Thông điệp: Ở đây từng có ai là nạn nhân bị con nít nghịch phá đồ, thậm chí là đồ đạc có giá trị (Gear xịn, sách sưu tập quý, quà kỷ niệm...) bị xuề xoà cho qua (Hoặc đền tượng trưng cái cùi hơn) thì vào chia sẻ cách xử lý với?
Bản thân phải có uy, cần là dập hẳn cả cha mẹ con nít chứ con nít đéo được giáo dục thì nó như con chó con mèo, có điều kiện là nó phá chứ sao. Ví dụ như nhà tau đéo bao giờ cho thằng nào con nào dẫn con nít vào chứ đừng nói là để nó phá.
mình đã từng nghiêm khắc với con người ta ngay trc mặt người ta rồi, sau đó cả người ta lẫn đứa con k dám động đến mình :( căn bản ngày còn nhỏ có ông bác làm công an nói sang sảng thét ra lửa, nên bị ấn tượng fai học tập. Công nhận người phổi khoẻ nói to át vía luôn
Trước đang ngồi chơi 3DS, thằng nít ranh chạy lại hỏi cái gì đây rồi đòi mượn. Mình đang săn quest nên dĩ nhiên là đéo cho, Nó khóc um sùm. Bà mẹ chạy lại liếc như kiểu mình bắt nạt nó, điên máu quát to "con trai khóc lóc cái gì!" nó giật mình nín luôn, bả bế con đi bàn khác.
Chặn đầu trước là đc. Dọa phủ đầu mà ko đc mới cần bước tiếp theo, riêng trẻ con tới nhà ta thì chỉ cần có ý định lại gần cái máy tính của ta là đủ ăn quạt rồi. Ta chuyên môn thét bọn trẻ con ở quán, đứa nào gây ồn hay chạy nhảy trong nhà là ta thét phát im ngay.
Tró dại hết mức vào, bạn bè còn ko dám tới nhà thì lấy đâu ra trẻ con vào nhà. Nhà mình từ lâu lắm rồi ko tiếp khách vào nhà trừ mấy đứa sửa bếp ga, sửa ống nước.
Ta không yêu trẻ con lắm nên đồng ý với cái bài trong quote. Thực ra con nít lỡ tay làm hỏng đồ thì ta không giận, nhưng ta rất ghét kiểu nó nghịch phá, đòi nằng nặc nhưng không có người giám hộ ở đó hoặc người giám hộ ở đó nhưng không ngăn chặn, hoặc không quản lý nó khi nó quấy. Mình có thể làm nó sợ không làm, nhưng lời răn từ chính người giám hộ mới làm nó chủ động từ bỏ hành vi đó được, mình làm thì nó chỉ trừ mình ra thôi.
con nít thì mặt nghiêm mặt ngầu với nó 24/7, bọn choai choai trẻ trâu thì có thể sài vũ lực rồi. cha mẹ ý kiến thì vũ lực luôn 1 lượt cho cả nhà cùng biết điều. chổ mình ở hồi nhỏ là vậy, giờ công nhận bọn đẻ sau lỳ thật, lại to con hơn mình nữa nên mình ngậm mồm lủi thủi vô nhà luôn chả làm đc gì
Phải tạo uy từ đầu. Với những đứa có đấu hiệu lỳ từ cái nhìn đầu tiên là mặt phải luôn tỏ ra khó chịu, không tiếp chuyện, chỉ mở miệng khi quát. Sẵn sàng hành động ngày từ đầu nữa. Hầu hết đám trẻ con ko đứa nào dám tới gần mình luôn.
LÀM GÌ KHI TRẺ GIẬN DỮ, KHÓC, ĂN VẠ Sự bướng bỉnh và giận dữ (thuật ngữ tiếng Anh gọi là Tantrum) là diễn ra khá thông thường ở trẻ nhỏ. Đôi lúc điều này đi đến quá đà với những biểu hiện khá mãnh liệt như: nằm lăn lộn xuống đất, khóc và hét lớn, bức tóc bức tai, dậm chân và đá đồ đạc, thậm chí cả cha mẹ của bé. Một buổi workshop gần đây của GS. James A.G. tại ĐH Connecticut, Mỹ đã hướng dẫn cha mẹ: Tại sao tantrum của trẻ đi quá đà? Làm sao sự quá đà này chấm dứt? và trẻ trở nên ngoan hơn. CHÚNG TA NÊN HIỂU TANTRUM DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO? GS. Potegal M., ĐH Minnesota, Mỹ đã đưa ra 5 cấp độ của Tantrum sẽ đi qua: CẤP ĐỘ 1: GIẬN DỮ. Điều này cha mẹ có thể nhận ra thông qua tiếng hét/la rất lớn hoặc trút cơn giận dữ vào vật thể/bản thân/người khác. Tuy nhiên, thời gian nó diễn ra khá ngắn và chỉ dài khi có ai đó tác động vào cảm xúc này. CẤP ĐỘ 2: GIẬN DỮ VÀ BUỒN BÃ Bắt đầu bằng sự mếu máu và khóc, giẫy giụa giảm dần. Thời gian diễn ra khá dài, chiếm 40% tổng thời gian tantrum. CẤP ĐỘ 3: ĐỪNG CHẠM TÔI. Bắt đầu những biểu hiện giẫy nẩy lên khi bạn cố chạm vào bé hoặc dỗ dành bé. Thời gian diễn ra khá ngắn, chiếm 10% tổng thời gian tantrum. CẤP ĐỘ 4: “TÔI CẦN CÁI ÔM” bắt đầu với biểu hiện trẻ giảm đi những thái quá, nhìn ngó xung quanh, cơn khóc có thể vẫn còn, nhưng chịu khó nín khóc khi nghe ai đó nói đến bé. Thời gian này cũng khá ngắn, chỉ tầm 10% CẤP ĐỘ 5: HẾT GIẬN. Não trẻ nhỏ khó có thể mang cơn giận gữ hơn 1 tiếng đồng hồ vì trẻ luôn trong trạng thái học hỏi cảm xúc. Bạn sẽ để ý trẻ sẽ quên và chơi lại món đồ đó hoặc bạn đó bình thường. QUY LUẬT TANTRUM Bất cứ tác động nào lên cấp độ 1, 2 và 3 đều dẫn đến sự kéo dài cấp độ 2 ở lần tantrum khác. Bất cứ tác động nào lên cấp độ 2 (VD dụ dỗ, đánh lừa,mua đồ chơi) để bé quên và chuyển sang cấp độ 5 thì tantrum lần sau sẽ mãnh liệt hơn và bạn phải dụ lớn hơn. Tác động tốt nhất: Hãy để bé tự trải qua cấp độ 1,2, 3 trong an toàn và điều này sẽ làm bé trưởng thành hơn trong cảm xúc, hãy tác động vào cấp độ 4 để bé tự nhiên trải qua cấp độ 5 là được khuyên. NHỮNG CÁCH LÀM CHƯA ĐÚNG CỦA CHA MẸ Sai lầm thứ 1: Khi trẻ tantrum cấp độ 1 hoặc 2, cha mẹ lo lắng và dụ dỗ bé bằng đồ chơi để bé quên cơn giận dữ. Biểu hiện bất thường ở đây là bé chuyển gấp gáp cảm xúc qua cấp 3 đến cấp 5, mà không qua cấp 4. Trẻ không bao giờ biết cảm xúc được yêu thương, mà trẻ sẽ hiểu cứ tantrum hét lớn (cấp độ 1) hoặc khóc ăn vạ (cấp độ 2) thì sẽ được ba mẹ chiều ý. Do đó, lần tantrum khác bé sẽ vẫn luôn nằm ở cấp độ 1 hoặc 2. Sai lầm thứ 2: Khi trẻ vừa tantrum cấp độ 1 hoặc 2, bạn hét/la lớn/đánh bé, như kiểu “im ngay/nín ngay”. Điều này sẽ làm cấp độ 2 kéo dài, không thể dứt và nếu kết thúc bằng đòn roi thì bé sẽ chỉ mãi dừng ở cấp độ này cho mỗi lần sau. ĐIỀU GÌ BẠN CẦN LÀM KHI XẢY RA TANTRUM VÀ LÀM SAO BÉ NGOAN HƠN? Tantrum là 1 giai đoạn hầu như các bé đều có thể trải qua, gồm 5 cấp độ. Trong đó, cấp độ 1,2,3 là những cấp độ mà chúng tôi gọi là “tránh tác động” vì đây là một trạng thái mà bé trải qua, suy nghĩ và tự điều chỉnh cảm xúc của bé. Mọi tác động vào giai đoạn này đều làm bé giữ cấp độ đó quá lâu. Cấp độ thứ 4 là thời điểm tốt nhất để bạn cho lời khuyên, răng dạy và yêu thương. NHỮNG BƯỚC BẠN ĐƯỢC KHUYÊN: 1. Hãy cắt ngay nguồn năng lượng gây ra tantrum, đừng lo lắng khi tantrum quá đà ở cấp độ 1,2 và 3. Bạn chỉ đơn thuần im lặng, và cất những món đồ/giải quyết tình huống gây ra sự tantrum bé. 2. Bạn phải đủ cứng rắn và kiên nghị trong suốt thời gian tantrum diễn ra ở cấp độ 1,2 và 3 3. Bạn không được khuyên là dùng đồ chơi hay dụ dỗ bé vì làm vậy bé sẽ không học được cách chấp nhận và thay đổi trong cảm xúc. 4. Khi bé ở cấp độ 4, bạn có thể nói chuyện và đừng ngại cho bé cái ôm và tha thứ Bottom line: Trẻ con có tantrum là bình thường, vì trẻ sẽ cần trải qua nó như cách tôi luyện. Nhưng, cách cha mẹ ứng xử và xử lý tantrum cần đúng thời điểm, kiên nhẫn và đủ nghiêm nghị. Tantrum sẽ qua đi nhưng sẽ mang những bài học lớn về cách sống và điều chỉnh hành vi tốt hơn cho bé. Hãy chia sẻ khi bạn thấy điều này là đúng và đáng để tất cả các bậc cha mẹ đều nên biết để hiểu và yêu thương con trẻ đúng cách!