Ở đây tôi xin được post các mẫu truyện hay về cờ tướng cho các bạn đọc cho vui. Đây là những mẫu truyện có thật và cũng có những mẫu truyện về các đại cao thủ của Việt Nam và thành tích của họ! :cool: Phạm Đình Trọng và Nguyễn Hữu Cầu là đôi bạn thân từ thưở nhỏ và thường dùng cờ tướng đem ra thí ứng. Sở trường Nguyễn Hữu Cầu là dùng cặp Mã với một chiến pháp vô lường và thường nói với bạn rằng "Con mã chạy được khắp nơi, sức phi ngàn dặm, phá được chiến trường. Sau khi nhập cung cặp cổ được con Tướng mà nên việc lớn. Sau này lớn lên, với con ngựa Ô Long, tôi đột nhập Hoàng Thành thì cái ngai vàng của vua, cái ngôi của chúa khó gì không nắm được!". Phạm Đình Trọng lại có sở trường ở cặp Pháo, thường trị được cặp Mã song toàn của bạn nhưng cũng lắm khi thất bại. Đình Trọng thường nói với bạn rằng: "con Mã của anh lợi hại nhưng nước dài và lanh lợi đâu bằng cặp Pháo. Nếu sau này con ngựa Ô Long của anh làm mưa làm gió thì Pháo tôi cũng rượt mã đến cùng, đâu để anh lọt vào Hoàng Thành mà ngồi lên ngai được!". Quả nhiên về sau Hữu Cầu thi đỗ làm giặc xưng là Đông Hải Quận Vương. Phạm Đình Trọng thi đỗ Tấn sĩ làm tướng đi dẹp Hữu Cầu. Cầu trận thắng trận thua bị Trọng rượt hơn ba năm trời khắp sông hồ núi non, biển cả, đồng bằng. Cuối cùng Trọng tóm được Hữu Cầu giải về kinh đô trị tội. Đọc lại lịch sử Trung Hoa và Việt Nam, các bậc nữ lưu, danh nhân thi sĩ như là Bà Huyện Thanh Quang, Đoàn Thị Điểm, Chung Vô Diệm, Lộng Ngọc, Võ Tắt Thiên đều là những tay cao thủ cờ tướng. Không những nhờ vào tài trí khôn ngoan trong nước cờ mà còn với những kế rất là tinh xảo để triệt đối phương khi chơi cờ tướng. Nói tới đây chắc ai cũng không quên được tích "Chung Vô Diệm dự hội đánh cờ" đễ dẹp loạn. Chung Vô Diệm là vợ của Tề Tuyên Vương. Tuy diện mạo xấu xí nhưng võ lược, tài phép cao cường. Lúc bấy giờ nước Sở đang muốn tranh hùng với nước Tề cho nên Sở Trang Vương mời Tề Tuyên Vương đến dự hội đánh cờ sẳn dịp áp hại đễ chiếm lấy Tề. Chung Hậu biết việc bèn sai hai tướng tài đem quân ra biên ải trấn thủ, mặt khác lao động đường phố vua Tề đến dự Kỳ Bàn Đại Hội. Hầu Anh là tể tướng của Sở, một người văn võ song toàn và đặc biệt là Vua cờ của Sở cho nên được vua Sở tín nhiệm đem ra đấu cờ với Chung Hậu. Hầu Anh vốn là gốc con khỉ đầu thai cho nên tướng người, hình giáng đều rất giống khỉ và thích ăn trái đào. Sao mấy bàn cờ căng thẳng, Chung Hậu liên tiếp thua cho nên Bà ta mới sai thị vệ tín cẩn đi Ngự Hoa Viên hái những trái đào chín thật chín thơm mộng đem tới hội cờ. Thấy những trái đào mơn mởn bốc mùi thơm bát ngát, Hầu Anh thèm rỏ rãi đánh cờ không yên, tinh thần rối loạn nên rốt cuộc phải chịu thua dưới tay của Chung Hậu. Nhờ vậy mà nước Tề tránh được đao binh. Ông Nguyễn tấn Thọ năm nay đã sang tuổi 75, là một trong những danh kỳ đáng kính nhất của miền Bắc trong suốt 60 năm qua. Ngày nay với tuổi tác đã quá cao, ông không còn tham gia các giải đấu toàn quốc nữa (lần cuối cùng ông tham gia giải Vô địch toàn quốc cách đây 10 năm, tức là năm 1992 tại Đà Nẵng), thế nhưng ông vẫn chơi cờ, dạy cờ và liên tục đứng ra tổ chức các giải cờ hàng năm tại Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. "Kỳ vương đất Bắc" là biệt hiệu mà Trần Qưới (người được mệnh danh là "Thiên tài cờ Phương nam") gọi ông, khi ông thi đấu với Trần Qưới tại Sài Gòn. Những trận gặp nhau ấy khi ông đã bước vào tuổi 52 còn Trần Qưới (còn gọi là Lác Chảy) mới 30 đang độ sung sức, tuy nhiên cả hai lần thi đấu cả thảy 4 ván với nhau hai bên không bên nào thắng bên nào, trong đó có một ván cờ mù. Khi Việt Nam còn chưa thống nhất, ở phía Bắc trong vòng 40 năm liên tục, ông Tấn Thọ là thủ lĩnh hàng đầu của làng cờ Miền Bắc, phần lớn các giải vô địch miền Bắc ông đều đoạt ngôi quán quân, cả khi thi đấu với các danh kỳ Trung Quốc sang thi đấu tại Hà Nội ông cũng có những ván hòa được đối thủ đánh giá cao. Ông là thành viên trẻ nhất của Hội cờ Thuyền Quang (thành lập từ năm 1936 ở Hà Nội). Đến khi các thành viên của Hội cờ này đã cao niên, không còn chơi cờ nữa thì ông cùng một số kỳ hữu đứng ra lập một nhóm cờ khác có tên là nhóm Ngũ Tốt. Tính ông khiêm nhường cho nên không gọi là Hội mà chỉ gọi là nhóm và lấy quân Tốt là quân nhỏ bé nhất trên bàn cờ để đặt cho nhóm cờ của mình. Vì trên bàn cờ có 5 quân Tốt nên gọi là nhóm Ngũ Tốt chứ không phải là một nhóm cờ chỉ có 5 người là Trần Sang, Đào Tuấn Bình, Nguyễn tấn Thọ,Trương Trọng Bảo, Nguyễn Văn Chấn như mọi người vẫn tưởng mà còn có nhiều người nữa cũng tham gia chơi ở nhóm này trong một thời gian dài. Cách chơi của ông Thọ cao sâu nhưng nhã nhặn. Ông không bao giờ chê ai. Ai ông cũng chơi với sự tôn trọng, thật sự cầu thị và chơi đủ loại cờ : cờ bàn, cờ mù, cờ độ chấp quân, đi các nơi thi đấu như kiểu giang hồ, tham gia những trận tay đôi như các "đả lôi đài". Những giải cờ có danh tiếng đều mời ông cầm chịch như các giải Văn Miếu - Quốc tử Giám, giải Chùa Vua, giải triển lãm Giảng Võ, giải Tứ hùng và một số lễ hội cờ vùng ven đô. Không chỉ ở Hà Nội, ông còn có công lớn phát triển phong trào cờ ở các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ... Ông còn cùng các ông Ngô Linh Ngọc, Lê Uy Vệ, Lê Hồng Long... viết một số sách tyruyền bá phổ cập cờ Tướng cho đông đảo bạn đọc. Với tạp chí Người Chơi Cờ ông là cộng tác viên thường xuyên với mục "Những đòn chiến thuật tinh tuyển được bạn đọc ưa thích" Vì nhiều năm liền thi đấu đoạt quán quân giải cờ Chùa Vua, nên theo quy ước ở đây, tên ông đã được khắc vài bia đá của Chùa. Năm 1966, 3 cao thủ cao cấp nhất của Trung Quốc là "Cờ Ma" Dương Quan Lân (Yang Guan Ling), Thái Phúc Như (Cai Fu Ru), và Hồ Vinh Hoa (Hu Ronghua) tới Hà Nội thi đấu hữu nghị với các cao thủ miền Bắc . Kỳ vương đất Bắc Nguyễn Tấn Thọ đã thủ hòa cả 3 cao thủ này, không, phải nói là 3 kỳ thủ Trung Quốc đã thủ hòa Nguyễn Tấn Thọ, vì cụ Nguyễn Tấn Thọ đã huề, nhưng là huề trên cơ, có nghĩa là huề nhưng thế đang hơn hay là lời quân . Chỉ vì đấu giao hữu nên Kỳ Vương mới chịu thủ huề, chứ nếu đấu giải thì có lẽ cụ ta sẽ chiến thắng ở cờ tàn nếu địch chơi sơ hở . Tương tự lần đấu giao hữu gần đây nhất . Đội Trung Quốc với QTĐS Từ Thiên Hồng (nhiều lần vô địch Trung Quốc và Thế Giới), QTĐS Lý Lai Quần (same), QTĐS Trang Ngọc Đằng (Đình), QTĐS Lâm Hoành Mẫn ... đã thủ hòa dưới cơ nhiều tay cờ của VN . Chắc chúng ta muốn chơi trên cơ Trung Quốc cho nên chấp nhận huề mặc dù hơn quân hay thắng thế. *************