Móng nhà hay còn gọi là móng nền là một trong những kết cấu quan trọng của một công trình xây dựng bất kể đó là móng nhà cao tầng hay nhà thấp tầng. Ngoại trừ dựng nhà tạm thường không cần móng, đa phần các công trình cần tính kiên cố, lâu dài thì đều phải tính toán đến các phương án làm móng nhà phù hợp với công trình. Dưới đây là các loại móng cơ và cách chọn móng phù hợp 1. Phân loại móng nhà theo vật liệu xây dựng Móng nhà thường được làm từ nhiều vật liệu khác nhau như: gạch nung, gạch không nung, đá hộc, đá thạch anh, móng nhà bằng gỗ, bê tông/bê tông cốt thép với phần kết cấu chịu lực bởi bulong neo. Tùy theo từng loại cấu trúc cụ thể mà loại bulong neo móng đó có thể được bẻ L, bẻ J, bẻ U hoặc để thẳng… - Xây móng nhà bằng gạch: gạch nung hoặc không nung, thường thích hợp với các thiết kế móng nhà cấp 4 xây gạch, nhà tạm, các công trình phụ quy mô nhỏ với trọng tải thấp. Đồng thời cần được xây móng trên nền đất chắc chắn tránh nơi có nền đất yếu như ao, hồ, ruộng, đầm, nơi ngập nước. - Xây nhà bằng đá hộc: Đá hộc thường dành cho những công trình có quy mô lớn và đặc biệt phù hợp với những vùng có nguyên liệu sẵn dễ khai thác để giảm chi phí vận chuyển như khu vực vùng núi. - Xây nhà móng gỗ: Loại móng nhà bằng gỗ thường ít phổ biến và chỉ thích hợp với các công trình tạm, nhỏ, ít tính kiên cố, chi phí xây móng thường khá thấp. Ngoài ra có thể sử dụng để gia cố trong cách làm móng nhà trên nền đất yếu. - Xây nhà móng thép, bê tông, bê tông cốt thép: Sử dụng đơn lẻ một loại vật liệu kết hợp vật liệu thép và bê tông (làm móng nhà khung thép). Chẳng hạn hổn hợp bê tông (cát, đá, xi măng) và cụm trụ được làm từ bulong neo. Loại móng làm bằng bê tông khung thép được xem là cách làm móng nhà chắc được sử dụng phổ biến bởi ưu điểm về tuổi thọ, chi phí... Xem thêm bulong lục giác 8.8, bulong 10.9 2. Phân loại móng nhà theo kết cấu móng Căn cứ vào cách tạo nên nền móng nhà có thể phân thành các loại sau: - Làm móng nhà đổ khối: đây là phương pháp làm móng nhà chắc chắn, độ bền cao và sử dụng rộng rãi trong xây dựng và thường sử dụng các vật liệu đá hộc, bê tông hoặc bê tông cốt thép. - Làm móng lắp ghép: đây là loại móng có thiết kế kết cấu có sẵn và khi cần làm móng nhà sẽ cần vận chuyển đến và lắp ghép lại. Loại móng này có ưu điểm về chất lượng, độ bền cao nhưng hạn chế trong việc vận chuyển tới nơi có địa hình không tốt khó khăn và chi phí làm móng sẽ cao. 3. Phân loại móng theo đặc tính tác dụng của tải trọng Móng nhà chịu tải trọng tĩnh: là móng thích hợp với các loại móng nhà ống, nhà phố hay các công trình công cộng như bệnh viện, trường học… Đây là móng phổ biến trong xây dựng dân dụng và công nghiệp. Móng nhà chịu tải trọng động: là loại móng đặc trưng sử dụng cho các công trình có trọng tải lớn, tính giao động cao như: làm móng nhà cao tầng, công trình cầu, trục cầu. Móng này có độ chịu trọng tải tốt, đặc biệt là trọng tải động nhưng chi phí cao nên không thích hợp trong xây dựng nhà ở dân dụng. 4. Phân loại theo phương pháp làm móng nhà Móng nhà 2, 3, 4 tầng hay móng nhà cao tầng sâu bao nhiêu phụ thuộc vào quy mô công trình để có phương pháp chọn móng nông hay sâu thích hợp: - Thi công làm móng nông: Thích hợp với công trình trọng tải nhỏ với nền đất cứng, tốt. Móng nông có 3 loại móng: móng đơn, móng bè, móng băng: + Móng đơn là móng thường được sử dụng làm móng bệ đỡ ở chân cầu, cột điện và đứng độc lập một mình và có độ chịu lực ở giới hạn trung bình, có thể sử dụng móng đơn nhà 1 tầng, 2 tầng, 3 tầng,... + Móng băng là loại móng có độ sâu xuống mặt đất 2, 3m và có dạng 1 dải dài, độc lập hoặc giao nhau kiểu chữ thập để đỡ hàng cột, tường. Khả năng chịu lực của loại móng này khá tốt và là loại móng hay dùng nhất do có độ lún đều và dễ thi công hơn móng đơn. + Móng bè là móng bản với vai trò là giảm áp lực của công trình trên nền đất, thích hợp với việc thi công làm móng nhà trên đất yếu: đất cát, ruộng, ao hồ hay những công trình lớn cao tầng, có tầng hầm. - Thi công móng sâu: Chịu tải trọng lớn trên loại đất nền tốt giúp truyền trọng tải của công trình xuống dưới lớp đất sâu bên dưới. Phương pháp làm móng cọc có thể sử dụng cọc và cọc đài để tăng sức chịu cho móng và thường sử dụng cọc bằng tre.