Các khái niệm về thuốc, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng theo bộ y tế

Thảo luận trong 'Các quảng cáo khác' bắt đầu bởi novaco, 17/4/17.

  1. novaco

    novaco Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    21/2/17
    Bài viết:
    0
    Người tiêu dùng Việt Nam đang bị nhiễu giữa một rừng thông tin, giới thiệu và quảng cáo về thực phẩm chức năng, mỹ phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Bộ Y tế đã có ba định nghĩa rõ ràng:

    - Thuốc: là chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, văcxin, sinh phẩm y tế. Thuốc tây (tân dược) hay thuốc nam (đông dược) đều phải được sản xuất tại các nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP-WHO (Thực hành tốt sản xuất thuốc - theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới). Thuốc không phải là thực phẩm, phải cẩn trọng khi dùng, phải đúng liều đúng lượng.

    - Mỹ phẩm: là một chất hay một chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt. Mỹ phẩm không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế thuốc chữa bệnh và không được phép kê đơn cho người bệnh. Để lưu hành trên thị trường, bất kì sản phẩm mỹ phẩm nào cũng cần phải đăng ký mỹ phẩm đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng hợp pháp lý mới được phép sản xuất lưu hành.

    - Thực phẩm chức năng: là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người. Thực phẩm chức năng có tác dụng dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, hỗ trợ sức khỏe người sử dụng. Cũng như mỹ phẩm, thực phẩm chức năng chỉ hỗ trợ và hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh hoặc thay thế thuốc, không được phép kê đơn cho người bệnh. Mặt khác, để an toàn cho người tiêu dùng, trước khi một sản phẩm thực phẩm chức năng đưa ra thị trường thì cần được đăng ký công bố thực phẩm chức năng cho sản phẩm đó, nếu đạt về an toàn thực phẩm và hợp pháp lý, không gây hại đối với sức khỏe con người thì mới được phép lưu hành trên thị trường.

    Rắc rối trong thực tế là việc phân chia không thể rạch ròi vì có nhiều chất khó phân ranh giữa thuốc và thực phẩm. Bản thân thực phẩm chức năng hoặc có chứa yếu tố có lợi với hàm lượng cao hoặc được “cải tạo” để có nhiều tác dụng sinh học hơn (như sữa có thêm canxi, sữa chuyên cho người đái tháo đường...), những thực phẩm chức năng này còn được gọi là thực phẩm thuốc hay dược phẩm dinh dưỡng. Ngoài ra, một số mỹ phẩm cũng có tác dụng chữa bệnh: kem chống nắng, kem chống khô da, bột hút ẩm... rất hữu ích trong điều trị bệnh ngoài da
     

Chia sẻ trang này