ko biết có bác nào biết thiền ko, hay có ai đi học thiền rồi thì xin tư vấn cho mình chút chút, làm sao để thiền đầu óc sáng suốt, thông minh, trí nhớ đc phát triển ra ạ có thể học ở đâu ? mình thì hay quên, ko thông minh, nói nhiều hiểu ít xin giúp đỡ, theo yoga hoặc có thể theo tôn giáo để học hỏi thêm, thiền theo cuộc sống hiện đại cảm ơn
^nếu bạn muốn thiền thì nên nhờ hlv yoga hướng dẫn cho, tự thiền có thể gây tẩu hỏa nhập ma ý kiến cá nhân: thiền sẽ làm trầm tĩnh cơ thể cũng như trí óc của bạn lại, ko biết điều đó giúp ích dc cho bạn ko?
Không có đâu nhá, thiền là phương pháp thanh lọc stress của cuộc sống, sáng suốt hơn có thể có nhưng bảo thiền đến tầm làm cho bản thân thông minh hơn, trí nhớ phát triển hơn thì chỉ có số ít nhân loại này có thể làm được thôi, vì đạt được tầm như thế thì có thể lĩnh hội được năng lực đặc biệt gì đó như Giáo sư X và Magneto rồi, muốn đạt được tầm thế này phải cai quay tay,xếp hình nhá
bạn thử tham khảo bộ này xem http://oshovietnam.net/bai-noi-cho-nguoi-tim-kiem/569-con-duong-thien osho là người rất nổi tiếng trong phật giáo, và ông là một thiền sư, đọc sách của ông viết có thể nói là đến mê mẩn, ngoài ra nếu bạn có thời gian thì cũng nên đọc thêm cả bộ "con đường của phật", cũng trong trang web trên luôn đến khi nào bạn thực sự cảm thấy thích thú, hãy đọc đi đọc lại nhiều lần, mỗi lần đọc bạn sẽ nghiệm ra thêm rất nhiều ý nghĩa khác nhau trong cùng một cuốn sách, nhưng đừng có đọc liền một lúc hết luôn, mỗi ngày đọc một chút thôi, khoảng thời gian để bạn suy ngẫm và tìm hiểu ý nghĩa của tưng điều trong sách viết mới là quan trọng mình thì chưa nghiên cứu được sâu, nhưng theo một phần mình hiểu thì trong phật giáo thì thiền là khiến cho đầu óc cảm thấy trống rỗng, thiền là nhìn vào tận đáy tâm trí mình, đến khi bạn không còn nhìn thấy cái gì, không còn cảm thấy cái gì, không còn một hành động gì, như một pho tượng, chỉ hiện hữu ở đấy, thì khi đó có nghãi là bạn đã thiền, có thể nói là một cách giúp cho trí óc mình được nghỉ ngơi thực sự để dành sức lực cho những lúc cần phải làm việc nói chung là bạn cứ thử đọc bộ sách này đi rồi sẽ hiểu thêm được phần nào đó
^ đạt đến mức đó nhìn thấu tâm can, ko còn những suy nghĩ rác trong đầu thì chỉ có thể là ~ ng` ko bận tâm thế sự, tiền tài, danh vọng, sex... Nếu còn vấn vương thì chỉ tĩnh dc 1 chút thôi nhưg ý nghĩ thì vẫn vẩn vơ trong đầu.
cảm ơn các bạn ! vì ý định thiền theo nhịp sống hiện đại, chỉ cho giảm bớt căng thẳng, lo âu, tự ti, mặc cảm lắng xuống một tí, chứ ko có gì là cao siêu, chỉ là tập theo cách nào thật đúng khoa học, thực tế:) để mình trở nên tự tin, yêu đời trở lại, ít lo âu căng thẳng mọi việc khi ta cảm thấy rụt rè :)
nói thật chứ bác chỉ nên đến với thiền với mục đích để đầu óc đc trống trải, rồi những gì khác đến bác sẽ dần dần cảm nhận đc, chứ nếu bác chỉ chăm chăm đến với thiền với ý nghĩ sẽ đạt đc mục đích này kia chỉ chăm chăm nhìn vào so sánh xem có tác dụng đc không thì bác sẽ không bao giờ "thiền" đc. Theo mình biết thì thiền của Phật giáo và yoga là khác nhau bên nên tìm hiểu kỹ xem cái nào hợp với mình hơn. Còn cách nào đúng khoa học, thực tế thì .... pó tay vs câu nói này rồi
Người ta hỏi Thiền như thế nào, thì các bạn lại thi nhau giải thích Thiền để làm gì Người ta có hỏi đâu mà giải thích chi vậy ? Người ta sẽ tự hiểu mục đích và công dụng của thiền khi người ta thực tập To chủ thớt : trước hết tập ngồi thế bán già, sau tập lên thế kiết già. Đau lắm nhưng phải đúng tư thế thì mới thiền lâu được Sau đó là nhắm hờ mắt, hai bàn tay để lên nhau, mu bàn tay phải đặt lên trên lòng bàn tay trái, 2 đầu ngón cái chạm vào nhau, cánh tay không ép sát vào hông mà để hở tự nhiên để luồng không khí có thể đi qua làm mát cơ thể, đầu hơi cúi xuống, hơi hơi thôi, lưng thẳng, trong mọi lúc lưng đều phải thẳng. Chú tâm vào hơi thở, theo dõi nó chứ không phải điều khiển nó, hít vào biết là hít vào, thở ra biết là thở ra, chỉ nhận biết, tuyệt đối không can thiệp vào quá trình hít thở của cơ thể, ví như ta đang ngồi ở 1 nơi có nhiều người ra vô, ta chỉ ngồi đó và quan sát, không quấy rầy ai cả để cho họ tự nhiên làm gì thì làm Nhiêu đó đi đã, khi trừ dứt được ý muốn can thiệp thái quá vào hoạt động của cơ thể hoặc buông lung chú ý ra bên ngoài thì sẽ đến giai đoạn kế tiếp. Thường ít ai vượt qua được ải cơ bản này và đổ thừa cho việc thiền là mất thời giờ vô ích !
ngồi thiền giúp cho tính cách mình trầm tỉnh hơn !!! cách suy nghĩ cũng thấu đáo hơn và đạt biệt giúp giảm tress đó bạn :)
Vậy tại sao nó giúp cho bạn trầm tĩnh hơn, cách suy nghĩ thấu đáo hơn, giảm stress ? Bạn có thể giải thích không ? Bạn nói hoàn toàn đúng nhưng mình muốn nghe ý kiến của bạn vì sao thiền giúp cho bạn được những lợi ích trên ? Những lợi ích trên có thể đạt được qua 1 lối sống lành mạnh, chăm thể thao. Nghe nhạc thư giãn cũng có thể giảm stress, kinh nghiệm sống cũng có thể giúp trầm tĩnh và suy nghĩ thấu đáo hơn. Đâu cần phải thiền mới có thể đạt được những điều đó ?
Trong thiền đạo phật rất cao siêu nha các bác. THiền của đạo phật là nhìn sâu vào trong tâm mình. Như sư tổ Thiền Quang từng nói với Bồ Đề Đạt Ma rằng: "Xin sư tổ chỉ cho con cách làm tâm con lắng đọng"(Cài này ko đúng nguyên câu, nhưng đại loại vậy). Tổ Bồ Đề liền nói :"Con hãy đem tâm con ra đây ta an cho". Tồ sư Thiền Quang nhìn vào tâm mình nhưng ko biết chổ nào hoặc làm cách nào mà có thể đem tâm ra cho tổ Bồ Đề an đc. Tổ Thiền Quang liền nói :"Con ko thể đem tâm con ra đc". Tổ Bồ đề liền nói :"Ta đã an tâm con rồi đó" Đại loại vậy thôi. Mình cũng ko có bộ nhớ tốt cho lắm. Thiền theo cuộc sống bạn có thể học yoga. Còn cái thiền của đạo phật có thể giúp ta nhìn thằng vào cái tham -sân- si. Các thầy tu đạo lâu năm có thể ngồi thiền hai ba tháng ko ăn, uống nước. Họ thiền mà đạt trạng thái có thể nín thở như ngưới chết. Mặc dù thân xác vẫn ấm chứ ko phải chết hẳn. Đó là các bậc cao tăng Còn phật tử ta thiền là nhìn vào cái lỗi hằng ngày của mình, nhìn vào thân tâm mình. Ko còn suy nghĩ gì nữa, tâm trí chỉ biết điều hoà hơi thở. Thiền cũng chia làm nhiều loại. Nhưng tổng cộng có 3 laọi thiền theo "thiền sư Thích Thanh Từ." 1.SỔ tức quán: từc là theo dõi hơi thở. Đại loại là thờ ra đếm thở vô đếm. Căn bản của sự thiền. Cái này là sự quán sát hơi thở. Khi ta quán hơi thở rành mạch thì ta cũng có thể bước vào thiền ... 2. Tuỳ Tức: Sau khi ta quán hơi thở bằng đếm sau đó ta sẽ chỉ theo dõi hơi thở. Cài này nghe nói dễ nhưng còn phải suy tư về mạng sống về sự vô thường của hơi thở 3. Tri Vọng : Tâm ta lắng đọng. Các vọng đên đều biết nó đến rồi sẽ đi .. Có khi ngồi thiền mà còn thấy dc cảnh giới lạ lùng. Nhưng cũng đừng tin vào nó vì đó là tâm ma Đó là 3 phép thiền cơ bản mà các bậc thiền sư thiền. Còn giảm stress ?? Ko còn sự tức giận ?? Mình chỉ khuyên là hãy nhìn vào tâm mình, bằng thiền hay hãy suy nghĩ kĩ để ko còn nóng giận . Tất nhiên thiền sẽ giúp tạo những hạt giống tốt trong xã hội hơn. Vải điều muốn nói về thiền. Hiện giờ mình ko có duyên để ngồi dc thiền. Và mình luôn thấy sao sao đó ... Chắc duyên chưa đến. Nhưng cũng ko thể ko khuyến khích các bác học thiền thêm :). Vì nó rất bổ ích
Huệ Khả (zh. huìkě 慧可, ja. eka), 487-593, là Thiền sư Trung Quốc, vị Tổ thứ hai của Thiền tông, được Bồ-đề-đạt-ma ấn khả. Kế thừa Sư là Tam tổ Tăng Xán. Theo truyền thuyết thì Sư đến Thiếu Lâm tự năm 40 tuổi tham vấn Bồ-đề-đạt-ma. Ban đầu Bồ-đề-đạt-ma chẳng để ý đến sự hiện diện của Sư, để Sư đứng trong tuyết băng nhiều ngày. Để chứng minh Bồ-đề tâm của mình, Sư tự chặt cánh tay trái dâng Bồ-đề-đạt-ma và sau đó được nhận là môn đệ. Tắc thứ 41 trong Vô môn quan có ghi lại cuộc đàm thoại đầu tiên giữa Bồ-đề-đạt-ma và Huệ Khả. Bồ-đề-đạt-ma ngồi nhìn vách tường. Sư dầm tuyết, rút dao tự chặt cánh tay, nói: "Con không an được tâm, xin thầy an tâm cho con." Đạt-ma bảo: "Đưa tâm cho ta, ta sẽ an cho." Sư đáp: "Con không thấy tâm đâu cả." Đạt-ma đáp: "Ta đã an tâm cho con." Sau sáu năm tu tập dưới sự hướng dẫn của Bồ-đề-đạt-ma, Sư được ấn chứng, nhận y bát và trở thành Nhị tổ của Thiền tông Trung Quốc. Dịp truyền pháp được ghi lại trong Truyền quang lục, một tác phẩm của Thiền sư Nhật Bản Oánh Sơn Thiệu Cẩn: Một hôm Sư nói: "Con đã dứt hết chư duyên rồi" Tổ hỏi: "Ngươi không biến thành đoạn diệt chứ?" Sư đáp: "Chẳng thành đoạn diệt." Tổ hỏi lại: "Lấy gì chứng minh?" Sư đáp: "Rõ ràng thường biết, nói không thể được." Tổ hài lòng, đáp: "Đó là chỗ bí quyết tâm truyền của tất cả chư Phật, ngươi chớ nghi ngờ gì."
cảm ơn mn đã vào giúp đỡ mình mới biết thiền qua thầy Chân Quang, và cũng muốn trải nghiệm, hiện tại mình tập thiền, lúc bán hoặc kiết già tùy theo sức khỏe thôi, việc mà theo dõi hơi thở mình chưa làm đc, chỉ để ý một tí thôi mà đã biết điều khiển hơi thở và đã nhận ra sai lầm :) đôi khi tự nhiên thấy trán mình nhói nhói khó chịu gì đâu ấy chứ ,,, thiền mình để tâm ở tay và chân, mắt mở nhìn xuống đất, cho ta một cảm giác tỉnh giác đc toàn thân, nhưng mắt đôi khi hôn trầm và mờ mờ, đc 15 - 20 phút thôi :) dụng công còn quá yếu thanks again ! đây là trải nghiệm ban đầu, mong ae góp ý nhận xét sắp tới sẽ tới khóa thiền của chùa Từ Tân :)
Hì thiền là sự nhìn thẳng vô tâm mình. Khi nhìn vô tâm mình, ko nói là diệt hết, nhưng cũng là một phần nào đó kiểm soát dc tâm tính nóng giận mình. Mà bác ko nóng giận thì tốt quá rồi còn gì. Còn xâu xa hơn nữa, sau này bác sẽ thấy tâm mình như mặt nước lặn. Như có một vị đệ tử hỏi vị la hán:"Nếu trên cõi niết bàn, ko có sự vui cũng ko có sự buồn. Thì sao nơi đó dc coi là sung sướng của cõi niết bàn." Vị La Hán liền trả lời :"Chính không có sự vui, buồn, giận nên nơi đó chính là cõi niết bàn" Tâm ta cũng vậy, khi ta vui sẽ có lúc niềm vui đó biến thành nổi buồn. Khi ta buồn, có khi nổi buồn ấy chính là niềm vui. Không vui, không buồn thì cuộc đời này sẽ không còn sân si :) Còn cái ta đạt đc ko như các vị la hán. Ta chỉ tìm trong tâm ta các sự buồn giận. Nhìn thấu tâm ta bằng trí tuệ của thiền nhà phật. Ấy thế cũng là một thành công giúp ta giảm stress, không còn buồn giận nữa. Tâm bác sẽ lạnh dần :)
Tâm lạnh dần là nguy hiểm lắm đấy Thiền giúp định tâm. Định cái tâm gì ? Tâm vọng tưởng. Chứ chẳng phải làm cho tâm lạnh đi, hay trở nên vô cảm Tâm vọng tưởng bị cột chặt rồi thì từ từ bị hoại, nhờ thế chân tâm mới hiển lộ Chân tâm giống như cái gương, phản chiếu mọi pháp đúng như chúng vốn là, chẳng có thêm hay bớt gì vào đó. Phản chiếu mà không thụ động, có phản ứng nhưng vì không bị ô nhiễm bởi vọng tưởng nên phản ứng đúng với pháp đó rồi ngưng bặt, không bị lôi cuốn theo, như hình đến in bóng vào gương, hình đi thì bóng trong gương cũng mất, không có gì lưu lại, níu giữ VD thấy 1 cô gái mà thế gian cho là đẹp, biết đó là hợp duyên của Tứ Đại, biết đó là hỗn hợp của thịt, máu, mủ, đờm, dãi, nước tiểu, phân uế, xương, gân, tóc, lông, chẳng phải là 1 thực thể duy nhất. Nó tồn tại 1 thời gian rồi phải héo úa và hoại diệt, trở về với Tứ Đại riêng rẽ. Do biết nó chính là như vậy nên không bị lôi kéo theo cái đẹp nhất thời, an nhiên than thản không tham đắm
Hiện giờ cái trí tuệ ta cò ngu si Nên ko dám bàn về xâu xa trong thiền định phật pháp. Lão TUDragon cũng nói đúng. Cái đó ta cũng có nghe qua :(. Hix ngu si (hiểu biết) có hạn nhưng phật pháp thì vô biên ...
ko hoàn hảo như những gì bác đã nói đâu, chúng sanh, phiền não đầy, chỉ có những nhân thánh nhiều thì mới có cơ hội đó thôi, mình đây vẫn còn ham chơi, vô tư, lạc quan, k lo gì hết, dăm ba bữa ngồi thiền một lần ko nhất quán