Vào thời điểm này năm ngoái khi thị trường card đồ họa vẫn chưa có nhiều biến động, khi mà cả AMD và NVIDIA đều không tung ra bất kì mẫu card đồ họa thuộc thế hệ mới nào cả thay vì đó là các bản nâng cấp mới của các mẫu card đồ họa thuộc thế hệ cũ. Ở thời điểm đó với mức tiền trong khoảng 15tr nếu đang có ý định đầu tư nâng cấp một chiếc card đồ họa mới thì GTX 980 có thể nói là một sự lựa chọn hoàn hảo nhất về mọi mặt từ chi phí bỏ ra cho đến mức hiệu năng mà nó mang lại cho người dùng. Việc đầu tư nâng cấp cho dàn máy của mình thêm một chiếc card đồ họa GTX 980 là một điều hết sức hợp lí vì khi chỉ một thời gian trước nó vẫn là siêu phẩm mạnh nhất của Nvidia, sau khi 980Ti và lần lượt TiTan ra mắt thì giá của nó cũng được giảm xuống khá nhiều. Đó là lí do mà nó có giá thành được cho là rất tốt so với hiệu năng có được, cùng với đó nó vẫn được trang bị những công nghệ hỗ trợ đi kèm đầy mạnh mẽ tới từ Nvidia. Tuy nhiên sau một năm thì mọi thứ đã gần như thay đổi hoàn toàn, với sự phát triển đầy mạnh mẽ về khoa học kĩ thuật, cũng như sự nghiên cứu phát triển không ngừng nghỉ của các kĩ sư và cũng đã đến lúc cho ra mắt vòng đời sản phẩm mới thì chiếc GTX 980 đã không thể giữ vững được vị trí vốn có của mình nữa mà thay vào đó là các đàn em thuộc thế hệ vi kiến trúc Pascal mới được ra mắt. Và không ai khác kẻ chiếm mất vị trí tốt về giá, mạnh về hiệu năng của GTX 980 chính là chiếc GTX 1060. Chỉ mới được Nvidia ra mắt vài ngày trước đây nên những thông tin liên quan đến chiếc card đồ họa thế hệ mới này của Nvidia đã được thị trường hâm nóng kể từ khi chiếc GTX 1080 ra mắt và cũng những thông tin về hiệu năng của GTX 1060 cũng đã được Nvidia nói bóng gió khá nhiều lần rằng nó sẽ mang đến mức hiệu năng mạnh mẽ vượt trội chiếc GTX 980 trước đây nhưng sẽ có giá thành hợp lí hơn rất nhiều. Về thiết kế bên ngoài Tất cả các phiên bản card đồ họa Nvidia thế hệ Pascal Ref đều được trang bị hình dáng bên ngoài theo ngôn ngữ thiết kế hoàn toàn mới khác hẳn với thiết kế của phiên bản Nvidia Maxwell. Tuy nhiên do nhắm vào phân khúc tầm trung nên thiết kế bên ngoài của GTX 1060 cũng đã được lược bỏ một số chi tiết so với GTX 1070 và GTX 1080 nhưng vẫn cho cái nhìn khá bắt mắt hơn thế nữa toàn bộ khung sườn trên GTX 1060 vẫn được Nvidia thiết kế làm bằng kim loại để đảm bảo tính ổn định cũng như cứng cáp nhất có thể cho sản phẩm của mình. Kết hợp với bộ khung vỏ bằng kim loại là hệ thống các lá tản nhiệt bằng nhôm khá dày phía dưới giúp mang đến khả năng tản nhiệt tốt nhất cho card đồ họa, có thể thấy được rằng hệ thống tản nhiệt trên thế hệ card Pascal và cụ thể là trên chiếc GTX 1060 này được Nvidia thiết kế cực kì công phu và hứa hẹn sẽ mang đến khả năng tản nhiệt rất tốt cho GPU. Ngoài vị trí tản nhiệt tiếp xúc trực tiếp với GPU thì trên tất cả các vị trí khác các lá tản nhiệt nhôm đều được Nvidia thiết kế đặt trên một mặt kim loại thay vì tiếp xúc trực tiếp với bảng mạch như các thế hệ trước đây. Đây là một thiết kế mới lần đầu tiên được Nvidia áp dụng lên các dòng card đồ họa của mình. Một điểm cần lưu ý là việc thiết kế thêm một tấm kim loại ngăn cách bảng mạch với tản nhiệt có ưu điểm lớn là hạn chế việc va quệt gây hỏng hóc đến các chip cũng như các vi mạch. Còn vấn đề tản nhiệt thì có thể thấy nó chỉ phù hợp với phong cách thiết kế tản nhiệt theo dạng lồng sóc trên các phiên bản card đồ họa Ref của Nvidia chứ không thực sự phù hợp với các phiên bản custom tới từ các hãng sản xuất. Để giải thích cho vấn đề này chúng ta cần nhìn vào cách thiết kế hệ thống tản nhiệt trên bản Ref và bản custom của GTX 1060. Đối với bản Ref hệ thống tản nhiệt được thiết kế theo dạng lồng sóc đặc trưng vốn có của Nvidia, với thiết kế hệ thống tản nhiệt dạng này ban đầu luồng khí sẽ được quạt lồng sóc hút từ mặt trước của card vào sau đó với các cánh quạt lồng sóc sẽ thổi luồng khí này dọc theo thân card khí. Khi đó luồng khi nóng sẽ được thoát ra phía đầu của card. Với luồng gió tản nhiệt luôn chạy dọc thân card sẽ làm mát các thanh tản nhiệt cả mặt trên và mặt dưới một cách tốt nhất, đồng thời giúp tạo ra thêm luồng khí giữa bảng mạch và mặt kim loại giúp tăng cường khả năng tản nhiệt mà không tạo ra luồng gió quá mạnh có thể gây ảnh hưởng tới các linh kiện có kích thước nhỏ. Trong khi đó với cách thức tản nhiệt theo dạng các quạt tản nhiệt nằm trên ở các phiên bản custom thì luồng gió cũng được hút từ trên xuống dưới và tàn ra hai bên giúp tản nhiệt cho card, tuy nhiên luồng gió tản nhiệt chỉ có ở phía mặt trên của các lá tản nhiệt và mặt dưới sẽ không có, nên sẽ dẫn đến việc tản nhiệt sẽ kém hơn nếu có thê tấm kin loại mỏng chắn trước tấm tản nhiệt, vì thế rất có thể trên các phiên bản custom sẽ được lược bỏ bớt chi tiết này. Về chi tiết bảng mạch Sau khi gỡ bỏ toàn bộ lớp áo giáp bảo vệ cũng như tản nhiệt ra có thể thấy bảng mạch của GTX 1060 khá ngắn so với các đàn anh GTX 1070 và GTX 1080. Nhìn vào bảng mạch có thể thấy nó được Nvidia làm khá kĩ lưỡng khi các chipset, vi mạch được hàn và sắp xếp rất gọn gàng. Với phiên bản 6Gb có ta có thể thấy rõ ràng 6 con chip nhớ 1GB VRAM được sản xuất bởi SAMSUNG xếp đều xung quanh GPU, gộp lại thành bộ nhớ 6GB GDDR5 với băng thông 192-bit. VRAM của GTX 1060 sẽ có xung nhịp bộ nhớ lên đến 8000 MHz, cao nhất có thể trên GDDR5. Một điều khá đáng tiếc là trên GTX 1060 lại không được trang bị bộ nhớ thê hệ mới GDDR5X. Tuy nhiên với một chiếc card đồ họa phổ thông, chúng ta không nên trông mong sự xuất hiện của GDDR5X GPU được trang bị trên chiếc GTX 1060 có mã là GP106, với phiên bản 6Gb sẽ có mã là GP106-400, còn phiên bản 3Gb sẽ sử dụng GPU có mã là GP106-300. Với GP106 thì đây là một nhân đồ họa có hiệu năng cao với mức tiêu thụ điện chỉ ở mức 120 Wh, tương đương với người tiền nhiệm GM206 (GTX 960). Có được khả năng tiêu thụ điện tốt như vậy là do nvidia đã thiết kế lại bảng mạch của GTX 1060 với Mofset cổng đôi cho cả bộ nhớ và GPU, đây là một điều rất đang khen trên thế hệ Pascal khi so với thiết kế của người tiền nhiệm Maxwell. Chiếc card sẽ sử dụng nguồn phụ 6-Pin cho bản tiêu chuẩn và 8-Pin hoặc 2 chân 6-Pin trên các bản custom. Về cổng kết nối, GTX 1060 sẽ có 3 cổng Display Port 1.4, một cổng HDMI 2.0b và một cổng DVI. Tương tự như các thế hệ card GTX 1070 và GTX 1080 trên chiếc GTX 1060 cũng được trang bị những công nghệ mới nhất tới từ Nvidia như Gpu Boost 3.0, Fast Sync Với GPU Boost 3.0 đây là một phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của GPU Boost 2.0 với nhiều ưu điểm như tự động thay đổi mức độ xung nhịp tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ hoạt động cũng như công việc đang xử lí, từ đó giúp cho khả năng tiêu thụ điện năng tỉ lệ thuận với mức xung nhịp đạt được, giúp tối ưu hóa hiệu năng với điện năng tiêu thụ một cách tốt nhất qua đó hạn chế sự lãng phí điện năng dư thừa. Với Fast Sync đây là một công nghệ mới được Nvidia phát triển giúp nâng cao trải nghiệm người dùng bằng cách thay vì giới hạn tốc độ khung hình xuống 60 như Vsync để hạn chế hiện tượng xé hình với Fast Sync sẽ bỏ việc giới hạn tốc độ khung hình giúp tránh hiện tượng trễ hình xảy ra như khi bật Vsync mà vẫn không bị xé hình như khi tắt Vsync. Với công nghệ Fast Sync sẽ cho phép card đồ họa thể hiện được hết khả năng của mình giúp tối ưu hóa việc chơi game nhất có thể. Để hiểu thêm Fast Sync là gì nó hoạt động ra sao bạn có thể xem qua video dưới đây Ngoài ra cùng với việc ra mắt vi kiến trúc mới Pascal, thì NVIDIA đã tung ra thêm một tính năng mới nữa nhằm hướng đến thị trường thực tế ảo 3D đang ngày một phát triển đầy mạnh mẽ đó là công nghệ Simultaneous Multi-Projection (SMP) cho phép người dùng có thể trải nghiệm hình ảnh 3D chính xác hơn ở mọi góc nhìn, cùng với "VR Ready" ngoài việc thông báo card này đủ sức trị VR thì nó còn giải quyết luôn cả nhược điểm méo hình thường hay gặp phải trong lúc chiêm ngưỡng các nội dung đó. Khi bạn nhìn vào một không gian ảo 360 độ hoặc thiết lập một máy tính sử dụng đa màn hình từ 2 cái trở lên thì việc hình ảnh game/video bị méo ở một vài điểm là rất khó tránh khỏi. Chính cái SMP này sẽ xử lý vấn đề đó cho bạn để tạo ra cảm giác nhìn dễ chịu nhất, đồng thời hỗ trợ tối đa đến 16 màn hình cùng lúc. Về mặt hiệu năng : Đây có thể coi là một ấn số và cũng là một mối quan tâm của nhiều người nhất là ở thời điểm hiện tại, khi mà mẫu card này chuẩn bị được bán chính thức ra thị trường. Trên trang chủ của Nvidia cũng đã đưa ra một vài so sánh giữa hai chiếc card tầm trung của năm ngoái là chiếc GTX 960 và chiếc card tầm trung của năm nay GTX 1060 cho thấy sự phát triển mạnh mẽ vượt trội về mặt hiệu năng trên những chiếc card đồ họa của Nvidia chỉ sau một năm phát triển Khi mà chiếc GTX 960 là một trong những chiếc card đồ họa tầm trung được đánh giá là khủng của năm ngoái, thì sau khi nhìn vào bảng so sánh ở trên ta phải đặt câu hỏi liệu đó có đúng là GTX 960 hay không sao hiệu năng thấp vậy hay là do hiệu năng của GTX 1060 quá tốt. Và câu trả lời ở đây là không phải hiệu năng của chiếc GTX 960 quá “cùi” mà là hiệu năng của chiếc GTX 1060 là quá tốt. Có thể thấy GTX 1060 hỗ trợ VR mạnh mẽ đến như thế nào khi việc hỗ trợ VR của nó mạnh mẽ gấp 3 lần GTX 960, với các tựa game như Rise of the Tomb, The Witcher 3 hay Overwatch hiệu năng của GTX 1060 đều mạnh mẽ vượt trội gấp khoảng 2 lần so với GTX 960. Một mức hiệu năng quá tuyệt cho một card tầm trung, với mức hiệu năng này thậm chí còn được đánh giá là tương chiếc GTX 980. Đó cũng là lí do vì sao ta đánh giá nó là kẻ thay thế cho đàn a GTX 980 chứ không phải GTX 960 vì mức hiệu năng của GTX 960 là quá thấp với nó. Để có sự đánh giá khách quan nhất về mặt hiệu năng của GTX 1060 thì chúng ta sẽ so sánh hiệu năng của GTX 1060 với các card đồ họa khác như GTX 970, GTX 980 và nhất là đối thủ của nó ở thời điểm hiện tại là chiếc AMD RX 480 vốn đang được khá nhiều người quan tâm ở phân khúc tầm trung. Đầu tiên là với tựa game Assassin's creed syndicate Với Crysis 3 Với Doom Với Fallout 4 Với GTA V Với Hitman Với Just Cause 3 Với Metro last light Với The Witcher 3 Với Tomb Raider Qua các bảng so sánh có thể thấy hiệu năng mà card đồ họa GTX 1060 mang lại cho chúng ta quả là đáng nể khi so với đàn anh GTX 970 hay so với đối thủ AMD RX 480. Ở hầu hết tất cả các game (trừ Hitman do ADM hợp tác phát triển) thì hiệu năng mà GTX 1060 đều vượt trội. Còn khi so với đàn anh GTX 980 thì ta có thể thấy được sự ngang ngửa về mặt hiệu năng giữa hai đối thủ. Trong 10 bài đánh giá thì GTX 1060 nhỉnh hơn GTX 980 ở hai bài đánh giá, ngang ngửa ở bốn bài đánh giá và thua ở 4 bài đánh giá. Tuy nhiên một điều cần lưu ý là tất cả các bài đánh giá thì phiên bản GTX 1060 dùng để đánh giá ở trên đây mới chỉ sử dụng driver bản beta chưa phải chính thức nên chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng nhận được một kết quả tốt hơn khi Nvidia tung ra phiên bản driver chính thức cho GTX 1060. Một điều cần nói thêm nữa là không những sở hữu hiệu năng mạnh mẽ mà GTX 1060 còn là một chiếc card đồ họa khá lành tính và có mức tiệu thụ điện năng rất thấp chỉ 120W. Hứa hẹn cho việc ép xung một cách mạnh mẽ mà dễ dàng và một khi đã ép xung thì không thể đoán trước là hiệu năng của GTX 1060 sẽ mạnh đến đâu. Tổng kết Qua các bài đánh giá ở trên có thể thấy rằng Nvidia GTX 1060 là một chiếc card đồ họa hoàn hảo dành cho phân khúc tầm trung. Với mức giá bán ra chỉ 249$ cho phiên bản 6Gb và 149$ cho phiên bản 3Gb. Có thể nói đây là một mức giá cực kì tốt so với những gì mà GTX 1060 mang lại cho bạn. Với từng đó tiền bạn sẽ nhận được một chiếc card đồ họa có mức hiệu năng ngang ngửa GTX 980 mà giá lại chỉ ngang ngửa GTX 970, cùng với đó là hàng loạt công nghệ mới đi kèm như Fast Sync, Simultaneous Multi-Projection (SMP), GPU boost 3.0... hứa hẹn sẽ hỗ trợ bạn một cách mạnh mẽ trong các trải nghiệm game của mình. Nvidia GeForce GTX 1080 Perfected Challenge
Theo bài viết ghi là mức tiêu thụ điện năng của GTX 1060 rất thấp, chỉ 120W. Vậy thớt cho em hỏi nên dùng nguồn nào?
Đến ngày hôm nay thì vẫn phải công nhận rằng GTX 1060 là lựa chọn card đồ họa hiệu năng cao giá tốt vô cùng hot