Căng thẳng USD

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi Mainboard, 12/11/09.

  1. Mainboard

    Mainboard Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    20/3/08
    Bài viết:
    414
    Nơi ở:
    Sài Gòn
    Căng thẳng USD​

    * Tỷ giá trần USD của NHNN hôm qua là 17.780 đồng/USD nhưng không có doanh nghiệp (DN) nào mua được USD với giá này
    * Giá USD “chợ đen” ở TP.HCM có lúc lên 20.250 đồng/USD


    Trả lời Thanh Niên, lãnh đạo của tất cả các ngân hàng (NH) được hỏi đều từ chối nêu tên khi nói về các giao dịch mua bán USD với các doanh nghiệp (DN) trong thời điểm hiện tại. Lý do mà các NH đưa ra là: "Nếu mua cũng phải mua cao hơn giá trần mà như vậy thì lấy đâu ra mà bán cho DN theo giá trần?". Tuy nhiên, nếu xét về mặt sổ sách, tất cả các NH khi mua bán USD đều tuân thủ đúng các quy định của NHNN, các phần chênh lệch sẽ được ẩn vào một khoản chi phí hợp lý nào đó tùy theo mối quan hệ giữa NH với từng DN.

    “Không ai bán với giá quy định cả”

    Trên thực tế, tình trạng căng thẳng USD không chỉ diễn ra trong vài ngày đã kéo dài hàng tháng nay. Do tỷ giá đồng/USD mà NHNN công bố không phản ánh đúng cung cầu trên thị trường nên các NH thương mại rất khó mua được USD từ DN. Lãnh đạo một NH rất mạnh về nguồn USD còn tiết lộ: "Có ngày chúng tôi không mua được đồng USD nào".

    Còn tổng giám đốc một NH cổ phần lớn tại TP.HCM thì cho biết: "Chúng tôi chỉ mua được USD từ các DN được chúng tôi tài trợ xuất khẩu với lãi suất thấp mà thôi. Về mặt bản chất, giá mua đúng theo quy định là để bù đắp cho phần ưu đãi lãi suất mà chúng tôi đã dành cho DN trước đó, chứ các DN khác thì không ai bán với giá như quy định cả".

    Sau một thời gian không thể mua được USD với giá quy định từ các DN, hầu hết các NH đều chuyển hướng. Ngoài việc mua một lượng USD để đáp ứng cho các khách hàng "ruột" với mức giá thỏa thuận với phần vượt được "lách" vào một khoản chi phí nào đó, các NH còn làm chức năng cầu nối, ráp mối các DN cần mua và DN đang có nguồn USD nhưng chưa cần sử dụng, giá cả do 2 DN tự thỏa thuận nhưng phần thanh toán qua NH vẫn tuân theo tỷ giá trần chính thức của NHNN.

    "Phải thuận mua mới vừa bán mà NH thì thậm chí không thể mua với giá cao hơn giá trần vì quy định cấm. Do vậy, tốt nhất là để các DN tự giải quyết với nhau. Tất nhiên, biện pháp này là không hay bởi nó sẽ tạo ra một thị trường USD chợ đen giữa các DN ", tổng giám đốc một NH cổ phần ở Hà Nội cho biết. Vị này cũng tiết lộ, giá giao dịch USD giữa các DN cũng bám rất sát giá USD ngoài “chợ đen” nhưng tùy thuộc vào từng giao dịch cụ thể mà giá có thể cao hoặc thấp hơn.

    Do nhập siêu?

    Trong buổi sáng qua, giá USD bán ra tại thị trường tự do ở Hà Nội là 19.700 đồng/USD. Tại TP.HCM là 19.200 đồng/USD, nhưng sau đó tăng lên 20.000 đồng/USD, rồi 20.250 đồng/USD (giá mua thì thấp hơn từ 500 - 600 đồng/USD). Chiều cùng ngày, giá bán USD giảm nhẹ còn 19.600 đồng/USD.

    Theo nhận định của nhiều chuyên gia NH, mặc dù đồng USD trên thế giới đang mất giá nhưng tại VN, tình hình diễn ra hơi khác. Do nhập siêu 10 tháng là 8,7 tỉ USD và dự kiến còn có thể tăng mạnh trong những tháng cuối năm, nguồn cung về USD bị thiếu hụt. Cộng với việc lãi suất vay VND rất thấp (do được hỗ trợ lãi suất), DN thường vay VND để mua USD nhằm tránh rủi ro và càng làm cho nhu cầu USD cao hơn. Chưa hết, những biện pháp thu hẹp đối tượng cho vay ngoại tệ càng làm áp lực về mua USD thêm lớn. Các nhân tố này cộng hưởng với nhau khiến cho áp lực tỷ giá đồng/USD là rất lớn.

    Tỷ giá VND/USD chính thức mà NHNN công bố chưa phản ánh được những nhân tố nói trên làm cho những giao dịch mua bán USD chính thức tại NH gặp khó khăn. Một chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh ngoại hối tại Hà Nội nói: "Thị trường có tiếng nói riêng của nó. Giao dịch mua bán vẫn sẽ diễn ra nhưng theo những cách khác bởi các DN sẽ không vì tỷ giá không phù hợp mà dừng nhập khẩu".

    Hoàng Ly​


    Khổ vì “đô” lên giá​

    TT - Áp lực tăng giá cuối năm tiếp tục đè nặng lên nhiều mặt hàng khi tỉ giá giữa đồng VN và USD tiếp tục tăng. Đặc biệt là nhóm mặt hàng phụ thuộc phần lớn từ nguyên phụ liệu nhập khẩu.

    [​IMG]
    Một số loại bánh nhập khẩu đã được điều chỉnh tăng giá. Trong ảnh: Người tiêu dùng
    chọn mua bánh tại siêu thị - Ảnh: M.Đ.

    Ngành thép là một trong những ngành chịu sự tác động lớn nhất khi phần lớn nguyên liệu sản xuất, từ thép phế cho đến phôi thép, đều phải nhập khẩu.

    “Ngồi trên đống lửa”

    Theo tính toán của ông Đỗ Duy Thái, tổng giám đốc Công ty cổ phần Thép Việt, trung bình mỗi tháng công ty phải nhập khoảng 40.000 tấn thép phế ( bình quân 360 USD/tấn) và khoảng 30.000 tấn phôi thép (giá 470-480 USD/tấn). “Chỉ cần qua một ngày với tốc độ tỉ giá biến động như hiện nay, chúng tôi phải bù lỗ ít nhất 2,8 tỉ đồng mới mua được USD để nhập nguyên liệu về sản xuất”, ông Thái than thở. Với lượng nguyên liệu cần nhập khoảng 70.000 tấn/tháng như hiện nay, công ty phải mua xấp xỉ gần 30 triệu USD. Chính vì vậy, tỉ giá đồng USD tăng liên tục những ngày qua đã khiến DN như “ngồi trên đống lửa”.

    Tương tự, ông Võ Tấn Thịnh, tổng giám đốc Công ty cổ phần địa ốc dây và cáp điện Thịnh Phát (TP.HCM), cho biết với 700 tấn đồng và nhôm nhập khẩu trị giá 2,75 triệu USD/tháng phải nhập hằng tháng, công ty đã “mất đứt” gần 1,7 tỉ đồng khi “tháng trước giao dịch bên ngoài tỉ giá chỉ 18.300 đồng/USD nay phải mua đến 18.900 đồng/USD”.

    Chi phí đội lên là vậy nhưng ông Thịnh cho rằng không thể tăng giá bán sản phẩm vì sức cầu trên thị trường hiện đang ở mức thấp do tình hình thời tiết không thuận lợi, kèm theo một loạt dự án đầu tư vào lĩnh vực địa ốc, xây dựng công xưởng vẫn chưa mấy khả quan.

    Theo ông Phan Văn Kiệt, phó tổng giám đốc Tổng công ty may Việt Tiến, trong bối cảnh sức mua khá yếu như hiện tại thì khả năng tăng giá bán là điều rất khó được thị trường chấp nhận. Khả năng gánh lỗ, hoặc suy giảm lợi nhuận gần như là chắc chắn đối với DN nào không chủ động được nguồn nguyên phụ liệu sản xuất, đặc biệt ở những DN dệt may có tổ chức bán hàng ở thị trường nội địa.

    Còn ông Trần Thanh Sang, giám đốc điều hành Công ty cổ phần thời trang Việt, cho rằng nếu DN có được mối quan hệ tốt với nhà cung cấp, việc thương lượng lại giá nhằm giảm thiểu khả năng thiệt hại trong bối cảnh tỉ giá đồng USD tăng như hiện nay là điều được nghĩ đến trước tiên. Nhưng khả năng thành công phụ thuộc rất lớn vào “tầm vóc” của nhà sản xuất lẫn “độ lớn” của các giao dịch nguyên phụ liệu.

    Giá hàng nhập khẩu tăng

    Theo ghi nhận hiện tại ở nhiều siêu thị, giá một số mặt hàng nhập khẩu nhựa, thực phẩm công nghệ, hàng thủy tinh đã được điều chỉnh tăng 5-15%. Cụ thể, giá các loại nước trái cây nhập đang tăng bình quân 3.000-5.000 đồng/hộp, bánh quy các loại tăng bình quân 700 đồng/gói, riêng mặt hàng thủy tinh, inox đã tăng đến 15.000-30.000 đồng/sản phẩm.

    Bà Nguyễn Phương Thảo, giám đốc siêu thị Maximark Cộng Hòa, cho biết hiện tại siêu thị có hơn 10.000 mặt hàng nhập khẩu từ bánh kẹo, mỹ phẩm, hàng gia dụng… và áp lực tỉ giá đang đè nặng lên giá cả các mặt hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, để điều chỉnh giá thật không dễ vì sức mua hiện đang rất chậm. Trường hợp DN muốn thông báo điều chỉnh tăng giá phải mất ít nhất 30 ngày kể từ ngày thông báo, vì vậy các mặt hàng khác chưa có biến động giá mạnh.

    Bà Nguyễn Thùy Trang, giám đốc kinh doanh Công ty Trí Phúc, cho hay để chuẩn bị việc khai trương một siêu thị đồng giá mới vào ngày 18-11, công ty đã nhập một lô hàng trị giá 5 triệu yen (Nhật). Tuy nhiên, khi khai báo hải quan, nhân viên công ty báo về cho biết phải bù thêm 30 triệu đồng mới lấy được hàng về. Bà Trang nói cái khó nữa hiện nay của những DN nhập hàng từ Nhật là mặc dù mua theo đồng yen nhưng khi thanh toán tại cảng lại bằng đồng USD. Tỉ giá đồng yen so với đồng VN đang tăng, thêm một lần quy ra đồng USD xem như đã bị “một cổ hai tròng”.

    Một số DN thực phẩm nhập khẩu nguyên liệu để phục vụ sản xuất tết cũng cho biết dù chủ động giảm lãi gộp nhưng mùa tết năm nay giá bánh kẹo sẽ tăng ít nhất 5-10%. Ông Phạm Ngọc Châu, phó tổng giám đốc Hancofood, cho biết với tỉ giá cao ngất ngưởng thì việc công ty điều chỉnh tăng giá chỉ là chuyện sớm muộn. “Chúng tôi vừa nhập lô hàng nguyên liệu trị giá 200.000 USD, và phải bù chênh lệch hơn 150 triệu đồng so với số tiền thanh toán tính theo tỉ giá của tháng trước. Trong tình hình giá nguyên liệu tăng, tỉ giá tăng, giá mỗi sản phẩm phải tăng thêm ít nhất 10-15% mới bù được”, ông Châu nói.

    TRẦN VŨ NGHI - NHƯ BÌNH ​

     
  2. Bít búp

    Bít búp Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    26/5/09
    Bài viết:
    475
    Nơi ở:
    Trà Vinh, Vietn
    Nóng quá hỏng ợ nó cái Mainboard :-< .
     
  3. caramen

    caramen Great Lord

    Tham gia ngày:
    2/2/04
    Bài viết:
    2,586
    Nơi ở:
    Temple of the Damn
    vài bữa đâu cũng vào đó thôi, thực tế là đồng USD đang bị mất giá :D
     
  4. mrivan

    mrivan Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/6/09
    Bài viết:
    374
    ^ điều đó chứng tỏ là VND đang mất giá rất mạnh đúng ko? :-??
     
  5. Odisey

    Odisey The Miscast Sorcerer GVN LEGENDARY ‍ ⚚ Mystic Mage ⚚ GVN Dalit

    Tham gia ngày:
    24/6/03
    Bài viết:
    40,907
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Chừng nào USD xuống giá còn 17k-18k nhớ báo tớ :((
     
  6. Game Over Dude

    Game Over Dude Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    25/7/09
    Bài viết:
    384
    Nơi ở:
    vô chủ đại giáo
    thiệt ra USD đang mất giá mà VN còn mất mạnh hơn nên ta mới thấy USD tăng giá,
     

Chia sẻ trang này