Khái quát Ubuntu

Thảo luận trong 'Linux and More' bắt đầu bởi Marines.Mark, 14/7/09.

  1. Marines.Mark

    Marines.Mark Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    8/11/08
    Bài viết:
    225
    Nơi ở:
    Metafalss
    Ubuntu - Một distribution cực hot của Linux


    [​IMG]

    Cái tên Ubuntu được cộng đồng Mã nguồn mở biết đến tháng 10 năm 2004 với mã phiên bản là 4.10, tên là Warty Warthog. Từ đó cái tên Ubuntu đã phát triển và ngày càng thể hiện vị trí của mình trong làng Linux distribution. Cũng bởi vì tính tương thích phần cứng, hổ trợ drive tốt và nhiều ứng dụng miễn phí hấp dẫn.

    Mã phiên bản Ubuntu cũng là một cái gì đó đặc biệt của Ubuntu, được đánh theo số của năm và tháng phát hành. Như bạn thấy, phiên bản đầu tiên ra đời tháng 10 năm 2004, một cách dễ dàng ta suy được mã số phiên bản là 4.10. Phiên bản này có màu nền rất đậm, màu cam và nâu lấy cảm hứng từ vùng đất Nam Phi.Một đặc điểm nữa của Ubuntu 4.10 là có phiên bản LiveCD. LiveCD này cho phép những ai muốn “nếm thử” Ubuntu sử dụng mà chưa thể cài đặt lên máy – điều mà những bản phân phối Linux thời đó ít khi làm.

    Đặc điểm thứ hai là tên của nó, tên mã của mỗi phiên bản Ubuntu gồm 1 từ chỉ tính cách và từ đứng sau là tên của một con vật được chọn làm đại diện.. Chẳng hạn như Ubuntu 9.04 beta là Jaunty Jackalope một con vật trong... truyền thuyết mang hình dáng nửa thỏ nửa linh dương.

    Ubuntu (phát âm IPA uːˈbuːntuː) là một hệ điều hành máy tính dựa trên Debian GNU/Linux, một bản phân phối Linux thông dụng. Tên của nó bắt nguồn từ "ubuntu" trong tiếng Zulu, có nghĩa là con người, mô tả triết lí ubuntu: "Tôi được là chính mình nhờ có những người xung quanh," một khía cạnh tích cực của cộng đồng. Mục đính của Ubuntu bao gồm việc cung cấp một hệ điều hành ổn định, cập nhật cho người dùng bình thường, và tập trung vào sự tiện dụng và dễ dàng cài đặt. Ubuntu đã được đánh xếp hạng là bản phân phối Linux thông dụng nhất cho máy tính để bàn, chiếm khoảng 30% số bản Linux được cài đặt trên máy tính để bàn năm 2007

    Ubuntu là phần mềm mã nguồn mở tự do, có nghĩa là người dùng được tự do chạy, sao chép, phân phối, nghiên cứu, thay đổi và cải tiến phần mềm theo điều khoản của giấy phép GNU GPL. Ubuntu được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở hữu là một người Nam Phi Mark Shuttleworth). Thay vì bán Ubuntu, Canonical tạo ra doanh thu bằng cách bán hỗ trợ kĩ thuật. Bằng vệc để cho Ubuntu tự do và mở mã nguồn, Canonical có thể tận dụng tài năng của những nhà phát triển ở bên ngoài trong các thành phần cấu tạo của Ubuntu mà không cần phải tự mình phát triển.

    Canonical ủng hộ và cung cấp hỗ trợ cho bốn bản phân phối dựa trên Ubuntu khác: Kubuntu và Xubuntu, vốn sử dụng KDE và Xfce như là môi trường desktop thay cho hệ thống GNOME mặc định được sử dụng bởi Ubuntu; Edubuntu, một dự án con và là phần bổ sung cho Ubuntu, được thiết kế cho môi trường học tập và sử dụng ở nhà.

    Canonical phát hành phiên bản Ubuntu mới cứ mỗi sáu tháng và hỗ trợ Ubuntu trong mười tám tháng bằng các bản sửa lỗi, bản vá cho những lỗi nghiêm trọng và bao gồm các cập nhật nhỏ cho các chương trình. Các bản phát hành Hỗ trợ Lâu dài (Long Term Support-LTS), được phát hành mỗi hai năm, được hỗ trợ trong ba năm đối với máy để bàn và năm năm đối với máy chủ. Phiên bản hiện tại của Ubuntu, Intrepid Ibex, được phát hành ngày 30 tháng 10, 2008, và phiên bản tiếp theo, Jaunty Jackalope, sẽ được phát hành vào tháng 4, 2009.

    Ubuntu tập trung vào khả năng dễ sử dụng, bao gồm việc sử dụng rộng rãi của công cụ sudo cho các thao tác quản trị. sudo chứng thực người dùng bằng mật khẩu của chính họ mà không phải sử dụng mật khẩu của một người dùng đích để có được quyền cho các lệnh xác định với những người dùng cụ thể tại các máy chủ cụ thể mà không cần chia sẻ mật khẩu cho họ và cùng lúc đó, giảm thiểu mối nguy hiểm của các thiết bị đầu cuối không được giám sát. Một khi người dùng được xác nhận, hệ thống sẽ cập nhật một mốc thời gian và sau đó người dùng có thể sử dụng sudo mà không cần mật khẩu trong một khoảng thời gian ngắn (5 phút nếu không sửa chữa trong /etc/sudoers). Trình cài đặt Ubiquity (trước đây gọi là Espresso), có trong phiên bản "Dapper" chạy trực tiếp từ đĩa CD (LiveCD), cho phép cài đặt Ubuntu lên đĩa cứng ngay trong môi trường đĩa chạy trực tiếp mà không cần phải khởi động lại máy tính. Hơn thế nữa, Ubuntu hướng đến khả năng sử dụng cho người dùng khuyết tật và việc quốc tế hoá, với mục đích có càng nhiều người dùng càng tốt. Ở phiên bản 5.04, UTF-8 là bảng mã mặc định.

    Bên cạnh các công cụ hệ thống chuẩn và các ứng dụng nhỏ khác, Ubuntu được phân phối cùng với phần mềm cài đặt sẵn OpenOffice.org, trình duyệt internet Firefox, và trình biên tập đồ hoạ GIMP. Một số trò chơi bài và trò chơi giải đố cũng có sẵn.

    Ubuntu cung cấp một tập hợp đầy đủ các tính năng có thể hoạt động ngay lập tức từ bản cài đặt chuẩn, nhưng lại vừa vặn trong 1 đĩa CD. Có một đĩa chạy trực tiếp và một đĩa cài đặt truyền thống cho mỗi lần phát hành. CD chạy trực tiếp cho phép người dùng xem xét phần cứng của họ có tương thích với hệ điều hành hay không trước khi cài đặt lên đĩa cứng. Đĩa Ubuntu, Edubuntu được gửi miễn phí cho bất cứ ai yêu cầu, và tập tin ảnh đĩa cũng có sẵn để tải về.
    Ubuntu khi chạy cần 256 MB RAM, và khi cài đặt lên đĩa cứng, chiếm 3GB dung lượng đĩa trống.

    Sự phân loại và hỗ trợ các gói

    Ubuntu phân chia tất cả phần mềm thành 4 phần, được gọi là các thành phần, để thể hiện sự khác nhau trong bản quyền và mức độ được hỗ trợ.

    Các gói được quy về các thành phần như sau:
    [​IMG]

    Phần mềm "tự do" ở đây chỉ bao gồm những phần mềm thoả yêu cầu giấy phép của Ubuntu, nói chung, tương ứng với chính sách phần mềm tự do của Debian. (Dù sao, cũng có một ngoại lệ cho Main; nó "cũng có thể bao gồm các firmware nhị phân, các phông chữ (các phần được dùng bởi các thành phần của Main) không được phép sửa đổi nếu không có sự cho phép của tác giả" khi việc phân phối lại chúng không bị gây trở ngại.")

    Phần mềm không tự do thường không được hỗ trợ (Multiverse), nhưng cũng có ngoại lệ (Restricted) cho một số phần mềm không tự do quan trọng, như driver của các thiết bị, không có chúng, người dùng không thể sử dụng Ubuntu trên hệ thống của họ, đặc biệt là các driver card đồ hoạ nhị phân. Mức độ hỗ trợ bị giới hạn hơn main, vì các nhà phát triển không thể truy cập vào mã nguồn.

    Thường thì Main và Restricted chứa tất cả phần mềm cho một hệ thống Linux thông thường. Các phần mềm khác có cùng chức năng và các phần mềm chuyên dụng được liệt kê trong Universe và Multiverse.

    Ngoài các kho chính thức ra còn có Ubuntu Backports, một dự án được công nhận chính thức, iệt kê các phiên bản mới hơn của một vài phần mềm nào đó chỉ có trong phiên bản không ổn định của Ubuntu. Các kho không thể bao gồm tất cả nhưng nó chứa hầu hết các gói được người dùng yêu cầu, các gói này được liệt kê chỉ khi chúng đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng.

    Các phần mềm độc quyền

    Ubuntu có một hệ thống chứng nhận cho phần mềm của bên thứ ba. Ubuntu chứng nhận phần mềm độc quyền sẽ làm việc tốt trong Ubuntu. Dù sao, vẫn có nhiều chương trình quen thuộc với người dùng trên các hệ điều hành không tự do, như Microsoft Windows, không tương thích và chưa được Ubuntu chứng nhận. Một vài phần mềm độc quyền không giới hạn bản phân phối được đưa vào thành phần multiverse của Ubuntu. Vài ví dụ về phần mềm không được phân phối bởi Ubuntu gồm
    có:

    * Phần mềm cho phép chơi các tập tin video DVD đã bị khóa mã vùng, bởi vì tình trạng có vấn đề về luật pháp của thư viện giải mã DVD mã nguồn mở DeCSS tại nhiều khu vực trên thế giới.
    * Thư viện mã hóa và giải mã cho nhiều định dạng độc quyền (hình ảnh/âm thanh) như Windows Media.
    * Một số phần mở rộng được ưa chuộng cho các trình duyệt web, như Adobe's (trước là Macromedia's) Shockwave (không có phiên bản cho Linux) và Flash (một cách khắc phục cho sự ngăn cấm việc phân phối lại đã được quy định trong thỏa thuận bản quyền cho người dùng cuối là gói multiverse "flashplugin-nonfree" (flashplugin-không tự do), gói này sẽ tự động tải Linux Flash plugin trực tiếp từ trang web của Adobe và sau đó cài đặt nó.)

    Phản hồi

    Theo một khảo sát vào tháng 8 năm 2007 trên 38,500 khách ghé thăm trang DesktopLinux.com, Ubuntu là bản phân phối thông dụng nhất với 30.3% số người trả lời cho biết đã dùng nó.

    Ubuntu được trao Giải thưởng Độc giả với tư cách là bản phân phối Linux tốt nhất trong Hội thảo LinuxWorld 2005 tại Luân Đôn, thường được đánh giá tốt trong các ẩn phẩm in hoặc trực tuyến, và đã đoạt Giải thưởng Bossie 2007 của InfoWorld cho HĐH Máy trạm Mã nguồn mở Tốt nhất.

    Mark Shuttleworth cho biết đã có ít nhất tám triệu người sử dụng Ubuntu vào cuối năm 2006, với kết quả là có một số lượng lớn các trang web không-thuộc-Canonical đã được mở thêm.

    Nguồn: wikipedia.org,ubuntu-vn.org, ubunvu.com,...
     
  2. हांग र वैंग

    हांग र वैंग Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    21/11/09
    Bài viết:
    140
    Dạo này chàn windows rồi,để bữa nào quay lại với Ubuntu :x
     

Chia sẻ trang này