Final Fantasy Tactics FAQ [Vn Ver] [BETA] [ Dạng tư liệu thô - Tham khảo ]

Thảo luận trong 'Thảo luận chung' bắt đầu bởi Platina Monk, 29/6/05.

Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.
  1. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    Yo, xin lỗi mọi người trước, lẽ ra phải post từ hôm qua nhưng Monk lỡ ăn kem nên hết tiền :p. Đây là bản Beta với phần cách chơi, những phần đang viết được đánh dấu "coming soon" trong mục lục. Các phần tiếp nữa thì Monk sẽ cố gắng sắp xếp. Ý kiến đóng góp xin sang topic "Văn phòng cho dân FFT" - đặc biệt là với "các cụ spamer" thì xin tha cho topic này để dần dần em còn hoàn thiện nó [^_^]!
    Bây giờ là 9h ngày 29.6.2005, FFT FAQ [Vn ver] [beta 1.0] sẽ post sau bài này, nhắc lại: làm ơn đừng có spam :hug: [^_^]!
     
  2. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    Mục lục:
    A. Mở đầu
    -- Credit (coming soon)
    -- Giới thiệu (coming soon)
    -- Từ viết tắt (coming soon)
    B. Cách chơi
    -- Part 0. Về World map
    ----- 0.1 World map
    ----- 0.2 World map’s menu
    -- Part 1. Các vấn đề về tổ chức, quản lý nhân vật
    ----- 1.1 Về Formation Screen
    --------- a. Bảng Detailed Status, những biểu tượng và con số
    ---------------- Bảng Status (Dạng ngắn)
    ---------------- Bảng chỉ số
    ---------------- Bảng EQP/Ability
    --------- b. Thiết lập và thay đổi
    ---------------- Items – trang bị
    ---------------- Ability
    ---------------- Job Change, Remove và Order Unit
    ----- 1.2 Về Bar, Shop và Soldier Office
    -- Part 2. Battles
    ----- 2.1 Màn hình chọn quân
    ----- 2.2 Chiến trường
    --------- a. Biểu tượng và kí hiệu
    --------- b. Condition to win
    --------- c. Điều khiển
    --------- d. Pause menu
    --------- e. Thời tiết
    -- Part 3. Những khái niệm cơ bản
    ----- 3.1 Brave và Faith
    ----- 3.2 CT và AT
    ----- 3.3 Ability Charge Time
    ----- 3.4 Character Type – Phân loại nhân vật
    ----- 3.5 Free Cursor mode
    ----- 3.6 Job và Ability
    ----- 3.7 Level, Exp và Grown
    ----- 3.8 Option menu
    ----- 3.9 Wardead items
    ----- 3.10 Zodiac Sign
    C. Walkthrough (coming soon)
     
  3. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    A. Mở đầu
    Credit (coming soon)
    Giới thiệu (coming soon)
    Từ viết tắt (coming soon)

    B. Cách chơi
    Sẽ là một sai lầm tai hại nếu bạn cho rằng tôi đang nói về cách… “tôi chơi trò này” như anh wiwi đã làm trong CC FAQ của ảnh [^_^]. FFT có cách chơi khá phức tạp so với các bản FF khác, nhưng các bản hướng dẫn của nước ngoài chỉ nói ngắn gọn là “xem phần Tutorial”. Điều này gây khó khăn cho những bạn không rành tiếng anh nên tôi xin dành một phần của bản hướng dẫn để nói về vấn đề này.
    Final Fantasy Tactics có cách chơi gói gọn trong hai phần là tổ chức chuẩn bị và tham gia trận đánh. Chúng ta sẽ nói về phần 1 trước.


    Part 0. Về World map

    0.1 World map:
    - Đừng hỏi tôi World map là cái gì, vì không phải lúc nào tôi cũng được điểm cao môn triết học để cho nó một cái định nghĩa đúng đắn [^_^]! World map của FFT rất đơn giản: Các địa điểm được biểu thị bằng các chấm tròn, nói với nhau bằng một đoạn dây! (À há, phải vậy không nà? ^_^) Nhóm của bạn, đại diện là anh chàng Ramza sẽ di chuyển giữa những “hình tròn nhỏ” này, mỗi lần đi hết “một ngày đường”. Số ngày được hiển thị trên góc trái màn hình. Game bắt đầu với ngày 1 tháng 1 và nếu bạn đi quá nhiều thì Ramza sẽ mừng sinh nhật trước lúc end game [^_^]. Những điểm màu đỏ là nơi bạn phải đến, màu xanh là nơi bạn đã đi qua. Chấm lớn màu xanh dương là các thành phố, lâu đài… Đây là nơi bạn có thể mua bán, gửi người đi làm nhiệm vụ hay thuê thêm quân. Chi tiết làm thế nào thì…hmm, tôi nghĩ bạn tự mò thì tốt hơn, vì tôi lười lắm [^_^]! Tuy nhiên tôi sẽ nói qua một chút trong phần 1.2 nếu bạn chưa chơi FF bao giờ. Chấm màu xanh lá mạ là nơi bạn đã đi qua, nhưng mỗi khi đến đây bạn vẫn có thể phải đánh nhau trong các trận random battle.

    0.2 World map’s menu:
    - Về menu của World map. Ấn tam giác để hiện menu. Nút [Move] để di chuyển, bạn chọn [Move] rồi chọn điểm đến, nhưng làm thế mất thời gian, cứ đưa con trỏ chỉ vào nơi cần đến rồi nhấn O cho gọn. Nút Formation để… làm gì nhỉ? Coi phần 1.1 [^_^]. Mục [Brave Story] cho phép bạn xem lại các scene, tóm tắt nội dung câu chuyện, tiểu sử nhân vật, key item và vài thứ nữa, tự xem nhé [Một trong những phần làm nên phong cách cho FFT đấy! ^_^]. [Tutorial] là hướng dẫn chơi, [Data] để Save/Load, còn Option thì giống Config trong các bản FF khác (xem phần 3.8 để biết thêm chi tiết về Option).
     
  4. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    Part 1. Các vấn đề về tổ chức, quản lý các nhân vật:

    1.1 Về Formation Screen:
    - Formation Screen là nơi bạn thực hiện những chuẩn bị cần thiết cho trận đánh. Nó tương tự bảng Options trong những phiên bản FF khác, nhưng vì bảng Options của FFT đã có việc rồi nên Square mới sinh ra cái giao diện Formation [^_^]. Từ màn hình World map, bạn ấn tam giác để hiển thị menu, chọn [Formation] để vào bảng này.
    - Trong màn hình Formation, các nhân vật của bạn đứng xếp theo hàng 4. Để xem tình trạng hiện thời của một nhân vật, bạn di chuyển con trỏ đến nhân vật đó và ấn O để hiện bảng Detailed Status (D.Status - bảng thông tin chi tiết). Từ bảng D.Status nhấn O một lần nữa bạn sẽ vào bảng Job Status để xem các ability hiện thời của nhân vật. Nhấn tam giác trên bảng Formation hoặc D.Status (vào từ Formation) để hiện menu lệnh cho phép bạn thực hiện thay đổi. Sau đây là phần chi tiết.

    a. Bảng Detailed Status, những biểu tượng và con số:

    - D.Status là bảng hiển thị thông tin chi tiết về nhân vật. Ngoài cách xem từ bảng Formation còn ba cách khác để bạn xem bảng này. Một là từ màn hình chọn quân, chọn nhân vật muốn xem và nhấn nút vuông. Hai là từ Pause menu chọn Unit List. Cuối cùng là di chuyển con trỏ đến nhân vật cần xem, nhấn O rồi chọn Status (khái niệm xem phần 2.2d và 3.5). Cách thứ nhất dùng để kiểm tra (lần cuối ^_^) trước trận đánh, còn hai cách sau được dùng trong trận đánh để xem thông tin của quân ta và cả quân địch. Bạn có thể chuyển nhanh giữa các nhân vật bằng phím L, R (dùng trong Formation và Unit List). Bảng D.Status được chia làm ba phần chính, từ trên xuống dưới chúng ta hãy gọi là bảng Status (dạng ngắn), bảng chỉ số và cuối cùng là bảng EQP/Ability (Trang bị và kỹ năng).

    + Bảng Status (dạng ngắn): Ngoài cùng bên trái là chân dung của nhân vật (tôi thích nó, nhiều cái rất đẹp ^^). Bên phải tranh, trên cùng là số chỉ Level và Exp (xem phần 3.7). Trong giao diện chiến đấu thì ở giữa còn có thứ tự lượt đi. Dưới dòng Level và Exp là ba thanh Hp, Mp và CT (về CT xem phần 3.2). Tiếp đến là một bảng nhỏ. Trên cùng bên trái bảng này có một hình tròn sáng. Nếu là quân ta thì màu xanh, quân địch thì màu đỏ. Cạnh đó là tên của nhân vật. Dưới tên nhân vật là Job (nghề nghiệp) hiện thời anh/cô ta đang làm, nếu là monster thì là tên chủng loài của nó. Dưới cùng là chỉ số Brave và Faith (chi tiết xem phần 3.1). Phía dưới bên trái là Zodiac Sign hay biểu tượng của chòm sao hộ mệnh cho nhân vật (khái niệm xem phần 3.10). Mỗi khi con trỏ di chuyển đến một nhân vật nào đó, bảng Status dạng ngắn này sẽ được hiển thị, ấn vuông để tắt nó đi, ấn vuông lần nữa để gọi trở lại.

    + Bảng chỉ số:
    - Chia làm ba phần. Cột ngoài cùng bên trái gồm:
    --- Move: chỉ số thể hiện khả năng di chuyển của nhân vật, 1 điểm ứng với một ô tính theo đường thẳng trên bản đồ.
    --- Jump: chỉ số thể khả năng nhảy (độ cao và khoảng cách) của nhân vật.
    --- Speed: tốc độ của nhân vật, chỉ số này càng cao thì càng nhanh đến lượt đi. Với một số job nó ảnh hưởng đến sức đánh và success rate (khả năng thành công) khi thực hiện ability.
    - Xem phần 3.2 về ảnh hưởng của Speed đến lượt đi.
    - Cột thứ hai là Weap.Power, cho biết chỉ số của vũ khí, có hai dòng. Dòng trên là vũ khí tay phải, dòng dưới là tay trái. Con số bên trái dấu “/” là sức tấn công vật lý, con số bên phải là chỉ số evade. Chỉ số Evade chỉ có hiệu lực khi có support ability là Weapon Guard (job Knight) với các vũ khí không phải khiên.
    - Tiếp đến là cột AT hay Attack Power (không nhầm với AT – Active Turn). Con số phía trên (ngang hàng với hình thanh kiếm) chỉ phy-atk power (sức tấn vật lý), con số phía dưới (ngang hàng với hình cây gậy) chỉ mag-atk power (sức tấn công ma thuật = pháp lực - nhiễm Inu Yasha ^_^).
    - Cuối cùng là ba cột C-EV/S-EV/A-EV. Chúng cho biết %evade (% xác suất tránh tấn công) của job, của khiên và accessories được trang bị. Con số phía trên là khả năng tránh Phy-atk, còn phía dưới là Mag-atk (bạn đã tránh sét bao giờ chưa? ^_^).

    + Bảng EQP/Ability được chia làm hai phần:
    - Nửa bên trái là bảng EQP (Equip) cho biết trang bị hiện thời của nhân vật. Từ trên xuống dưới là vũ khí tay phải, tay trái, mũ, giáp và…err, accessories, tức là đồ phụ trợ - có thể là giầy, găng tay hay vòng, nhẫn…(T_T, biết nói gì bây giờ nhỉ?).
    - Nửa bên phải là bảng Ability. Từ trên xuống dưới là 1st Job command, 2nd Job command, Reaction Ability, Support Ability. Cuối cùng là Movement Ability.
    - Xem chi tiết về thay đổi trong bảng Ability trong phần b. Khái niệm về các loại ability xem phần 3.6.

    b. Thiết lập và thay đổi:
    + Items – trang bị:
    - Để thay đổi trang bị cho một nhân vật, vào bảng Formation, đưa con trỏ đến nhân vật cần thực hiện thay đổi, nhấn tam giác tại đây hoặc trong bảng D.Status để hiện menu rồi chọn [Item]. Menu Equip cũng giống D.Status screen nhưng thay vị trí của bảng ability là menu lệnh. Nhấn [Equip], con trỏ nhảy sang bảng EQP, di chuyển con trỏ đến phần cần thay đổi trang bị và chọn item mà nhân vật đó có thể dùng từ danh sách đồ của bạn. Khi con trỏ di chuyển qua các trang bị thì trên bảng chỉ số sẽ hiển thị những thay đổi nếu bạn chọn món đồ đó. Nhấn select nếu muốn xem thông tin của đồ. Nút [Remove] để tháo bỏ trang bị còn mục

    • cho phép bạn sắp xếp, tìm kiếm và thậm chí là… vứt bớt các item đang có (chưa thấy ai làm việc này ^_^). Cái này dễ lắm nên bạn tự mò nhé! Bộ đồ đã trang bị cho nhân vật vẫn có thể thay đổi trong trận đánh nếu có Support ability Equip Change (Job Chemist). Điều duy nhất cần chú ý là bạn nên tự mình lựa chọn bộ equip cho nhân vật chứ không dùng nút chức năng [Best]. Vì máy sẽ tự động chọn item theo qui tắc ưu tiên vũ khí tăng Phy-atk, giáp tăng Hp và accessories là %evade, trong khi bạn sẽ cần những thứ khác nữa. Ví dụ các phù thuỷ sẽ cần vũ khí tăng Mag-atk, giáp tăng Mp chẳng hạn.

      + Ability:
      - Trước hết xem phần 3.6 về khái niệm ability trong FFT.
      - Để thực hiện các thay đổi về ability của nhân vật, vào Formation Screen, di chuyển con trỏ đến nhân vật cần thực hiện, nhấn tam… Arggg!!! Tôi sẽ phát điên nếu phải nói vụ này lần thứ hai! Vào menu, chọn [Ability]! [^_^] Menu Ability giống D.Status nhưng bảng Ability thế chỗ bảng EQP và menu lệnh nằm bên phải. Chọn [Set], con trỏ nhảy sang bảng Ability, bạn lựa chọn 2nd Job command, Reaction ability, Support ability và Movement ability, xong thì nhấn X để về menu lệnh. Nút remove để gỡ bỏ ability. Các ability đã chọn sẽ được dùng trong trận đánh và không thể thay đổi (giống FF VIII). Tất nhiên các lựa chọn nằm trong giới hạn những ability mà bạn đã học được. Để học ability, nhấn [Learn] để vào bảng Job Status (Learn)– chọn Job, bảng ability hiện ra và bạn học các ability trong này. Đừng nhầm bảng Job Status này với bảng vào từ D.Status Screen, bảng kia chỉ để xem thôi.

      + Job Change, Remove và Order Unit:
      - Xem phần 3.6 để có khái niệm về Job.
      - Trong bảng Formation, đưa con trỏ đến nhân vật cần thay đổi job. Vào bảng menu, chọn [Job change]. Trong màn hình Job change, chọn job muốn thay đổi rồi nhấn O.
      - Với giới hạn 16 nhân vật, sẽ có lúc bạn cần loại bớt những nhân vật yếu hoặc không cần thiết. Đưa con trỏ đến nhân vật cần loại bỏ, vào menu, chọn [Remove Unit], coi hết vài câu tâm sự vụn hoặc thậm chí là doạ dẫm [^_^] của kẻ bị “đá”!
      - Nút chức năng [Order Unit] trong menu lệnh của bảng Formation dùng để sắp xếp các nhân vật theo một trong các tiêu chí có sẵn. Rất dễ nên đề nghị tự mò [^_^]

      1.2 Về Bar, Shop và Soldier Office:
      + Bar:
      - Mục Rumor giúp bạn nắm thông tin về nội dung trò chơi (tất nhiên là tiếng anh), và vài lần trong game, việc đọc nó giúp bạn mở ra các sub-quest (ồ, chỉ cần chọn vào rồi ra thôi - lấy lệ cũng được!^_^) – trong phần walkthrough và nhiệm vụ phụ sẽ có thông tin cụ thể. Thêm một chuyện nhỏ: tin đồn trong FFT không phải lúc nào cũng đúng [^_^]
      - Mục Propotions xuất hiện từ chapter 2, nó là những “công việc” giúp bạn kiếm Jp miễn phí, cộng thêm tí tiền và các item “treasure” (báu vật!!! ^_^) - chỉ để sưu tập chơi thôi. Để làm việc chọn Propotions, chọn một trong các thông báo việc làm [^_^], xem qua nội dung của nó, chọn những người gửi đi và số ngày “công tác” (chỉ dành cho các nhân vật mercenaries, xem phần 3.4), cuối cùng là trả tiền “hoa hồng” cho chủ quán. Ra khỏi bar và chạy đi đâu tuỳ bạn, nhưng nhớ ngày để còn về đón lính. Sau số ngày đã định quay lại thành phố/lâu đài đã gửi người, vào quán bar chọn Report Job, xem các chiến hữu báo cáo về kết quả công việc. Nếu thành công bạn nhận được tiền thưởng (trong các propotion chỉ thưởng tiền thì được khá nhiều, còn không thì ít ra cũng có lãi ^_^), các thành viên tham gia nhận được một lượng nhỏ JP. Quan trọng là có những propotion đem lại cho bạn các item “treasure” hoặc “unexplored land” (vùng đất chưa khai phá). Chúng không có tác dụng gì trong game ngoài việc sưu tập cho hai danh hiệu Treasure hunter và Advanture nhưng khá thú vị (mặc dùhai cái danh hiệu này cũng chẳng để làm gì nốt! T_T) , vào phần Brave Story để xem nhé [^_^].

      + Shop: Cửa hàng, nơi bán đồ. Nó chia làm mấy mục sau:
      - Buy: Mua item, dĩ nhiên [^_^]
      - Sell: Bán item, có vấn đề gì không?
      - Fitting Room: Phòng thử đồ, cho bạn thử trước khi mua, một tính năng hay mà các FF khác không có! [^_^]

      + Soldier Office: bạn thuê thêm “nhân viên” tại đây! Lính mới có lv = 1 và vài món trang bị rẻ tiền, còn ability thì bạn phải “dạy nghề” từ đầu đến chân. Chẳng ai thích vụ này trừ những tên ngốc! [^_^] Tuy nhiên với những người chơi không dùng nhân vật đặc biệt thì nên thuê từ sớm kẻo sau này phải tốn quá nhiều thời gian “đào tạo” [^_^]. Cái hay của kiểu chơi này là bạn kiểm soát được Zodiac Sign và tên của nhân vật (Ồ, đặt tên một chàng là Syvil và một nàng là Steiner’s sis xem!? ^_^), đồng thời nếu may thì Brave/Faith của “lính mới” sẽ có khởi điểm khá cao.
     
  5. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    Part 2. Battles :
    - Đáng ra phần này phải được viết trước vì FFT khởi đầu bằng một trận đánh chứ không phải là World map, nhưng tôi nghĩ nếu làm thế thì bạn sẽ nhức đầu vì không hiểu gì cả [^_^]! Vì vậy tôi viết nó sau.

    2.1 Màn hình chọn quân:
    - Trước mỗi trận chiến, giao diện này sẽ xuất hiện cho phép bạn chọn các nhân vật tham gia chiến đấu. Nhiều nhất bạn được đem theo 5 nhân vật, một vài trường hợp chia làm 2 nhóm, còn thường là 1. Trong các trận đánh bắt buộc thì Ramza sẽ tham gia, bạn không thể thay đổi và chỉ việc chọn những người đi theo, còn trong các random battle thì bạn chọn nhân vật tuỳ ý. Nhấn L, R để chuyển qua lại giữa các nhân vật, di chuyển con trỏ để chọn vị trí rồi nhấn X để xác định(nôm gọi là đặt/kéo/thả quân xuống, mỗi ông một kiểu! ^_^). Nhấn vuông nếu bạn cần xem lại D.Status và nhấn Start –> Ok để bắt đầu.

    2.2 Chiến trường:
    - Bản đồ chiến trường của FFT hình chữ nhật, được chia ra những hình vuông bằng nhau gọi là điểm (point). Bạn có thể hình dung nó tương tự bản đồ chiến đấu trong Heroes of Might and Magic nhưng ở dạng 3D xoay được. Battle System của FFT có dạng Turn-base, trong đó các nhân vật lần lượt thực hiện lượt đi của mình (xem phần 3.2 để biết thêm chi tiết). Trên bản đồ, mỗi nhân vật chiếm một point. Vào trận đánh nhân vật di chuyển từ điểm này sang điểm khác trên bản đồ (Move), thực hiện tấn công hay các kĩ năng khác (Act) để chiến đấu. Trận đánh kết thúc khi bạn thực hiện được Condition - điều kiện để chiến thắng.

    a. Biểu tượng và kí hiệu:
    - Góc trên bên phải của màn hình là số biểu hiện độ cao của vị trí mà con trỏ đang chỉ. Nếu có một dấu “+” và một con số nhỏ hơn nằm bên cạnh thì đó là giá trị lẻ.
    - Chữ AT hiện trên đầu nhân vật cho biết hiện thời đang là lượt đi của nhân vật đó.

    b. Condition to win:
    - Đầu trận đánh game sẽ xoay bản đồ một vòng để bạn xem qua cục diện chiến trường, sau đó màn hình tối đi một chút và dòng chữ màu vàng hiện lên có dạng: “Condition to win: ##[Điều kiện chiến thắng]## ”! Trong các random battle thì điều kiện đơn giản là Defeat all enemy - bạn chỉ việc “làm cỏ” hết quân thù là xong chuyện [^_^], nhưng với các trận đánh bắt buộc thì có thể có thêm một số điều kiện khác. Ngoài ra một số trận đánh sẽ có những đoạn thoại của Ramza, trong đó bạn chọn 1 trong 2 câu thoại và tuỳ theo lựa chọn của bạn mà condition có thể khác đi. Sau đây là hai điều kiện thường gặp nhất:
    --- Save ##[tên nhân vật]##: Bạn phải hạ hết địch trước khi nhân vật này bị K.O. “VIP” này luôn luôn là một Guest, tức là nhân vật phe ta do máy điều khiển, vì vậy bạn nên cẩn thận đề phòng hắn làm chuyện… ngu ngốc! [^_^]
    --- Defeat ##[tên nhân vật]##: Bạn chỉ cần hạ được nhân vật này là thắng.
    - Còn một điều kiện thứ ba chỉ gặp một lần duy nhất nên tôi sẽ hướng dẫn trong phần walkthrough.

    c. Điều khiển:
    - Các phím điều khiển cơ bản:
    --- R1, R2, L1, L2: dùng để xoay, nâng cao, hạ thấp, thay đổi tầm nhìn bản đồ.
    --- Nhấn O để xác định, chọn. Ngoài ra trong chế độ con trỏ để tự do (xem phần 3.5) trên bản đồ, khi con trỏ không chỉ nhân vật nào cả thì ấn O để đưa con trỏ về nhân vật đang thực hiện lượt đi.
    --- Nhấn X để huỷ bỏ, thoát. Khi đến lượt nhân vật của mình thì ấn X để tắt menu lệnh và chuyển sang chế độ con trỏ tự do. Ngoài ra di chuyển con trỏ đến một nhân vật bất kì và ấn X để xem phạm vi di chuyển của nhân vật đó.
    --- Giữ vuông + phím mũi tên để cuộn bản đồ trong chế độ con trỏ tự do hoặc để cuộn cửa sổ lệnh.
    --- Phím Select để gọi cửa sổ help, hiển thị thông tin về đối tượng con trỏ đang chỉ.
    --- Phím Start đưa con trỏ về nhân vật đang thực hiện lượt đi trong chế độ con trỏ tự do.

    - Khi đến lượt mình, màn hình sẽ tự động chuyển về gần nhân vật thực hiện lượt đi. Nếu đến lượt nhân vật của bạn thì menu lệnh (command menu) sẽ xuất hiện. Sau đây là các nút chức năng của menu này:
    --- Move: Menu lệnh tắt, vùng màu xanh dương hiển thị phạm vi di chuyển của nhân vật. Di chuyển con trỏ để chọn vị trí và nhấn O để xác nhận. Trở lại menu lệnh bằng phím X.
    --- Act: Attack để tấn công bằng vũ khí hiện thời. Dưới dòng Attack là các Job command (Xem phần 3.6 và 1.1b).
    --- Wait: kết thúc lượt đi mà không thực hiện Move hoặc Act hoặc cả hai. Nếu đã thực hiện cả Move và Act thì lượt đi sẽ tự động kết thúc.
    --- Status: Xem bảng D.Status của nhân vật. Từ bảng này nhấn O lần nữa để xem Job Status (nhắc lại, chỉ để xem thôi >_<).
    --- Auto-Battle: Chế độ chơi tự động. Với Fight for life nhân vật sẽ chăm chăm “choảng” đối tượng được chỉ định. Protect Allies: bảo vệ đồng đội được chỉ định (nó khá ngộ nghĩnh, cứ thử đi ^_^). Save fading life: nhân vật sẽ cố gắng tìm các nguồn hồi phục Hp, Mp. Run like a rabbit nhân vật sẽ tự tìm chỗ an toàn mà chạy [Ồ, an tâm đi, máy chạy giỏi lắm! ^_^].

    d. Pause menu:
    - Trong chế độ con trỏ tự do, nhấn tam giác để hiện menu này. Pause menu gồm ba mục:
    --- AT: Liệt kê thứ tự lượt đi của các nhân vật theo số liệu vào thời điểm hiện tại. Có thể thay đổi theo diễn tiến trận đánh, ví dụ: Thứ tự ban đầu của các nhân vật là 1 – 2 – 3 – 4. Trong lượt đi của mình, nhân vật 1 đánh KO nhân vật 2 thì lúc này AT lại thành 1 – 3 – 4 (vì 2 đã out). Cũng ví dụ đó, nhân vật 1 cast spell Quick cho nhân vật 4, lúc này nhân vật 4 được đi ngay và vào bảng AT sẽ thấy thứ tự là 4 – 2 – 3 – 1, okie? Xem phần 3.2 nếu bạn vẫn chưa hiểu, T_T.
    --- Unit List: Tương tự bảng Formation nhưng dùng để xem thông tin về các nhân vật đang tham gia trận đánh (cả ta và địch). Chỉ để xem thôi, không thể học ability hay thay đổi các chuẩn bị trước đó trong này được.
    --- Option: Vẫn là menu Option. Xem phần 3.8 để biết chi tiết.
     
  6. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    Part 3. Những khái niệm/vấn đề khác
    - Sau đây là những khái niệm cơ bản cần biết về FFT.

    3.1 Brave và Faith: ( sự dũng cảm và lòng tin ^_^)
    - Trước hết, bạn cần phân biệt chỉ số Brave/Faith gốc của một nhân vật và chỉ số Brave/Faith trong trận đánh của nhân vật đó:
    --- Brave/Faith gốc: Là chỉ số bạn thấy trong Formation menu.
    --- Brave/Faith trong trận đánh: Đầu trận đánh có giá trị bằng số chỉ Brave/Faith gốc. Có thể bị thay đổi do các ability ảnh hưởng đến Brave và Faith (tăng lên, giảm xuống, còn gì không? ^_^)
    - Sau mỗi trận đánh, nếu giá trị chênh lệc giữ Brave/Faith gốc và Brave/Faith sau trận đánh lớn hơn 4 thì chỉ số Brave/Faith gốc sẽ bị thay đổi. Công thức như sau:
    Brave/Faith mới = [Brave/Faith cũ + (Brave/Faith sau trận đánh – Brave/Faith cũ)/4)]
    - Có thể nói một cách đơn giản hơn: cứ 4 đơn vị Brave/Faith tăng/giảm sau mỗi trận đánh sẽ làm tăng/giảm 1 đơn vị Brave/Faith gốc.
    - Về ý nghĩa của Brave và Faith:
    --- Brave: Ảnh hưởng đến sức đánh của một số job. Ảnh hưởng đến khả năng thực thi của nhiều Reaction Ability. Ảnh hưởng đến khả năng thành công của nhân vật trong việc thực hiện propotion.
    --- Faith: Nhân vật có Faith cao hơn thì hiệu quả của phép do nhân vật đó cast lớn hơn, đồng thời các tác dụng của magic lên nhân vật đó (bao gồm cả tấn công và hỗ trợ) cũng lớn hơn. Ngược lại, nhân vật có Faith thấp thì phép do anh/cô ta cast sẽ kém hiệu quả, nhưng tác dụng của phép lên anh/cô ta (sát thương và… hồi phục T_T) cũng sẽ thấp. Chỉ số này cũng ảnh hưởng đến khả năng thành công của propotion.
    - Nếu Brave/Faith gốc >= 85 thì sau mỗi trận đánh, sẽ có một đoạn Warning trong đó nhân vật có vài lời “phát biểu chính kiến” [^_^]! Trừ Ramza ra thì không nên để các nhân vật có Brave/Faith trên 85 vì phải nhòm mấy cái dòng này gây khá nhiều ức chế ! [^_^]
    - Nếu Brave/Faith gốc >= 95 sau trận đánh, nhân vật đó sẽ tự động rời bỏ nhóm của bạn. Riêng Ramza thì không giới hạn và hắn cũng chẳng có phát biểu gì cả [^_^]!
    - Nếu Brave gốc trong khoảng từ 5 đến 15 thì sau mỗi trận đánh có thể có Warning “coward”. Nếu Brave gốc nhỏ hơn 5 thì nhân vật đó sẽ tự động rời nhóm của bạn! (Hèn quá mà) Đừng để điều này xảy ra. (Xảy ra thì sao nhỉ? >_<)
    - Lưu ý cuối cùng: Faith = 0 thì nhân vật không chịu ảnh hưởng nào của magic hết. Bạn có thể hồi phục cho anh/cô ta bằng item, còn đối phương thì không thể gây sát thương cho anh/cô ta bằng magic. Nhớ kĩ nhé! [^_^]

    3.2 CT và AT:
    - Như đã nói, battle system của FFT có dạng chiến thuật theo lượt (turn-base strategy, quen quá ha? ^_^). Các nhân vật lần lượt thực hiện lượt đi (AT = Active Turn) của mình cho đến hết trận đánh. Để tính toán thứ tự lượt đi, game sử dụng luật CTB (Charge Time Battle), dựa trên cột CT (Charge time = thời gian chờ). Nói đơn giản là đầu trận đánh, nhân vật có chỉ số tốc độ/speed cao nhất hoặc do thứ tự ưu tiên quyết định sẽ đi trước với cột CT = 100. Các nhân vật còn lại sẽ có một tỉ lệ chênh lệch CT nhất định. Sau mỗi lượt đi của một nhân vật, CT của tất cả các nhân vật sẽ tăng lên dựa vào chỉ số speed của họ, speed càng cao thì CT tăng càng nhanh và càng sớm đến lượt đi. Khi cột CT = 100 thì đến lượt nhân vật đó(AT). Mỗi AT cho phép nhân vật thực hiện một lần Move (di chuyển) và một lần Act (hành động). Nếu nhân vật thực hiện cả Move và Act thì lượt đi tự động kết thúc, còn nếu chỉ thực hiện một trong hai hoặc không thực hiện cả Move và Act thì phải kết thúc lượt đi bằng nút chức năng Wait trong menu lệnh. CT mới được tính như sau:
    --- Move + Act –> CT mới = 0.
    --- Move/Act (1 trong hai) –> CT mới = 20.
    --- Wait –> CT mới = 40.
    - Tính toán CT một cách hợp lý để có thể đi trước đối thủ khi cần thiết. Ngoài ra trong trận đánh, muốn biết nhân vật nào đi trước bạn chỉ cần so sánh cột CT của họ. Tuy nhiên lưu ý tốc độ tăng của CT chịu ảnh hưởng của Time Magic (Slow, Haste, Stop…). Xem bằng bảng AT tốt hơn.
    - Về bảng AT, nó cho biết thứ tự lượt đi của các nhân vật theo số liệu hiện thời, xem phần 2.2d và 3.3.
    - Cuối cùng, khi đến lượt đi của mình thì trên đầu nhân vật có chữ AT. [^_^]

    3.3 Ability Charge Time:
    - Tại sao phần này có kí tự đầu là A mà tôi lại viết nó sau CT và AT? Vì nó liên quan trực tiếp đến phần trên và tôi e là bạn sẽ không hiểu nếu tôi đưa nó lên đầu.
    - Với lệnh Attack hay các ability thông thường, nhân vật sẽ thực hiện lệnh ngay sau khi bạn chọn. Tuy nhiên, với các ability như magic, jump hay charge, nhân vật cần một khoảng thời gian chờ (CT) trước khi thực hiện, thời gian này gọi là Ability’s Charge Time hay ACT (trong game vẫn viết là CT, nhưng tôi thấy nó không thật sát nghĩa). ACT bắt đầu đếm sau khi nhân vật kết thúc lượt đi. Khi ACT >=100 thì ability được thực hiện. Tất nhiên, ACT cũng phụ thuộc vào chỉ số speed, nhưng là speed của ability. Bạn có thể xem nó bên cạnh tên của ability trong bảng Ability (còn nhớ bảng Ability là cái gì không đấy? ^_^). Nhưng bạn không cần quan tâm vì mấy con số ấy chỉ làm bạn nhức đầu thôi. Khi chọn ability thực hiện trong list, bạn sẽ thấy một con số nằm ngoài cùng bên phải của bảng. Đó là số Turn (lượt). Sau khi nhân vật thực hiện lượt đi thứ n = [thứ tự lượt đi của bạn + (số Turn - 1)] kết thúc ability sẽ được thực hiện. Ví dụ: Bạn cast phép cure có số Turn = 2. Vậy thì sau khi bạn kết thúc lượt đi của mình thì ACT là 1. Nhân vật tiếp theo đi xong lượt của mình thì ACT = 2 turn, và sau lượt đi này thì phép cure sẽ được cast trong lượt thứ 3, okie?
    - Có một cách đơn giản để xem ability sẽ được thực hiẹn vào lượt thứ mấy. Trong bảng chọn ability ấn phím mũi tên trái/phải. Một bảng AT sẽ hiện ra với tên và thứ tự của ability được đánh dấu màu đỏ, cho biết lượt mà ability này sẽ được thực hiện nếu bạn quyết định chọn nó bây giờ.
    - Tại sao phải quan tâm đến ACT? Ví dụ dễ thấy nhất là kĩ năng Charge của job Archer. Trong đó anh/cô ta sẽ mất một khoảng thời gian chờ trước khi ra đòn tấn công. Giả sử A dùng Charge tấn công B. Điều gì sẽ xảy ra nếu thời gian chờ của A quá lâu, đến mức đòn tấn công được thực hiện sau lượt đi của B? Tất nhiên là đến lượt mình B sẽ chạy đi chỗ khác và đòn tấn công của A sẽ nhắm vào… không khí. Một ví dụ khác, bạn dùng nhân vật A cast phép Cure (bơm máu) lên nhân vật B lúc này còn 1hp và đang bị đối phương là C uy hiếp. Cure có 4 cấp với thời gian charge tăng dần. Nếu bạn chọn Cure quá cao, phép được thực hiện sau lượt đi của C chẳng hạn, khi đó C sẽ đi trước và tấn công, B bị KO và lúc này phép Cure là vô nghĩa. Ngược lại nếu Cure cast trước khi C đi thì B sẽ được tăng máu, okie? Từ đây bạn còn có thể phát triển ra những tính toán khác: Nếu không thể cứu được B nhưng biết chắc anh/cô ta sẽ bị hạ bởi C trong lượt tiếp theo, bạn hãy cast phép Raise (hồi sinh) lên B trước, vậy là đến lượt mình, C sẽ choảng B KO nhưng ngay sau đó B sẽ hồi sinh với Raise của A được charge từ trước! Một kinh nghiệm nhỏ là nếu bạn có nhân vật thứ nhất thực hiện ability bị chậm 1-2 turn thì có thể dùng đồng đội đi sau thực hiện thêm một magic để tăng lượt –> Charge sau nhưng vẫn đi trước!
    - Chính vì cái vụ này mà mỗi khi bạn bấm vào tên của Ramza trong bảng D.Status, anh chàng sẽ khuyên bạn một câu “bất hủ” (^_^): “Always check active turn, it's a short cut to victory!” – Nắm chắc lượt đi là con đường ngắn nhất để đi tới thắng lợi! (^_^)

    3.4 Character Type – Phân loại nhân vật:
    - Về phân loại nhân vật trong FFT thì tất nhiên là trong mỗi trận đánh luôn có phe ta và phe… (cần nói không nhỉ?^_^). Các nhân vật của phe địch sẽ có chữ enemy trên hình chân dung, phe ta không có chữ gì (cần gì phải đánh dấu quân ta!? ^_^), điều duy nhất bạn cần chú ý là Guest. Đó là nhân vật phe ta nhưng do máy điều khiển, có chữ Guest trên chân dung. Trong trận đánh đầu game thì bạn cũng đã thấy một tá Guest rồi còn gì? (^_^) Ngoài các Guest có mặt theo kịch bản game mà bạn không thể không biết thì còn có Guest “tự do” xuất hiện trong random battle. Mà Guest xuất hiện thì chẳng có thông báo gì cả nên nhiều khi không để ý nên bạn sẽ “đánh oan con nhà người ta” [^_^]. Vì thế hãy coi ai ta ai địch trước khi tấn công kẻo “làm thịt” cả quân mình mà vẫn không hay! [^_^]
    - Đó là phân loại theo phe, còn phân loại trong “nội bộ quân mình” thì là chuyện khác. Có 3 kiểu thôi:
    --- Ramza là nhân vật chính, bạn không thể đá hắn được, vì hắn chính là bạn và bạn chính là hắn, (I’m you and you are me! – Tuyên ngôn số 4 của Ramza! ^_^) vậy nên ta sẽ có Ramza là… Ramza, (như số Pi là số Pi ấy mà ^_^) hắn không thuộc loại nhân vật nào hết! (Thế mới bị gọi là Heretic - kẻ dị giáo =)) – credit câu này cho Silver Magician!)
    --- Các Guest đi theo trong kịch bản của game. Từ chapter 1 bạn đã có anh chàng Delita đi theo rồi đó! (^_^) - Bạn cũng đừng hòng mà đá mấy tên này đi! Những nhân vật này do máy điều khiển và nhiều khi rất hữu dụng. Theo câu truyện của game thì không thiếu các Guest về sau trở thành kẻ thù của bạn, nhưng mất mấy tên đó thì bạn cũng được bù lại bằng nhiều chiến hữu rất cừ! (^_^)
    --- Special/Hidden Character, Permanent member hay nhân vật đặc biệt: Họ là những nhân vật gia nhập nhóm của bạn theo kịch bản của game, hoặc bạn tìm được họ sau khi thực hiện sub-quest. Với bộ kĩ năng riêng biệt, đa dạng và đặc biệt hiệu quả, đây là một phần không thể thiếu để làm nên phong cách của FFT.
    --- Cuối cùng là các mercenaries – lính đánh thuê. Đầu game bạn có sẵn 6 nhân vật loại này đi theo với tư cách là “bạn cùng trường/cận vệ” của Ramza. Bạn có thể thuê thêm những chiến binh này bất cứ lúc nào trong các Soldier Office với giá rẻ mạt. Có điều thời gian huấn luyện thì…T_T

    3.5 Free Cursor mode:
    - Trong Tutorial của FFT chỉ gọi nó là Free Cursor, nhưng tôi thêm chữ mode vì nghĩ như thế sát nghĩa hơn. Mục đích của FCM là bạn có thể tạm dừng trận đánh để xem xét các thông tin, nắm bắt tình hình và hoạch định chiến lược từ trước. Nó cũng dùng để bạn chỉnh lại vài thiết lập Option nếu muốn. Để chuyển sang chế độ này có hai cách:
    --- Khi đang là lượt đi của máy: ấn tam giác. Nếu nghe tiếng chuông lạ thì sau khi máy thực hiện xong lượt di chuyển bảng Pause menu sẽ hiện ra, ấn X để rời Pause menu và vào chế độ này.
    --- Trong lượt đi của bạn, ấn X để tắt menu.
    - Mô tả: Trong chế độ này bạn di chuyển con trỏ tự do trên khắp bản đồ. Xem thông tin tổng quan trong pause menu hay xem thông tin chi tiết của các nhân vật bằng cách đưa con trỏ chỉ vào nhân vật đó ấn O –> Status. Cũng dùng để thay đổi thiết lập Auto-battle cho nhân vật của bạn. Thoát khỏi chế độ này bằng cách ấn O/Start khi con trỏ không chỉ vào nhân vật nào cả để đưa con trỏ về nhân vật đang thực hiện lượt đi. Nếu là lượt đi của máy ấn O –> End.

    3.6 Job và Ability:
    - Trước hết phải nói rằng phần này chỉ là khái niệm, không phải thống kê hay giải thích.
    - Trong FFT, hệ thống ability được chia theo các job - nghề nghiệp. Mỗi job có một bộ ability riêng biệt, được chia làm 4 mảng gồm:
    --- [Action ability] là những ability dùng trực tiếp trong trận đánh. Bộ Action ability của mỗi job có một tên gọi riêng là job command. Để sử dụng job command này bạn cần sắp nó vào bảng ability của nhân vật trong phần [Ability] của Formation menu.
    --- [Reaction ability] (R.ability) được nhân vật tự động thực hiện khi điều kiện tác động (trigger) được thoả mãn. Ví dụ: R.ability Counter có trigger là HP damage –> Khi nhân vật chịu một sát thương vật lý, anh/cô ta sẽ thực hiện phản công bằng vũ khí đang cầm nếu có thể. Nhiều R.ability có khả năng xảy ra phụ thuộc vào chỉ số Brave.
    --- [Support ability] (S.ability) là những ability hỗ trợ. Tự động kích hoạt miễn là đã được xếp vào bảng ability của nhân vật. Chúng khá đa dạng, và chỉ có một cái list mới có thể giải thích trọn vẹn, T_T.
    --- [Movement ability] (M.ability) các ability liên quan đến khả năng di chuyển của nhân vật hoặc gây ảnh hưởng khi nhân vật di chuyển.
    - Các nhân vật sẽ bắt đầu với 2 job cơ bản là Squire và Chemist. Mỗi nhân vật chỉ được làm 1 job mà không thể làm 2 job cùng một lúc. Trong quá trình chiến đấu, nhân vật sẽ nhận được điểm JP để lên cấp cho job mà anh/cô ta đang làm, từ đó cho phép học các job cao cấp hơn cùng những ability mới. Ví dụ: Khi nhân vật có job Squire lv2 trở lên, anh/cô ta có thể học job Knight. JP ngoài việc dùng để lên cấp job còn dùng để học các ability của chính job đó. Với 20 job, mỗi nhân vật có thể học tối đa 20 bộ Job Command (JC). Một số job có thể có nhiều hơn 1 R/S/M.ability nhưng cũng có thể không có. Để sử dụng các ability này, bạn cần xếp chúng vào bảng ability của nhân vật bằng mục [Ability] trong bảng Formation. 1 nhân vật có thể dùng 2 Job Command cùng lúc. JC thứ nhất thay đổi theo Job mà nhân vật đang làm còn JC thứ hai tự chọn.
    - Một chú ý nhỏ: 1/4 số Jp mà mỗi thành viên kiếm được sau các trận đánh sẽ được cộng vào quỹ điểm jp của những đồng đội có thể làm job của anh/cô ta. Lượng Jp dư kiếm được nhờ support ability Gain Jp Up (job squire) không được tính vào việc này.

    3.7 Level, Exp và Grown
    - Khi không trang bị đồ, các chỉ số của nhân vật được gọi là Default Stat (DS). Muốn max stat trong FFT rất khó, và “thử thần kinh” người chơi khủng khiếp không kém bất cứ bản FF nào [^^, sợ chưa!?]. Tôi sẽ viết về nó sau. Ở đây bạn sẽ có ba khái niệm cơ bản là:
    --- Level: Cấp độ, mỗi khi lên cấp, DS của nhân vật sẽ tăng lên.
    --- Exp: Mỗi khi thực hiện thành công một Act, nhân vật nhận được Exp. Cứ 100 Exp thì nhân vật lên 1 level (Phew, thử nghĩ mức tăng exp như FF IX xem? ^_^)
    --- Grown: Mức tăng DS khi nhân vật lên level, tuỳ thuộc vào job anh/cô ta đang làm mà grown sẽ khác nhau.

    3.8 Option menu:
    - Về Option của FFT thì bạn chỉ cần chú ý mấy cái này, còn lại chỉ là hình thức, không quan trọng:
    --- Cursor movement: Kiểu di chuyển của con trỏ. Theo kiểu A, con trỏ chuyển sang phía bên phải khi nhấn phím di chuyển, con kiểu B là phía bên trái. Hơi khó hiểu, bạn có thể thử trong trận đánh để xem mình hợp với kiểu nào . Mặc định là kiểu A –> Tôi dùng kiểu này.
    --- Cursor movement on mult. Heigh: Thời gian chuyển qua lại của con trỏ giữa các vị trí ở những nơi có nhiều tầng. Ví dụ như bạn để con trỏ dưới chân cầu, nếu để mặc định thì sau 1 giây con trỏ sẽ chuyển lên trên cầu, 1 giây kế tiếp lại nhảy xuống chân cầu, lặp đi lặp lại như vậy.
    --- Message display speed: Tốc độ hiển thị của lời thoại. Chọn mức cao nhất nếu bạn lười đọc [^_^].
    --- Show ability name – Show effect message – Show Exp and Jp gained: Hiển thị/không hiển thị tên của ability, tên của tác động (trước khi thực hiện) và lượng Exp, Jp thu được. Chọn [Off] nếu bạn không muốn mất thời gian.
    --- Show unequippable items by Job: Hiển thị/không hiển thị những item không trang bị được (xem phần 1.1 –> b –> Items – trang bị), về sau chọn [Off] tốt hơn là On.
    --- Max equip at Job change: Tự động trang bị tối đa sau khi đổi job. [Off] tốt hơn On (xem phần 1.1 –> b –> Items – trang bị –> phần về nút chức năng [Best]).
    --- Return to initialize setting: Trở về thiết lập mặc định.

    3.9 Wardead items:
    - Khi một nhân vật có Hp = 0, nhân vật này sẽ bị KO –> monster thì biến thành một vật đặc trưng cho chúng, chẳng hạn chocobo KO sẽ biến thành cái lông gà, dragon là cái cánh… [^_^] các nhân vật là người thì sẽ lăn ra, và luôn nằm sấp chứ không bao giờ nằm ngửa [^_^]. Một con số sẽ hiện lên bên trên nhân vật này. Bắt đầu là số 3. CT của nhân vật vẫn tăng và mỗi khi cột CT đạt 100 thì con số lại giảm 1. Khi con số này về 0 thì xác của nhân vật biến mất, và mất vĩnh viễn nếu là nhân vật của bạn. Thay vị trí cho xác của nhân vật là Wardead item, có hai trường hợp:
    --- Một cái rương sẽ xuất hiện. Nó chứa một trong các item trang bị của nhân vật vừa mới “siêu thoát”[^_^], còn nếu nhân vật đó không có trang bị thì sẽ là một trong mấy món item hồi phục.
    --- Trường hợp hai, Spirit Crystals, một khối thuỷ tinh mang theo 1 đến 2 lựa chọn cho nhân vật đầu tiên di chuyển vào vị trí của nó. Luôn có một lựa chọn HP/MP Recover –> Bơm đầy HP, MP. Lựa chọn thứ hai không phải lúc nào cũng gặp là Inherit Ability (Yeah!) –> Nhân vật sẽ được thừa hưởng các ability (một vài và nhiều khi là cả một bảng!) của “người đã khuất” [^_^]. “Người thừa kế” phải có điều kiện tối thiểu là anh/cô ta đã có thể làm những job mang các ability này. Sau đó thì không phải 100% các ability “người chết đã học” sẽ được để lại mà mỗi ability có một xác suất nhất định cho việc “làm của thừa kế”. Chi tiết có lẽ phải một cái list mới đầy đủ được. (Mặc dù tôi thấy nó không cần thiết ^_^)
    - Cuối cùng, nếu Ramza mà ra cái thùng hay cục thuỷ tinh thì bạn cũng “over game” luôn [^_^].

    3.10 Zodiac Sign và sự tương khắc
    - Zodiac Sign, biểu tượng của những chòm sao nằm trên đường hoàng đạo. Tuỳ thuộc vào ngày sinh mà mỗi nhân vật có một Zodiac Sign khác nhau. Và biểu tượng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tương tác giữa các nhân vật. Đây là lý do đầu game bạn phải chọn ngày sinh cho Ramza. Chi tiết có lẽ cũng cần một cái list [T_T], nhưng nói đơn giản thì quan hệ giữa các Zodiac Sign như sau, xếp 12 biểu tượng này thành một vòng tròn, thứ tự như hình dưới, ta có:
    --- Cứ ba chòm sao lập thành một tam giác đều (hay mỗi chòm sao cách hai chòm còn lại 3 chòm sao) thì quan hệ là Good.
    --- Cứ bốn chòm sao lập thành một hình vuông (mỗi chòm sao cách hai chòm bên cạnh 2 chòm sao) thì quan hệ của một chòm với 2 chòm kề đỉnh là Bad, còn với chòm đối đỉnh thì là Bad với monster, với người thì sẽ là Worse nếu cùng giới và Best nếu khác giới.
    - Chi tiết về các quan hệ tương tác (damage, success rate, effect):
    --- Good: Tăng 25%
    --- Bad: Giảm 25%
    --- Best: Tăng 50%
    --- Worse: Giảm 50%
    - Nếu bạn thấy khó nhớ thì trong trận đánh vào D.Status của nhân vật, bấm Select để hiện con trỏ Help, chọn biểu tượng Zodiac rồi nhấn O, sẽ có liệt kê chi tiết.
     
  7. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    Ghi chú: Bài này không phải để câu, các anh đừng chém em tội nghiệp [^^]
    Vì Monk không có điều kiện lưu trữ nên dùng bài này để lưu các link image sẽ dùng, về sau sắp xếp lại sẽ replace nó. Lẽ ra dùng insert link nhưng Monk đang dùng Firefox nên nó gây trục trặc với việc gõ tiếng việt nên đành để link thô.
    Hình minh hoạ cho Zodiac Sign: http://www.astrology-online.com/horoscope/zodiacwh1.jpg
    Hình minh hoạ cho Pause menu: http://image.com.com/gamespot/images/2003/all/01/09/finalfantasytacticspsx/fft_screen004.jpg
    Hình minh hoạ cho Command menu và bảng Status dạng ngắn: http://image.com.com/gamespot/images/2003/all/01/09/finalfantasytacticspsx/fft_screen009.jpg
    Hình minh hoạ cho giao diện chọn quân:
    http://image.com.com/gamespot/images/2003/all/01/09/finalfantasytacticspsx/fft_screen013.jpg
    Final Fantasy Tactics:
    http://www.answers.com/main/ntquery...+Images&dekey=Final+Fantasy+Tactics.jpg&gwp=8
    Move:
    http://content.answers.com/main/content/wp/en/a/a8/BattleGrid.jpg
    Job Change:
    http://content.answers.com/main/content/wp/en/2/2a/JobClasses.jpg
    Nhân vật - Ramza:
    http://www.answers.com/main/ntquery?method=4&dsname=Wikipedia+Images&dekey=Ramza.gif&gwp=8
    Nhân vật - Delita:
    http://www.answers.com/main/ntquery?method=4&dsname=Wikipedia+Images&dekey=Delita.gif&gwp=8
    Nhân vật - Ovelia:
    http://www.answers.com/main/ntquery?method=4&dsname=Wikipedia+Images&dekey=Ovelia.gif&gwp=8
    Nhân vật - Alma:
    http://www.answers.com/main/ntquery?method=4&dsname=Wikipedia+Images&dekey=Alma.gif&gwp=8
    Nhân vật - Dycedarg:
    http://www.answers.com/main/ntquery?method=4&dsname=Wikipedia+Images&dekey=Dycedarg.gif&gwp=8
    Nhân vật - Zalbag:
    http://www.answers.com/main/ntquery?method=4&dsname=Wikipedia+Images&dekey=Zalbag.gif&gwp=8
    Nhân vật - Larg:
    http://www.answers.com/main/ntquery?method=4&dsname=Wikipedia+Images&dekey=Larg.gif&gwp=8
    Nhân vật - Goltana:
    http://www.answers.com/main/ntquery?method=4&dsname=Wikipedia+Images&dekey=Goltana.gif&gwp=8
    Agrias:
    http://www.rpgamer.com/games/ff/fft/graphics/people/agrius.jpg
     
  8. syvil

    syvil Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    21/11/03
    Bài viết:
    5,325
    Nơi ở:
    Hà Nội
    o`, cố hoàn thành nhanh nhé, tạm thời set lên chú ý đã
    nếu cần giúp translate FAQ thì send qua mail cho Syvil: [email protected]
    Dạo này đang nghỉ hè nên khá rảnh, có cần viết hộ mấy thứ linh tinh kiểu như Item list không ?
     
  9. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    Wow, được thế thì tốt quá rồi, chẳng mấy khi lại được các "lãnh đạo" giúp! [^_^] :p
    Um, em định làm một phần spec item khác với gamefaq. Trên đó họ toàn làm kiểu trộn lẫn khó dùng lắm, chưa kể thừa thãi nữa. Ví dụ như fur shop item, em thấy họ toàn liệt kê kiểu "Tên monster/Con này poach ra cái gì/Tìm được ở đâu". Trong khi người đọc chẳng bao giờ cần xem con Chocobo poach ra cái gì cả, mà cái họ cần là "Tên item/Cái này kiếm ở đâu/nếu poach thì poach con gì/Kiếm con đó ở đâu". Với các item phải dùng move-find item thì họ làm cả cái chart to đùng, rất khó đọc, chưa kể các chart mỗi site lại qui ước một kiểu, còn sai nữa thì...T_T
    Vì thế em nghĩ là nên làm một item list kiểu:
    + Các item mua được trong shop: Các check point -> Các item được unlock trong shop. Cái này thì chắc là ngắn thôi.(em nghĩ nó khoảng vài dòng ^^)
    + Các item không mua được trong shop, em định sẽ làm một cái list abc với phần khung như trên. Có điều thật sự là em bí về các item kiếm bằng cách steal trong spec battle và item đào, hmm... Không lẽ với item đào lại viết một dòng đại loại là "đào ở đâu đó" rồi lại làm một phần move-find item để chỉ dẫn cụ thể?
    Có lẽ các item đào thì đành phải làm thế vậy, đằng nào thì cái đám item hiếm ấy cũng chỉ kiếm được trong DD thôi, phần đó thì anh cứ để em phụ trách ^^.
    Nếu anh syvil rảnh rỗi viết giúp em phần đó thì tuyệt, cảm ơn anh nhiều ^^ -> Hình như Monk đang đổ trách nhiệm đi thì phải #>:)

    À, ngoài ra em cần tìm image minh hoạ cho các job nữa, cái image Agrias em kiếm được lại không cùng tông với các image kia, anh xem có cách gì giúp em được không ạ?

    Páo cáo ngắn: Theo lời khuyên của nhiều người, Monk đang đánh lại FFT. Thử dùng 2 strategy cho mỗi trận. Hiện thời đang đánh đến trận ở Golgorand. Đầu tuần sau sẽ có walkthrough chapter 1 và 2, mong pà kon đón xem :hug: ^^.
     
  10. syvil

    syvil Liu Kang, Champion of Earthrealm

    Tham gia ngày:
    21/11/03
    Bài viết:
    5,325
    Nơi ở:
    Hà Nội
    o`, anh sẽ viết item list cho, nhưng về hình thức thì phần equip anh vẫn viết theo cách truyền thống tức là: Loại vũ khí/....../ cách lấy
    về phần rare thì dễ thôi, chỉ nhức đầu một cái là hồi trước anh chưa lấy cái Sasuke knive nên không biết vị trí chính xác, để đánh lại mới Move Find được
     
  11. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    Thanks sir. Thanh Sasuke knife? Cái thanh lấy ở chỗ con Worker 7 ấy ạ? Nếu lấy hướng nhìn từ ngoài đền thờ vào làm chuẩn, coi góc trên bên trái là 0;0 thì thanh đó nằm ở vị trí 1;1 anh ạ. Em nhớ vì hồi trước cứ phải "Rafa đi trước, Ramza theo sau" đào từng ô một, có xong thấy muốn khùng luôn nên bắt cụ Orlandu dupe đủ 99 thanh ^^.
    Hú óa, thêm 1 khám phá mới cho bản FFT Eng. Mời pà kon qua bên Văn phòng đọc, một khám phá nhiều đau thương hơn là hạnh phúc T_T.
     
  12. Platina Monk

    Platina Monk Donkey Kong

    Tham gia ngày:
    18/2/05
    Bài viết:
    463
    C.Walkthrough
    Err, nói hơi trừu tượng một chút là tại “nhiễm wiwi” nên walkthrough này cũng được chia làm hai phần hướng dẫn song song với một phần dành cho nội dung cốt truyện còn phần chính là về trò chơi[^_^]. Tuy nhiên, do đặc thù của một game Tactical RPG nên trong mỗi trận đánh, tôi chỉ có thể giới thiệu cho bạn vài chiến thuật “có thể dùng”, được chia làm hai loại là phổ biến cho newbie và phức tạp cho người có kinh nghiệm. Ngoài ra là kinh nghiệm của bản thân tôi cùng một số điểm bạn nên lưu ý nếu muốn đạt hiệu quả cao nhất [Equip xịn, tiền nhiều, lính tốt, thời gian ngắn.v..v.^_^] Phần nội dung câu truyện cũng sẽ được bao bằng dấu ## và ## [lại “nhiễm” gùi!^_^]. Còn bây giờ, việc của bạn là gài cái đĩa vào, chạy chương trình giả lập, hoặc là cắm điện cho cái đầu PS rồi khi nào menu hiện ra thì nhấn O để chọn New game [Chi tiết quá còn gì! ^_^]


    Part 4. Chapter I – The Meager

    4.1 Begin:

    - Đoạn thuyết trình ngắn [khá buồn ngủ] của giáo sư sử học Alazlam J.D sẽ bắt đầu trò chơi. Sau đoạn thuyết trình này, bạn chọn ngày sinh và tên cho nhân vật chính. Hãy để tên mặc định là Ramza, còn ngày sinh thì do bạn chọn. Lưu ý là tuỳ vào ngày sinh mà Zodiac Sign thay đổi và theo đó là tương tác giữa nhân vật chính của bạn với các nhân vật khác trong trò chơi cũng thay đổi theo. Sau khi FMV kết thúc…

    4.2 Orbonne Monastery:
    --- Quân số đối phương: Knight x1, Chemist x1, Archer x3.
    --- Điều kiện chiến thắng: Defeat all enemies!
    --- Chiến lợi phẩm: N/A.

    - Sau đoạn scene ngắn để bạn biết “mặt ngang mũi dọc” vài nhân vật chính là trận đánh đầu tiên. Bạn được điều khiển một nhân vật duy nhất là Ramza nên chỉ cần thử menu lệnh mỗi khi đến lượt là được rồi, còn “kịch chính” đã có các Guest lo. Nếu muốn, bạn có thể cho anh chàng ngố mặc áo màu tím [Thằng nào vậy ta? ^_^] của mình xông pha và đánh đấm chút đỉnh. Đừng lo, vì dù cu cậu có đo ván thì Agrias và Gafgarion cũng sẽ làm gọn quân thù trước khi bạn thành cái hòm! [^_^]

    ##Sau một năm trì hoãn vì lý do thủ tục, triều đình quyết định triệu tập tất cả các thành viên hoàng thất về kinh đô Lesalia để hoàn tất những vấn đề liên quan đến quyền thừa kế. Tiếng ngoài là vậy, nhưng gần như cả vương quốc đã biết rằng chắc chắn hoàng tử Orinas (2 tuổi) sẽ lên ngôi, và sự thể đáng nói chỉ nằm ở chỗ ai sẽ trở thành người bảo trợ, hay nói chính xác là trở thành quan nhiếp chính nắm quyền hành thay vương tử trong suốt 16 năm sắp tới mà thôi. Dù vậy thì triều đình vẫn cứ phải cho người đưa rước công chúa Ovelia (16 tuổi), con gái của đức tiên vương về kinh. Trọng trách được giao cho lực lượng Hokuten Knight. Nhưng chẳng cứ gì các ban bộ hành pháp triều đình mà chính các Hokuten cũng đang ngập đầu ngập cổ trong hàng tấn công việc nhằm tái ổn định trị an vương quốc suốt gần hai năm qua, kể từ khi chiến tranh kết thúc. Với lý do thiếu người “cực kì trầm trọng” này, lãnh đạo của một trong hai tổ chức hiệp sĩ lớn nhất vương quốc đã quyết định bỏ tiền túi ra đem về một toán lính đánh thuê đặng dùng thay cho các chiến binh Hokuten tinh nhuệ trong một công vụ vốn chẳng lấy gì làm danh giá. Ramza Beoulve (17 tuổi) - nay tạm thời đổi tên thành Ramza Ruglia - hiện đang phục vụ trong đội quân này vì sinh kế. Có lẽ phải nói thêm rằng phía Hokuten không cần lo lắng chuyện chất lượng, vì thủ lĩnh của các lính đánh thuê là Gafgarion - cựu hiệp sĩ, cựu thủ lĩnh của lực lượng Touten Knight từng một thời ngang dọc chiến trường, nhưng bây giờ thì thất nghiệp đến độ phải xách gươm đi làm cái nghề đâm thuê chém mướn. Thực ra thì Gaf bị tước bỏ danh hiệu hiệp sĩ vì cái sự “quá từng trải” của ông ta, tức là phong cách chiến đấu cục súc khi “ngài” ở thế thượng phong cộng với cặp giò siêu tốc mỗi khi gió chiều xoay chuyển. Mà dù thế nào đi nữa thì bây giờ Gaf cũng rất nổi tiếng, với mớ thành tích của một lính đánh thuê “chuyên nghiệp” hơn là với những gì ông ta làm được trong chiến tranh. Tuy nhiên, công chúa thì vẫn cứ là công chúa, và để giữ gìn quốc thể thì lực lượng hiệp sĩ dòng thánh Konoe ở Lesalia cũng phải nghiến răng nghiến lợi mà điều ba nữ hiệp sĩ “chính tông” đến hộ tống nàng. Kể ra thì cũng long trọng lắm, vì trong số đó có Agrias Oak, một Holy Knight hẳn hoi. Hành trình ước tính khoảng 3 ngày lẽ ra sẽ chẳng có gì đặc biệt cho đến khi một đội quân mang huy hiệu sư tử đen – Nanten Knight xách gươm đến đòi bắt công chúa ngay trước cổng tu viện Orbonne - điểm xuất phát. Những người có mặt tại đó ngay lập tức đổ trách nhiệm lên đầu hoàng tử Druksmald Goltana, người đứng đầu Nanten và cũng là người đang cạnh tranh vị trí quan nhiếp chính với hoàng tử Bestrada Larg – sư tử trắng, người đứng đầu của lực lượng Hokuten. Thoả hiệp tất nhiên là không có chỗ nên giao tranh xảy ra và phần thắng thuộc về đội quân bảo vệ. Tuy nhiên, khi mối nguy ở cửa trước vừa bị dẹp thì một Nanten Knight đã bí mật đột nhập và bắt công chúa đi từ cửa sau tu viện (không được đàng hoàng cho lắm, nhất là với cái mác Nanten Knight). Agrias đuổi theo nhưng không kịp. Về phần Ramza, cậu chỉ kịp nhận ra người anh em tưởng chừng đã chết tại pháo đài Zeakden 1 năm về trước. Trong kí ức của Ramza…##

    4.3 Magic City Gariland:
    --- Quân số đối phương: Squire x4, Chemist x1.
    --- Điều kiện chiến thắng: Defeat all enemies!
    --- Chiến lợi phẩm: Mythril Knife x1, Phoenix down x1, Potion x1, 2000 Gil.

    - Trước trận đánh, bạn sẽ coi một đoạn scene. Đây là kí ức của cậu thiếu sinh quân Ramza 1 năm về trước. Lúc này nhiệm vụ của anh chàng cùng các chiến hữu là chặn đầu một toán trộm đang tìm cách đào thoát khỏi thành phố. Thực tế thì ngoài Ramza bạn có thêm 6 mercenaries, nhưng vai trò của họ trong câu truyện là cận vệ của thiếu gia hay bạn cùng trường [!?] thì game không nói rõ nên chúng ta cứ tạm coi 6 nhân vật này theo cả 2 nghĩa vậy.

    - Màn hình chọn quân, nhấn L và R để xem tên tuổi các chiến hữu mới nhé![^_^] Đừng có đánh giá hình thức của họ, vì mặt mũi các mercenary thay đổi theo job nên sau này thích thế nào là tuỳ bạn [^_^], còn giờ thì có 6 mercenaries, 2 Chemist, một nam một nữ, 4 người còn lại là Squire, 2 nam 2 nữ, được đem theo tối đa 4 người không kể Ramza. Trong số các Squire thì bạn lưu ý là có 2 người mang Broad Sword, đồng nghĩa với sức đánh của họ cao hơn những người còn lại. Đem họ theo. Tốt hơn là cho cả 2 Chemist đi luôn là vừa 4 người. Trong trận này bạn còn có một guest hỗ trợ là Delita. Có hai cách đánh dễ dùng cho bạn trong trận này, chưa có nhiều khác biệt:

    --- Phương án 1 - Kiểu phổ biến: Xếp Ramza đứng giữa, hai Squire ở ngoài cùng, 2 chemist đứng xen giữa. Vào trận cho Ramza lên mái nhà xử cô em Squire, xong thì đi vòng ra sau lưng địch, một Chemist chạy sau để chiếm cao điểm –> tăng phạm vi quăng potion. Cho một Squire hỗ trợ Delita. Một Squire sang cánh phải xử thằng Squire quân nó. An tâm là thắng vì bạn dùng Broad Sword còn thằng kia chỉ có Dagger thôi. Nếu chẳng may bị miss thì cho Chemist đứng trên mái nhà ném Potion. Chemist còn lại đừng chơi ở cánh trái, nếu có Throw stone thì ném hỗ trợ. Vì có quân của bạn hỗ trợ nên nhiều khả năng là trước khi Ramza xuống đến nơi thì Delita đã làm gọn quân nó rồi. Còn nếu Squire của bạn bị kẹt hay gì khác… đại loại là không đánh giúp được thì một mình anh chàng không giết nổi mạng nào đâu, vì cứ một cú bổ của Delita là thằng Chemist đứng trên mái nhà bên phe nó sẽ bơm Potion ngay tức khắc.

    --- Phương án 2: Một Squire lên đánh trên mái nhà chặn con Squire của đối phương. Cũng một Chemist đi sau chiếm cao điểm. Để Delita chặn đường chính, còn lại tất cả [Ramza + 1 Squire + 1 Chemist] đi theo đường ven kênh vòng ra sau đánh úp toán chủ lực của địch. Dọn dẹp xong thì thằng Squire cuối cùng cũng vừa đến, chẻ nó ra! [^_^] Cũng có thể thay đổi một chút nếu Delita không chặn kín đường thì cho Ramza và Delita xử ngay lập tức thằng Squire cầm đầu ở đường chính rồi cùng nhóm kia [1 Squire + 1 Chemist] từ hai phía úp quân đối phương lại. Phương án này dành cho người chơi có kinh nghiệm. Nó nhanh hơn cách 1 nhưng đòi hỏi bạn phải tính toán chính xác lượt đi vì thằng Chemist của đối phương sẽ bơm máu cho đồng đội nó gần như đầy nếu bạn không kịp cho mục tiêu “nằm dài” trong một đợt tấn công.

    - Note: Một mánh nhỏ, vì Delita là guest nên dù bị K.O thì anh chàng cũng không chết mà cứ nằm đó. Vì thế nếu rảnh rang thì bạn đánh theo phương án 1, dọn dẹp 4 Squire của đối phương xong thì quây lại úp cho Delita nằm thẳng cẳng đi, rồi dồn thằng Chemist lên góc, cho 2 người vây nó lại mà đánh [Squire]. Cứ một lượt ăn đòn thì Hp sẽ xuống mức Critical nên thằng Chemist sẽ tự bơm máu bằng Potion đến đầy hoặc gần đầy. Lượt sau bạn lại nện nó tiếp, cứ thế đến bao giờ các Squire [bao gồm cả Ramza] có đủ ít nhất là 200Jp thì thôi. Nếu may mắn thì lượng Jp share cho 2 Chemist của bạn sẽ khá lớn, được 200 thì quá tốt, còn không thì trận sau lại phải đổi job để luyện. Cách làm này ngoài việc kiếm được một lượng Jp lớn + vài level thì bạn còn lấy được dead item từ 4 tên Squire đã “siêu sinh tịnh độ” của đối phương –> một khoản tiền bán chiến lợi phẩm kha khá nếu đó là đồ.[^_^] Thêm một lưu ý là đừng để level lên quá cao [>4], không có lợi trong các trận random về sau vì những thành viên không tham chiến sẽ phải chịu bất lợi do chênh lệch cấp độ. Ngoài ra bạn nhớ đảm bảo 2 Chemist có đủ Jp để còn ăn gian job Chemist, nếu share cho 3 Squire đủ số thì càng đẹp! [còn bạn muốn chơi trung thực từ đầu đến cuối ư? Xin miễn bàn!^_^]

    ##1 năm sau chiến tranh. Những người lính trở về sau cơn binh lửa. Quốc khố cạn kiệt vì những khoản bồi thường chiến phí đẩy đồng lương giải ngũ còm cõi xuống đến mức họ chẳng thể nào kiếm nổi miếng ăn. Đói, trộm cắp và chém giết xảy ra như cơm bữa ngay cả trong thành phố. Những người dân nghèo vốn đã khốn khổ vì mùa màng thất bát nay lại chịu thêm thuế má nặng nề. Bạo loạn, rồi những cuộc khởi nghĩa nổ ra khắp Ivalice như minh chứng cho sự thất bại của triều đình…
    Trong số các lực lượng chống đối lúc bấy giờ nổi lên là Death Corp - một trong số những đội quân thiện chiến nhất của Ivalice trong chiến tranh, giờ đây là tập hợp của những cựu chiến binh và dân nghèo. Họ tấn công các xe chở hàng và quí tộc, với tiêu chỉ giành lại những gì mà giai cấp thống trị đã tước đoạt của họ trong chiến tranh. Tuy nhiên…
    Thành phố Gariland trong ngày đầu năm mới. Một cuộc triệu tập bất thường tại hội trường học viện quân sự hoàng gia. Ramza (16 tuổi), Delita (16 tuổi) đang theo học tại đây. Họ cùng bạn bè bàn tán xem điều gì sắp xảy ra. Có tin rằng Marquis Elmdor và cả hoàng tử Larg nữa, đang có mặt tại lâu đài Igros. Và chắc chắn đây không chỉ là một cuộc thăm viếng ngoại giao thông thường. Theo nhận định của Delita thì lực lượng Hokuten đang thiếu người, và họ sẽ phải dùng đến các thiếu sinh quân của học viện. Cậu đã không nhầm. Các học viên được điều động đến lâu đài Igros để hỗ trợ việc canh gác. Tuy nhiên, có tin báo đột xuất rằng một băng cướp vừa tràn qua thành phố, và Ramza cùng bằng hữu được thử lửa lần đầu tiên trong nhiệm vụ chặn đầu những tên cướp đói khổ, vốn đã không còn gì để mất…##


    4.4 Mandalia Plains:

    - Trick 9999 Jp để master cho tối thiểu 2 thành viên của bạn master job Chemist, nếu có nhiều hơn số thành viên thực hiện được thì càng tốt. Đổi job cho 2 Chemist sang Squire dù họ có hay chưa có Gain Jp up. Kiểm tra điểm Jp của 2 Squire không tham chiến trong trận vừa rồi, nói chung thì để người có điểm Jp job Squire cao hơn đổi sang làm Chemist, người còn lại giữ nguyên job Squire – sao cho trận tới các Squire share Jp cho 1 Chemist đủ 200, còn tay Chemist share đủ cho người còn lại trick. Không thay đổi gì cho Delita hết, nếu có thì cho hắn học thêm mấy loại item cần thiết như Phoenix down và antidote thôi [nếu làm sai thì sau này bạn sẽ rất tiếc đấy, tin tôi đi!].

    - Với Chemist lv2 thì bây giờ bạn đã có thể học [hay dùng trick 9999] hai job Priest và Wizard, thậm chí có Oracle hay Time Mage rồi, nhưng với lv thấp như hiện giờ thì lượng Mp ít ỏi chẳng đủ cho bạn làm gì đâu, đừng đổi job vội.

    - Trước khi rời Magic City Gariland bạn nhớ vào shop mua sắm chút trang bị nhé, khoảng vài bình Potion với Phoenix down. Có thể thêm 1 thanh Broad Sword cho Squire thứ 3 - không mua cho Delita vì lúc này toàn đồ dỏm, mua sắm nhiều chỉ lãng phí vì hiệu quả thấp mà sau này lại cần tiền để mua trang bị cho cả đội. Cũng đừng phí tiền mua Battle Boot – bây giờ trông có vẻ tốt nhưng về sau chẳng để làm gì.

    - Ghé quán bar nghe tin đồn thổi nếu bạn muốn biết thêm về nội dung câu truyện.

    - Trước khi đến Mandalia Plains, bạn xem một đoạn scene trong đó ngài Balbanes, cha của Ramza qua đời.

    - Còn bây giờ là trận đánh tại Mandalia Plains:
    --- Quân số phe đối phương: Squire x4, Thief x1, Panther x1.
    --- Điều kiện chiến thắng: Defeat all enemies!/Save Algus!
    --- Chiến lợi phẩm: Potion x2.

    - Như vậy trận này bạn có 4 Squire chính thức gồm Delita, Ramza và 2 người còn lại. 1 là Chemist tham chiến từ trận trước đổi job sang và 1 là Squire không tham gia trận đầu. Tất cả có Broad Sword, còn Chemist duy nhất sẽ dùng thanh Mythril Knife lấy được ở trận trước. Dàn quân với Chemist đứng trên cùng cánh phải, một Squire theo sau. 2 người còn lại tuỳ ý, Ramza đi cánh trái.

    - Đầu trận bạn sẽ có 2 lựa chọn trong câu nói của Ramza. Không biết bản tiếng Nhật thế nào chứ trong bản tiếng Anh, lựa chọn thứ nhất sẽ +10 Brave cho tất cả các thành viên trong đội của bạn [+10 trong trận đánh thôi, sau trận thì sẽ +2 vào Brave gốc], ngoài ra điều kiện duy nhất của trận đánh chỉ là Defeat all enemies! Nếu chọn câu thứ hai: “We must save him” thì chẳng những bạn không được + Brave mà còn phải chiến thắng với điều kiện Save Algus! - tức là không được để Algus bị K.O. Tất nhiên lựa chọn thứ nhất tốt hơn, dù nó gây mâu thuẫn chút đỉnh giữa Delita và Ramza. [anh em thì cũng phải có lúc cãi nhau chứ nhỉ? ^_^]

    - Không có chiến thuật gì cần nói trong trận này vì nó rất dễ! Bạn chỉ cần chú ý một chút thằng Thief, nó sẽ cố gắng Charm nếu trong đội của bạn có thành viên nữ [tôi sẽ không giải thích tác dụng của Charm bây giờ, tự tìm hiểu! ^_^]. Về con Panther [con báo ấy mà] thì nó có reaction Counter – nghĩa là có thể nó sẽ đánh trả mỗi khi bạn tấn công nó bằng đòn vật lý [một cách trực tiếp – còn nếu bạn chơi cheat để có các job đánh xa ngay lúc này thì… T_T! - tất nhiên là không tính nhóm wizard].

    - Nếu muốn luyện cho đủ Jp đạt mức cần thiết [200 Jp Squire cho các thành viên chưa có Gain Jp up và mức Jp tối thiểu để trick cho các thành viên chưa đủ điểm job Chemist] thì bạn đừng hạ hết địch vội, khi hạ còn một thằng thì bạn quay sang đánh cho Delita nằm đi [Algus thì bạn cho hắn lăn quay luôn từ đầu trận cho đỡ phiền phức]. Rồi vừa dùng Potion bơm máu vừa đánh nó cho đủ Jp. Nếu các thành viên có Throw Stone thì cho cả đội ném nhau cũng được. Tất nhiên là khi đánh cho Delita và Algus K.O thì bạn cũng kiếm được chút đỉnh.

    ##Tướng quân Balbanes Beoulve, người duy nhất đạt được danh hiệu Heavenly Knight, người anh hùng của cuộc chiến tranh 50 năm đã qua đời tại tư dinh của gia đình ở thành phố Gariland sau một thời gian dài đấu tranh với bệnh tật. Ông ra đi bên những người con mà ông rất mực yêu thương, để lại đằng sau thật nhiều tiếc nuối trong nhân dân và một khoảng trống không thể nào bù đắp đối với 150.000 Hokuten Knight…
    Sau khi ngài Balbanes mất, vai trò cố vấn của hoàng tử Larg được trao cho con trai trưởng của nhà Beoulve là Dycedarg trong khi vị trí tư lệnh lực lượng Hokuten được trao cho con thứ là Zalbag.
    1 ngày sau lễ tang, Ramza phải lên đường thực hiện nhiệm vụ. Để đến được lâu đài Igros, cậu cùng các bạn đồng hành phải băng qua Madalia Plain, cánh đồng đá phơi trắng nắng, của gà Chocobo và cả báo Panther. Tuy nhiên, tại đây họ lại gặp một người đang bị bao vây bởi quân của Death Corp. Sau khi được giải cứu, anh ta tự giới thiệu mình là Algus Sadalfas, một thiếu sinh quân của lực lượng Ruofons xứ Limberry, cũng là một thành viên trong đoàn hộ tống Marquis Elmdor đến Igros. Khi biết Ramza là người nhà Beoulve, Algus đã cầu xin sự giúp đỡ nhằm giải cứu Marquis – đã bị bắt cóc – đồng thời trả thù cho các chiến hữu đã chết của anh ta. Theo ý kiến của Delita, Ramza quyết định đến Igros để báo cáo tình hình và nhận chỉ thị trước.
    Đôi dòng về Algus: Gia đình cậu ta đã từng có vị trí đáng kể trong lực lượng Nanten trước chiến tranh. Nhưng sau đó, một vụ bê bối với tin đồn về sự phản bội của người ông khi bị bắt, được loan ra bởi chính những người đồng đội thoát được, đã đẩy sự tín nhiệm của Nanten với người nhà Sadalfas xuống mức thấp nhất. Không chấp nhận sự khinh miệt của các quí tộc hạng trên với gia đình mình, Algus gia nhập Ruofons với hy vọng trở thành một hiệp sĩ danh giá, khôi phục vị thế của dòng họ.##


    4.5 Sweegy Woods

    - Khi còn ở Igros, mua một cái cung Longbow nếu bạn muốn dùng Archer trong trận sắp tới.

    - Chịu khó tham chiến tại Mandalia Plain thêm một lần nữa để chắc chắn tất cả các thành viên master job Chemist nếu vẫn thiếu [tất nhiên là dùng thêm trick! ^_^] còn nghề Squire tối thiểu có Accumulate + Gain Jp up [Nếu có cả Throw Stone thì tuyệt!]. Ramza nên có Yell sau trận này. Lv của cả nhóm sẽ trong khoảng từ 3 đến 6. Job lv Squire khoảng từ 3 hoặc 4, còn Chemist chỉ cần từ 2 đến 3 là được rồi.

    - Giờ là lúc phân chia trường phái cho các chiến hữu nếu bạn muốn. Thường thì trong đội của bạn sẽ có 2 người có chỉ số Faith trội hơn. Hãy chọn họ lấy 1 người làm Wizard và 1 làm Priest. Riêng Priest thì phải đảm bảo là dù thế nào thì anh/cô ta cũng không được có Zodiac Sign xung khắc với các thành viên trong đội. Lý do? Sau này Priest sẽ là thành viên hồi phục chủ lực, và rất nhiều trường hợp sẽ cần đến phép Raise [Life trong các bản FF khác], cũng như Shell hay Cure.v..v. Nếu Zodiac xung khắc thì khả năng thành công và cả hiệu lực của White Magic sẽ rất thấp dẫn đến không ít lần bạn sẽ phải reset do thành viên trong đội bị chết [do không thể cứu được, tất nhiên].

    - Nếu đã quyết định phân job thì trick một mẻ hai nghề pháp sư luôn đi! [^_^]

    - Qua Gariland, mua gậy Rod và White Staff nếu bạn muốn dùng Wizard và Priest trong trận sắp tới. Lưu ý là dành cho người có kinh nghiệm, hoặc ít ra là dám liều [^_^]!

    - Trận chiến tại Sweegy Wood:
    --- Quân số đối phương: Goblin x2, Black Goblin x1, Bomb x2, Red Panther x1.
    --- Điều kiện chiến thắng: Defeat all enemies!
    --- Chiến lợi phẩm: N/A

    - Thêm một trận đánh không có gì đáng nói về mặt chiến thuật. Bạn chỉ cần lưu ý mấy điểm sau:

    --- AI của Delita thì rất tuyệt khi luôn tấn công và hỗ trợ đồng đội một cách đúng lúc. Nhưng AI của Algus thì… siêu ích kỉ, theo đúng tính cách của hắn. Khi bạn đánh đối phương Critical thì thế nào hắn cũng nhảy vào “tranh công”, còn hở ra là bơm máu cho bản thân lia lịa, rồi chạy thật xa khỏi vùng chiến sự. Vì vậy tốt hơn là gỡ tất cả các job command hồi phục của Algus và cho cả đội úp hắn “nằm” ngay từ đầu trận! Mà muốn cho hắn đo ván một cách dễ dàng thì bạn lột hết trang bị của hắn luôn đi! [^_^]

    --- Con Bomb có Self Destruct, hiểu đơn giản là nó tự nổ. Trông thì có vẻ ngon nhưng với mức lv hiện thời và thậm chí là cả sau này với đội hình lv 99 thì những cú nổ của “họ nhà Bomb” luôn gây thiệt hại nặng nề, thậm chí có thể K.O tất cả các đối tượng đứng trong phạm vi của nó. Thường thì con Bomb sẽ sử dụng chiêu này khi đang bị Critical hoặc khi bạn tập trung quân thành một đám đông trong phạm vi nổ của nó. Để tránh tai vạ thì đừng để nhiều hơn 2 thành viên đứng gần nhau trong tầm di chuyển của Bomb. Và một khi đã tấn công thì hãy chắc chắn rằng bạn có thể hạ nó trong 1 lượt duy nhất. Nói cụ thể thì hãy tập trung các thành viên ngoài phạm vi tấn công rồi chờ nó lại gần thì tất cả cùng xông vào, okie? - Tất nhiên sau này bạn có thể làm cách khác, nhưng theo tôi đó là cách tốt nhất hiện thời, vì bây giờ để 1 đấu 1 thì con Bomb nó cạp mạnh lắm, hmm… Bổ sung một chút, ba quái vật họ này sẽ hấp thu các sát thương thuộc tính lửa.

    --- Cũng tấn công theo kiểu tập trung một đợt với bọn Goblin. Vì nếu bạn để từ 2 người trở lên bao vây mà không đánh chết nó thì thế nào nó cũng dùng Turn Puch để tấn công cả 4 phía một lúc –> Thiệt hại nhiều khi lớn hơn bạn tưởng đấy.

    - Nếu bạn là một tên “dở hơi” thích chơi kiểu “khó gặm” trong trận sau [^_^] thì hãy đem theo Wizard và Priest và đảm bảo là sau trận này Wizard có Bolt còn Priest có Shell. Với newbie thì các bạn chỉ cần luyện tiếp cho Squire [ability] và Chemist [Job lv] là được rồi. Những ai muốn dùng quân phù thuỷ ngay từ bây giờ thì tôi khuyên nên có Wizard và Priest lv 4 sau trận này để sớm có job Calculator. Tất nhiên, muốn luyện Jp một cách dễ dàng trong khoảng thời gian này thì bạn phải có Accumulate như tôi đã nói ở trên [Đọc xong đoạn dài ngoằn trên không biết còn nhớ không ^_^].

    - Xong trận này tôi có 3 Squire [tính cả Ramza] hoàn thành bảng job command, 2 mage đủ dùng [tức là đạt “tiêu chuẩn” ^_^] còn 2 tên Squire chưa có gì khác ngoài Gain Jp up với Throw stone [Nói thế để bạn hiểu rằng thời gian này không cần thiết phải đầy đủ từ đầu đến chân ^_^].

    ##Tại Igros, lần đầu tiên Ramza biết đến sự phân biệt đẳng cấp qua cách đối xử của anh trai mình - Dycedarg - với Algus, một quý tộc thấp hèn, một kẻ chưa hề có tên trong danh sách các hiệp sĩ. Cũng theo lời Dycedarg thì Hokuten sẽ xử lý vụ Elmdor nên việc của mấy cậu thiếu sinh quân chỉ đơn giản là lo gác cổng lâu đài. Tại lâu đài Igros, Alma (15 tuổi) và Teta (15 tuổi) – em gái Delita – đến thăm 2 anh. Zalbag cũng đến nhưng lại phải đi ngay vì lý do công việc. Qua Zalbag, Ramza được biết về tin tình báo cho thấy Marquis Elmdor đang ở gần Dorter Trade City. Không đợi anh trai phải gợi ý rằng canh gác lâu đài là một công việc chán ngắt, cậu cùng các bạn lập tức lên đường. Trước khi đi, Alma cho Ramza biết rằng Teta đã bị đuổi học vì cô chỉ là một thường dân. Trên đường qua Sweegy wood, họ bị tấn công bởi quái vật trong rừng. Algus bắt đầu bộc lộ tính ích kỉ của anh ta…##
    4.6 Slums in Dorter
    --- Quân số đối phương: Knight x1, Archer x3, Wizard x2
    --- Điều kiện chiến thắng: Defeat all enemies!
    --- Chiến lợi phẩm: N/A

    - Nhiều người đánh giá đây là trận khó thứ nhì của chapter, sau trận cuối cùng tại Fort Zeakden. Tuy nhiên, theo ý kiến của Monk thì đây là trận khó nhất, vì là lần đầu tiên người chơi đụng độ một lực lượng trội hơn về trang bị và nhiều khi là cả cấp độ [mấy tên thích “chăn” thì quên đi! ^_^]. Cũng trong trận này, tôi sẽ giới thiệu ba chiến thuật có sự phân biệt rõ rệt về khả năng của người chơi.

    --- Phương án 1 - phổ biến – dành cho newbie:
    ----- Đội hình tham chiến [gồm cả Ramza – job Squire]: [Squire x3/Squire x2+ Archer x1] + Chemist x1 + Guest x2 [Squire - Riêng Delita có 2nd job command là Item]
    ----- Rất đơn giản, để kệ Algus và Delita leo lên trên đánh thằng Archer cánh trái, còn lại đứng Accumulate 1 lượt, khi thằng Knight lại gần thì tất cả xông lên “chẻ!!!”[^_^]. Xong thịt tiếp thằng Wizard. Đợi hai tay “khách mời” kia xong việc thì tạo thành hai gọng “kẹp” gọn tốp cuối cùng vừa đến. Điểm duy nhất cần lưu ý là tránh để quân đứng thành hình chữ thập, kẻo bọn Wizard nó xì Fire vào giữa thì nguy to.

    --- Phương án 2 - phổ biến – dành cho newbie [^_^]:
    ----- Đội hình tham chiến [gồm cả Ramza – job Squire]: Như phương án 1.
    ----- Vào trận, cho 1 Squire/1 Archer [nếu có – còn nhớ tôi đã dặn bạn mua một cây Longbow không?] theo Algus và Delita lên tấn công thằng Archer ở trên. Chemist và Ramza cũng lên luôn, nhưng Ramza sẽ dừng lại chặn đường còn Chemist thì lên giữ điểm cao để ném Potion khi cần thiết. Squire còn lại xuống chờ ở góc dưới cùng bên phải. Vì Algus không có trang bị nên rất yếu –> thằng Archer ở trên cao sẽ chỉ nhằm hắn mà bắn thôi. Với 2nd job command là Item thì Delita sẽ bơm đủ Hp cho Algus. Cứ mặc hai tên ngốc ấy lên xử thằng Archer [^_^]. Lên đến chân tầng thứ 3 thì 1 Archer của đối phương từ cánh phải cũng bắt đầu leo lên tầng thứ 2. Tên này không có cung nên chỉ là một “Archer đấm bốc”! [^_^] Nếu bạn đem Archer theo thì bắn cho hắn 2 phát, khi hắn lên đến nơi thì cho Chemist chém một nhát là xong. Còn nếu bạn dùng Squire thì theo Delita và Algus lên xử nhanh thằng Archer rồi kéo nhau xuống cũng được. Thằng Archer và Wizard ở cánh phải sẽ không đến kịp đâu. Thế là xong cánh trái, giờ chuyển sang cánh phải. Khi thằng Knight đến nơi thì Ramza và Squire đã Accumulate được từ 1 – 2 lượt rồi, quây lại chém nó. Nhớ là đánh từ bên hoặc sau lưng thì xác suất trúng cao hơn đánh trực diện vì nó có khiên đỡ. Thằng Wizard chạy sau có thể cast Fire vào Ramza hoặc Squire, hoặc đôi khi nó đánh vào nhóm Chemist đứng trên tầng 2. Có thể bạn sẽ phải dùng đến Phoenix down, nhưng đừng lo vì chỉ cần hai lượt [hãy chắc chắn rằng mỗi lượt Wizard chỉ tấn công được 1 mục tiêu, đơn giản là đừng để Ramza và Squire đứng thành hình chữ thập] thì thằng Knight cũng đã khó sống rồi, sang lượt thứ 3 bạn gõ bẹp nó rồi sang đánh thằng Wizard là xong. Nếu cẩn thận bạn có thể trang bị Throw item và Item cho Squire. Khi 3/5 tên “giặc cỏ” đã ngủm thì chỉ còn việc úp 2 tên cuối cùng nữa thôi. Nếu bạn có đủ Potion và tất nhiên, nếu muốn, thì cứ thư thả bơm máu cho đến khi thằng Wizard cuối cùng hết Mp, nhanh thôi, sau đó Accumulate lấy Jp + Exp, lúc quân nó chết hẳn thì ra lấy Dead Item, bao giờ chán thì kết thúc [^_^].

    --- Phương án 3 – nhãn hiệu Platina [^_^] – dành cho người có kinh nghiệm:
    ----- Đội hình tham chiến: Ramza – Squire + Wizard có Bolt + Priest có Shell + Chemist/Archer/Squire [ưu tiên theo thứ tự].
    ----- Vị trí xếp quân thì tôi quên mất tiêu rồi [T_T], sẽ bổ sung sau. Tóm tắt là bạn xếp Wizard và Ramza ở hàng trên còn Priest ở hàng dưới, sao cho vào trận Priest có thể cast Shell lên cả ba trong lượt đầu tiên. Nếu tôi nhớ không sai thì Priest đứng ngay sau Ramza còn Wizard đứng bên trái, lúc vào trận thì Algus chiếm chỗ sẽ đẩy Wizard xuống dưới tạo thành một dấu cộng, hình như vậy. [^_^ - thông cảm, dạo này học nhiều quá] Còn giờ là chiến thuật đánh: Khởi đầu Ramza và Wizard đi trước, cho Ramza dùng Accumulate còn Wizard cho Wait. Thằng Archer ở trên cao vẫn sẽ nhắm Algus, Delita sẽ lo bơm Hp. Để hai Guest lên trên xử thằng Archer đó. Đến lượt Priest, hình-như-phải-bước-lên-trên-một-bước, cast Shell lên Ramza, Wizard và tất nhiên là bản thân. Nếu bạn chọn Priest theo lời tôi lúc đầu thì xác suất thành công cho cả ba người là rất cao. Lúc này thì thằng Knight của đối phương đã có một lượt đi thẳng về phía bạn, thằng Wizard sẽ theo ngay sau nó, cast fire vào Ramza nhưng không hề gì vì bạn có Shell. Wizard của bạn dù đi trước hay sau trong lượt thứ nhất thì giờ cũng đi trước vì Wait lúc đầu. Cho Wizard chạy lên góc trên bên phải, tức là góc dưới cái thùng, hay cái chồng hòm gỗ, hay cái gì đấy, tuỳ bạn gọi [^_^]. Cast Bolt nhằm Knight và Wizard của đối phương [trời giáng! ^_^]. Sức công phá tăng 20% nhờ trời đang mưa sẽ khiến thằng Wizard K.O tức khắc, còn thằng Knight thì gần chết, hoặc cùng lắm gõ 2 cái là chết [thấy tại sao tôi chọn Bolt chưa? ^_^]. Ramza xông lên chém một nhát, nếu nó không chết thì lượt sau cho Wizard bồi một phát nữa là xong. Lúc này Delita đã sắp giải quyết xong phía trên rồi, cho Chemist/Archer/Squire của bạn lên hỗ trợ đánh thằng Archer, còn lại cứ thư thả chờ hai thằng còn lại từ cánh phải đến thì “làm thịt”.

    - Phương án 3 phức tạp hơn vì đòi hỏi chính xác nhưng đảm bảo an toàn tuyệt đối so với phương án 1 và 2 có khả năng trục trặc tương đối cao [ví dụ, Zodiac Sign tương hỗ và nhân vật của bạn ở cánh phải bị K.O ngay sau đòn Fire của Wizard đối phương].Việc thực hiện cũng hơi trúc trắc khi phải chuẩn bị từ trận trước nhưng bù lại, bạn có thể dùng nó ngay cả khi không dùng trick và luyện level.

    ##Khu nhà ổ chuột, ngoại ô thành phố Dorter. Ramza và các bạn trông thấy một người lạ mặt đang chĩa gươm đe doạ tên lính Death Corps. Delita nhận ra đó là Wiegraf, cựu thủ lĩnh của lực lượng Knight of Death, và nay là người đứng đầu Death Corps. Wiegraf bỏ đi, và nhóm của Ramza bị tấn công ngay lập tức. Sau trận chiến, Algus thể hiện một màn tra tấn thô bạo cùng đủ thứ ngôn từ bẩn thỉu với người tù binh - bộc lộ cái nhìn khinh miệt đầy chất “quí tộc” đối với tầng lớp dân nghèo. Đáp lại, người lính bộc lộ niềm kiêu hãnh được chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng của anh ta, cho miếng cơm manh áo của những người dân đã hy sinh tất cả khi đất nước trong cơn binh lửa… Một cú sốc lớn cho kẻ luôn găm trong đầu tư tưởng phân biệt giai cấp như Algus. Nhưng còn sốc hơn cho Ramza và Delita trước những gì họ chứng kiến. Cuối cùng, người lính cũng phải khai ra nơi Elmdor bị giấu: Sand Rat Cellar - tổ chuột – ngôi nhà đổ nát nằm trên hoang mạc Zeklaus…
    Về phần Wiegraf, anh ta nổi giận vì Gustav - người thực hiện việc bắt cóc Elmdor – đã hành động một cách tuỳ tiện mà không có sự cho phép của mình, tạo ra một lý do chính đáng và tệ nhất là dẫn đường cho Hokuten tấn công bản doanh của Death Corps. Hơn nữa, hành động đó phản lại tôn chỉ của anh khi lập ra tổ chức này, với ước muốn duy nhất là đòi lại những gì vốn thuộc về tầng lớp dân nghèo, bị tước đoạt trong chiến tranh từ tay giai cấp quí tộc.##
     
  13. Vuatrochoi743

    Vuatrochoi743 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    17/8/05
    Bài viết:
    19
    Nơi ở:
    hanoi
    :D tui cũng phá dảo trò ff tactics này nhiều lần rồi nhưng vì ko có thời gian nên tui chưa bao gời lên tới lv 99 cả mà chỉ tới 40 thui ah :-*
    sao ko thấy các bác nói về character bí mật nhỉ. Tui dọc qua tạp chí game Final Fantasy số dẵc biệt thấy 10 bước lấy Could Strife( ở ff 7) ban dầu anh chàng này job là squire lv1 nên khó lên lv lắm. nhưng tui thấy cũng rất thú vị khi thấy sự có mặt của nhân vật chính ff7 - tui rất khoái . Vì ko có thời gian nên tui cũng chưa khám phá nv bí ẩn này, xin hỏi bác nào dã chơi cho tui bit kỹ hơn nha :D
    tiện thể nói cho tui các thang bậc phân cấp (các bước lên job mới) :D
     
Trạng thái chủ đề:
Không mở trả lời sau này.

Chia sẻ trang này