Đứt dây chằng chéo trước rất hay gặp ở những người vận động hay chơi thể thao quá nhiều hoặc chỉ đơn giản là bị té. Chính vì thế bài viết này sẽ giúp bạn có thể chẩn đoán được mình có bị đứt dây chằng chéo trước không. 1/ Đứt dây chằng chéo cấp tính Trong thể thao, đứt dây chằng chéo trước xảy ra khi có lực tác động bất thường vào gối làm dây chằng căng quá mức dẫn đến đứt rách, ví dụ té ngã, va chạm, chơi xấu, mất trụ.. Khoảng 40% bệnh nhân có nghe được tiếng kêu "rắc" ngay khi chấn thương và rất đau. Những trường hợp này đa số phải khiêng cáng ra khỏi sân. Thường vận động viên sẽ không thể tiếp tục thi đấu và gối sẽ sưng to do tràn máu sau vài giờ trong 70% trường hợp. Những chấn thương nhẹ hơn ví dụ rách sụn chêm, hay rách đứt các dây chằng bên ngoài gối sẽ rất hiếm khi có tràn máu khớp gối gây sưng to khớp gối. Điều này cũng có nghĩa là khi một chấn thương mà không gây sưng gối (từ vừa đến rất nhiều) thì có thể nghi ngờ không bị đứt dây chằng. Tóm lại dấu hiệu để biết đứt dây chằng chéo trước là: có chấn thương đủ mạnh, gối sưng to sau chấn thương, không tiếp tục chạy nhảy được nữa. Bị té cũng có thể dẫn đến đứt dây chằng chéo trước 2/ Trường hợp gối lỏng mãn tính do đứt dây chằng chéo trước đã lâu Biểu hiện chủ yếu của đứt dây chằng chéo trước là lỏng gối, teo cơ đùi trước và đau do thoái hoá khớp. Giai đoạn này thì những dấu hiệu trên không còn nữa, bệnh nhân cũng ít đau, thay vào đó là các dấu hiệu lỏng gối: lỏng lẻo khi chạy nhảy, chân có cảm giác bán trật ra ngoài khi đi trên đường gồ ghề, không thể trụ bằng 1 chân đau khi đứng hay nhảy, cơ tứ đầu đùi thường teo nhanh. Trường hợp gối lỏng mãn tính 3/ Một số phương pháp chẩn đoán bằng kỹ thuật Chụp X-quang: X-Quang thẳng – nghiêng cho thấy các thương tổn khác như gãy xương, dị vật, u bướu…Trước đây khi chưa có MRI thì chụp X quang gối có cản quang bơm vào khớp gối để có thể phát hiện những thương tổn phần mềm của khớp nhưng hiện nay không còn sử dụng. >>> Các bạn có thể tham khảo thêm: http://daychangcheo.com/bieu-hien-dut-day-chang-dau-goi-truoc Chụp cộng hưởng từ (MRI): cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán không xâm lấn, nó rất có ý nghĩa trong chẩn đoán tổn thương phần mềm của khớp gối. MRI giúp đánh giá sự liên tục của dây chằng và các tổn thương khác kèm theo như rách sụn chêm, thương tổn sụn khớp, dây chằng bên, dây chằng chéo sau. MRI còn cho thấy phù tủy xương trong 80% các trường hợp. Đối với chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước đầu gối cộng hưởng từ có độ nhạy từ 98% đến 99%, độ đặc hiệu 96,7%, độ chính xác 97%. Nghiệm pháp Lachman: là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán tổn thương dây chằng gối, có thể thực hiện cả giai đoạn cấp lúc gối đang sưng đau. Nghiệm pháp này có độ nhạy đến 87 – 98% . Cách khám như sau: bệnh nhân nằm, thả lỏng chân, gối gập 20-30 độ, người khám cố định đùi bệnh nhân bằng tay hoặc giữ giữa một tay và gối của mình, tay kia nắm và di chuyển mâm chày ra trước. Nghiệm pháp dương tính khi nhìn thấy và cảm giác được mâm chày di chuyển ra trước nhiều hơn bình thường. Kết quả: độ 1 (1+) khi mâm chày di chuyển ra trước 3 – 5mm, độ 2 (2+): 6 – 10mm, độ 3 (3+): trên 10mm. Chụp X-quang cũng có thể nhận biết đứt dây chằng chéo trước Khi bạn gặp phải bất kỳ tình trạng nào ở trên thì nên đến các trung tâm y tế để có thể được chữa trị một cách tốt nhất vì không phải ai bị đứt dây chằng cũng cần phẫu thuật cao cả, và sau khi phẫu thuật thì bạn nên kiếm các trung tâm vật lý trị liệu ở đâu tốt nhất để có thể được sự hướng dẫn chuyên môn đầy tận tâm của các y - bác sĩ.