Như vậy sau thời gian chờ đợi, rốt cuộc thì các hãng sản xuất mainboard cũng đã chính thức tung ra bo mạch chủ chipset Z170 của riêng mình. Không nằm ngoài xu thế đó, GIGABYTE vừa qua cũng đã cho ra mắt một loạt mainboard series 100 của riêng mình. Hôm nay mình sẽ giới thiệu với thiệu với các bạn chiếc bo mạch chủ GIGABYTE Z170X-Gaming 7, thuộc nhóm G1 Gaming. Cũng xin nhắc lại một chút về phân nhóm sản phẩm của GIGABYTE, cũng như các thế hệ chipset trước đây GIGABYTE có 3 nhóm chính là: • Ultra Durable • Gaming • SOC Force Ngoài một số chức năng chung, mỗi nhóm sẽ có những tính năng khác nhau, phù hợp với nhu cầu khác nhau của người dùng. Cụ thể theo GIGABYTE thì nhóm Ultra Durable hướng về người dùng muốn sở hữu một chiếc bo mạch có linh kiện chất lượng cao, ổn định và bền bĩ; Đối với các game thủ, nhóm Gaming bổ sung thêm nhiều công nghệ âm thanh tiên tiến và card mạng cao cấp; Và cuối cùng là nhóm SOC Force chuyên cho ép xung. Hộp và phụ kiện GIGABYTE Z170X-Gaming 7 được đóng trong một chiếc hộp có tông màu đen đỏ đặc trưng của nhóm Gaming. Phụ kiện đi kèm nhìn rất hoành tráng, gồm: • Đĩa driver • User's manual • Hướng dẫn lắp đặt nhanh • 4 sợi cáp SATA • I/O Shield • 1 Cầu nối 2-Way SLI • 1 G-Connector • Các đầu chặn chống bụi Thông số kỹ thuật: Xem tại đây Thiết kế Thiết kế bên ngoài có lẽ là một trong những nổi bật đầu tiên dễ nhận thấy nhất. So với dòng Gaming trước đây, Z170X-Gaming 7 đã có sự lột xác hoàn toàn với tấm tản nhiệt cho khu vực nguồn CPU và PCH khá kiểu cọ, dùng 2 màu trắng đỏ chủ đạo nhưng ngã về màu trắng nhiều hơn. Ngoài ra, ở khu vực âm thanh và cổng kết nối có thêm 2 miếng bảo vệ lớn, khiến cho chiếc bo mạch trông rất hầm hố. Tấm tản nhiệt cho chip PCH cũng khác xa so với Z97, GIGABYTE không sử dụng hình con mắt nữa mà thay vào đó là các đường kẻ sọc, nhìn rất giống với biểu tượng của giải F1-Formula. Một điểm đáng chú ý nữa là tấm tản nhiệt khu vực nguồn CPU có thêm đèn led phát sáng và có đến 7 màu để thay đổi. Bạn có thể điều khiển đèn ở trong tiện ích Easy Tune của GIGABYTE. Các cổng truy suất phía sau, trong đó nổi bật nhất có lẽ là cổng USB 3.1. 2 cổng USB màu vàng nằm bên dưới cổng mouse, keyboard có tên gọi là USB-DAC UP. Theo GIGABYTE, 2 cổng này sẽ cấp nguồn điện "sạch" cho các thiết bị DAC. Một số điểm khác biệt của Z170 so với Z97 Mainboard GIGABYTE Z170X-Gaming 7 xài socket 1151 và DDR4. Mặc dù dòng chipset Z170 mới hỗ trợ cả 2 khe DDR4 và DDR3, nhưng chúng sẽ tách bạch nhau nghĩa là main nào DDR3 thì chỉ chạy duy nhất ĐR3. Main có đển 2 khe M.2 hỗ trợ SSD RAID, tốc độ lý thuyết của Dual M.2 lên đến 32Gb/s. Mặc dù Z170X-Gaming 7 có thể ép xung như bình thường, tuy nhiên GIGABYTE đã phân định rõ ràng đây là dòng cho game thủ, vì vậy main chỉ có khả năng ép xung bằng BLCK trong khoảng từ 90MHz đến 200MHz, không cao hơn được. Hỗ trợ cho việc đó là con chip Turbo B-Clock.
Trước thực trạng card đồ họa ngày càng "cao, to, đen hôi", khe PCIe trước giờ e là không thể đáp ứng nổi trong thời gian lâu dài nên GIGABYTE cũng đã gia cố cho 3 khe PCEe một lớp giáp chắc chắn. Main tích hợp 8 cổng SATA 3 và 3 cổng SATA Express, hỗ trợ RAID 0, RAID 1, RAID 5, and RAID 10. Có lẽ GIGABYTE là một trong những đối tác trung thành nhất của Creative, khi hãng vẫn tiếp tục duy trì dòng chip âm thanh bốn nhân Creative® Sound Core3D™, kết hợp với công nghệ GIGABYTE AMP-UP Audio™. Ngoài ra, Z170X-Gaming 7 vẫn sử dụng tụ điện âm thanh chất lượng cao Nichicon hứa hẹn sẽ mang đến một nền tảng âm thanh xuất sắc cho các game thủ. Các cổng âm thanh, HDMI và DisplayPort đều được mạ vàng. Một số thông tin khác Bo mạch chủ GIGABYTE Z170X-Gaming 7 xài dàn phase cấp nguồn đều là IC IR PowIRstage, cuộn dây lõi Ferrit và tụ điện rắn màu đen. Nhắc đến Z170 mà không đề cập đến USB 3.1 thực sự là một thiếu sót. Đây được xem là cổng truyền dữ liệu nhanh nhất hiện nay có tốc độ lên đến 10Gb/s và chúng tương thích ngược với USB 2.0 và 3.0. Hiện nay, bo mạch chủ GIGABYTE sử dụng song song 2 USB 3.1 controller là Intel và ASMedia. Trong đó, Z170X-Gaming 7 sử dụng controller do chính Intel phát triển. Về hiệu năng thực tế của 2 loại controller này, thì mình nghĩ cần phải đợi thêm thời gian, đến lúc các thiết bị hỗ trợ phổ biến sẽ rõ ràng hơn.