Nghe có vẻ hơi dễ, nhưng thực chất 2 chữ trưởng thành này nó như thế nào? Mình có thể trưởng thành về sinh lý, nhưng còn tâm lý thì như thế nào ? Làm thế nào để trở thành 1 người trưởng thành toàn diện về tâm, sinh lý? Đôi lúc mình thấy mình như trẻ con ấy các bác ợ. Người ta nói rằng nếu trưởng thành sẽ sống có ích hơn, nhưng đến giờ mình thấy phần vô ích của mình thì lại chiếm phần lớn. Đã có ai trong đây nghĩ mình đã trưởng thành về mặt tâm lý, hãy cho em một vài quan điểm của 1 người đã trưởng thành. Xin giúp em định nghĩa 2 từ này
Mình đã 26 tuổi rồi ... mà như mới chỉ trưởng thành ngày hôm qua. Mình nghĩ trưởng thành nghĩa là biết mục đích tồn tại của bản thân. Khi mà ta không cảm thấy sống phí thời gian, không còn thời gian rảnh để mà giết nữa. Lúc nào cũng cảm thấy mình có việc cần làm. Rồi sẽ đến lúc bạn nhìn lại cuộc đời mình và nhận ra mình đã sống lãng phí tuổi xuân như thế nào, có lẽ bạn đã trưởng thành. Mà trưởng thành thì khó lắm .... trừ khi bạn sống trong môi trường khó khăn từ nhỏ hoặc gặp phải sóng gió quá nhiều trong đời, chứ với một công dân trong thành phố từ công tử bột từ bé rồi, làm sao mà lớn được. Trưởng thành không phải là cứ đủ tuổi, có công việc, thậm chí cưới vợ sinh con rồi vẫn còn chưa trưởng thành được. Ở đời phải biết mình là ai, và biết mình phải làm gì trong tương lai :( . Bạn muốn rõ hơn thì có thể hỏi chính cha mẹ mình, chẳng có gì phải ngại cả.
quá khó để nói vấn đề này, theo mình cứ sống, học tập, làm việc, còn trưởng thành hay không thì tùy người thôi
Đơn giản là sống có trách nhiệm với chính mình, kèm theo là gia đình và xã hội. Ví dụ như chuyện cậu tự biết bản thân học hành kém, còn lười học và để gia đình buồn nhưng vẫn ko thay đổi, ko cố gắng được, như vậy là chưa có trách nhiệm mặc dù nhận thức đã có. Trách nhiệm dĩ nhiên phải đi kèm với hành động, nói được làm được.
- Câu này phải nên hỏi chính bản thân mình kìa .... Đến giờ tui cũng chưa biết mình là ai cả ..... 27t rồi, mà cuộc sống cứ như con ma, thoắt hiện thoắt ẩn ......
Nó có nhiều câu trả lời tùy theo nhiều cấp độ khác nhau của 2 từ đó lắm. Cấp độ đơn giản nhất của từ "Trưởng thành" là ý thức cũng như trách nhiệm của những gì mình làm và biết nghĩ đến những người khác xung quanh mình từ đó sẽ làm mình trở nên chính chắn hơn trong cuộc sống chứ ko còn bộp chộp nữa.
mình nghĩ có lẻ TT là khi mình làm gì đó thì điều mình nghĩ ko phải là mình đạt dc gì , mà là mình làm vậy thì mọi người xung quanh ảnh hưởng ra sao !
Trưởng: có nghĩa là sự phát triển , Thành: có nghĩa là hoàn tất, đầy đủ Vậy trưởng thành là phát triển đầy đủ , hoàn tất về tư duy lẫn thể xác, nhưng theo mình nghĩ thì cái tư duy quan trọng hơn và mình cùng quan điểm với bạn !
Trưởng thành là khi người ta lớn lên, cả thể xác và tâm hồn, khi trưởng thành người ta thường phải trả lời cho câu hỏi : " Tôi sinh ra để làm gì?" và " Tôi đã làm được gì?" Có những người to xác nhưng chưa trưởng thành, mọi việc đều nhờ gia đình, người thân quyết định dùm. Cũng có người không dám trưởng thành vì chẳng dám quyết định một chuyện hệ trọng nào, trưởng thành là thước đo của lý trí, bạn cảm thấy can đảm khi đối diện cuộc đời.Xin hết.
Muốn trưởng thành được thì cũng ngã đau vài lần Không có con đường nào dễ dàng Bạn tự quyết định việc mình làm , chấp nhận hậu quả Bạn có thể tự lo mọi việc không cần nhờ gia đình
Trưởng thành theo như mình hiểu là 1 người có thể tự chịu trách nhiệm về những gì người đó làm. Chung chung thì có vài cách nhìn nhận như kiểu: tự lực về kinh tế (tự kiếm được tiền nuôi bản thân - tiền sạch, làm ăn đàng hoàng chân chính chứ k phải lươn lẹo lừa đảo mà có), hoành thành tốt nghĩa vụ và trách nhiệm trong gia đình (nếu là con trai thì nặng hơn con gái 1 tí), có chính kiến, có tư duy nhận thức đầy đủ để dạy con cái, có năng lực và 1 vị trí nhất định trong xã hội ... nhiều thứ lắm cũng khó kể hết ...
Hai khoản đầu thì tôi hoàn toàn đồng ý với bạn , riêng đòi hỏi phải có 1 vị trí nhất định trong xã hội thì có hơi cao quá không ?
^ đó là 1 cách nhìn, chứ không phải là tất cả, mình chỉ liệt kê thôi chứ cái nào k hợp lý với cuộc sống riêng thì cứ loại ra vì đôi khi 1 việc sẽ được nhìn nhận bằng nhiều hệ quy chiếu khác nhau.