Có lẽ không cần phải nói nhiều về tựa game Assassin’s Creed Unity của Ubisoft vừa phát hành vào khoảng tháng 11 năm ngoái. Mặc dù bây giờ nói đến thì có lẽ cũng hơi muộn, nhưng thực sự mà nói thì tôi khá có cảm tình với bản AC này do những gì nó mang lại cho người chơi mặc dù có dính một vài tai tiếng lúc mới phát hành. Một phần cũng vì tò mò với những gì được quảng cáo trong trò chơi này, cụ thể là hỗ trợ của Gameworks từ NVIDIA. Đó là lý do tại sao tôi muốn mổ xẻ trò chơi này để xem những công nghệ như HBAO+, MFAA, PCSS, Hairworks, PhysX, v.v… hay những yếu tố khác mà NVIDIA nhồi nhét vào trò chơi này có điểm gì đặc biệt. Trước hết xin giới thiệu với các bạn hệ thống máy của tôi như ảnh trên. Và tôi sử dụng preset Ultra settings của game và sau đó chỉnh riêng từng công nghệ để thử. Game này tôi test ở độ phân giải Full HD 1920 x 1080 Và V-sync luôn tắt. Ảnh GIF fullsize ở đây + AO HBAO + (close) + AO SSAO (close) + AO OFF (close) Ảnh GIF fullsize ở đây + AO HBAO + (open) + AO SSAO (open) + AO OFF (open) Ảnh GIF fullsize ở đây + AO HBAO + (open) + AO SSAO (open) + AO OFF (open) Ảnh GIF fullsize ở đây + AO HBAO + (open) + AO SSAO (open) + AO OFF (open) Ảnh GIF fullsize ở đây + AO HBAO + (open) + AO SSAO (open) + AO OFF (open) Đầu tiên thử qua HBAO+, cứ Ultra settings rồi tăng giảm AO để xem, trong game có ba chế độ dành cho AO (Ambient Occlusion) là tắt (off), SSAO và cuối cùng là HBAO+. Khi tắt vẫn có một chút bóng nhẹ nhẹ, có lẽ nó đã nằm sẵn trên texture rồi. Mức độ tăng dần từ SSAO lên HBAO+. Theo quan điểm cá nhân của tôi, khi đứng trên cao, HBAO+ sẽ cho ta được cảm giác không gian tốt nhất với những vật thể ở gần sẽ bị tối, còn các nhà ở xa không bị ảnh hưởng nhiều do có môi trường khói bụi xung quanh nữa. Mấy bạn nào ở mấy thành phố lớn sẽ dễ dàng thấy cảnh này khi mà ra đường các tòa nhà phía xa cứ mập mờ mập mờ sau làn khói bụi và sương buổi sáng. Phần HBAO+ cũng tạo cảm giác vật thể có chiều sâu hơn, như bộ ảnh số 3, những bóng đổ trên các phiến ngói làm tôi có cảm giác như từng tấm ngói là vật thể thực sự vậy. Ảnh GIF fullsize ở đây + PCSS Soft Shadow (open) + PCSS High (open) + PCSS Low (open) https://farm8.staticflickr.com/7707/16887140080_4a22bd342f_o.png https://farm9.staticflickr.com/8704/16867286377_4bd83c4d5d_o.png https://farm8.staticflickr.com/7624/16867286847_1c2da7ac5d_o.png Ảnh GIF fullsize ở đây + PCSS Soft Shadow (open) + PCSS High (open) + PCSS Low (open) Ảnh GIF fullsize ở đây + PCSS Soft Shadow (open) + PCSS High (open) + PCSS Low (open) Ảnh GIF fullsize ở đây + PCSS Soft Shadow (open) + PCSS High (open) + PCSS Low (open) https://farm9.staticflickr.com/8689/16887135880_796abbb60f_o.png https://farm9.staticflickr.com/8698/17074693315_4bb35c67f1_o.png https://farm8.staticflickr.com/7630/16867282597_3e1e25589c_o.png Ảnh GIF fullsize ở đây + PCSS Soft Shadow (open) + PCSS High (open) + PCSS Low (open) Tiếp đến là phần đổ bóng mềm PCSS thuộc phần Shadow. Như các ảnh so sánh trên các bạn có thể thấy chả có sự khác biệt nào giữa Low và High cả, sự khác biệt chỉ có khi sử dụng Soft Shadow mà thôi. Với Soft Shadow theo quan điểm cá nhân của tôi thì nó chả có ý nghĩa gì khi ở ngoài trời cả, bóng cây có thể mềm và có thể cứng tùy vào tình trạng mặt trời lúc đó ra sao. Tuy nhiên với ảnh so sánh cuối cùng thì bạn sẽ thấy sự khác biệt đó nếu bạn để ý tới bóng của cửa sổ, ở mức High và Low, ô kính nhỏ của cửa sổ sẽ không có ánh sáng xuyên qua mà chỉ có của ô cửa lớn. Khi bật Soft Shadow thì mới hiện tất cả. Ảnh GIF fullsize ở đây + AA MSAA 4x (open) + AA MSAA 2x (open) + AA FXAA (open) + AA Off (open) Ảnh GIF fullsize ở đây + AA MSAA 4x (open) + AA MSAA 2x (open) + AA FXAA (open) + AA Off (open) Ảnh GIF fullsize ở đây + AA MSAA 4x (open) + AA MSAA 2x (open) + AA FXAA (open) + AA Off (open) Bây giờ đến khử răng cưa – thành phần nặng nhất của các trò game. Assassin’s Creed là dòng game leo trèo, nên sẽ có nhiều nhà cửa, mà nhà cửa thì lại thường là đường thẳng nên nếu tắt khử răng cưa thì hậu quả có lẽ “không lường được” như ảnh so sánh số 2. Ở ảnh đó tôi khá là đau mắt khi nhìn vào các ô cửa sổ chi chít bên trái cũng như là những người dân phía dưới, tình hình chỉ khá hơn khi tôi bật FXAA lên mà thôi. Nên đối với game này, nếu có thể bạn hãy bật khử răng cưa lên chứ đừng chơi không, sẽ rất là hại cho mắt. Ảnh GIF fullsize ở đây + MFAA on + MSAA 2x (open) + MFAA off + MSAA 4x (open) Chênh lệch số khung hình giữa tắt và MSAA 4x là hơn 20 frames, một con số khá “khủng” ảnh hưởng đến gameplay rất nhiều. Bản thân tôi sử dụng MFAA nên chỉ cần bật MSAA 2x thì cũng đã có được chất lượng của MSAA 4x, vì vậy gánh nặng về khung hình sẽ đỡ hơn rất nhiều. Bạn xem thử ảnh trên đi coi có khác biệt không nào. Ảnh GIF fullsize ở đây + Ultra High (open) + High (open) + Low (open) Ảnh GIF fullsize ở đây + Ultra High (open) + High (open) + Low (open) Ảnh GIF fullsize ở đây + Ultra High (open) + High (open) + Low (open) Ảnh GIF fullsize ở đây + Ultra High (open) + High (open) + Low (open) Về cá nhân tôi thấy thì texture trong game không có khác biệt nhiều và cũng không ảnh hưởng đến khung hình do nó chỉ cần bộ nhớ là chủ yếu, texture mà tôi có thể thấy rõ nhất sự khác biệt giữ cao và thấp đó là texture của mặt đường, thể hiện qua những chiếc lá và những phiến đá lót đường. Những texture cao có một ít bóng giả giúp những chiếc lá có vẻ tách biệt hơn so với mặt đất thay vì chỉ dừng lại ở mức chỉ làm texture. Một điểm nữa nếu không có thì thể loại game này sẽ trở nên khá chán và giả tạo, đó là các vật thể trong game, ví dụ như những nhánh cây, bụi cỏ, những hòn đá to hay thậm chí là… phân ngựa. Có thể nói Assassin’s Creed Unity khá chịu đầu tư vào những mảng lặt vặt nhưng không kém phần quan trọng này. Ngoài ra cảm giác “rửa tường” bằng máu sau khi cứa cổ một quân lính cũng thật là kích thích, những người xung quanh cũng bị vây máu lên nữa. Và cái mà tôi sắp nói tới đây có vẻ như là một cuộc cách mạng của dòng game AC nói chung và AC Unity nói riêng đó là số lượng nhân vật khổng lồ cùng xuất hiện trên màn hình của bản này theo đoạn teaser trước khi trò chơi ra mắt là có thể lên đến trên 500 người (thì phải). Ước gì GTA có được số lượng nhân vật NPC đông đảo như vậy nhỉ. Là một fan của điện ảnh Hollywood, tôi rất thích chơi những game mới này cũng vì những đoạn cắt cảnh trong game, quá tuyệt vời. Cũng như những hiệu ứng DOF (Depth of Field) trong game cũng rất tuyệt. Đó cũng là lý do tại sao tôi thích dòng game GTA, sản phẩm do Dan Houser thổi hồn điện ảnh vào đó. Những game ngày nay có hiệu ứng DOF khá đẹp, tạo được bokeh chứ không còn chỉ là làm mờ hình ảnh dạng Gaussian blur như những phiên bản trước đây giống như ảnh trên. Có lẽ trong tương lai, khi mà ngành công nghiệp game phát triển, chúng ta sẽ có được những “thước phim” hoàn hảo mà chính chúng ta là những người “diên viên” trong “bộ phim” đó. Và nếu bạn thực sự không biết phải tinh chỉnh cấu hình như thế nào thì trên trang geforce.com có gợi ý cho các bạn một số cấu hình tham khảo ở độ phân giải phổ biến nhất là 1920 x 1080 mà vẫn giữ được mức khung hình đủ cao để có thể chơi mà không bị đau mắt. Cụ thể hơn với GTX 980, 970 hoặc các dòng TITAN “khủng” thì bạn cứ tăng max hết những setting như AA, AO, Bloom, Environment Quality, Shadows, Textures. Thấp hơn nữa là GTX 780Ti thì có thể giảm AA xuống khoảng MSAA x2 và Textures xuống High. Với GTX 780 thì nên đặt khử răng cưa ở mức FXAA. Với GTX 770 thì ta tắt AO, Environment Quality mức High, Shadows mức High và Textures ở mức Low. Thấp hơn sẽ là GTX 680, chúng ta nên tắt Bloom, Environment Quality Low, Shadow cũng Low do dòng này khá cũ nên sẽ không thể nào kham nổi các công nghệ mới của NVIDIA đâu, và những con thấp hơn còn lại thì có lẽ bạn cũng biết nên làm gì rồi nhỉ. Mình không có điều kiện nên không thể nào thử hết các cấu hình cho các dòng card được nên chỉ demo bằng GTX 970 thôi. Nhưng nếu bạn có ép xung GPU của mình bằng ASUS GPU Tweek hay MSI Afterburner thì có thể bạn sẽ nhích cấu hình lên được chút ít.