Một truyện phải gồm nhiều tuyến nhân vật. Mỗi nhân vật phải có những tính cách nổi bật và chiến công, mưu kế riêng. Cần khắc họa ra sao? Các mem ai tâm huyết thì vào hổ trợ nhé: A. Nhà Nguyễn Tây Sơn: 1. Tam Kiệt: 1. Thái Đức Đế Nguyễn Nhạc 2. Quang Trung Đế Nguyễn Huệ 3. Đông Định Vương Nguyễn Lữ 4. Thái tử Tiểu triều Nguyễn Bảo 5. Cảnh Thịnh Đế Nguyễn Quang Toản 6. Khang Công Nguyễn Quang Thùy 7. Tuyên Công Nguyễn Quang Bàn 2. Tướng soái: 1. Tả quân Vũ Văn Nhậm 2. Đại Tư mã Ngô Văn Sở 3. Đại Đô đốc Võ Văn Dũng 4. Đại Tổng quản TRần Quang Diệu 5. Đại Tư Lệ Lê Trung Tham gia Tây Sơn, lập được nhiều chiến công. Thăng đến chức Đại Tư Lệ, cùng Trần Quang Diệu tham gia trấn thủ Nghệ An, đem quân đánh Ai Lao. Là tướng dưới quyền của Quang Trung. Khi quân Nam vây thành Hoàng Đế, cùng Phạm Công Hưng, Nguyễn Văn Huấn, Ngô Văn Sở đem quân vào đánh giải vây. Sau khi Thái Đức Đế Nguyễn Nhạc chết, Lê Trung tham gia giữ Quãng Ngãi, nhiều lần đem quân đánh Diên Khánh và Phú Yên cùng với Trần Quang Diệu. Con rễ của Lê Trung là Đô đốc Lê Chất (sau được thăng Đại Đô đốc) bàn với Lê Trung về hàng quân Nam, bị Lê Trung răn đe. Sau Nguyễn Bảo đánh úp thành Quy Nhơn, định ra hàng Nguyễn Ánh. Lê Trung đang giữ Quảng Ngãi đem quân về Quảng Nam. Cảnh Thịnh đích thân đem quân đi đánh và bắt giết Nguyễn Bảo. Thái phủ Lê Văn Ưng (???) nói Lê Trung có can dự vào mưu biến loạn của Nguyễn Bảo. Cảnh Thịnh sai người bắt Lê Trung đem giết. Con rễ của Lê Trung là Lê Chất, giả chết rồi đến nương nhờ Đại Tổng quản Lê Văn Thanh là chổ quen biết. Sau Lê Chất ra hàng Nguyễn Ánh, làm đại tướng cho quân Nam. Con của Lê Trung là Lê Văn Từ vẫn được lưu làm tướng của Tây Sơn. Sau theo Tư khấu Định (Phạm Công Định ???) về đánh giải vây Phú Xuân, thua trận bị bắt. Được Nguyễn Ánh tha, lưu làm tướng quân Nam. 6. Đặng Tiến Đông 7. Đặng Tiến Long 8. Đặng Văn Bảo 9. Phan Văn Lân 10. Võ Đình Tú 11. Nguyễn Văn Tuyết 12. Nguyễn Văn Lộc 13. Lê Văn Hưng 14. Lý Văn Bưu 15. Nguyễn Quang Huy 16. Nguyễn Văn Hòa Thuộc tướng của Vũ Văn Nhậm. Tướng tài, tham gia nhiều trận đánh ở Bắc Hà. Đánh bại các chiến tướng của Nguyễn Hữu Chỉnh và bắt sống Nguyễn Hữu Chỉnh. Sau khi Võ Văn Nhậm chết, thuộc quyền của Ngô Văn Sở, tham gia trấn áp các cuộc nổi dậy của các phe Lê - Trịnh. Phong Nghĩa Hòa Hầu trấn thủ Sơn Nam. 17. Nguyễn Văn Duệ Tướng tâm phúc của Thái Đức Đế Nguyễn Nhạc. Giai đoạn đầu khởi binh, Nguyễn Văn Duệ đem quân đánh chúa Nguyễn ở Quảng Nam thắng trận. Sau đó trấn Quảng Nam. Khi Nguyễn Huệ ra bắc lầm một, có Nguyễn Văn Duệ thuộc quyền. Khi Nguyễn Nhạc ra triệu Nguyễn Huệ về, giao cho Nguyễn Văn Duệ trấn thủ Nghệ An. Dưới quyền của Nguyễn Văn Duệ có Huỳnh Tường Đức, hàng tướng của Nam Hà. Khi Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc đánh nhau, Nguyễn Văn Duệ đem quân theo đường rừng về giúp Nguyễn Nhạc. Huỳnh Tướng Đức ngõ ý dụ Nguyễn Văn Duệ về hàng Nguyễn Ánh, Nguyễn Văn Duệ tìm cách bắt giết. Huỳnh Tường Đức biết ý bỏ đi. Nguyễn Văn Duệ về Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Văn Duệ cầm quân ra giữ Quãng Nam. Nguyễn HUệ đánh Quảng Nam, bắt Nguyễn Văn Duệ giết đi. Một bộ tướng khác của Nguyễn Văn Duệ vẫn ở lại giữ Nghệ An. 18. Thái Bảo Phạm Văn Sâm Tướng Tây Sơn dưới quyền Thái Đức Đế Nguyễn Nhạc và Đông Định Vương Nguyễn Lữ. Phạm Văn Tham phụ trách trông giữ toàn cõi Gia Định. Trúng kế phản gián của Nguyễn Ánh khiến Nguyễn Lữ bỏ chạy về Quy NHơn. Phạm Văn Tham một mình chống giữ Gia Định, sau binh thế yếu phải lùi về Ba Thắc. Bị bao vây, buộc phải hàng Nguyễn Ánh. Sau Phạm Văn Tham định tìm cách bỏ về với Tây Sơn, bị phát hiện và giết. 19. Phạm Ngạn 20.Đô đốc Đặng Văn Chân Phạm Công Hưng Cậu của Cảnh Thịnh, anh của Phạm Thị (vợ của Quang Trung). Tham gia Tây Sơn dưới quyền Quang Trung. Từng đem binh thuyền vào Gia Định tiếp ứng cho Thái bảo Phạm Văn Tham. Thời Cảnh Thịnh được phong làm Thái Úy, đem quân vào đánh giải vây cho thành Hoàng Đế. Sau đó đem quân đánh Phú Yên và cùng Trần Quang Diệu đem quân đánh Diên Khánh. Liên tiếp cùng các tướng Tây Sơn dùng thủy binh giữ mặt bể. Sau đấy Bùi Đắc Tuyên làm Thái sư lộng quyền. Võ Văn Dũng cùng bày mưu với Phạm Công Hưng, Nguyễn Văn Huấn giết Bùi Đắc Tuyên, lập chiếu bắt giết Bùi Đắc Trụ (Thận) và Ngô Văn Sở. Khi Trần Quang Diệu hay tin đem quân về Phú Xuân, Phạm Công Hưng được Võ Văn Dũng phái đi điều đình để giảng hòa. Trần Quang Diệu xin cho Đại Tư Lệ Lê Trung đang giữ Quảng Ngãi vào giữ Quy NHơn thay Nguyễn Văn Huấn mà triệu Huấn về Phú Xuân. Năm sau Phạm Công Hưng bị bệnh chết. HIện chưa rõ ông chết do nguyên nhân gì (già yếu, bệnh tật, hay bị đầu độc) Nhưng có thể nói cái chết của ông khiến cho nội bộ Tây Sơn thêm chia rẽ. (Trong nhà Tây Sơn có hai họ ngoại là họ Phạm và họ Bùi - Trần). Sau khi Phạm Công Hưng chết, Trần Quang Diệu được bổ làm Thái Phó nhưng vẫn không có thực quyền, vẫn sợ bị ám sát. Chỉ khi quân Nam đánh tận đến Câu Đê - Quảng Nam, Trần Quang Diệu mới khởi phục nắm binh quyền. Trong Đại Nam Thực Lục Tiền Biên ghi là Nguyễn Văn Hưng, còn Liệt truyện ghi là Phạm Công Hưng. Hiện chưa rõ Phạm Công Hưng và Nguyễn Văn Hưng là một hay là hai ngươi khác nhau? Nguyễn Văn Huấn Tham gia Tây Sơn. Thời Cảnh Thịnh được giữ chức Hộ giá. Cùng Phạm Công Hưng, Ngô Văn Sở đem quân vào cứu Quy Nhơn. Trong vụ biến Bùi Đắc Tuyên, Nguyễn Văn Huấn đồng mưu với Phạm Công Hưng và Vũ Văn Dũng, vâng lệnh Phạm Công Hưng và Võ Văn Dũng vào Quy Nhơn bắt giết Bùi Đắc Trụ. Khi Trần Quang Diệu kéo binh về Quy Nhơn, Nguyễn Văn Huấn ra tạ tội. Trần Quang Diệu về Phú Xuân điều đình, sai Lê Trung thay Nguyễn Văn Huấn giữ Quy Nhơn. Sau khi Phạm Công Hưng chết, Dũng - Diệu - Danh (Tứ) - Huấn làm Tứ trụ. Nguyễn Văn Huấn giữ chức Thiếu Bảo. Quân Nam đánh đến Câu Đê - Quảng Nam, Nguyễn Văn Huấn đem binh ra giữ. Trần Quang Diệu được phục binh quyền. Sau Thượng thư Hồ Công Diệu dèm pha, Cảnh Thịnh nghe lời giết Nguyễn Văn Huấn. Sau khi Nguyễn Văn Huấn và Lê Trung chết, tướng sĩ Tây Sơn nhiều người có ý ly tán. Lời bình: Chưa rõ động cơ Hồ Công Diệu dèm pha Nguyễn Văn Huấn. Có thể thấy rõ ban đầu Huấn về theo phe với Phạm Công Hưng - Võ Văn Dũng trọng vụ giết Bùi Đắc Tuyên. Sau đấy khá e dè với thế lực của Trần Quang Diệu. Khi Trần Quang Diệu được chức binh quyền thì Nguyễn Văn Huấn lại bị Cảnh Thịnh giết. Trong phe giết Bùi Đắc Tuyên (Trần Văn Kỷ - Võ Văn Dũng - Phạm Công Hưng - Nguyễn Văn Huấn) thì chỉ còn lại 2 người là Trần Văn Kỷ và Võ Văn Dũng. Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Liệt Truyện đều ghi rất rõ Tên Hộ giá Nguyễn Văn Huấn. Ty Văn Hóa Nghĩa Bình lại ko có một ghi chép về Nguyễn Văn Huấn mà chỉ viết về 1 viên tướng là Lê Văn Hưng cũng bị Cảnh Thịnh giết sau vụ biến loạn Nguyễn Bảo. Hiện chưa rõ động cơ của việc dựng bài như vậy. Nên biết là trong Tây Sơn cũng có một viên Thống tướng Lê Văn Hưng tham gia rất nhiều trận đánh và cuối cùng bị bắt cùng lần với Trần Quang Diệu, sau đó bị Hiến Phù. Tây Sơn lương tướng ngoại truyện có nói về 1 Lê Văn Hưng trong Tây Sơn Thất Hổ Tướng. Thì cuộc đời của vị Lê Văn Hưng đó giống với Hộ giá Nguyễn Văn Huấn. Phạm Cần Chánh Phạm Sĩ Hoàng Lê Văn Thanh Tướng Tây Sơn dưới thời Cảnh Thịnh. Khi Lê Trung và Nguyễn Văn Huấn đã bị giết, Lê Văn Thanh được giao giữ chức Đại Tổng quản, giữ thành Quy Nhơn. Lê Văn Thanh che chở cho Lê Chất khỏi truy đuổi của Cảnh Thịnh. Sau Lê Văn Thanh trúng kế quân nam, thành bị vây, cứu binh không có, Lê Văn Thanh cùng Thái úy (Thiếu úy) Văn Tiến Thể đem thành đầu hàng. Quân số trong thành còn hơn 10.000 người. Đến sau, quân Tây Sơn vào đánh quân Nam liên tiếp mấy trận, Lê Văn Thanh một thuyền bỏ đi về theo Tây Sơn. NHưng cuối cùng vẫn về lại hàng Nguyễn Ánh. Nguyễn Ánh vẫn tha, không giết, sau này vẫn lưu dùng. 3. Mưu thần: 1. Ngô Thì Nhậm Con của Ngô Thì Sĩ, đưoợc Trịnh Sâm trọng dụng làm thầy học cho Trịnh Khải. Trịnh Khải mưu giết cha để lên ngôi. Ngô Thì Nhậm can. Việc phát giác, Trịnh Khải và nhiều quan đại thần bị tống giam. Trịnh Sâm lấy Ngô Thì Nhậm làm người xét xử. Cha Ngô Thì Nhậm là Ngô Thì Sĩ chết, Ngô Thì Nhậm về chịu tang. Lê Quý Đôn thay xét xử vụ án. Sau khi Trịnh Khải lên ngôi, Ngô Thì Nhậm phải đi trốn. Khi Nguyễn Huệ ra bắc, Ngô Thì Nhậm theo lao động đường phố. Ngô Thì Nhậm giúp Ngô Văn Sở cai quản Bắc Hà, lập mưu đánh bại quân Thanh. Chủ trì việc giao thiệp giữa Tây Sơn và Thanh. Đặng Trần Thường đến ra mặt nhưng không được trọng dụng, tức giận bỏ vào Nam theo Nguyễn Ánh. Thời Cảnh Thịnh, Ngô Thì Nhậm bị thất sủng. Sau khi mất Phú Xuân, Ngô Thì Nhậm được trọng dụng trở lại nhưng thế cuộc không cứu vãn được. Sau khi mất Thăng Long, Đặng Trần Thường vì tư thù đánh đòn Ngô Thì Nhậm trước Văn Miếu, tẩm thuóc độc vào roi. Sau khi về nhà, Ngô Thì Nhậm chết. 2. Trần VĂn Kỷ Danh sĩ đất Phú Xuân, thi đậu Giải nguyên ở Phú Xuân thời Trịnh đã chiếm Phú Xuân. Ra bắt thi tiếp ở Tăng Long nhưng không ra làm quan. Khi Nguyễn Huệ lấy Phú Xuân, Trần Văn Kỷ theo lao động đường phố được phong làm Trung Thư Lệnh. Trần Văn Kỷ giới thiệu nhiều danh sĩ Bắc Hà ch Tây Sơn để lưu dùng. Sau khi Nguyễn Huệ mất, Bùi ĐẮc Tuyên lộng quyền, Trần Văn Kỷ bị biếm đi trạm Hoàng Giang làm lính thú chăn ngựa, đến trạm Mỹ Xuyên vừa gặp Võ Văn Dũng bị triệu về. Trần Văn Kỷ nói âm mưu của Bùi Đắc Tuyên cho Võ Văn Dũng hay, sau đó Võ Văn Dung về Phú Xuân mưu với các tướng giết Bùi Đắc Tuyên. Trần Văn Kỷ sau đó được phục lại chức Trung thư lệnh. Trần Văn Kỷ tham gia vào nhiều vụ biến loạn trọng triều đình Phú Xuân như vụ giết Lê Văn Hưng, Nguyễn Văn Huấn, Lê Trung, vụ viết thư cho Võ Văn Dũng đề nghị giết Trần Quang Diệu. Nhưng chưa rõ ông đứng về bên nào và nguyên nhân thực sự của việc ông tham gia vào các âm mưu đó. Lúc Phú Xuân mất, Trần Văn Kỷ không theo kịp ra bắc, ở lại Phú Xuân và được Gia Long dùng. Nhưng ông vẫn bí mật liên lạc với Cảnh Thinh, việc bị phát hiện, ông bị xử chém. Gia phả họ Trần ghi ông trốn về làng nhưng Gia Long cho người lùng bắt giải về Phú Xuân. Đến sông Hương, Trần Văn Kỷ hô Trung thần không thờ Nhị chúa rồi nhảy xuống sông tự tử. Có thể kết luận là Trần Văn Kỷ là một trong những trung thần, tận tụy với Tây Sơn đến phút cuối nhưng hành động của ông trong triều chứng tỏ ông góp phần không nhỏ trong sự suy sụp của nhà Tây Sơn. 3. Phan Huy Ích: Con của Phan Trọng Phiên (Phanh Lê Phiên), làm quan ở Bắc Hà, trong Liêu phủ. Lúc Trịnh Bồng lên làm chúa, ông cùng Lê Trung Nghĩa đem quân đánh Nguyễn Hữu Chỉnh, bị bắt sống. Nguyễn Hữu Chỉnh chê là hủ nho, không thèm giết. Sau khi ra Bắc, Nguyễn Huệ thu dùng ông. Cùng với Ngô Thì Nhậm, ông đại diện giao thiệp với nhà Thanh., làm quan bộ Lại trong suốt thời Tây Sơn. Khi Nguyễn Ánh lấy Thăng Long, ông bị đánh đòn ở Văn Miếu nhưng vẫn được sử dụng để giao thiệp với Thanh. 4. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp: Danh sĩ Bắc Hà, người Nghệ An, không ra làm quan vì chán thời cuộc và ghét thói dạy tầm chương trích cú. Nguyễn Huệ cho vời nhiều lần nhưng không ra. Sau khi đánh thắng Thanh, ông ra là Viện trưởng Viện Sùng Chính. Thời Cảnh Thịnh, từ quan về. Đến thời Gia Long vẫn được tôn trọng. 5. Nguyễn Thung 6. Vũ Tất Thận 7. Huyền Khuê ---------- Post added at 22:33 ---------- Previous post was at 22:11 ---------- B. Nhà Nguyễn: 1. Đế Vương: 1. Định Vương Nguyễn Phúc Thuần 2. Tân Chính Vương Nguyễn Phúc Dương 3. Nhị hoàng tử Nguyễn Phúc Luân 4. Gia Long Đế Nguyễn Phúc Ánh 5. Đông Cung Nguyễn Phúc Cảnh 2. Tướng soái: 1. Nguyễn Cửu Đàm 2. Nguyễn Cửu Thông 3. Nguyễn Cửu Pháp 4. Tôn Thất Thăng 5. Tôn Thất Hiệp 6. Tôn Thất Hương 7. Nguyễn Khoa Thuyên 8. Nguyễn Văn Hiền 9. Châu Văn Tiếp 10. Đỗ Thanh Nhân 11. Võ Tánh 12. Lê Văn Quân 13. Nguyễn Văn Thành 14. Lê Văn Duyệt 15. Nguyễn Văn Trương 16. Nguyễn Văn Nhân 17. Huỳnh Tường Đức 18. Trương Tấn Bửu 18. Dương Công Trừng 19. Nguyễn Bá Xuyên 20. Nguyễn Đức Xuyên 21. Hồ Văn Lân 22. Phạm Văn Nhân 23. Nguyễn Hữu Thụy 3. Mưu sĩ: 1. Đặng Đức Siêu 2. Đặng Trần Thường 3. Trịnh Hoài Đức 4. Lê Quang Định 5. Ngô Nhân Tịnh 6. Ngô Tòng Chu 7. phụ Võ Trường Toản ---------- Post added at 23:21 ---------- Previous post was at 22:33 ---------- C. Nhà Trịnh: 1. Đế vương: 1. Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm 2. Đoan Nam vương Trịnh Khải Con trưởng của Trịnh Sâm và Dương Ngọc Hoan. Không được Trịnh Sâm yêu mến nên vẫn không lập làm Thái tử. Trịnh Khải bàn mưu với các thầy học và các quan cùng phe để làm binh biến, việc bị lộ, Trịnh Sâm bắt tống giam. Khi Trịnh Sâm mất, Đặng Tuyên Phi và Hoàng Đăng Bảo lập Trịnh Cán lên làm chuấu. Kiêu binh nổi lên giết Hoàng Đăng Bảo, phế Trịnh Cán lập Trịnh Khải. Trịnh Khải lên làm chúa nhưng loạn kiêu binh ngày càng tệ hại, triều chính nghiêng ngữa. Tây Sơn ra đánh Bắc hà, Trịnh Khải thua trận bỏ chạy, bị Nguyễn Trang bắt nộp cho Tây Sơn. Trịnh Khải tự tử chết. Nguyễn Huệ lấy vương lễ hậu táng cho Trịnh Sâm. 3. Điện Đô Vương Trịnh Cán 4. Án Đô Vương Trịnh Bồng 5. Thụy Quận Công Trịnh Lệ 2. Tướng Soái: 1. Đại Tư Đồ Hoãng Ngũ Phúc 2. Bùi Thế Đạt: Trấn thủ Nghệ An, đem quân đánh dẹp Lê Duy Mật. Làm phó tướng đánh Phú Xuân dưới quyền Hoàng Ngũ Phúc., sau đó trấn nhậm Phú Xuân rồi về Nghệ An. Sau khi mất, con ông là Bùi Thế Toại thay chức làm Trấn thủ Nghệ An. 3. Hoàng Đình Bảo: 4. Phan Cận (Phan Huy Cận) 5. Đoàn Nguyễn Thục 6. Phạm Tôn Lân 7. Hoàng ĐìnhThể Tướng tài của Bắc Hà, thân tộc của Hoàng Đăng Bảo. Từng tham gia trấn áp các quân khỏi nghĩa Bắc Hà, làm trấn thủ Nghệ An. Tham gia đánh chiếm Phú Xuân, lập được công lớn, sau là, Phó trấn thủ Phú Xuân. Sau khi Hoàng Đăng Bảo bị giết, vẫn được lưu dùng. Phạm Ngô Cầu bị nghi ngờ phản gián của Tây Sơn, không cấp quân lương cho Hoàng Đình Thể. Ba cha con đánh với quân Tây Sơn cho đến chết. 8. Hoàng Phùng Cơ: Tham gia quân khởi nghĩa Nguyển Tuyển, Nguyễn Cừ bị Hoàng Ngũ Phúc bắt, đầu hàng triều đình được lưu dụng làm tướng. Theo Hoàng Ngũ Phúc đánh dẹp nhiều cuộc khởi nghĩa. Sau cùng vào Nam lấy Phú Xuân. Khi Nguyễn Huệ ra bắc lầm một, Hoàng Phùng Cơ thua trận hồ Vạn Xuân, mất sáu người con. lao động đường phố Trịnh Bồng làm chúa chống lại Nguyễn Hữu Chỉnh. Từng ngăn Dương Trọng Khiêm ý định giết Chiêu Thống. Sau đó bị Nguyễn Hữu Chỉnh bắt về giết ở Thăng Long. 9. Đinh Tích Nhưỡng: Dòng dõi cả Đỉnh Văn Giai, tướng chú Trịnh. Lãnh thủy quân bị Tây Sơn đánh cho đại bại. Ủng hộ Trịnh Bồng lên làm chúa chống lại cả Chiêu Thống lẫn Nguyễn Hữu Chỉnh. Khi Nguyễn Hữu Chỉnh chết, Chiêu Thống ra các trấn để hưng binh. Đinh Tích Nhưỡng về hàng Vũ Văn Nhậm đem quân đánh Chiêu Thống, bị quân cần vương đánh thua. 10. Trương Tuân: Trấn thủ Kinh Bắc, anh em cô cậu với Trịnh Lệ, ủng hộ Trịnh Lệ làm chúa nhưng bị đánh thua. 11. Trịnh Tự Quyền: Tướng thủy quân của Trịnh Khải, được cử vào Thanh Hóa chống Tây Sơn nhưng quân lệnh không thi hành được. Thua trận bỏ về trấn thủ, sau bị Tây Sơn đánh dẹp. 12. Bùi Thế Toại Con của Bùi Thế Đạt, thay chức trấn thủ Nghệ An. Nguyễn Hữu Chỉnh đem quân Tây Sơn tấn công, bỏ thành chạy. Theo về phe Trịnh Bồng, đánh lại Nguyễn Hữu Chỉnh, bị Chỉnh đánh bại. 13. Tạ Danh Thùy: 14. Nguyễn Trọng Thân 15. Phạm Đình Sĩ Hoàng Nghĩa Phác Vũ Tá Kiên Ngô Cảnh Hoàn Phạm Trọng Yêm Hoàng Viết Tuyển Nguyễn Như Thái Nguyễn Cảnh Thước Lê Duật Nguyễn Hữu Chỉnh Nguyễn Hữu Du Vũ Tá Dao 3. Mưu thần: 1. Lê Quý Đôn 2. Nguyễn Nghiễm 3. Nguyễn Lệ 4. Nguyễn Điều 5. Ngô Thì Sĩ 6. Nguyễn Khắc Tuân Bùi Huy Bích Phan Lê Phiên Lê Đình Châu Trần Xuân Huy Nguyễn Hoàn 7. Dương Trọng Tế Đổ Tiến sĩ thời Cảnh Hưng (Lê Hiển Tông). Làm gia thần cho Thụy Quận Công Trịnh Lệ (em Trịnh Sâm). Làm quan phạm lỗi bị cách chức. Trịnh Lệ toan cước ngôi chúa của Trịnh Sâm, Dương Trọng Tế với Nguyễn Huy Cơ mật báo cho Trịnh Sâm, Trịnh Lệ bị tống giam, Dương Trọng Tế được phục chức ban thưởng. Khi Trịnh Khải chết, Tây Sơn rút về Nam, Trịnh Bồng và Trịnh Lệ giành nhau ngôi chúa. Dương Trọng Tế trước theo Trịnh Lệ, sau lại bỏ về theo Trịnh Bồng rồi về hùa với Đinh Tích Nhưỡng, Hoàng Phùng Cơ ép Chiêu Thống phải khôi phục binh quyền cho Trịnh Bồng. Nguyễn Hữu Chỉnh đem binh về đánh Trịnh Bồng, Dương Trọng Tế bỏ chạy về Gia Lâm, thảo hịch kêu gọi đánh cả Chiêu Thống và Nguyễn Hữu Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh cất quân đánh Gia Lâm, bắt Dương Trọng KHiêm đem về Thăng Long xử tội chém trước Văn Miếu. 8.
D. Nhà Lê: 1. Đế Vương: 1. Hiển Tông Lê Duy 2. Thái tử Lê Duy Vỹ 3. Chiêu Thống Lê Duy Khiêm 4. Giám quốc - Sùng Nhượng Công Lê Duy Cận 5. Lan Quận Công Lê Duy Chi 6. Diên Tự Công Lê Duy Hoán 2. Tướng soái: 1. Trần Quang Châu 2. Lê Ban 3. Dương Đình Tuấn 4. Nguyễn Đạo 5. Hoàng Tố Nghĩa 6. Hoàng Phùng Tứ 3. Văn thần: 1. Trần Công Xán 2. Nguyễn Đình Giản 3. Trương Đăng Quỹ 4. Vũ Chiêu 5. Trần Danh Án 6. Lê Duy Đản
A. Nhà Nguyễn Tây Sơn: 1. Tam Kiệt: 1. Thái Đức Đế Nguyễn Nhạc :là vị vua sáng lập ra nhà Tây Sơn, ở ngôi từ năm 1778 đến 1793. Trong các năm 1778 - 1788 ông xưng là Thái Đức đế (泰德帝). Từ năm 1789, ông xưng là Tây Sơn vương. Nguyễn Nhạc và hai người em trai của ông, được biết với tên gọi Anh em Tây Sơn, là những lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh ở phía Bắc và Nguyễn ở phía Nam, lật đổ hai tập đoàn này cùng nhà Hậu Lê. Có giả thuyết cho rằng tổ tiên nhà Tây Sơn vốn họ Hồ ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chân chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thày đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An (năm 1655). Ông cố của Nguyễn Huệ tên là Hồ Phi Long (vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn, tức An Nhơn) cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Vợ của Hồ Phi Tiễn là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó họ đổi họ của con cái mình từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Người con là Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và làm ăn phát đạt. Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam[1][2][3]. Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Lớn lên, ba anh em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sấm: “Tây khởi nghĩa, Bắc thu công” là của ông. Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất. Tương truyền trước khi nổi dậy ông từng đi buôn trầu nên được gọi là Hai Trầu. Có sách nói Nguyễn Nhạc làm chức biện lại nên còn gọi là Biện Nhạc. Sử nhà Nguyễn chép rằng ông được chúa Nguyễn giao cho việc thu thuế trong vùng nhưng mang tiền thu thuế đánh bạc mất hết, cùng quẫn phải nổi dậy. Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu, tình tiết này thực chất là dụng ý nói xấu người “phản loạn” của nhà Nguyễn sau khi họ đã thắng trận.