Thấy cháu trai đang cầm một tập phong bao lì xì, bà nội thỏ thẻ hỏi 1 câu khiến người mẹ giận đỏ bừng mặt THANH HƯƠNG, 11:40 26/01/2023 Nhân lúc mẹ chồng không để ý, chị Ph A. đã phải kéo con ra một góc riêng để nhắc nhở. "Bao nhiêu tuổi thì không cần phải lì xì nữa?" - Đây chính là 3 mốc thời gian mà người lớn có thể thôi lì xì cho "trẻ" Ứng xử ra sao khi con đòi giữ tiền lì xì? Cách làm của bà mẹ ở TPHCM được khen ngợi vì quá khéo "Họ hàng lì xì con tôi 500k, nhưng nhà họ có tới 3 đứa con, nên mừng lại như nào cho khỏi lỗ", câu trả lời của bà mẹ này quá hay Tết năm nay, chị Ph A. (Hà Nội) đã gặp phải một tình huống rất khó xử. Chuyện là vào chiều mùng 3 Tết, vợ chồng chị sang nhà nội để ăn cơm cúng hóa vàng. Khi cả nhà đang lúi húi chuẩn bị mâm cơm cúng thì con trai chị ngồi trên phòng khách chơi với các anh em họ con cô, con bác. Năm nay con chị Ph A. được nhiều người lì xì nên rất vui. Con lấy cả tập lì xì ra vẫy vẫy khoe với mọi người. Khi chị Ph A. để ý thấy và đang định nhắc con cất lì xì đi thì bà nội (tức là mẹ chồng chị Ph A.) đi lại gần, thủng thẳng hỏi cháu: "Ôi giời, thằng cún con của bà được nhiều người mừng tuổi quá nhỉ. Thế năm nay ai mừng tuổi nhiều nhất? Ai mừng tuổi ít nhất? Đã đếm chưa?". Câu hỏi của mẹ chồng khiến chị Ph A. giật mình, vội vàng chạy lên nói đỡ: "Ơ kìa mẹ, tiền mừng tuổi là lấy may, quan trọng gì ít nhiều. Mẹ nói thế hư cháu". Người lớn không nên gieo vào đầu trẻ những ý nghĩ "lì xì nhiều", "lì xì ít". (Ảnh minh họa) Lát sau, nhân lúc mẹ chồng không để ý, chị Ph A. đã phải kéo con ra một góc riêng để nhắc nhở rằng tiền lì xì là tiền may mắn, không được so đo ít nhiều. Nhiều người có thể nghĩ chị Ph A. làm quá nhưng bà mẹ này cho biết, lo lắng của chị là không thừa. "Năm ngoái, một người bạn của mình đưa con đi chúc Tết, vì không dạy kỹ mà con vô tư mở phong bao lì xì ra trước mặt chủ nhà rồi bĩu môi chê ‘bác mừng có 50k bọ’. Một câu nói của con mà khiến cả chủ cả khách đều ngượng chín mặt, tự dưng năm mới mất vui. Thế nên về chuyện tiền lì xì mình dạy con rất kỹ, đặc biệt nhắc nhở người thân trong nhà không nói những câu làm hư các con", chị Ph A. tâm sự. Thực tế, để trẻ hiểu đúng về lì xì, thì ông bà, cha mẹ ngoài việc phải dạy con thật kỹ về ý nghĩa tốt đẹp của phong tục này ra thì còn cần ghi nhớ điều sau: - Bố mẹ không nên nhận xét về giá trị của tiền lì xì trước mặt con Không ít bậc cha mẹ thường có thói quen bình phẩm trước mặt con: "Sao mình mừng con nhà đấy nhiều mà nhà đấy mừng con mình ít thế?". Muốn con nhỏ không quá coi trọng tiền lì xì thì chính bố mẹ cũng không nên "sân si" về vấn đề này. Đừng khó chịu khi con được ít tiền mừng tuổi hay tỏ ra quá vui mừng khi con nhận được nhiều. Đặc biệt, bố mẹ không nên hỏi: "Con được bao nhiêu tiền mừng tuổi rồi" hay nói: "Thích nhé, năm nay con được nhiều lì xì". Bởi những câu này sẽ khiến con chú trọng vào độ dày hơn là ý nghĩa của phong bao. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần nhớ: - Dặn con hành xử lễ phép khi nhận lì xì Trẻ nhỏ đôi khi chưa nhận thức rõ đâu là hành động đúng, sai. Nhiều khi trẻ vì tò mò nên háo hức mở phong bao lì xì ngay trước mặt khách. Bố mẹ cần dạy con kỹ càng về việc không được vội vàng mở phong bao, không được chê ít hay nhiều, không so bì. Quan trọng là con phải biết cảm ơn khi được nhận lì xì.
ra ngoài này toàn đưa tiền thẳng mừng tuổi. Cứ vui vẻ nhận thôi. Vào nam nhận phong bì tối về khui . Ấy là mình dặn con mình vậy