"Khách hàng là thượng đế" - Câu nói mang tính kim chỉ nam này có lẽ không người kinh doanh nào không biết. Đối với các NPH game tại Việt Nam cũng vậy, khi thị trường nội địa ngày một cạnh tranh căng thẳng thì họ lại càng phải lắng nghe game thủ tốt hơn, biết chiều theo ý thích của cộng đồng tốt hơn. Thế nhưng có một điều lạ là không giống với gamer tại bất kỳ quốc gia nào khác, gamer Việt có những đòi hỏi cực kỳ vô lý, hoặc đưa ra yêu cầu "tiền hậu bất nhất". Đến nỗi bây giờ một số NPH cho rằng lắng nghe tiếng nói số đông không còn hiệu quả nữa, đây là một trong những nguyên do dẫn đến việc họ liên tục mua webgame về nước. Game thủ Việt hay đưa ra nhiều đòi hỏi vô lý. Thích hơn người, nhưng không muốn bỏ tiền hoặc bỏ sức Đây là kiểu suy nghĩ phổ biến trong cộng đồng game thủ Việt Nam. Họ luôn đề ra yêu cầu rằng NPH phải mua một MMO thật "đỉnh cao", đồ họa phải đẹp, gameplay phải hay và nhất là... nạp tiền nhiều cũng không hơn gì chơi free. Cách nghĩ này chắc cũng không khác so với tiêu chuẩn Rẻ - Đẹp - Bền trên thị trường hàng hóa thông thường. Dĩ nhiên việc mong muốn một tựa game hoàn hảo với đồ họa đẹp và gameplay hay không hề quá đáng, vì đó cũng là cái đích mà ngành công nghiệp trò chơi hướng tới. Tuy nhiên, tiêu chuẩn công bằng thì là điều không thể, nhất là khi họ tham gia vào một cộng đồng chứ không phải là tựa game offline trong đó nhân vật ảo tự tung tự tác. Game online trên lý thuyết là thế giới ảo, nhưng mỗi cá thể trong nó lại là đại diện cho một con người thực ngoài đời. Mà con người thực ngoài đời thì có giàu có nghèo và mức độ đổ tiền vào nhân vật nhiều ít khác nhau là chuyện đương nhiên. Thứ nhất, phân hóa giàu nghèo tạo nên sự đa dạng cho xã hội trong game, thứ hai, nó đảm bảo doanh thu cho NPH. Tranh cãi nảy lửa, dù số tiền bỏ ra để mua code CACK còn chưa rõ. Hãy thử tưởng tượng một ngày việc nạp tiền vào game không còn quyết định ai mạnh ai yếu, chắc chắn khi đó sẽ chẳng ai dại gì đổ tiền cày kéo, vậy thì doanh thu cho NPH ở đâu ra? Các doanh nghiệp không phải là đơn vị làm từ thiện, vì thế nếu kinh doanh không có lãi thì họ đang tự giết mình. Mà khi doanh nghiệp lỗ, game đóng cửa thì dĩ nhiên người chịu thiệt là game thủ chứ chẳng ai khác. Lấy ví dụ gần nhất như trường hợp của Cửu Âm Chân Kinh, khi biết tin game về nước thì ai ai cũng tỏ ra hồ hởi vì cho rằng trò chơi này không có level nên mức độ cân bằng sẽ cao hơn các MMO khác. Họ cũng cho rằng với một MMO đỉnh cao như vậy thì chắc chắn thành phần VIP sẽ không thể thống trị thế giới ảo, cá biệt một số còn mạnh miệng ủng hộ thu phí giờ chơi để loại bỏ "trẻ trâu". Hãy thử một giả thuyết, nếu lúc này phía GOSU tuyên bố miễn phí giờ chơi CACK thì chắc chắn sẽ dậy lên làn sóng bình luận theo kiểu: "thế là bọn nhiều tiền lại thành VIP rồi, chơi làm gì". Có lẽ cũng vì thế mà NPH lựa chọn giải pháp thu phí kích hoạt tài khoản, hài hước thay, không ít game thủ lại đòi tẩy chay cách làm này vì... tốn tiền (dù chưa biết tốn bao nhiêu). Tạm lạm bàn một chút về giá tiền mua code, giả sử GOSU giảm giá tiền xuống và vẫn phải kinh doanh qua cash-shop (vì nếu không họ sẽ không có lãi), ngay lập tức sẽ có phản đối kiểu: "thế là vừa phải mua code mà vẫn phải chịu đựng bọn đại gia à?". Ngược lại, nếu GOSU quyết tâm tăng mức công bằng cho game bằng cách thu phí mua code khá cao thì lại nhận được comment kiểu: "ai đời ở nc ngoài free reg acc còn về VN thì các con giời lại muốn code active, nếu trên 100k thì bỏ". Muốn chơi free, ít cày kéo nhưng vẫn phải... mạnh. Lúc này, 2 thành phần hay bị chê bai (thậm chí chửi rủa) trong game online Việt là thành phần nạp nhiều tiền và thành phần cày kéo khỏe. Điều này thể hiện tư tưởng không muốn bỏ công sức, không muốn bỏ tiền nhưng vẫn phải đứng "top" của một bộ phận không nhỏ giới trẻ nước nhà. Đây quả là điều nực cười. Ví dụ về trường hợp của CACK bên trên chỉ mang tính đại diện, nhưng nó phần nào cho thấy để chiều được gamer Việt còn khó hơn lên trời. Nếu cứ lắng nghe họ và sửa đổi thì chẳng khác nào "đẽo cày giữa đường", đơn giản vì họ không khác gì những con quỷ tham lam. Chúng ta đang tự làm khó mình? Đúng là khách hàng thì mỗi người mỗi ý và họ đòi hỏi sản phẩm phải thế này thế kia là điều dễ hiểu, nhưng với những đòi hỏi không nhất quán như bên trên thì phải chăng game thủ Việt đang tự làm giảm sút uy tín lời góp ý của mình? Đến bản thân chúng ta còn chưa xác định được điều đơn giản nhất rằng game online không thể đòi hỏi công bằng tuyệt đối thì các NPH cũng chẳng cần lắng nghe làm gì. Được voi đòi tiên, chúng ta đang tự làm khó chính mình? Trong bài viết trước từng trích dẫn, hiện tại NPH không hề sợ khi gamer chê "rác". Nghe qua thì có vẻ như họ quá ngạo mạn hoặc coi thường khách hàng, nhưng thử nghĩ lại thì nếu cứ nghe lời game thủ sẽ dẫn đến việc bỏ lỡ lợi nhuận mà chưa chắc đã được họ khen lấy một lời. Và thế là điệp khúc mang webgame na ná về nước tiếp tục được thực hiện, mặc cho ai chửi rủa thế nào chăng nữa. Nói chung, nếu muốn được phục vụ một cách thông mình thì trước tiên chúng ta phải là những khách hàng thông thái. Nếu không thì sớm muộn phong trào MMO 3D về nước năm 2013 sẽ nhanh chóng tắt ngấm, mà điều đó thì chẳng ai mong muốn. NGUỒN: http://gamek.vn/mmo/game-thu-viet-la-nhung-con-quy-tham-lam-20130126114120299.chn
đọc lướt qua vài cmt trên gamek thấy nhiều trẻ trâu vãi hà ra , game mua cả tr $ mà chúng nó muốn trải nghiệm free trong khi cái cash shop trong cack chủ yếu là làm đẹp
Làm NPH game ở VN thì phải xác định sống chung với lũ đi -)) Đến NPH nước ngoài còn chịu ko nổi, phải ban IP VN thì NPH trong nước phải học cách chịu đựng thứ thượng đế làm ít phá nhiều -))
MMO cũng có hàng tá thể loại từ RPG đến casual , bài viết kêu MMO thì là MMO gì ? Mà bài viết đề cập toàn thể loại NPH đẽo cày giữa đường . Rốt cuộc không xác định được đối tượng nhắm đến là ai. Như mấy thể loại MMO thu phí thì xác định người chơi là những người chịu bỏ tiền ra , mấy cái comment như SV nghèo không có tiền nạp thì đâu phải khách hàng chính thì sao phải phàn nàn về mảng khách hàng đó đó . Phát hành mà không xác định được đối tượng khách hàng thì không sập hơi lạ. Như cái đoạn này , đã xác định đối tượng nhắm đến là dân chịu bỏ tiền ra mua code mà anh lại dập vào mặt cái cash shop thì lấy gì không bị chửi ? Xác định bán code thì bán đúng giá , không cash shop. Còn cash shop đập vào mặt thì đừng bán code. Toàn nói nước đôi , anh phát hành anh tham , anh muốn lượng ngươi chơi nhiêu , anh dàng trải thị trường > phải xử lý nhiều nhu cầu đối lập nhau. Xong rồi anh lại bảo khách hàng của anh là quỷ tham lam. Xác định rõ anh bán hàng cho ai đi rồi hãy than.
Éo mẹ mấy thằng NPH VN cứ làm trò ,chúng nó thừa biết xác định là sẽ mua rẻ lãi nhiều để kiếm chác rồi mà còn kêu đa số gamer VN là đòi hỏi game nhẹ nhàng nhiều tiền đua top.Dẫn chứng trên gamek rặt 1 lũ trẻ trâu a dua với thùng rỗng kêu to chứ biết cái đếch gì.
Có gì lạ đâu, Buy-to-play có cash shop là đúng rồi và tùy thuộc vào cash shop như thế nào thôi, nhiều game p2p cũng có cash shop đấy thôi (WOW, eve, TSW,...) chứ chưa nói đến b2p như cái này hay Guild Wars 2 gần đây cũng có cash shop, và tất nhiên là cash shop của mấy game này đều chỉ mang tính trang trí.
nói thật 1 câu, thấy chữ gameK xuất hiện là biết tào lao giờ thiếu gì game cày bình thường nhưng có kỹ năng pvp vẫn pwn đều đều ? lol căn bản NPH nó muốn kiếm tiền lắm nên mua toàn các game có các loại item ảnh hưởng nhiều đến game trong cash shop (vd: bảo toàn đồ khi cường hóa, tăng exp, drop rate, ...) để các thánh trâu và đại gia đổ tiền vào chứ có khỉ gì đâu mà la lối
Thì đâu có gì lạ , nhưng nếu mang tính trang trí thì không nhất thiết phải đề cập. Nhưng nếu mở ở VN thì có trời mới biết mấy tay phát hành nhét cái quái gì vào trong đó. Nó nói thu code không đủ nên phải mở thêm cái cash shop. Trong khi nói đúng theo cách buôn bán thì thu code là nguồn chính cái cash shop bán đồ trang trí đó chỉ là bonus , không phải nguồn thu chính. Đoạn mình Qoute lại nó nói cash shop , nhưng không nói cash shop bán thể loại gì. Đại loại là mập mờ chữ nghĩa không rõ ràng.
Vậy thì mình chờ xem các thím NPH thu được bao nhiêu tiền từ cái đống rác ngắn hạn đó :). Btw cái thằng nào cm mà hơn 100k cái code cũng không mua được đúng là hài hước có khi nó chơi game có CS còn bỏ ra mấy tr được mà cái code active hơn 100k cũng ko bỏ ra được .
Thiếu, còn kiểu "sv-hs ko có tiền mua cái code kích hoạt", "Sv tiền ăn còn ko có nói đâu ra tiền mua code thế này, nghỉ thôi" bla bla... Đủ thứ lí do xoay quanh 2 chữ Sv. Nói thật, sv-hs thời nay muốn chơi game ( và có đủ thời gian ngoài học vs làm việc để chơi game) mà ko có đc 200-300k mua cái code kích hoạt thì úp mặt mẹ vào bồn cầu đi cho rồi, còn bô bô lên mạng khoe ra làm cái gì thế nhỉ.
Cái đấy là mấy chú muốn ăn , chơi chùa... . Nên bôi bác mà vác cái mác Sinh Viên. Chứ Sinh Viên, chứ có phải thiểu năng đâu: mà muốn thưởng thức 1 game ngon, lại kô có xí tiền nè.
Không muốn hút máu thì chơi game bản quyền của Tây là xong Games free phát hành ở Việt Nam từ đợt CF tới giờ ko dám động vào nữa
Nói tóm lại là cái thị trường game VN chỉ gói gọn lại 2 chữ: Thảm hại Cả 2 bên NPH với mấy tên tự gán mác là SV
từ sau cái dragonica ta đã không chơi game nào của vn nữa, mới đây là cái truyền thuyết thánh vực càng làm ta chắc chắn hơn.