Bộ trưởng bộ Giáo Dục nói chuyện Kinh Tế với sinh viên Ngoại Giao

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi dice, 14/12/09.

  1. dice

    dice T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    5/6/08
    Bài viết:
    607
  2. petern

    petern °˖✧Bmì patê✧˖° Administrator

    Tham gia ngày:
    24/9/03
    Bài viết:
    3,235
    Buồn cười về vấn đề gì nhỉ
    PTT Nguyễn Thiện Nhân là 1 người có tài và có tâm
    Không biết chủ topic trình gì mà dám nhận xét nhỉ
     
  3. -=Clone=-

    -=Clone=- Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    28/8/09
    Bài viết:
    323
    Nơi ở:
    giuseppe meazza
    Đồng ý ông ta là người có tâm.Nhưng từ khi ông ta lên,học phí tăng cao và chất lượng vẫn thế,có lẽ kiêm luôn chức phó thủ tướng nên ko đủ thởi gian chăng
     
  4. Kira_h2c

    Kira_h2c title khác. Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/7/08
    Bài viết:
    7,282
    Nơi ở:
    h2c1989
    Nghe nói ổng chuyên về kinh tế , lên làm bộ trưởng ko tăng học phí thì ko xứng là dân kinh tế
     
  5. LPUnderground

    LPUnderground T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    10/6/08
    Bài viết:
    670
    tài tâm hay sao e ko rõ nhưng chương trình học của bọn em nặng quá
    đem cả 1 số cái ở dại học xuống dạy nữa :|
     
  6. alotaoday[2]

    alotaoday[2] Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    12/4/08
    Bài viết:
    768
    Nơi ở:
    Trại Cải T
    em cũng ước mơ từ nhỏ là được vào Học viện quan hệ quốc tế mà không được :((....trình còi quá :((
     
  7. galo

    galo Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/7/09
    Bài viết:
    460
    Nơi ở:
    Bernabeu
    Bác Nhân dù gì cũng có học qua về kinh tế đấy nhé, dù gì cũng là người có tài và có tâm.

    Mấy chú cứ làm như làm bộ trưởng giáo dục dễ lắm, bác Nhân có tâm nhưng cơ chế nó vậy thì cũng bó tay, nội có chuyện bỏ thi đại học hay ko thi đại học thì cũng đụng đến nhiều thứ.

    Bộ bị Xã hội chê bai nhiều nhất nhưng chả được gì cả, nhớ trước bàc Hiển sau bao nhiêu năm cống hiến, được ngân sách cấp cho khoảng 8k đô đi học tiếng Anh thì bị bọn báo chí nó làm ầm lên, trong khi nhiều thằng nó tham nhũng còn hơn số đó rất nhiều.
     
  8. hanhito

    hanhito The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    3/5/07
    Bài viết:
    2,443
    Nơi ở:
    marbule
    Cái tít nghe cũng buồn cười kiểu như "Chú hàng heo giảng về cắt cổ gà cho cô bán cá" =))

    Ông Nhân này lúc mới đầu lên mình cũng hi vọng lắm, vì thấy cũng trẻ, giỏi, tưởng đâu có thể là 1 Bill Clinton của VN, nhưng đến nay thấy giáo dục vẫn ì ạch, SGK vẫn chưa ổn (ko biết còn "cải cách" nữa ko?), giáo viên thì áp lực, chương trình học vẫn bị chê là nặng nề, tuyển sinh ĐH vẫn cứ căng thẳng và tổn hao tiền bạc, thời gian, tâm trí của nhân dân, v.v. thì thấy cũng chả có gì đáng khen cả.
     
  9. Coldstream

    Coldstream C O N T R A

    Tham gia ngày:
    8/8/08
    Bài viết:
    1,857
    từ hồi ông Nhân lên.giáo dục chả thấy khá thêm tí nào đáng kể.tiền học phí tăng.lương giáo viên vẫn lè tè.hối lộ vẫn tùm lum.nói nhanh là được cái phát biểu hùng hồn là chính.chả biết có tâm hay ko nhưng tài cũng chỉ ở mức trung bình cộng.nội dung sách giáo khoa có tay đổi nhưng cũng toàn thứ vớ vẩn xa rời thực tế.học sinh cấp 1thif gần như đứa nào cũng học đều các môn,lên cấp 2 thì ko biết mình học giỏi nhất môn nào.lên cấp 3 thì ko biết nên học khối nào.vào dh thì ko biết thi trường gi.cuối cùng ra trường cũng hả định hướng được là mình làm nhề gì-đây là 1 cái hậu quả to tổ bố của GD đem lại.

    hơn nữa ở nước mình còn có thêm 1 tệ nạn là học để vứt đi.ví dụ 1 thằng học hết cấp 3 nhưng ko đỗ DH và nó đi làm nghề như sửa xe máy,buôn bán ,làm công nhân hay lam đồ thủ công mỹ nghẹ,thực phẩm.các vị thử vắt tay lên trán xem những gì nó được học từ cấp 1 đến cấ 3 có giúp ích gì được cho công việc của nó ko-12 năm học cuối cùng chả sử dụng lam gì.nếu như thế chỉ cần học hết cấp 1 cho biết chữ với cộng trừ nhân chia là được.học thêm cấp 2 cấp 3 làm gì cho phí 7 năm cuộc đời

    học sinh khổ đã đành giáo viên cũng khổ vãi lúa.mới ra trường ko quen biết mà muốn xin việc cũng phải hối lộ vài chục rồi chạy đôn chạy đáo mới được vào biên chế

    bx tớ học sư phạm.mẹ tớ,chị tớ,họ hàng tớ hơn 15 người làm giáo viên nên tớ nghĩ tớ đủ tư cách và hiểu biết để đưa ra nhận xét này.tớ có thêm ông bố nuôi ở quê làm trưởng phòng giáo dục nữa mỗi khi tết lễ người kéo đế nhà nườm nượp.tiến bộ thì có nhưng ko = con rùa.nói chung cũng chỉ thua công an 1 tí thôi
     
  10. galo

    galo Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/7/09
    Bài viết:
    460
    Nơi ở:
    Bernabeu
    Tuyển sinh ĐH là 1 vấn đề khó, giờ xét theo điểm cấp 3 thì chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng COCC, rồi đút lót này nọ, chừng nào dân Việt Nam ý thức được như bọn Tây thì hãy tính đến chuyện bỏ thi Đại Học. Nhật, Hàn nó vẫn thi ầm ầm mà đào tạo nó cũng có thua ai đâu.

    SGK thì tôi ko bàn tới. Còn cái giào trình đại học giờ muốn cập nhật cũng khó, bởi vì đa số các thầy cô đều dành thơi gian cho việc chạy sô và nếu có ra giào trình mới thì dân chúng nó cũng đổ đi mua sách photo;)) (mặc dù giá cũng chênh nhau mấy chục ngàn). Đến năm 2008 mà tôi vẫn phải học cái giào trình Đầu Tư Nước Ngoài tư năm...1997! trong khi chỉ đạo từ Bộ xuống là 2 năm 1 lần:|

    Ngân sách thì đã ko có, tăng học phí thì từ thằng mầm non đến thằng Đại Học thằng nào cũng chửi, ko có học phí thì phát triển bằng niềm tin à trong khi ngân sách thì ko đủ.

    Vả lại ai cũng muốn con mình làm thầy, đến cả Trung Cấp cũng mon men lên lấy bằng Thạc Sĩ.

    Người nào ngồi vào chiếc ghế của Bác Nhân thì cũng ko dễ mà giải quyết cái mớ bòng bong ấy, trong khi chả tham nhũng được gì mà cũng bị chửi nhiều nhất;))

    Bởi vậy mới nói Việt Nam Quan thì tham mà dân thì gian;))
     
  11. Pocollo84

    Pocollo84 Super Namek

    Tham gia ngày:
    28/11/04
    Bài viết:
    9,228
    Nơi ở:
    Namek
    Ko thể đánh giá sớm về việc cải cách giáo dục chậm chạp được.Xưa nay giáo dục vẫn luôn là ngành cải cách chậm nhất, ko phải vì ko thể , mà vì đặc tính của nó.Trung bình các nước trên thế giới đều có 1 quy trình 10 năm / lần cải cách rõ rệt...ví dụ như ở nước phát triển nhất là Đức cũng thế ( ko có dẫn chứng, chỉ được nghe dạy thế :P ).
    Huống hồ là VN đang bơi trong lầy.Chí ít thì cũng đã dần có thay đổi và muốn thay đổi ( tích cực hay tiêu cực thì ko dám nhận xét hết ).
    Mà tớ cũng ko hy vọng giáo dục sẽ thay đổi 1 cách chóng mặt.Chậm mà chắc là được rồi.Giáo dục là cái gốc của cả thế hệ , tương lai của cả dân tộc.Ko thể vồn vã thay đổi được.
    Tớ thấy tích cực nhất là mấy kì thi tốt nghiệp cấp 3 đã căng và nghiêm túc hơn rất rất nhiều so với hồi trước đấy thôi.

    Nói chung tớ ko phản đối ông Nhân, có phần ủng hộ.Đã nhiều lần ông này có ý tưởng thưởng thêm tiền cho giáo viên , thêm trợ cấp v..v. nhưng mình ông ta thì ko quyết được.Nó còn có cái mớ "cơ chế" :))
     
  12. petern

    petern °˖✧Bmì patê✧˖° Administrator

    Tham gia ngày:
    24/9/03
    Bài viết:
    3,235
    Chuẩn .. chính xác là như thế :)
     
  13. NHA_DIEN

    NHA_DIEN Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/10/09
    Bài viết:
    343
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Vấn đề này không phải do GD đem lại, có trách thì trách người học và gia đình quá kém cỏi trong việc định hướng thôi. Mình muốn học cái gì, học được cái gì, thích thi vào đâu, thích làm nghề gì không biết thì trách mình chứ liên quan gì đến GD?

    Thế thì còn biết bao nhiêu nước trên thế giới nó học cũng toàn những thứ vứt đi nhỉ. Mình thì chưa được ra nước ngoài nhưng nhà có người bác ở bên Đức, bà chị con bác bằng tuổi mình. Nhớ hồi bé mỗi lần về bà ấy mang cả sách vở về, thấy học sinh bên đó nó còn học cả thiên văn, vũ trụ, cũng toàn là hàng vớ vẩn vứt đi cả, nhỉ =)).
    Xem SGK của em tớ đi học cấp 1 3 năm nay thấy ngoài toán, tiếng Việt còn có các môn Đạo Đức, Tự Nhiên Xã Hội, Sức Khỏe là rất bổ ích đối với bọn nó. Nếu có vấn đề thì đó là lỗi ở người dạy và người học, chứ không phải bản thân quyển sách hay chương trình giáo dục có vấn đề. Mọi người than thở bọn nó phải học nặng chứ các môn như Kĩ thuật, Mĩ thuật, Hát nhạc, ... có thêm cũng chỉ gọi là có thôi.
    Còn nếu đã xác định được là chỉ đi làm lao động phổ thông không cần đến đầu óc, chỉ cần biết chữ với cộng trừ nhân chia cho khỏi bị lừa tiền thì đúng là chả cần học cấp 2 cấp 3 làm gì cho phí 7 năm cuộc đời cả, cậu nói đúng lắm =)).
     
  14. Pocollo84

    Pocollo84 Super Namek

    Tham gia ngày:
    28/11/04
    Bài viết:
    9,228
    Nơi ở:
    Namek
    ĐÔi khi giáo dục nó còn phải đi kèm với thị hiếu và quan niệm xã hội.Ở những nước á đông, như VN, Trung Quốc hay thậm chí cả HQ..thì nền giáo dục vẫn chưa thể đáp ứng cái kiểu như Tây Âu được
    Ai ở Đức xác minh cho tớ 1 tin này, đó là đến hết cấp 2 thì nó sẽ chia ngành ngay lập tức.Những ai định học lên đại học, theo đuổi nghiên cứu khoa học thì đi 1 ngành...còn ai học nghề, đi làm thợ, làm kĩ sư v.v..thì đi theo trường khác luôn.Nhưng người ta sở dĩ có thể phân ngành rõ rệt như thế từ sớm, để cách mạng hóa giáo dục thì phải đi kèm với...quan niệm xã hội.Ở VN thử làm thế xem các trường dạy nghề có đói mốc mồm ra ko ? :D. Ông Nhân hay ông Thần thì cũng ko thể 1 sớm 1 chiều thay đổi được quan niệm này của phụ huynh hay học sinh.
    Mà sở dĩ có thay đổi, thuyết phục được, thì điều kiện kinh tế xã hội có đáp ứng được ko ? Thợ máy ra đi làm lương có ăn thua ko ? Hay vẫn chỉ bị coi là nhân công rẻ tiền.Ko như ở nước ngoài, những thợ giỏi luôn là người được nể trọng.

    Đơn cử như chất lượng bất cứ món hàng nào thôi ( ô tô chẳng hạn ).Cùng là Audi nhé, sản xuất ở Đức và sản xuất ở CHâu Á chất lượng khác hẳn nhau..đấy là do sự khác biệt giữa trình độ và đạo đức nghề nghiệp của công nhân ( vì họ được lương cao, đào tạo chuyên nghiệp và được coi trọng ).
    Đến bao giờ làm được những tiền đề về quan niệm , làm được đầu ra tốt thì đến lúc đấy anh em hẵng hi vọng ở 1 cuộc cách mạng trong ngành giáo dục..còn ko thì bây giờ vẫn thế này mà thôi..mà tớ tin là vài chục năm nữa vẫn thế này
     
  15. VanCloud

    VanCloud The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    28/10/04
    Bài viết:
    2,039
    Nơi ở:
    Angelus Errare
    GD ĐH ở Âu-Mỹ nó nhẹ hơn VN là bởi thanh niên của họ biết lượng sức mình, nếu theo University được thì theo, thấp hơn thì vào College, nếu không thì kiếm việc làm phù hợp hoặc nhập ngũ, đối với dân họ thì đi lính cũng là 1 nghề, nói cách khác thì nhân lực của họ dàn đều, nên đầu vào ĐH không nặng như VN, còn VN ta thì sống chết gì cũng phải cố chen chân vào cổng trường ĐH, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ hiện nay, mà không chỉ riêng ngành GD mà ngành nào cũng vậy, nếu như trên có khối bác chỉ tay mà dưới chả có ai thi hành thì vẫn cứ cái vòng luẩn quẩn mãi thôi.
     
  16. Bibonot

    Bibonot Dragon Quest GameOver

    Tham gia ngày:
    25/2/07
    Bài viết:
    1,339
    Nơi ở:
    Old Trafford
    Cũng chẳng phải là do thanh niên hết , từ bé đã bị phụ huynh nhồi vào đầu là ko vào đại học thì chẳng làm được cái quái gì , thành ra cứ cố mà đã biết trước là cố cũng ko đc .
     
  17. dice

    dice T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    5/6/08
    Bài viết:
    607
    Hì hì, cái em thấy buồn cười thì bác hanhito đã nói rồi đấy ạ

    Bác Nhân là PTT phụ trách về giáo dục, khoa học và công nghệ. Nhưng bác lại đi giảng về kinh tế, mảng thuộc về bác Hải. Hơn nữa bác lại đi giảng với sinh viên trường Ngoại giao. Cái này rất là tréo ngoe, chẳng ăn nhập gì cả.

    Em giải thích thế thôi ạ, các bác cứ bàn tiếp về giáo dục, em hóng. :P
     
  18. NHA_DIEN

    NHA_DIEN Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/10/09
    Bài viết:
    343
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Bác này sn 84 à, vậy xưng em cho lịch sự.
    Theo như bà chị em học bên đó kể lại thì cấp 2 cũng chưa phân ngành gì cả, cấp 3 cũng vẫn học chương trình giống nhau như thường, khác biệt là đứa nào xác định lên ĐH thì phải học trâu hơn những đứa chỉ tính học xong phổ thông rất nhiều lần thôi. SGK bên đó không phải chỉ có 1 bộ thống nhất cả nước như mình, mà có nhiều công ti phát hành SGK, nhiều bộ SGK khác nhau, quyết định chọn bộ sách nào tốt cho học sinh học là do nhà trường, tất nhiên học sinh cũng có thể tham khảo thêm các bộ sách khác không ai cấm.
    Tuy nhiên cái khác biệt so với hiện trạng của mình là tỉ lệ học sinh xác định học lên ĐH rất ít so với số học xong phổ thông đi học nghề. Những đứa nào học thực sự chắc mới xác định học tiếp lên ĐH thôi, lớp vài chục đứa có khi được vài đứa lên ĐH.
     
  19. NHA_DIEN

    NHA_DIEN Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/10/09
    Bài viết:
    343
    Nơi ở:
    Ha Noi, Vietnam,
    Phụ huynh nhồi thế cũng chẳng sai, đến bao giờ lao động phổ thông ở VN, (ví dụ công nhân dệt may) cũng có thể kiếm được đủ để trang trải cho một cuộc sống khá thoải mái bình thường thì lúc đó lời khuyên sẽ là: con học vừa không lại khổ, sau ra đời kiểu gì chả sống được ấy mà. =))
     
  20. Pink Floyd

    Pink Floyd Wasted Youth Of A Nati

    Tham gia ngày:
    14/10/04
    Bài viết:
    1,391
    Nơi ở:
    Another Brick
    Trong đây có mấy thằng biết về quyền hạn của Bộ trưởng Bộ GD !?

    Mọi người không, tui không. Vậy làm sao phán :|

    Cơ chế ở VN nó vậy, đừng nói 1 bác Nhân, 10 bác Nhân cũng vậy thôi =))
     

Chia sẻ trang này