Nintendo Handheld – [FAQs] Basically, everything -_-“ A : NDS (Nintendo Dual Screen) là hệ máy game cầm tay xuất sắc của hãng Nintendo với thiết kế 2 màn hình, trong đó có 1 màn hình cảm ứng. Với thiết kế đơn giản và kết cấu nắp gập, NDS thuận tiện cả trong việc mang đi lẫn không gian điều khiển rộng rãi khi cần. Với tiêu chí không chú trọng nhiều vào phần cứng đồ hoạ, tuy game của NDS có tạo hình tương đối trẻ con, màu sắc tươi tắn dễ khiến đa số người lầm tưởng đây chỉ dành cho trẻ em. Thực tế, với màn hình cảm ứng kết hợp tổ hợp nút bấm cổ điển, vô số tựa game xuất sắc đã ra đời trên nền tảng này. Cũng như tiêu chí của Nintendo bao giờ cũng nhắm đến mọi đối tượng và luôn chú trọng cách chơi hơn là vẻ ngoài; trong cuộc chiến handheld, NDS đã nhanh chóng đánh bại đối thủ PSP của Sony về mặt doanh số cũng như số hãng game chịu đầu tư làm game cho mình. Tuy vậy ở Việt Nam nói riêng và thị trường ĐNA nói chung, đa số người chơi chuộng vẻ hào nhoáng và đồ hoạ bắt mắt của PSP, bởi vậy cuộc chiến fanboy của 2 bên vẫn mãi mãi kéo dài, mặc dù chỉ dành cho nhóm người thiển cận, thiếu kiến thức =_= ! A : Cho đến thời điểm hiện nay, NDS có các dòng máy từ : NDS Fat > NDS Lite > NDSi > NDS XXL. Về mặt phần cứng, các đời máy NDS cơ bản là như nhau, ngoại trừ việc firmware từ đời NDSi/NDS XXL đã dc nâng cấp 1 chút để chơi 1 số ít tựa game exclusive (tải về từ DSi Ware). Vẻ ngoài của các đời máy cũng khác nhau chút ít, dễ thấy nhất là kích thước (máy/ màn hình trong) : NDS Fat = NDS Lite < NDSi < NDS XXL. Độ dày cũng tăng đôi chút ở các đời sau để tạo cảm giác cầm chắc tay hơn. Lưu ý là tuy màn hình lớn hơn nhưng độ phân giải game là mặc định > màn hình lớn hơn thì hình sẽ bị vỡ 1 chút. Ngoài ra các đời DSi, DS XXL còn có 1 số thiết bị ngoại vi (thêm camera trong/ ngoài, XXL có stylus riêng), cũng như DSi/ DS XXL đã bỏ luôn khe cắm băng GBA (slot 2) vốn có từ thời DS Fat/ DS Lite. Giá cả các hệ máy dao động như sau : - DS Fat : 1.5 – 1.7tr (mới)/ 600k – 800k (cũ) (tuỳ tình trạng/ ngoại hình) - DS Lite : 1.6 – 2 tr (mới)/ 900k – 1tr3 (cũ) (tuỳ tình trạng/ ngoại hình) - DSi : 2tr4 – 2tr7 (mới)/ 1tr8 – 2tr (cũ) (tuỳ tình trạng/ ngoại hình) - DS XXL : 2tr8 – 3tr3 (mới)/ 2tr – 2tr6 (cũ) (tuỳ tình trạng/ ngoại hình) Giá trên là giá xách tay / hàng lậu/ trao tay. Giá tiệm mắc hơn 20 – 25%. A : Thông thường khi mua máy mới 100% full box, các phụ kiện đi kèm bao gồm : - 2 bút stylus - Máy - Sạc (tuỳ nguồn gốc máy mà sạc có thể là 110V hoặc 220V) - Manual - Dây móc Tuy vậy, để có 1 bộ máy gọi là hoàn chỉnh thì cần mua thêm các thứ sau : - Dán màn hình (1 cặp trên/ dưới) - Flashcard - Thẻ nhớ MicroSD - Case bọc ngoài (polyme cứng/ mềm) - Pin dự trữ (optional) - Bộ nút nhựa mềm (optional) - Túi đựng (optional) Những món trên giá cả dao động tuỳ nơi, lưu ý tham khảo giá chung trên mạng trước khi mua để khỏi bị hố. A : Flashcard là giải pháp phổ thông dành cho người chơi bình dân muốn thưởng thức nhiều tựa game nhưng ko có nhiều tiền để mua băng gốc. Về kết cấu, Flashcard có kích thước bằng đúng 1 cuốn băng gốc, cũng có lò xo chân cắm y như băng gốc. Flashcard có thêm 1 khe để cắm thẻ nhớ MicroSD. Về phương thức hoạt động, Flashcard sẽ đọc thông tin về rom game chứa trong thẻ nhớ MicroSD cắm vào, và giả lập lại để đánh lừa máy là máy đang đọc 1 cuốn băng gốc. Có rất nhiều hiệu Flashcard trên thị trường, thượng vàng hạ cám. Loại phổ thông nhất mà người mới chơi hay bị dụ mua (vì các shop toàn stock nó) là R4. R4 là loại Flashcard tương đối cùi bắp, tuy vậy 1 nhóm developer đã viết thêm firmware Wood để nâng cao tính năng của nó, cho nên cũng có thể gọi là tạm dc (dù vẫn còn nhiều bất cập) Một số hiệu Flashcard tầm thấp : N5, M3, DSTT, CycloDS, iEdge … Flashcard tầm trung : Supercard DSOne, Acekard 2i, … Flashcard hàng xịn : Supercard DS2 Review về các loại Flashcard đọc thêm tại đây : Về cách cài đặt và chép game, tất cả đều thao tác trên thẻ nhớ MicroSD. Thông thường khi mua Flashcard bao giờ cũng dc tặng kèm 1 đầu đọc T-Flash, cắm thẻ MicroSD vào và kết nối PC qua cổng USB. Mỗi loại Flashcard có firmware riêng, lưu ý đọc cho kĩ tên hiệu của loại FC ghi trên vỏ ngoài và search google để download cho đúng phiên bản. Sau khi download về giải nén ra dc 1 số folder, chép tất tần tật vào MicroSD. Chép game/ cheat cũng tương tự. A : Về vấn đề firmware, công cụ mạnh nhất vẫn chính là Google thần chưởng. Hãy chắc rằng mình đã search đúng loại firmware của dòng FC ghi trên vỏ ngoài của FC. Trong trường hợp search đúng mà ko load dc, thử tải các version trước và lần lượt cài đặt. Nếu vẫn ko dc, giải pháp cuối cùng là đem ra chỗ đã mua đổi, hoặc mua mới. Đa số FC có thể cài đặt homebrew Moonshell để nghe nhạc, xem hình. Về việc xem phim, định dạng phim chạy dc trên NDS phải là .dpg (search Google “IMTOO Converter” để tải trình chuyển định dạng phim). Riêng Supercard DS2 có add-on iPlayer rất mạnh, có thể xem dc mọi định dạng video phổ thông. Xem thêm về homebrew tại đây : Về cài đặt homebrew, cũng như cài firmware thôi. Giái nén ra 1 mớ folder và ném thẳng vào MicroSD. Mở FC lên sẽ có menu truy nhập mới. Tương tự, cài đặt theme/skin cho FC, trước tiên xin dùng Google thần chưởng để download các bộ skin/theme làm sẵn và chép vào MicroSD theo hướng dẫn (đa số file skin/theme đều nén kèm 1 file text hướng dẫn cách cài đặt, tương đối đơn giản) Để chơi GBA trên NDS, có những phương án sau : - Với dòng NDS Fat/ Lite thì quá đơn giản : cắm băng GBA vào slot 2 và chơi. Hoặc có thể chọn giải pháp EZ Flash 3 in 1 để chơi game GBA chép trong thẻ nhớ MicroSD cắm tại Flashcard. - Với dòng NDSi/ XXL vốn đã bỏ slot 2, thì có thể tải game trên DSi Ware về. - Giải pháp thứ 3, là sử dụng FC Supercard DS2, vì bản thân nó có giả lập rất mạnh để chơi GBA. Thậm chí là cả SNES/ MAME. Tất cả dòng máy và các Flashcard đều có thể chơi game của Gameboy/ GBC. Mời google cụm « Lameboy » để download giả lập về. Rất đơn giản và mạnh mẽ. A : Nếu biết tên và mã số rom, thì quá đơn giản. Mời google theo cú pháp « [NDS] + tên game + (mã vùng US/EU/JP) + mediafire “ Hoặc có thể xem thêm tại đây : Riêng rom game của DSi có download về thì chỉ có DSi/ DS XXL là chơi dc thôi, vì nó là exclusive cho các đời này, DS Lite/Fat thì chịu. A : Những vấn đề thường thấy ở NDS là như sau (khi mua máy secondhand thì xin lưu ý kẻo bị hố) - Nút bấm bị lún/ mất nhạy : • Nguyên nhân : Chơi nhiều quá thì nó lún, có gì lạ đâu ? • Giải pháp : Ra tiệm mua 1 bộ nút mới nhờ họ bung máy ra thay cho • Cũng có thể là do lò xo bị kẹt, cái này thì hơi hiếm. Nếu vậy có thể chọc tăm xỉa răng vào nạy lên (ko chắc chắn là fix dc thì nhờ thợ làm) - Màn hình cảm ứng mất nhạy/ trầy/ bị điểm chết : • Nguyên nhân : màn hình NDS là LCD, các vấn đề này ko có chi là lạ. Cái touchscreen mà ko dán, đem chọt chọt cào cào suốt ko trầy mới là lạ. • Giải pháp : thay màn hình. Giá cả tuỳ nơi. • Màn hình ko nhạy cũng có thể là do khi dán màn hình touchscreen dán ẩu làm lằn mép, cái này thì tháo ra dán lại hoặc đem ra bắt đền. - Pin yếu, không dai : • Nguyên nhân : xài lâu, sạc nhiều thì phải bị • Giải pháp : của bền do người. Tuyệt đối ko vừa cắm sạc vừa chơi. Nên chơi đến khi đỏ đèn rồi hẵn sạc. NDS có chế độ tự ngắt điện khi sạc đầy nên ko sợ cắm lâu chai pin đâu. Còn cảm thấy pin quá đuối, mời ra tiệm mua cục pin khác. Lưu ý nắp pin là chỗ có dán tem bảo hành. Thay pin cũng tương đương với tháo máy. A : Tôi. Cảm thấy. Mình. Đẹp trai. Tài giỏi. Lại chém gió hay tuyệt vời ?