DotA: DotA phải chăng đã đến thời kỳ thoái trào? – Phần 2

Thảo luận trong 'Tin Tức - Sự Kiện - Bình Luận' bắt đầu bởi Nguyen_Hieu, 23/3/09.

  1. Nguyen_Hieu

    Nguyen_Hieu Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    1/3/05
    Bài viết:
    1,494
    Nơi ở:
    proArmy Gaming
    (Vzone) - Không có gì sai khi nói DotA Competitive đang có chiều hướng đi xuống, nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề...


    DotA: DotA phải chăng đã đến thời kỳ thoái trào? – Phần 1 (14/03)

    Các team DotA Châu Á im hơi lặng tiếng nhưng cộng đồng thì không

    Rõ ràng sự vắng bóng của những tên tuổi lớn như Ks, EHOME, Fnatic trên nhiều mặt trận đã khiến cộng đồng DotA Châu Á “phát sốt”. Tuy nhiên có thể lý giải điều này bằng nhiều lý do, đầu tiên là việc thời điểm đầu năm, đối với người Châu Á là lúc nghỉ ngơi, có lẽ cũng vì thế rất ít các giải đấu được tổ chức trong thời gian này. Ngoài ra, họ cũng khó có điều kiện tham gia vào các giải Châu Âu hay Quốc tế vì những lý do muôn thưở - điều kiện đường truyền không đủ, chênh lệch múi giờ và không đủ điều kiện, kinh phí tham gia các giải On Lan.

    Nhưng bên cạnh đó, lượng người chơi DotA trong khu vực có thể nói là đang tăng nhanh đến chóng mặt. Nhờ sự hỗ trợ rất tốt từ Garena và IceFrog, cộng đồng DotA đã và đang có hệ thống chơi DotA Online hoàn chỉnh tại nhà cũng như tại các Cyber Game, và một phần bởi tính đối kháng của DotA, luôn có những người mới bị mê hoặc, cuốn hút bởi Custom Map này.

    [​IMG]
    Các Room DotA trên Garena luôn trong tình trạng Full.​

    Theo thống kê không chính thức, vào những giờ cao điểm, ở Việt Nam có khoảng 8000 người chơi DotA cùng lúc. Và con số này còn lớn hơn rất nhiều lần ở Malaysia hay Trung Quốc. Nếu so sánh với thời điểm mở đầu của DotA trên Battle.net hay Garena thì con số này quả là một bước tiến rất dài. Một cộng đồng mạnh luôn là điều mơ ước của bất cứ môn thể thao giải trí nào. Chỉ riêng điều này thôi cũng đủ khẳng định là DotA chưa thể chết.

    “Vắng mợ thì chợ vẫn đông.”

    Ai cũng có thể thấy cộng động DotA đang mở rộng với một tốc độ cực nhanh. Ngay ở Việt Nam, ở bất kì hàng Net nào bạn cũng có thể bắt gặp được có người đang chơi DotA. Và với một nội dung mang nặng tính đối kháng và đề cao chiến thuật như thế, sẽ không ít người trong số những “Game thủ cộng động” sẽ đặt mục tiêu “Go Pro” hoặc muốn tham gia thi đấu để khẳng định mình. Đó cũng là lý do cho sự ra đời của hàng loạt team DotA, điển hình như việc 186 team thi đấu tại giải VPT 1.22 mới đây – một con số kỷ lục.

    [​IMG]
    VPT với con số kỷ lục.​

    Cũng chính vì thế, không thể nói sự ra đi của một cá nhân, sự tan rã của một đội Game sẽ dẫn đến sự sụp đổ của cả một cộng đồng. Nếu nhìn từ một phía, rõ ràng việc các đội Game lớn không ổn định về đội hình, liên tục tách và hợp là một dấu hiệu của sự bất ổn, bởi ngay cả những đội chuyên nghiệp còn như thế thì những đội không chuyên sẽ thế nào. Nhưng nếu xoay chuyển cái nhìn đi một chút, có thể thấy rằng, sự ra đi của bất kì ai cũng có thể tìm được sự thay thế, tên tuổi này lụi tàn thì sẽ có đội game khác nổi lên, đó là quy luật tất yếu của thể thao chuyên nghiệp.

    Kinh phí vẫn còn là thử thách lớn

    Như đã đề cập ở phần một, vấn đề lớn nhất của DotA vẫn nằm ở kinh phí. Tại sao các giải đấu DotA luôn có giải thưởng thấp hơn Counter Strike? Phải chăng do Counter Strike ra đời trước hay do cộng đồng lớn mạnh hơn? Hoàn toàn không phải, cộng đồng DotA có thể nói đã sánh ngang với Counter Strike và sẽ vượt qua người anh em của mình trong một tương lai gần. Lý do lớn nhất ở đây chính là từ phía những nhà tài trợ. DotA yêu cầu cấu hình quá thấp, Warcraft 3 có thể chạy trơn tru trên một PC trung bình trong khi với CS, chẳng cấu hình nào được coi là đủ. Chính vì thế các nhà cung cấp phần cứng (Mainboard, bộ xử lý, Card đồ họa) mới có cơ hội quảng cáo. Không phải ở đâu DotA cũng có được sự hậu thuẫn lớn như ở Malaysia, khi mà hệ thống Cyber Game lớn nhất nước này luôn có giải thưởng lớn, tài trợ lớn giành cho các giải DotA thường kỳ. Nhìn vào các giải đấu eSport lớn như ESWC, KODE5, DotA rốt cục cũng chỉ là một nội dung “Bonus” với tương lai không có gì chắc chắn, thậm chí ở WCG, DotA còn chưa hề được có mặt.

    [​IMG]
    Bao giờ những giải đấu như SMM mới trở nên phổ biến?​

    Nguồn tài trợ của DotA hiện nay đến chủ yếu từ các Gaming và các hãng Gear. Nhưng nếu nói về Gear, lượng tiêu thụ của DotA cũng không lớn so với CS, và cũng với lý do đó mà nhiều team DotA dần bị mất tài trợ dẫn tới việc phải trở về với những team nghiệp dư. Xu hướng kêu gọi tài trợ từ phía các nhà cái như của MYM cũng là một ý tưởng rất tốt cho DotA chính bởi tính đối kháng của nó. Tuy nhiên liệu nó có thành công hay không thì vẫn chưa ai có thể trả lời.

    Chúng ta có thể khẳng định được là DotA chưa tới thời kỳ thoái trào nhưng nếu nhìn thẳng vào thực tế thì ai cũng có thể thấy con dốc mà DotA đang phải đối mặt là rất cao. Có được trong tay cộng đồng và một nền móng vững chắc nhưng DotA vẫn chưa thể bùng nổ, trong 3 năm tồn tại và phát triển trong môi trường chuyên nghiệp, nó vẫn thiếu một cái gì đó để đạt tới một tầm cao hơn. Nếu không có được cái còn thiếu ấy, có thể năm hay mười năm nữa, DotA vẫn không chết, nhưng mãi mãi nó chỉ ở mức eSport cộng đồng như hiện nay mà thôi.

    (Còn tiếp...)

    Hồng Phượng
    (Theo Game.Vzone.vn)​

    + 300 Points
     
  2. zivng

    zivng Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    30/11/07
    Bài viết:
    397
    Nơi ở:
    Biết làm gì :D
    đến khi nào dota mất hết giá trị kinh tế thì lúc đó nó mới thoái trào, h còn sớm quá ^^ dota mới bước sang sườn dốc xuống 1 chút thôi ^^
     

Chia sẻ trang này