Học kiểm thử phần mềm tại Stanford sẽ giúp cho các bạn có thể hoàn thiện các ứng dụng phần mềm hoặc sản phẩm so với yêu cầu kinh doanh và người sử dụng. Kiểm thử phần mềm đang ngày càng phát triển ở Việt Nam và được nhiều người quan tâm biết đến. Kiểm thử là khâu cuối cùng trước khi chuyển sản phẩm đến khách hàng. Bởi vậy, người kiểm thử có vai trò quan trọng trong sự thành công của dự án và chất lượng sản phẩm. Bài viết dưới đây chuyên gia Stanford sẽ chia sẻ cho những ai học kiểm thử phần mềm một số kinh nghiệm để bạn có thể trở thành kỹ sử kiểm thử giỏi. Các bạn cùng tham khảo nhé! 1. Cân bằng Kỹ sư kiểm thử giỏi sẽ luôn biết cách cân bằng sao cho hợp lý trong những tình huống mà họ gặp phải cũng như luôn biết việc cân bằng trong tất cả các công việc mình làm. Không thể biết định nghĩa thế nào là “hợp lý” tuy nhiên bạn phải biết cân bằng giữa việc muốn tìm hiểuvấn đề với yêu cầu phải ra quyết định cũng như nhu cầu hoàn thành công việc. 2. Thực hành thường xuyên Trở thành kỹ sư kiểm thử giỏi là bạn luôn kiểm thử toàn bộ mọi thứ của sản phẩm chứ không chỉ dừng lại ở tính năng của nó. Những kỹ sư kiểm thử giỏi còn kiểm thử luôn cả những sản phẩm khác, kiểm thử luôn sách, tủ lạnh, bóng đèn, cửa…kiểm thử tất cả mọi thứ trong cuộc sống mà kích thích trí tò mò của họ. Có rất nhiều cơ hội để bạn có thể kiểm thử như: bạn có thể kiểm thử máy bán hàng tự động, lò vi song, cửa tự động hay bất cứ thứ gì. Bạn có thể hãy thử hình dung ra những tình huống mà những thứ đó sẽ hoạt động sai và rồi thử xem bạn có thể khiến nó hoạt động sai không. 3. Lắc léo Thay vì chỉ dựa vào checklist hay những hướng dẫn có sẵn kỹ sư kiểm thử giỏi luôn hình dung ra nhiều cách khác nhau để tấn công sản phẩm. Họ sẽ luôn tìm được những con bug để khiến cho lập trình viên phải hỏi ai lại làm trò vớ vẩn đó và khi đó họ sẽ trả lời lập trình viên rằng là vì họ có thể làm được, hacker cũng sẽ làm được và người dùng cuối cũng có thể làm. 4. Sắp xếp thứ tự ưu tiên Những người học kiểm thử phần mềm nếu muốn trở thành một kỹ sư kiểm thử giỏi thì luôn biết phải kiểm thử cái nào trước cái nào sau và phạm vi kiểm thử như thế nào để những phần kiểm thử mà có khả năng tìm được bug nhiều nhất và ảnh hưởng đến khách hàng nhiều nhất sẽ được thực thi trước. Bạn cần phải nắm được khách hàng của mình là ai nếu muốn làm được việc này một cách hiệu quả. Đội hỗ trợ sản phẩm cũng là khách hàng. Khách hàng của khách hàng cũng là khách hàng. Các bên liên quan đến sản phẩm đều sẽ bị ảnh hưởng bởi những con bug bạn tìm được hoặc không tìm được. 5. Khả năng quan sát Những kỹ sư kiểm thử giỏi luôn để mắt quan sát những điều bất thường trong quá trình kiểm thử của mình. Những điều bất thường này có khi chỉ là những lỗi lập trình đơn giản, có khi là cả một “ổ” bug, có khi đó là một con bug nào đó mà trước giờ nhiều người vẫn chưa mô phỏng lại được. Hãy ghi nhận lại tất cả những gì bất thường quan sát được. Để làm được vậy người kỹ sư kiểm thử phải nắm được sản phẩm của mình từ trong ra ngoài. Bên cạnh đó phải luyện tập thường xuyên kỹ năng quan sát. Để tâm vào chi tiết và phát hiện những điều có vẻ hơi bất bình thường một chút. 6. Sự chính xác Khi những kỹ sư kiểm thử giỏi tìm được bug, họ thường dành thời gian để làm giảm thiểu số bước cần thiết để mô phỏng con bug đến mức tối thiểu. Họ cũng thường kiểm thử thêm xung quanh con bug để hiểu thêm về con bug. Những kỹ sư kiểm thử giỏi khi báo cáo một con bug luôn chỉ rõ ra chỗ nào là ngầm định, chỗ nào là họ thực tế quan sát được. Nếu bạn yêu thích nghề kiểm thử, hãy đeo đuổi đam mê ngay từ bây giờ với khóa học kiểm thử phần mềm tại Stanford – dạy kinh nghiệm lập trình nhé! ---- ☎ STANFORD – ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Hotline: 0936 172 315 - 024. 6275 2212 Website: http://stanford.com.vn/