Nhạ Hành 3. Phe Thái Đức Vũ Văn Nhậm Nguyễn Văn Duệ Trương Văn Đa Vũ Đình Giai Đoàn Văn Cát Phạm Văn Tham 4. Phe Quang Trung Ngô Văn Sở Trần Quang Diệu Vũ Văn Dũng Nguyễn Văn Huấn Lê Trung Nguyễn Văn Xuân Lê Danh Phong 5. Họ Nguyễn - Gia Long Đỗ Thanh Nhân Chu Văn Tiếp Vũ Tánh Nguyễn Văn Thành Lê Văn Duyệt Nguyễn Đức Xuyên Tống Phúc Hội Nguyễn Văn Tính Nguyễn Văn Trương. Trong phạm vi này đã bỏ ba anh em nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh, vì đứng ở vị trí chủ soái. Thử bình xem ai nổi trội! ---------- Post added at 16:56 ---------- Previous post was at 16:25 ---------- 1. Thành thật mà nói thì có thể thấy Hoàng Ngũ Phúc và Bùi Thế Đạt ở ở vị thế bất bại, chưa từng thua trận. Ngoại trừ Hoàng Ngũ Phúc ở giai doạn đầu mới cầm binh bị chú Nguyễn Hữu Cầu đá knock - out tơi tả cho mấy trận nên sau này trở thành chiến tướng.! Nhiều lúc cứ thầm hỏi, mịa không biết chú Chỉnh nhà mình có phải là hậu duệ kiếp sau của chú He năm nào không mà cũng tay văn tay võ, chọc trời khấy nước. Hoàng Ngũ Phúc - Bùi Thế Đạt cầm quân thì các tướng hai nhà Tây Sơn và Nguyễn, không đánh thắng nổi một trận. Thế thì thôi cho xếp vào chiếu 1: hàng thượng đẳng, ko bàn đến nữa. 2. Sau đấy xét đến các tướng: Nguyễn Hữu Chỉnh - Vũ Văn Nhậm - Trương Văn Đa - Ngô Văn Sở - Đỗ Thanh Nhân Điểm chung của các vị này là địa bàn trấn nhậm của mỗi vị khi đấy đều rất loạn và nhiều phe phái. a. Nguyễn Hữu Chỉnh: nói về tài cầm quân thì kô lạm bàn nhưng nói vè chính trị và mưu kế, phải nói là số dách (1) Lúc chưa lấy được Bắc Hà, ngồi ở Nghệ An đã mưu cùng Nguyễn Văn Duệ để lấy lại Nghệ An, cái tâm như thế đã không vừa, cũng như cái mưu cắt đất Nghệ An trước đây Tự chuyên để đuổi Trịnh Bồng, giết Phùng Cơ, Trọng Tế, đuổi Tích Nhưỡng rất hay Lúc cuối đánh với Tây Sơn, nếu Hoàng Viết Tuyển chịu phát thủy binh đánh mặt sau thì Bắc Hà cũng chưa đến nổi mất. Thế mà lại bị Nguyễn Cảnh Thước làm phản ở Kinh Bắc nữa, đành chịu chết. Vậy có thể nói, Hữu Chỉnh là tướng tài nhưng ko gặp thời vậy! b. Vũ Văn Nhậm: Lên đến chức Tả quân Đại Đô đốc của Thái Đức, lại được gã con gái cho, chứng tỏ Nhậm không phải vừa vặn gì trong rừng sao Tây Sơn. Kiểu như Ronaldo chưa là gì trong Real Madrid. Đến lúc cầm quân đánh Nguyễn Hữu Chỉnh, cả ba trận thì giết cả hai chiến tướng của Nguyễn Hữu Chỉnh: Nguyễn Trọng Duật - Nguyễn Như Thái, Nguyễn Hữu Chỉnh cũng bị bắt. Vậy nên ta xếp Vũ Văn Nhậm trên Nguyễn Hữu Chỉnh. c. Trương Văn Đa: Làm đến Thái bảo, kiêm Tổng Trấn Gia Định lúc còn trẻ chứng tỏ TRương Văn Đa không phải chỉ cậy có gia thế. Truyền nhân của Trương Văn Hiến, chứng tỏ Trương Văn Đa cũng phải có biệt tài cầm quân. Một mình Trương Văn Đa cầm binh chống liên quân Xiêm - Nam triều ở Gia Định hơn nữa năm, giết Chu Văn Tiếp và mấy viên tướng Nam triều, đủ nói lên tầm của ông. Sau giúp Nguyễn VĂn Huệ phá Xiêm. Vậy ta có thể nói ông có tài không kém gì Vũ Văn Nhậm, mà đức thì lại hơn. Tiếc là hậu vận ông sau này không rõ. d. Ngô Văn Sở Ngô Văn Sở đã có tài làm tướng, ban đầu đã đánh chiếm liền ba phủ cho Tây Sơn, nhưng lúc đụng Tống Phúc Hiệp thì lại thua ngay. Chứng tỏ còn yếu kém. Lúc ra đánh dẹp Bắc Hà, chỉ huy cả dàn sao Nguyễn VĂn Tuyết, Vũ VĂn Dũng, Phan Văn Lân, Đặng Giản, Đặng Quỳnh, Vũ Văn Nguyệt, Nguyễn Văn Hòa. Nếu nói không thắng thì là chuyện lạ. Đến lúc sai Phan Văn Lân đem binh đánh chặn Thị Cầu thì cũng chưa phải là giỏi mưu, may mà còn rút kịp về Tam Điệp. Sau lại kết bè với Bùi Đắc Tuyên để chết thảm, thế thì đức cũng không tốt. Vậy ta xếp Ngô Văn Sở kém tài sau cả ba người Nhậm, Chỉnh, Đa mà hơn đức được mỗi Nhậm e. Đỗ Thanh Nhân Tự lập đạo quân để đánh Tây Sơn thì cái chí đấy không vừa. Thu phục Gia Định, đánh Chân Lạp, Tây Sơn không dám lấn thì có thể nói Đỗ Thanh Nhân có tài làm tướng, chỉ có điều bị ngi kỵ để chết oan. Nhưng để so tài với các tướng Bắc Hà thì ta thấy Gia Định thuần hơn Bắc Hà nhiều, ai cũng chống Tây Sơn nên rất dễ cần quân. Cái hồi Đỗ Thanh Nhân theo Nguyễn Cửu Dật chống Nguyễn Văn Nhạc ở Quảng Nam cũng chưa thấy nổi bật. Vậy ta xếp tài thua Nhậm và Chỉnh vậy, mà có thể ở trên Đa và Sở. Vậy thì tạm kết luận: Về tài: Vũ Văn Nhậm - Nguyễn Hữu Chỉnh - Đỗ Thanh Nhân - Trương Văn Đa - Ngô Văn Sở Về đức: Trương Văn Đa - Nguyễn Hữu Chỉnh - Đỗ Thanh Nhân - Ngô Văn Sở - Vũ Văn Nhậm 3. Các tướng còn lại:
Mình thấy còn có một vị tướng của Quang Trung khi đánh vào Thăng Long tên là Đỗ Thế Long hay sao ấy, sau đó bị Nguyễn Hữu Chỉnh sai bộ hạ dìm chết ở sông mà. Bác có thể cho biết chút lí lịch của ông này không?
Đỗ Thế Long chỉ là bạn của Nguyễn Hữu Chỉnh, không làm tướng Tây Sơn, tới khuyên nên lập lại họ Trịnh Nguyễn Hữu Chỉnh không chịu, đem giết đi vì sợ Tây Sơn. Chứ ký của chú là Tứ Đại Danh Bộ à? He he!
Thanks Bác ^^! vì ngày xưa có đọc sử cũ thấy có tên là Đô Đốc Long , Đô Đốc Tuyết không nhớ là ai cả, ^^!
Đô đốc Tuyết thì đương nhiên là Nguyễn Văn Tuyết (hay còn gọi là Đinh Công Tuyết) rồi Còn Long có 3 giả thuyết: 1. Đặng Văn Long 2. Lê Văn Long 3. Nguyễn Tăng Long Anh thì theo giả thuyết là Đặng Văn Long Còn sách sử mình đang dạy thì bảo là Đặng Tiến Đông là sai Đặng Tiến Đông là Đặng Giản, chỉ làm hướng đạo thôi. ---------- Post added at 23:04 ---------- Previous post was at 22:55 ---------- Cách cánh quân đánh quân Thanh năm Kỷ Dậu: 1. Tiền quân: Đại Tư mã Ngô Văn Sở - Nội hầu Đại Tướng quân Phan Văn Lân 2. Tả quân: Đại Đô đốc Nguyễn Văn Lộc - Đô đốc Nguyễn Văn Tuyết. Cánh này là thủy quân chặn đường về và tập kích 3. Hữu quân: Đại Đô đốc Đặng Xuân Bảo - Đô đốc Đặng Văn Long. Đạo này mạnh nhất đem theo cả tượng và kỵ binh 4. Hậu quận: Đại Đô đốc Vũ Văn Dũng (Hám hổ hầu) là Hổ xám đấy. 5. Trung quân: Do Quang Trung Đế đích thân chỉ huy. Một loạt chiến tướng dưới quyền: Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Huấn, Phạm Công Hưng, Lý Văn Bưu..vvv Nhìn đội hình đá C1 ấy đã thấy khiếp rồi. ---------- Post added at 23:32 ---------- Previous post was at 23:04 ---------- Trong biên chế quân chính Tây Sơn của Quang Trung thì như sau: Quân có Ngũ dinh và các đạo đặc biệt: Tư mã: Ngô Văn Sở Hộ giá: Nguyễn Văn Huấn - Phạm Công Hưng Ngũ dinh: Tiền: Phan Văn Lân Tả: Nguyễn Văn Lộc Hữu: Đặng Xuân Bảo Hậu: Vũ Văn Dũng Trung: Trần Quang Diệu Ngoài ra còn có Tả Bật: Nguyễn Văn Xuân - Lê Danh Phong Càn Thanh: Trương Phúc Phượng Của Thái Đức thì: Tiết chế: Nguyễn Văn Lữ Đại tướng quân: Nguyễn Văn Huệ Nên nhớ về chức thì Huệ vẫn thấp thua Lữ Thái úy: Vũ Đình Tú Tư mã: Ngô Văn Sở Hộ vệ: Phạm Ngạn - Nguyễn Ký Chiêu Tiền: Đặng Văn Bảo - Nguyễn Văn Lộc Tả: Tập Đình - Vũ Văn Nhậm Hữu: Lý Tài - Nguyễn Hữu Chỉnh Hậu: Nguyễn Văn Lộc - Nguyễn Văn Tuyết Trung: Nguyễn Văn Duệ
Không phải đâu đại Ka , đấy là tứ đại vạn nhân địch của Tam Quốc : Lữ Bố ( Chiến thần ) - Trương Phi ( Hữu Dũng Vô Mưu ) - Quan Vũ ( Võ Thánh ) - Mã Siêu ( Dã thú ) Bác có thể liệt kê cho anh em biết về các cấp quan Văn võ của thời Quang Trung từ Cao xuống thấp để anh em tham khảo với được không ạ :). Kể ra mà có nhiều thời gian, ngồi phân tích lại từng trận đánh của Nguyễn Huệ thì thật là hứng thú ^^!
Xét về quan chức thì nhà Tây Sơn rất phúc tạp. Nó bao gồm cả quan chức từ thời Tần Hán kết hợp với đời Trần và Lê, nên chức danh rất nhiều. Đứng đầu là Hoàng Đế: (Quang Trung, Cảnh Thịnh) Tiếp đến là Đông cung Thái tử Dưới là các Quốc công (Quang Thùy, Quang Bàn) Sau đến các Quận công (Tôn thất và các đại thần có công lớn) Đó là xét về mặt tước Về chức vụ: Gồm có Tam công: Xuất phát từ nhà Tây Chu gồm: Thái sư: Thái phó: Thái bảo: Đến thời Hán, bao gồm thêm: Thừa tướng (sau đổi thành Đại Tư đồ) Thái úy (sau đổi thành Đại Tư mã) Ngự sử đại phu (sau đổi thành Đại Tư không) Do đó nhà Hán gọi Thái sư - Thái phó - Thái bảo là Tam công gọi Đại Tư đồ - Đại Tư mã - Đại Tư không là Tam cô Như vậy nhà Tây Sơn bao gồm cả Tam công - Tam cô. Nhà Tây Sơn tự coi mình là tiếp nối tinh hoa của nhà Trần nên quan chức võ quan đóng một vai trò rất quan trọng Tam công: Thái sư: Thời Quang Trung thì khuyết, đến Cảnh Thịnh thì là Bùi Đắc Tuyên. Sau khi Tuyên chết, chức này bỏ trống Thái úy: Trước là Vũ Đình Tú, đến Lê Văn Hưng. Sau đẩy hai người này về các trấn dinh mà lấy Phạm Công Hưng. Sau khi Hưng chết, chức này bỏ trống Thái bảo: Sau vụ biến Thiền Lâm, thì Nguyễn Văn Huấn được phong làm Thái bảo Tam cô: Đại Tư Đồ: Sau vụ biến Thiền Lâm, Vũ Văn Dũng được thăng làm Đại Tư Đồ Đại Tư mã: Trước là Ngô Văn Sở, sau đấy là Nguyễn Văn Danh (hay còn gọi là Nguyễn Văn Tứ), anh em họ của Nguyễn Văn Huấn Đại Tư không: không có Nhà Tây Sơn đặt ra thêm các chức: Đại Tổng quản: Trần Quang Diệu (Dưới đó là chức Đại Đổng lý và Đổng lý) Đại Tư khấu: Vũ Văn Dũng nhận chức này trước khi thăng Đại Tư đồ Đại Tư hội: Nguyễn Văn Danh nhận chức này trước khi thăng Đại Tư mã ĐẠi Tư lệ: Lê VĂn Trung, sau đó là Nguyễn Văn Tuyết Nhà Tây Sơn đặt ra thêm chức Tam thiếu: Thiếu úy: cấp dưới của Thái úy: coi việc binh: Trương Tiến Thúy, Văn Tiến Thể Thiếu phó:Trần Quang Diệu Thiếu sư: khuyết. Dưới đó là Lục Bộ: có các cấp chức vụ khác nhau. Về cấp hàm trong quân chính thì có: Tiết chế Đại Tướng quân Tướng quân Đại Đô đốc Đô đốc Đô úy Ngự úy Vệ úy Chưởng cơ Đô ty Quán quân Về kiểm soát có: Tuần kiểm Về giúp việc có: Tham tán Tham đốc Chỉ huy sứ Cai cơ, Cai đội ---------- Post added at 13:10 ---------- Previous post was at 12:48 ---------- Những trận đánh của Nguyễn Văn Huệ 1. Trận đầu tiên: Đại phá quân Ngũ Dinh Nhà Nguyễn (các chúa Nguyễn) thua trận, phía bắc bị Hoàng Ngũ Phúc đánh chiếm mất Phú Xuân,, phía nam bị Nguyễn Văn Nhạc đánh lấy mất QUảng Nam, phải bỏ chạy vào Gia Định, kêu quân các trấn và quân đi đánh Chân Lạp về cứu. Quân Nam đi đánh Chân Lạp không về kịp, Định Vương Nguyễn Phúc Thuần bèn sai Lưu thủ dinh Long Hồ Tống Phúc Hiệp (khi đó đã hơn 60 tuổi) phát hịch cần vương, lấy quân 5 dinh (Phiên Trấn, Trấn Biên, Trấn Định, Long Hồ, ..) gọi là quân Ngũ dinh được hơn 3 vạn tiến ra đánh Tây Sơn. Khi đó Tây Sơn lâm vào tình thế nghiêm trọng: Phía bắc: Hoàng Ngũ Phúc đem quân đánh Quảng Nam, trận chiến Cẩm Sa, Hoàng Đình Thể, Hoàng Phùng Cơ, Nguyễn Đình Đống đánh cho Nguyễn Văn Nhạc, Tập Đình, Lý Tài đại bại. Hoàng Ngũ Phúc đem quân lấn sát Châu Ổ, Quảng Ngãi. Phía nam: Tống Phúc Hiệp đem quân đánh ra. Chinh Nam tướng quân Ngô Văn Sở cùng các tướng Lê Văn Hưng, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn Quang Sáng ..vv thua trận liên tiếp, mất liền ba phủ: Bình Thuận - Diên Khánh - Phú Yên. Nguyễn Văn Nhạc lo sợ, đem Đông cung Nguyễn Phúc Dương về Tây Sơn để phòng tập kích, lại chôn hết châu báu, tính kế hàng một trong hai nhà Trịnh hoặc Nguyễn. Nguyễn Văn Huệ đem năm ngàn quân tự Tây Sơn xuống giúp Ngô Văn Sở, khi đấy Nguyễn Huệ mới 18 tuổi. Nguyễn Văn Nhạc muốn tôn con rễ là Đông cung Nguyễn Phúc Dương lên làm chúa để chống lại Bắc Hà, sai người điều đình với Tống Phúc Hiệp. Tống Phúc Hiệp ra điều kiện, phải trả Đông cung Dương về và Nguyễn Nhạc phải làm tiên phong đánh Bắc Hà. Đông cung Dương không chịu lên ngôi mà sai người bí mật ra Quảng Ngãi chiêu binh, định đánh úp giết Nguyễn Văn Nhạc và trốn ra đấy. Nguyễn Văn Nhạc tức giận, giết quân hầu của Đông cung Dương nhưng vẫn tha chết cho Đông cung Dương, bí mật nhận hàng Bắc Hà, Hoàng Ngũ Phúc phong cho Nguyễn Văn Nhạc làm Tây Sơn Hiệu Trưởng Nguyễn Văn Huệ bày kế trá hàng Tống Phúc Hiệp, rồi tiến binh đánh úp. Không ai tin là Nguyễn Văn Huệ với 1,5 vạn quân, lại có thể thắng Tống Phúc Hiệp. Nguyễn Văn Huệ liện kết với binh hai nước Hỏa Xá, Thủy Xá (Chiêm Thành cũ), phân binh các đạo cho các tướng Ngô Văn Sở, Vũ VĂn Dũng, Đặng VĂn Long, Trần QUang Diệu, vvv với các tướng Lê Văn Hưng, Nguyễn Quang Huy, Nguyễn QUang Sáng, Lưu QUốc Hưng đánh vào ba nơi - Bộ trại: chủ lực của Tốngd Phúc Hiệp - Thủy trại: Tống Phúc Hòa - Các cứ điểm: đảo Tam Sơn, núi []. đèo []. Kết quả trong 1 đêm, phá tan quân Ngũ dinh, 3 vạn quân chỉ còn sống 1 vạn, còn lại đều chết hoặc ra hàng. Bên phía Ngũ dinh, Cai cơ Nguyễn Khoa Kiên bị bắt sống, Cai đội Nguyễn Văn Hiền chết trận (cha của Nguyễn Văn Thành). Rất nhiều tướng sĩ bị chết, bắt và xin hàng. Tống Phúc Hiệp thoát nạn, nhưng hơn một năm sau, chống đỡ không nổi, lo buồn mà chết. Hoàng Ngũ Phúc phong Nguyễn Văn Huệ làm Tráng tiết Tướng quân (Tướng quân hăng sức) Bắc Hà nhận hàng Tây Sơn, rút quân về Phú Xuân. Tây Sơn giải được nguy, từ bị động chuyển sang chủ động tấn công Nam Hà. ---------- Post added at 13:27 ---------- Previous post was at 13:10 ---------- 2. Trận thứ hai: Nhất bình Gia Định Bối cảnh: Nguyễn Văn Lữ đem quân vào đánh Gia Định, bị Đông Sơn quân của Đỗ Thanh Nhân đánh bại, phải rút về Quy Nhơn. Hai chúa Nguyễn tranh giành quyền với nhau ở Gia Định Lý Tài làm phản, theo Nam Hà, Chu VĂn Tiếp chống lại Tây Sơn, giữ thượng đạo uy hiếp Phú Yên. Lý Tài và Đỗ Thanh Nhân tranh giành nhau. Nguyễn Văn Huệ đem một vạn quân theo đường thủy vào đánh Gia Định, các tướng đem năm ngàn quân theo thượng đạo đánh yểm trợ tập kích trên bộ. Nam Hà phân binh ra giữ các mặt nhưng hai phía thủy bộ đều bị Tây Sơn đánh tan. Các tướng đều tử trận , bị bắt và ra hàng vô kể. (Nhiều quá, không thể kể tên ra hết được). Lý Tài thua trận bỏ chạy lại bị Đỗ Thanh Nhân bắt giết. Hai chúa chạy về Bến Tre lại hợp lực với nhau. Đỗ Thanh Nhân, Chu VĂn Tiếp, Tống Phúc Hòa đỏ quân về cứu Nguyễn Văn Huệ lại phân binh đánh tới, bắt hai chúa về giết, Nguyễn Phúc Ánh bỏ trốn, Tống Phúc Hòa tự sát, Đỗ Thanh Nhân, Chu Văn Tiếp cố thủ ở địa bàn không dám ra nữa. Nguyễn Văn Huệ để một số tướng ơở lại giữ Gia Định, còn lại rút quân về Quy Nhơn. ---------- Post added at 13:41 ---------- Previous post was at 13:27 ---------- 3. Trận thứ 3: Nhị bình Gia Định Bối cảnh: Đỗ Thanh Nhân bị thanh trừng, quân Đông Sơn làm phản Nguyễn Phúc Ánh đích thân nắm quyền, phát triển Gia Định, đem quân đánh Bình Thuận Nguyễn văn Nhạc, Nguyễn Văn Huệ đem thủy quân vào đánh Gia Định. Trên bộ cho Phạm Ngạn, Lê Văn Hưng đánh Bình Thuận, Trấn Biên để phối hợp. Nguyễn Phúc Ánh đem hết thủy binh ra giữ Thất Kỳ Giang, bị Nguyễn Văn Huệ đánh hỏa công đại bại, sĩ quan Pháp Mạn Hòe chết cháy trên thuyền, các tướng Chu Văn Tiếp vv đều bỏ chạy Nguyễn Phúc Ánh thu tàn quân, lại tiến lên bày trận ở Tứ Kỳ Giang, Nguyễn VĂn Huệ bày trận bối thủy, tựa lưng xuống nước như Hàn Tín mà đánh, Nguyễn Phúc Ánh đại bại, Dương Công TRừng và Hoàng Tường Đức bị bắt. Nguyễn Phúc Ánh và các tướng đi lưu vong. Mặc bộ quân Tây Sơn bại trận, Phạm Ngạn bị phục binh giết chết. Lê Văn Hưng không tiến quân lên được. Sau khi Thủy quân thắng trận, quân bộ mới tiến lên về Gia Định. ---------- Post added at 13:47 ---------- Previous post was at 13:41 ---------- 4. Trận thứ tư: Tam bình Gia Định Bối cảnh: Hồ Văn Lân, Chu Văn Tiếp và các tướng đánh bại quân Tây Sơn ở Gia Định, đón Nguyễn Phúc Ánh về Nguyễn Phúc Ánh cho xây đồn lũy, tăng cường phòng bị Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Văn Lữ lại đem thủy quân vào đánh Gia Định. Nguyễn Phúc Ánh cho xây hai đồn ơở hai bên bờ sông yểm trợ. lại cho bắc cầu phao. Thủy trại dưới nước, có bè lửa để đánh hỏa công. Nguyễn Văn Huệ phân binh đánh hai đồn, lợi dụng thủy triều tiến lên. Bè lửa quân Nam bị ngược nước đốt cháy quân nhà. Hai đồn bị hạ, các tướng bị giết, thủy trại bị phá. quân Nam Hà bỏ chạy Nguyễn Phúc Ánh thu tàn quân đánh tiếp ở Đồng Tuyên, lại đại bại, chạy qua Xiêm cầu viện ---------- Post added at 13:54 ---------- Previous post was at 13:47 ---------- 5. Trận thứ năm: Tứ bình Gia Định, phá Xiêm La Bối cảnh: Nguyễn Phúc Ánh, Chu Văn Tiếp sang Xiêm cầu viện, Quân Xiêm phát hai đạo thủy lục qua giúp. Thủy: 2 vạn; bộ: 3 vạn. Tàn quân Đông Sơn ra hàng Nguyễn Phúc Ánh Trương Văn Đa chống không nổi, cầu cứu Quy Nhơn Nguyễn Văn Huệ đem thủy lục vào cứu Gia ĐỊnh, đánh trận Rạch Gầm - Xoài Mút. Sách sử nói quá nhiều rồi. Kết quả nói một câu: Quân Xiêm sợ Tây Sơn hơn sợ cọp. Nguyễn Phúc Ánh biết thời chưa tới, tài không bằng Huệ, chấp nhận qua Xiêm cày ruộng đợi thời. ---------- Post added at 14:02 ---------- Previous post was at 13:54 ---------- 6. Trận thứ sáu: Nhất phục Bắc Hà Bối cảnh: Miền Nam Hà tạm yên, Bắc Hà rối loạn. Phú Xuân có 3 vạn binh đóng sát uy hiếp Nguyễn Văn Huệ đem hai vạn binh thủy bộ, lập kế lấy Phú Xuân, bắt Phạm Ngô Cầu, giết Hoàng Đình Thể, Vũ Tá Kim, Nguyễn Trọng Đang bị loạn quân giết. Ninh Tốn, Ngô Phúc Oánh bỏ chạy Theo kế Nguyễn Hữu Chỉnh đánh luôn Bắc Hà, đuổi Bùi Thế Toại, Tạ Danh Thùy, đánh bại Đỗ Thế Dận, Trịnh Tự Quyền, Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ, giết Trịnh Tông Thu cả Bắc Hà, giao lại cho nhà Lê Lấy cống phẩm là Ngọc Hân và của hồi môn trấn Nghệ An. 7. Trận thứ bảy: Huynh đệ tương tranh Hai anh em đem binh đánh lẫn nhau, sử sách chém là hai bên chết hơn sáu, bảy vạn quân. ĐÁnh nhau trong hai tháng. Kết quả Nguyễn Văn Nhạc đại bại, mất hết binh lực, tướng tá đều bỏ về theo Nguyễn Văn Huệ, nhiều người bỏ theo hàng Nguyễn Phúc Ánh. Đắp đàn đất giảng hòa, ly khai giữa hai nhà. ---------- Post added at 14:08 ---------- Previous post was at 14:02 ---------- 8. Trận thứ tám: Nhị bình Bắc Hà - Đại phá quân Thanh Bối cảnh: Lê Chiêu Thống cầu viện Mãn Thanh, Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân sang đánh Ngô Văn Sở lui binh về Tam Điệp. Nguyễn Văn Huệ lên ngôi đế, từ Phú Xuân đi đường ra gấp Nghệ An, tuyển thêm quân, được hơn mười vạn. Nhất tề kéo ra Tam Điệp hội binh. Phát binh làm 5 đạo, chia đường tiến đánh. Tự mình đốc chiến, áo khoác sạm đen vì khói súng. Trong 6 - 7 ngày quyét sạch quân Thanh, để ghi danh vào sử sách. ---------- Post added at 14:11 ---------- Previous post was at 14:08 ---------- 8. Trận thứ tám: Nhị bình Bắc Hà - Đại phá quân Thanh Bối cảnh: Lê Chiêu Thống cầu viện Mãn Thanh, Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân sang đánh Ngô Văn Sở lui binh về Tam Điệp. Nguyễn Văn Huệ lên ngôi đế, từ Phú Xuân đi đường ra gấp Nghệ An, tuyển thêm quân, được hơn mười vạn. Nhất tề kéo ra Tam Điệp hội binh. Phát binh làm 5 đạo, chia đường tiến đánh. Tự mình đốc chiến, áo khoác sạm đen vì khói súng. Trong 6 - 7 ngày quyét sạch quân Thanh, để ghi danh vào sử sách.
Hay quá bác ạ :), bác tìm hiểu thật kỹ lưỡng. Em cũng ham tìm hiểu sâu những vấn đề như thế này. Chỉ đáng tiếc là đang nợ nần chồng chất, cố cày trả nợ. Trả xong nợ chắc xin bác số điện thoại để xin diện kiến bác về vấn đề Sử Học của Việt Nam :)
CHơi Linh Vương vì nó là Tam QUốc Chí, mà đã là Tam Quốc lại không chơi RTK hay DW thì thật là không phải đạo .