Doanh nghiệp dệt may nội địa gặp khó về nguyên liệu trong sân chơi kinh tế tuần hoàn

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi oldangelvn, 23/9/23.

  1. oldangelvn

    oldangelvn Godslayer Κράτος CHAMPION ⚜ Duel Master ⚜ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    7/9/05
    Bài viết:
    14,668
    Nơi ở:
    Hồ Chí Minh
    Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), hiện có nhiều doanh nghiệp nội địa tham gia vào sân chơi kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy phát triển bền vững để đáp ứng xuất khẩu nhưng còn không ít doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn trong việc tự chủ nguồn nguyên liệu tái chế, nguyên liệu xanh...


    [​IMG]
    Tự chủ nguồn nguyên liệu tái chế, nguyên liệu xanh đang là vấn đề của nhiều doanh nghiệp dệt may nội địa. Ảnh: Đức Hoà

    Doanh nghiệp nội địa gặp khó khi xuất khẩu

    Trả lời báo chí về thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp dệt may, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch VITAS cho biết, đã có rất nhiều doanh nghiệp nội địa Việt tham gia "sân chơi" kinh tế tuần hoàn, xây dựng nhà máy xanh, phát triển bền vững.

    "Đã có nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành thúc đẩy nhà máy bền vững, phát triển kinh tế tuần hoàn rồi. Đây là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, còn nhiều doanh nghiệp nhỏ "hụt hơi" trước cuộc chơi này do thiếu thốn về tài chính và nguyên liệu", ông Giang nói về thực trạng ngành dệt may.

    Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng thư ký VITAS cho biết ngành công nghiệp dệt may hiện nay đang đứng trước tình trạng khó khăn khi chuỗi cung ứng toàn cầu bị sụt giảm do những thách thức chung như chiến tranh, dịch bệnh, lạm phát, nhân công…

    Để thúc đẩy ngành dệt may phát triển trở lại, các doanh nghiệp cần phát tuyệt đối tuân thủ các cam kết về môi trường như là một phần trong chiến lược phát triển được quy định ở các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Bởi, hiện nay các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Hàn… có yêu cầu rất cao về vấn đề môi trường, các yêu cầu đó không chỉ đến từ chính phủ, mà còn đến từ yêu cầu của chính người tiêu dùng hiện nay.

    "Một điều mà các doanh nghiệp hiện nay cần phải phải lưu ý là Luật Tra soát chuỗi cung ứng từ Châu Âu. Với Luật Tra soát, các doanh nghiệp khi xuất khẩu sẽ bị kiểm tra toàn diện cả về lao động lẫn môi trường. Sản phẩm không chỉ phải sạch về môi trường và còn phải sạch về lao động", bà Nguyễn Thị Tuyết Mai nhấn mạnh.

    Theo thống kê từ VITAS, dù đã cố gắng giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa nhưng hiện nay vẫn có hơn 50% nguồn cung nguyên phụ liệu ngành dệt may phải nhập khẩu từ nước ngoài. Việc chưa tự chủ được nguồn cung nguyên liệu khiến doanh nghiệp chưa thể khai thác triệt để lợi thế của ngành.

    Các thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn của Việt Nam đang ngày càng đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ của nguyên phụ liệu cấu thành sản phẩm. Nhiều thị trường xuất khẩu lớn của dệt may Việt Nam như Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có những quy định liên quan đến quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. Đơn cử, Hoa Kỳ yêu cầu tuân thủ đạo luật chống lao động cưỡng bức có hiệu lực từ tháng 6/2022, hay các nước châu Âu cũng bắt đầu thực hiện các quy định truy xuất nguồn gốc với chuỗi cung ứng dệt may theo luật tra soát chuỗi cung ứng.

    Cùng với những khó khăn do thiếu hụt đơn hàng, ngành dệt may đang chịu sức ép về quy định truy xuất nguồn gốc nguyên phụ liệu ở nhiều khâu trong chuỗi cung ứng. Xanh hóa sản xuất đã trở thành một yêu cầu bắt buộc với ngành dệt may để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thế giới.

    Trao đổi với phóng viên Nhadautu.vn về vấn đề này, ông Phạm Quang Anh, nhà sáng lập kiêm CEO Công ty Dony cho biết: "Trước đây chúng tôi có xuất khẩu vào EU nhưng hiện nay thị trường này có nhiều quy định, tiêu chí khắt khe về nguồn gốc sản phẩm như truy xuất nguồn cung ứng nguyên phụ liệu, quy trình sản xuất xanh, sản xuất bền vững... Với quy mô doanh nghiệp vừa và nhỏ là rất khó đáp ứng".

    [​IMG]
    Nhà máy sản xuất nguyên liệu tái chế K&K ở Đồng Nai. Ảnh: K&K

    Để không lệ thuộc nguồn cung nguyên liệu

    Đại diện Công ty CP Dệt may Liên Phương LPTEX cho biết, khó khăn lớn nhất của thị trường trăm triệu dân là nhận thức của người tiêu dùng về đồ tái chế chưa cao.

    "Người tiêu dùng hầu như chỉ quan tâm đến giá cả sản phẩm. Tái chế hay không, miễn giá cả hợp lý là họ mua. Nghĩa là, đầu tiên, cần hướng nhận thức của người tiêu dùng đến sản phẩm tái chế. Tôi lấy ví dụ, một nhà cung ứng sợi đến từ Hàn Quốc đang nghiên cứu và dự kiến cho ra đời sản phẩm sợi tự tái chế trong 750 ngày. Nghĩa là nếu sử dụng sợi đó để sản xuất áo quần, những sản phẩm người dùng mua về cho dù có sử dụng hay không đến hạn cũng sẽ tự phân huỷ. Liệu thị trường Việt Nam đã sẵn sàng chấp nhận chuyện này chưa?", bà Trương Thị Bích Phượng, Giám đốc điều hành công ty Liên Phương cho biết.

    Cũng theo đại diện công ty Liên Phương, hiện doanh nghiệp này đang nhập những nguyên liệu tái chế để sản xuất chứ không thể tự sản xuất nguyên liệu tái chế.

    Trả lời Nhadautu.vn, ông Andrew Fung, Giám đốc bán hàng Công ty K&K (Trung Quốc) chuyên cung ứng nguyên liệu tái chế đánh giá cao về tiềm năng sản phẩm tái chế dệt may Việt Nam.

    "Chúng tôi đã thu mua những nguyên vật liệu có thể tái chế và cung ứng lại cho rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Chúng tôi nhận thấy tiềm năng to lớn của ngành này tại Việt Nam và dự định mở thêm nhà máy thứ hai chuyên sản xuất dây đai, sản phẩm dệt may tái chế cũng như tìm kiếm thêm khách hàng tại Việt Nam", ông Andrew Fung nói.

    Theo ông Phạm Quang Anh, ngành dệt may trong nước phần lớn là các đơn hàng gia công nhờ vào sự cạnh tranh về lượng nhân công giá rẻ, nguồn lao động dồi dào. Hiện nay lao động giá rẻ dần không còn là lợi thế cạnh trạnh của dệt may Việt Nam như nhiều năm về trước. Vì thế mỗi doanh nghiệp cũng như toàn ngành cần có tầm nhìn và hướng đi mới.

    "Hướng đi của Dony trong thời gian tới là không tập trung vào gia công vì giá lao động của Việt Nam, các chi phí khác hiện cũng tăng rất nhiều nên theo cá nhân tôi lâu dài Việt Nam sẽ giảm sút về may mặc trong lợi thế lao động", CEO của Dony nhấn mạnh.

    Với mong muốn nhanh chóng trở thành đơn vị cung ứng mặc hàng đồng phục hàng đầu Việt Nam cũng như xuất khẩu trong thời gian tới. Đại diện Công ty may mặc Dony cho biết, hiện doanh nghiệp này đã tự chủ được 100% nguyên liệu đầu vào và định hướng lâu dài là không tự biến mình thành đơn vị gia công.
    https://cafef.vn/doanh-nghiep-det-m...choi-kinh-te-tuan-hoan-188230923072301158.chn
    Bao giờ mới được đi làm, thất nghiệp 8 tháng rồi pepe-26
     
  2. kujima_wasato

    kujima_wasato Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    19/4/09
    Bài viết:
    195
    Nơi ở:
    hỏi làm gì?
    Về nguyên liệu chính là vải thì không biết có yêu cầu gắt về bền vững hay không chứ mình làm bên cung cấp phụ liệu thấy cũng ít yêu cầu về bền vững, giờ cạnh tranh về giá là chủ yếu
     
  3. empireatwar

    empireatwar Sora, Wielder of Keyblades

    Tham gia ngày:
    20/7/08
    Bài viết:
    12,150
    Chị công nhân nhìn ổn quá
     
    F4tb01_vn thích bài này.
  4. Achiles88

    Achiles88 Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/6/15
    Bài viết:
    3,963
    @Dark MonteCristo : giáo sư có phát biểu gì về ngành dệt may hiện nay ko ?
     
  5. Eruur

    Eruur Mega Man Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    18/12/08
    Bài viết:
    3,481
    Nguyên liệu quan trọng là thằng mua chứ bên cung cấp ếu thiếu được lấy ví dụ là năm 2022 tụi mẽo (khơi màu là thằng Nike) đòi cấm sử dụng bông có xuất sứ ở Tân Cương vì lí do nhân quyền trong khi 60% bông thế giới hiện tại đều nhập từ Tân Cương hết nhưng mất dạy là trước đó thằng Nike đã thu mua một lượng lớn bông tân cương rồi mới ra lệnh cấm . Kết quả là bên chuỗi cung ứng phải tìm nguồn bông khác đáp ứng cho mấy thằng này dù phải cắn răng chịu lỗ vì mua bông khác giá thành cao hơn bông Tân Cương hoặc phải bùa nguồn hàng peepo_angry
     
  6. ///

    /// Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/8/05
    Bài viết:
    3,541
    Nơi ở:
    Đâu vậy ta ?
    Theo ngu ý của mình thui nha, mấy cái vụ môi trường của tụi tây đều rất xàm lờ, như vụ túi nhựa phân huỷ sinh học thì khả năng phân huỷ và tác động môi trường của nó cũng chả hơn túi nhựa thường là bao nhiêu mà chi phí sx lại đắt hơn nhiều. https://vietcetera.com/amp/vn/tui-nhua-phan-huy-sinh-hoc-co-that-su-than-thien-moi-truong

    Dệt may thì phần lớn vụ môi trường thường nằm ở dệt, công đoạn nhuộm là chính thì mấy cái chuẩn nước xả thải ra môi trường phải được xử lý thường được kiểm soát khá căng rùi nhưng mà tụi nó hình như còn đòi phải theo dây chuyền công nghệ mới của tụi nó nữa. Cái này đòi hỏi doanh nghiệp lâu năm phải bỏ tiền đầu tư chi phí khá lớn theo công nghệ mới nè. Rùi đâu phải lắp công nghệ dây chuyền mới vô là chạy ngon lành được liền đâu, nguyên liệu khác, cách vận hành khác phải chạy thử tới lui rùi huấn luyện công nhân vận hành các kiểu nữa, mấy cái vô hình này coi vậy mà ngốn time và chi phí kinh khủng lắm có khi nhiều hơn tiền đầu tư công nghệ mới nữa.
    https://congnghiepmoitruong.vn/ngan...san-xuat-gan-voi-bao-ve-moi-truong-10415.html
     
  7. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    7,025

    đúng chính xác, đm bọn tư bản, đưa ra vấn đề rồi bán giải pháp
     
    Frederica_Bernkastel and M-M like this.
  8. Elementwow

    Elementwow The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    19/6/15
    Bài viết:
    2,014
    Vụ nhựa sinh học thì công nhận, biết mấy bạn cũng yêu môi trường hô hào này nọ đc thời gian rồi quay xe. Cái này hại trực tiếp túi tiền của người sử dụng, những ai bất chấp bảo vệ môi trường là trên hết thì hít hà thêm được tí.
    Còn vụ sau thì nó là protocol của bọn nước ngoài rồi, nó cần đảm bảo về tính đồng nhất, dễ kiểm soát, cái rõ ràng nó biết được và tuân thủ luật chơi chung của nó. Ai không theo được thì đứng sáng một bên
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  9. The amateur

    The amateur The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    3/1/08
    Bài viết:
    2,046
    Gọi là GREENWASHING ấy
    Dán cái mác bảo vệ môi trường thực tế là chiến thuật marketing =))

    Muốn bảo vệ môi trường thì bớt tiêu thụ.
     
    jumper and Achiles88 like this.
  10. Nazgul_blr

    Nazgul_blr Baldur's Gate Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    12/5/05
    Bài viết:
    28,093
    Nơi ở:
    TP Hồ Chí Min
    Ko.

    Khoản "nguyên liệu" liên quan tới vải vóc nói ngắn gọn là toxic vcl :v. Giá trị của vải nchung trên tg nó có vẻ giống với cái hồi trc tui hay nói về hàng tiêu dùng ở VN: mình mua đc với "giá rẻ", nhưng thực ra ko phải rẻ nếu tính theo p/p.

    Bữa gặp 1 cuốn nói về ba cái này, ớn hàng :)).
     
    kujima_wasato thích bài này.
  11. Bimbimads

    Bimbimads The Pride of Hiigara

    Tham gia ngày:
    12/3/20
    Bài viết:
    9,211
    peepo_cringe
     
  12. empireatwar

    empireatwar Sora, Wielder of Keyblades

    Tham gia ngày:
    20/7/08
    Bài viết:
    12,150
    Giờ trend là recycle materials với organic, đồ như lền mà giá thành cao ngất
     
    Frederica_Bernkastel thích bài này.
  13. T.L.A

    T.L.A Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    11/3/08
    Bài viết:
    3,990
    Nơi ở:
    Vũ trụ ....
    nhớ bữa trc topic dệt may cũng có bác nói mà, vụ nguyên liệu xanh là bả tụi tây làm ra ép mấy nước đang phát triển ăn đặc sản mà!suynghi
     
  14. baodien2412

    baodien2412 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/10/08
    Bài viết:
    2,949
    Đúng, nhưng cần ngoại tệ nên phải theo tụi nó.
     
  15. Roony88

    Roony88 Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/3/09
    Bài viết:
    1,344
    Tôi ngồi trong doanh nghiệp dệt may thấy no hope vkl, giờ vấn đề là éo có đơn để làm luôn, cả trong nước và ngoài nước. Toàn đơn lẻ tẻ làm là lỗ

    Không cho công nhân nghỉ được vì vướng kế hoạch sử dụng lao động (phải trình UBND TP), và tránh làm mất trật tự an sinh xã hội.

    Đấy là vấn đề trước mắt, còn nguyên liệu chuẩn này nọ thì xa xôi vkl, không biết sống được tới sang năm không.
     
  16. shuri711

    shuri711 Vác Cứng ♞ Blade Knight ♞ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/8/08
    Bài viết:
    7,025
    doanh nghiệp nhà nước à fence, bên nào đấy :v
     
  17. Roony88

    Roony88 Dragon Quest Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/3/09
    Bài viết:
    1,344
    49% nhà nc thôi fence, qua mấy con trăng này bỏ mẹ nghề may chuyển sang phân lô kinh doanh các mặt bằng chứ may mặc làm éo gì có lãi nữa
     
    thitavipho thích bài này.
  18. ///

    /// Persian Prince Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/8/05
    Bài viết:
    3,541
    Nơi ở:
    Đâu vậy ta ?
    Tính ra tụi Bangladesh hay vl, để được như bây giờ không biết tụi nó phải chuẩn bị từ năm nào rồi. Anh em đừng cứ thấy hình tụi nó nghèo đói các kiểu mà khinh, tụi nó có trình là điều ko thể chối cãi, nói gì chứ phải công nhận đối thủ thì mình mới tiến bộ đc.
     
  19. thitavipho

    thitavipho Sonic the Hedgehog Lão Làng GVN Nhân Viên Y Tế

    Tham gia ngày:
    19/2/11
    Bài viết:
    4,897
    12 năm trc các cụ để đất xí nghiệp dệt may cho bác toy xây Times city thật là đi trc thời đại!suong
     
    Elementwow thích bài này.
  20. Achiles88

    Achiles88 Persian Prince

    Tham gia ngày:
    22/6/15
    Bài viết:
    3,963
    Có lãnh đạo mảnh đó rất giỏi .
    Hay thầu cho tư bản nào đó rất giỏi .
    Ví dụ tại sao khu q7 có khu xịn mà các khu khác ...à ko có gì .
     

Chia sẻ trang này