Tiếp tục về các band Nu Metal song hành cùng Linkin Park náo động 1 thời, lần này sẽ là anh cả KORN, tớ vẫn thích gọi nhạc của KORN là Nu đen, tức là nguyên thủy, không có DJ và ai nghe Nu Metal cũng đã phải nghe KORN rồi Nguồn : không còn rõ tác giả của bài viết này là ai, lấy từ rockpassion KORN, Sự bắt đầu của một thế hệ . KORN! KORN! KORN!" Khi sân vận động đã bắt đầu chèn đầy người, tất cả những âm thanh ái ố dần biến mất thay vào đó là những gào rú đồng thanh tán dương dành cho ban nhạc đến từ vùng California... Bất chợt tất cả chợt chìm vào im lặng khi trên sân khấu mờ mờ xuất hiện một bóng sáng trắng và văng vẳng những giai điệu thân quen - những âm thanh từ chiếc kèn túi. Ánh sáng "spot light" rọi sáng, đám đông rộ lên khoái trá...Ca sỹ tài năng Jonathan "Hiv" Davis đang ở đó với thứ nhạc cụ Scotland trên tay. ============================================== KHỞI NGUỒN: Những cuộc cách mạng trong âm nhạc có thể được thai nghén từ những nơi tưởng chừng như kỳ cục và có vẻ chẳng liên quan như: Athens, Georgia. Aberdeen, Washington. Bakersfield, California. Đúng như vậy, có một nơi tên là Bakersfield; một thị trấn lạnh lẽo và khô cằn phía Tây của thung lũng Death Valley, nếu có gì đó ở đây đang nảy nở mạnh mẽ thì chắc có lẽ chỉ là sự lạnh lẽo của cái chết. Có một đưa bé với cái tên Fieldy Arvizu mà cuộc đời của nó luôn là những tháng ngày thiếu niên lang thang trên những cách đồng dơ bẩn, uống bia suốt ngày và ngắm nhìn những đưa trẻ khác choảng nhau. Rồi một ngày, Fieldy và một vài người bạn chọn cho mình một cách sống khác đó là đặt những tâm trạng thất vọng chán trường vào trong những âm thanh và những nhạc cụ... ... Và bối cảnh của nhạc Rock đã không còn ảm đạm như trước nữa. Fieldy Arvizu ( Reginald ) bassist David Sliveria Drummer Fieldy (bass), James "Munky" Shaffer (guitar), David Silveria (drum), Brian "Head" Welch (guitar), và cuối cùng thêm một gã đang làm công việc bên những xác chết với một quá khứ hỗn loạn tên là Jonathan Davis (vocal) trước đó đang chơi cho ban Sex Art. ...Đêm trước, khi mà Sex Art đang diễn tại một quầy Bar, có 2 kẻ lạ mặt: Brian Welch và James Schaffer cũng có mặt tại đó, khi họ chuẩn bị đứng dậy phủi đít ra về, thì chợt nghe thấy chất giọng tiềm tàng của Jonathan Davis. Há hốc miệng, họ ngắm nhìn ca sỹ của Sex Art, đang hát với trái tim trào khỏi lồng ngực. Brian và James đang muốn làm một ban nhạc với vài người bạn khác là: Reginald (vẫn thường được gọi là Fieldy) và David, họ ngỏ ý mời Jonathan thử giọng vào ngày hôm sau với ban nhạc của họ lúc đó có cái tên Creep... Tại buổi thử giọng, 4 gã kia thoả sức chơi nhạc cụ trong khi Jonathan bật ra những ca từ bất chợt đến trong đầu. Tất cả thích những thứ mà họ nghe được, Jonathan chuyển từ Sex Art về Creep (sau này đổi thành Korn), và tất cả bắt đầu câu chuyện cho một ban nhạc tiên phong. Jonathan Davis ( HIV) Vocal James Shaffer ( Munky ) Guitarist Brian Welch ( Head ) guitarist ÂM NHẠC: Tất cả rời Bakersfield tới Los Angeles chọn cho mình cái tên: KORN. Họ đều có những ảnh hưởng chung là: vẻ hung giữ, phong cách Hip-Hop nơi thành phố, Heavy, những cú riff dồn đuổi trong lo lắng của Death Metal. Nhưng thứ âm nhạc mà họ tạo nên lại có trong nó một không gian lạ của vùng biển Huntington Beach chúng tạo nên những ảnh hưởng chưa từng có trong tiền lệ trước đây - những dự báo về một sự chuẩn bị thiết lập mới, một làn sóng của những kẻ cố bắt trước theo phong cách tương tự như vậy ngay sau đó. Và chúng cũng đồng thời mang lại cái ng*y cơ sẽ nhấn chìm chính ban nhạc nếu như họ không đủ tự tin trên con đường họ mới khai phá. Sau khi đi tour trong gần 2 năm, KORN ký hợp đồng với công ty thu âm Immortal và phát hành album debut mang chính tên nhóm năm 1994… Đây cũng là khoảng thời gian mà người ta coi là đánh dấu cho sự xuất hiện rõ nét của những cảm giác rạn nứt, lo lắng của lứa tuổi thiếu niên. Thứ Metal được coi là không còn trung thành với những cội rễ gốc đã ra đời. KoRn nắm lấy cái ý tưởng kết hợp ca từ thấm đẫm dằn vặt của tuổi trẻ từ những khởi thuỷ đầu tiên: Grunge với những công cụ âm thanh mới. KORN luôn mở đầu với những thách thức "Are you ready?!" trước khi nhào mình vào trong những âm thanh guitar rung chuyển trong sự kết hợp của Shaffer và Welch, cả 2 luôn có thói quen chỉnh những cây guitar 7 dây của họ trầm xuống hết mức có thể và chơi đàn chẳng thèm quan tâm gì tới những hợp âm thuận tai truyền thống. Những âm thanh đặc quánh kim loại, hoà vào với vẻ quái đản của tay bass Fieldy và tay trống Silveria, cả 2 thêm vào trong những giai điệu Hip Hop và họ đã có những soundtrack khiêu khích. Tất cả mang cái dáng dấp hung hãn khó hiểu... nhưng ngay tiếp sau đó lại là những âm điệu âu yếm đan kết trong sự trộn lẫn u ám,… tất cả giúp cho Korn trở thành những kẻ với thứ âm nhạc nặng trĩu và gây rùng mình nhất kể từ sau thời kỳ của Black Sabbath. Với rất ít những quảng bá trên Radio và MTV, Korn vẫn đưa được album của họ lên với vị trí vàng. Giống như một sự thành công không ngờ tới, dù cho Korn luôn khăng khăng chối bỏ cái nhãn mác "Metal" nhưng cũng không nghi ngờ gì khi nói rằng Korn chính là một trong những kẻ tiên phong trong cái trào lưu pha tạp "Post-Grunge Alt-Metal". Có sự vay mượn từ những Jane's Addiction, Rage Against The Machine, Pantera, Helmet, Faith No More, Anthrax, Public Enemy và N.W.A, Korn phát triển một thứ âm nhạc lai tạp Metal-Rap với vẻ cực đoan quá khích. Nhưng Davis (vocal của nhóm) lại không bao giờ có ý định hát về ma quỷ và những phép thuật, hắn bị ám ảnh nhiều từ chính những bẩn thỉu trong thế giới thực tại. Korn hung hãn cả trong thứ âm nhạc ám ảnh sau những cơn bệnh và cả trong những ca từ trống trải lạnh lẽo hung bạo của Jonathan Davis. Những câu truyện về tuổi thơ bị lạm dụng, chồm dậy, chạy trốn, xa lánh… tất cả rải rác khắp trong album. Những ca khúc như "Faget" và "Shoots and Ladders" chính là những lời thủ thỉ xưng tội dằn vặt từ một tuổi thơ bị đánh mất ...đến cuối của album này bạn sẽ bắt gặp Davis nức nở trong nước mắt rầy vò: "Daddy." ... Jonathan Davis đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống, điều này làm cho âm nhạc và ca từ của hắn đặc biệt hơn và cuốn hút chúng ta hơn. Tất cả những ca khúc của hắn đều dựa trên những trải nghiệm trong quá khứ, trong tuổi thơ, lớn lên như một đưa trẻ bị ruồng bỏ, tất cả sự ghét bỏ, lạm dụng và đối sử phân biệt mà cuộc sống đã dạy cho hắn. Bạn sẽ thấy ngay điều này, không giống với nhiều nghệ sỹ chỉ vội ng*ệch ngoạc bất cứ những ý nghĩa bất chợt xuất hiện trong đầu họ cho một ca khúc hay, Jonathan Davis lại khác. Hắn viết những gì từ chính trái tim và chính tâm hồn đang rỉ máu. Hắn chỉ ra cho mọi người, cho thế giới rằng hắn không lo ngại né tránh phải là chính con người hắn, hắn chọn đối mặt với những chế nhạo hơn là phải giả đò để che dấu chính mình. Âm nhạc của Jonathan Davis chỉ ra cho người nghe rằng sống là phải biết đối mặt với những rác rưởi mà bất cứ lúc nào bạn cũng có thể phải trải qua. Đó là cách duy nhất để chờ đón những điều tốt đẹp hơn mà thôi. Đối với khá nhiều kẻ nghe Korn, âm nhạc của họ là sự quấy rầy, khó chịu ghê gớm nhưng rất có thể bất chợt một đêm mất ngủ nào đó, bạn hãy nhét cái headphone vào tai, và âm nhạc của họ sẽ chợt mang lại một hiệu quả nhẹ nhàng với những thứ vị giác lạ của sự suy đồi đáng ngờ và thô tục. Đó là thứ âm thanh mạnh mẽ mà có thể gọi nó là sự cách tân kế thừa trên thực tế từ thứ funk-metal của cuối những năm 80 đầu 90. LÊN ĐƯỜNG: "Are you ready?!" Tất nhiên là Radio chưa hề sẵn sàng, và Mtv cũng vậy. Chưa ai sẵn sàng cho thứ âm nhạc này cả. Vì thế mà Korn lên đường với những show diễn quái đản tại bất cứ nơi đâu mà họ có thể được chú ý và có thể thoả sức quần thảo với những tour diễn và bất cứ suất diễn nào được dành cho tại "Ozzfest". Những âm thanh "không liên quan" của ban nhạc có thể là thô ráp và xa lạ, nhưng lũ trẻ choai choai biết rằng chúng rock theo một cách thật mãnh liệt và những ca từ ám ảnh tàn nhẫn của Davis khiến nhiều kẻ thấy thật gần gũi. Vào thời điểm đó, thực sự là chưa có một ban nhạc nào tương tự như Korn. Ban kiên trì góp nhặt và gửi ra một album mới, đó là một đĩa hát cục súc năm 1996 với cái tựa đề đầy xấc xược: "Life is Peachy" nó leo lên vị trí bạch kim. Và cho đến lúc này thì ít ra đã có cánh nhà báo để ý đến họ: "...Hư hỏng, Thần kinh và Hoang tưởng" là nhưng lời nhận xét từ "Chicago Tribune"; "...Những mảnh vụn vỡ méo mó nhăn nhún từ chính địa ngục tâm hồn của mỗi cá nhân" – Cleveland, Plain Dealer. Với album thứ 2 của mình: "Life is Peachy", Korn làm tăng thêm thứ uy lực kim loại của mình, đào sâu hơn vào cấu trúc âm thanh u ám và những giai điệu nghiến rít đe doạ của thứ Black Metal "underground". Korn đã thêm vào đó đủ những yếu tố cấu trúc ca khúc của Alternative Rock để chúng có thể tiến gần với đa số đông thính giả. Những ca khúc của họ tiếp tục trên con đường thênh thang. Tuy nhiên, dòng chảy chính mà ban nhạc đi theo vẫn là những âm thanh bản năng dữ dội điên cuồng chúng tạo nên những hiệu lực, khắc sâu vào trí nhớ người ta về những ca khúc của họ. Những cú riff có thể không phải lúc nào cũng được trải đều nắm chắc nhưng những âm thanh guitar nguyên sơ và giọng ca ám ảnh luôn là những thứ nổi bật. Và trong khi mà "Peachy" mang tính chất gia cố thêm những âm thanh lõi hạt nhân hơn là theo cái cách tiên phong cách tân như ở album đầu tiên thì nó cũng lại giới thiệu cho thế giới một khía cạnh mà chưa ai nghĩ tới: sự hài hước và một chút dung tục. Bản cover "Lowrider" của War với những âm thanh từ cây kèn túi là một ví dụ điển hình - một cuốn từ điển từ A đến Z của tất cả những gì khiếm nhã mang phong cách của "K@#%!", cái tên Korn giờ đây cũng khó nhắc tới vì nó có vẻ cũng đồng nghĩa với những gì tục tĩu, thứ mà những nhà phê bình và những nhà giám hộ ngôn ngữ từ lâu đã bỏ chúng ra khỏi ngôn ngữ của họ. Một hiệu trưởng tại ngôi trường trung học Zeeland, Michigan đã phát biểu với cánh nhà báo rằng KORN là những kẻ "Khiếm nhã, Thô bỉ và Tục tĩu" ngay sau khi ông ta vừa mới “treo giò” một học sinh vì cái tội cậu ta mặc 1 chiếc áo in dòng chữ "KORN". Ban nhạc nhảy vào cuộc kiện tụng, đệ trình đơn khiếu nại, tranh cãi về chuyện này và cậu học sinh đó đã được nhập học trở lại. Nhưng đó cũng lại là một cột mốc đầu tiên cho hàng loạt những sự kiện sau này khi mà ban nhạc luôn phải đứng ra bênh vực cho những fan yêu dấu của họ. Những năm tháng diễn liên miên sau đó giúp cho ban nhạc củng cố lượng thính giả vững chắc và kết quả là album tiếp sau đó năm 1998 "Follow the Leader" chễm chệ trên No1 của Billboard's Top 200. Ban nhạc chào hàng với 2 single chân thật "Got the Life" và "Freak on a Leash", trong khi mà album của họ xuất hiện những track "Rap Metal" thực sự ("Children of the KORN" với rapper Ice Cube, và "All in the Family" góp mặt Fred Durst) chúng vẫn là những track ầm ì và mạnh mẽ cho đến tận ngày hôm nay, nó xác nhận một lần nữa vị thế của ban mà những kẻ khác luôn phải theo sau trong xu hướng mới này. Bìa Album " Follow the Leader" , còn nguyên sức hấp dẫn cho tới bây giờ Hơn tất cả, Korn gắn chặt mình với những đặc điểm âm thanh. Họ viết những ca khúc nhưng tất cả sẽ có vẻ như ko dễ nhớ đến vậy nếu như không có những mài dũa xay nghiền của thứ Metal Hip Hop tròng trành. Korn đã dốc cạn và sử dụng triệt để thứ âm thanh này, và đó cũng là lý do tại sao mà album thứ 3 của họ "Follow the Leader" có ấn tượng mạnh sau 2 album vốn đã đầy rẫy những khúc ngoặt Alter-metal. Đó không phải là thứ gì đó thực sự khác lạ - vẫn là những âm thanh đó nhưng tập trung tiêu điểm hơn Life is Peachy, dù cho nó ko còn tươi mới như "Korn". Trên thực tế nó còn bộc lộ một chút loãng ra ở về phía cuối album. Nhưng những tay guitarist Head Welch và Munky Shaffer biết cách tìm thấy những biến đổi về âm trong gần cuối CD đủ để níu kéo những tò mò thích thú từ thính giả, giọng ca của Jonathan Davis gắn kết tất cả với chính cái chất giọng nảy xóc như cưỡi trên mình ngựa. Những ca khúc để lại cái cảm giác ấn tượng bởi chúng không đơn giản chỉ là các công cụ nghiền giã metal, chúng còn chứa đựng trong đó tất cả những giận dữ lý trí... Mọi người đều có vẻ đồng ý và thấy như vậy: Korn luôn là kẻ tiên phong. Rolling Stone “đặt tên thánh” cho "Follow the Leader" như một album Best Alternative của những năm 90, tán dương tài năng của KORN trên truyền thông "Sự chán ghét chính cái bộ máy cai trị bệnh tật- thế hệ trẻ đang phải thừa hưởng gánh chịu điều này - sự phản kháng ầm ĩ, những bạo lực kích động được phát biểu thật rõ ràng..." Ngoài sự phản kháng ầm ĩ và những bạo lực kích động được phát biểu rõ ràng... "Follow the Leader" phơi bày ra một khía cạnh khác của KORN: thứ mà người ta gọi là tình cảm đồng loại….Một cậu bé ung thư giai đoạn cuối thỉnh cầu được gặp mặt ban nhạc trong một vài phút qua chương trình truyền thông "Make-A-Wish". Ban nhạc choáng váng, sững sờ, hơi hoảng sợ và xúc động. Một vài phút yêu cầu ngay lập tức trở thành một ngày đáng nhớ và cả một chuỗi ngày sau đó nữa, ban nhạc luôn ở bên cậu bé… ca khúc "Justin" ra đời. Korn cho phát thanh Live trên Internet về quá trình thu âm album của nhóm. Chương trình "After School Specials" giúp cho ban giữ được mối quan tâm của các tín đồ trong suốt quá trình làm album, những yêu cầu các ca khúc live thông qua chương trình như “Q&A sessions” luôn có sự hiện diện khách mời của những 311, the Deftones, Limp Bizkit và cả những ngôi sao "mát mẻ" như Ron Jeremy và Randi Rage. Nhóm tiếp tục với những hoạt động làm tăng tính đại chúng của mình, ban phát động "KORN Kampaign '98", một tour diễn quảng bá album mang sặc sụa hơi hướng chính trị với những đại hội của các fan tại những thành phố lớn mà họ đi qua trên khắp đất nước. Korn tạo nên những trường đấu lớn "Heavy-Rock-and-Rap" với cái tên chế nhạo: “Family Values Tour” với sụ góp mặt đủ từ: Ice Cube, Limp Bizkit cho tới Rammstein, và nó đã chứng tỏ là một trong những tour diễn thành công nhất trong năm 1998 chứng nhận danh hiệu vàng trong suốt mùa hè. Korn trình diễn một sự bùng nổ trong chương trình Woodstock '99. Cho đến thời điểm đó thì các ban trên hành tinh này chợt nhào theo cây guitar 7 dây chỉnh xuống tông (điều gần như mai một trước sự xuất hiện của Korn). Sự nảy nở nhanh chóng của những âm thanh giống ban đã đẩy chính ban vào vị trí mong manh, thật trớ trêu. Korn không chỉ gặp ng*y hiểm trong mọi xu hướng mà họ đi tiên phong, chúng đều bị chơi lại. Sự phản ứng dữ dội của thứ Rap Metal mới trên các bảng xếp hạng bắt đầu có những thu hoạch lớn, cả trên các phương tiện thông tin đại chúng. Korn hiểu rằng 1 album kiểu như: Peachy hay Leader, có thể vẫn hay vẫn được chào đón bởi những fan trung thành, vẫn thành công về thương mại nhưng không nên theo con đường này mãi. Đã đến lúc thay đổi, phá bỏ cái gói cũ kỹ - Một hành động có thể sẽ vô cùng dễ rủi ro ngay cả với những sự trung kiên nhất mà ban có được từ những tín đồ cho đến thời điểm đó. Korn tập trung vào album mới - một đĩa nhạc rất có thể sẽ là ghi âm quan trọng nhất trong sự nghiệp của họ. "Chúng tôi hiểu rằng khi viết album này, chúng tôi sẽ làm được điều gì đó ý nghĩa... chúng tôi đang tiến lên phía trước, thử phá đi cái ranh giới, và tạo nên thứ mang đậm phong cách của Korn." Lại một sự “đong đưa” mới với những tín đồ của mình, Korn đề nghị những kẻ trung thành tham gia design cover cho album của họ. Trong vô số tác phẩm gửi về, đã có một tác phẩm vinh dự được chọn... hơn thế nữa một số kẻ khác còn được nhận từ ban album mới với cover do chính họ design. “Issues” trở thành album hay nhất kể từ debut của họ, và thậm chí che mờ cả những album từng đưa họ đến với vị trí leader sau những sáng tác mới. Khi Issues được phát hành, tất cả những cố gắng của ban đã được đáp lại xứng đáng. Lần thứ 2 trong sự nghiệp của họ, Korn lại lên vị trí No1, họ lại có 1 single ở vị trí nổi bật tại bảng xếp hạng với bản "Falling Away From Me" nhuốm màu mê tín nhàu nát. Album đạt bạch kim đến 4 lần. Lại một tour diễn rầm rộ thành công vào dịp lễ Halloween 1999 tại nhà hát lịch sử Apollo Theater của Harlem. “Issues” xác nhận lại một lần nữa cái vị trí “Leader” trong Alt-Metal của Korn, nó soi sáng sự khác biệt mạnh mẽ giữa Korn và những kẻ cũng mang cái danh hiệu Nu Metal khác, đó chính là quyền lực làm chủ và thâu tóm âm thanh. Korn sẽ chẳng còn là gì nếu như không nhắc tới những khía rãnh âm thanh. Chắc chắn những ca từ mà Jonathan Davis viết ra không phải là sự buông thả tuỳ tiện nhưng bao giờ cũng vậy phía cuối những ca khúc của Korn sẽ không còn những níu kéo, luôn là chất giọng và những từ ngữ được thả tự do trôi bồng bềnh theo tâm trạng. Cũng tương tự như vậy, nếu như bạn đi tìm kiếm trong âm nhạc của Korn những cú móc hay những cú riff xuất sắc thì có lẽ bạn sẽ sớm thất vọng mà thôi - tất cả những gì mà các thành viên tạo ra nó chỉ trở nên mạnh mẽ khi được gộp vào trong âm thanh chung của cả nhóm – vì thế mà những thính giả không thường xuyên sẽ có thể dễ dàng cho rằng mọi bài hát của Korn chúng đều na ná như nhau mà thôi, có vẻ như chúng chẳng khác gì sự rỉ nhựa từ bài này rây rưa sang bài khác, mỗi bài hát riêng biệt dường như không mang trong nó một điểm nhấn nào... Nhưng nếu lắng nghe kỹ bạn sẽ nhận ra tất cả đều có một điểm chung là được dựng khung từ một bóng tối âm thanh ảm đạm, đôi khi dâng tràn về phía trước với âm lượng, hối hả và vẻ thù hằn. Đó chính là thứ âm nhạc của tâm trạng “Mood Music”. Các ca khúc dường như ít còn bị hạn chế với những rào chắn khuôn mẫu được thiết lập sẵn, nhưng những cảm xúc trong tâm linh và những âm thanh tối tăm lại sẽ là những thứ chi phối và dẫn dắt toàn bộ ca khúc. Trong một chừng mực nhất định, có lẽ những album của Korn luôn đúng là như vậy. Nó càng nổi bật đặc biệt trong “Issues” vì họ đã xô đi những thủ đoạn hợp mốt của Nu Metal để tước lột những âm thanh của họ đi những yếu tố cần thiết, làm chúng trở nên trần trụi và rồi lại mở rộng và thiết lập lại tất cả từ đó. Họ quyết định từ bỏ cái thứ Rap Metal như của Limp Bizkit, bạn sẽ nhận ra rất ít những âm thanh Rap hay thứ Hip Hop nào trong “Issues”. Bằng chính điều này, Korn đã nhấn mạnh lại những kỹ năng của họ, và bằng cách nào mà họ có thể tìm thấy sự bất tận, luôn gây tò mò, biến thể luôn luôn trong những trong những âm thanh lõi hạt trung tâm của mình. “Issues” có thể không còn được những nội dung giận dữ của album debut, cũng không còn những phiêu lưu như Follow the Leader, nhưng nó lại bày ra vô số những sức mạnh mới, thô mạnh, nguyên chất và dốc đứng trong âm nhạc của Korn. …Nếu như Issues là một niềm vui chiến thắng mang đủ sắc màu được ca tụng: mỹ thuật, phê bình, thương mại và xuất hiện vào những giây phút quyết định cho ban nhạc, vậy thì Korn chắc chắn sẽ khó xoay chuyển trong cái sức ép chắc chắn nảy sinh với những sản phẩm tiếp theo, phải vậy chăng ???. Sau 3 năm nghỉ ngơi và có cả những dự án solo bên lề và vài soundtrack, Korn lại nổi lên vào mùa hè năm 2002 với những hưởng ứng mới. Một album cầu kỳ hơn: "Untouchables". Nó được người ta rêu rao vì sử dụng 96 track và 24 bit trong “mức mẫu” gấp đôi mức thông thường sử dụng trong thu âm. Nó được thu âm 2 lần và tiêu tốn hơn 1 triệu đô vì ban cảm thấy không hài lòng trong lần thu âm đầu tiên. Korn và nhà sản xuất Michael Beinhorn đã tạo nên toàn cảnh âm thanh giàu có. Một mức Heavy mới với độ sâu khó thăm dò, tự xem xét nội tâm, không thoả hiệp, một dáng dấp gây sửng sốt... “Untouchables” phóng tới một vị trí mới cho Korn. Điểm cần chú ý ở album này là tính giai điệu được chú ý hơn nhiều, nó cho phép Jonathan Davis tận dụng cái bảng pha màu đa dạng trong ngón nghề âm sắc của hắn. Chất giọng lôi cuốn của hắn giờ đây có thể chuyển đổi từ than khóc trong trẻo nơi thanh quản sang gầm gừ của Death Metal mà không hề bó buộc gì. Album có một chút gì đó hơi hướng gợi lại cái thời kỳ kỷ nguyên của Faith No More với những “King for a Day”, “Fool for a Lifetime”. Điểm yếu nhất của album này có lẽ lại chính là ca từ của Davis nó dường như lại hướng sang cái chiều hướng "am I going crazy" - chẳng khác gì tư tưởng của những kẻ trong bao ban Nu Metal khác. Không còn những ám ảnh và đối diện với những vấn đề xã hội như trong những album trước đây của Korn. Ban cũng thử nghiệm với những tìm tòi mới: những âm thanh guitar rung reo như của Helmet tan chảy và định hình nên mỗi ca khúc, pha trộn sự bùng nổ của Metallica với những nhịp điệu khít bó của Funk được tận dụng liên tục từ David Silveria, và những cú Riff khó quên định hình từ cấu trúc âm thanh u ám chúng đưa ra những gì không còn đơn giản chỉ là những tổ hợp của những hợp âm. Trên thực tế, đó chính là những điểm mà album thiết lập nên để đưa mình tách ra khỏi cái xu hướng chung của Nu Metal. Korn hiểu rõ tất cả và không sa quá sâu vào những âm thanh của Hip Hop, dù sao thì họ cũng được tạo nên từ chính cái nền tảng đó. Ban cũng đã làm những điều tương tự với những nhạc cụ của họ, cắt xén những cú riff bình bịch trước đây và thay thế chúng với những bức tranh âm thanh cáu kỉnh, chúng vẫn chẳng kém cạnh gì trong sự đe doạ. Không hề có lấy 1 đoạn verse mở đầu nào mang hơi hướng Rap trong album này, thay vào đó là những khoảnh khắc Jazz phiêu diêu nhịp nhàng của Davis. Cắt đi những tảng “mỡ béo” vướng víu và tìm kiếm 1 con đường mới trong những gầm rú khác biệt của mình, các thành viên của Korn chủ định đưa ra 1 album mạnh mẽ và dốc đứng để duy trì vị trí của ban… Tất cả đặt ban đứng nổi bật và tách biệt ra khỏi cái bối cảnh Nu Metal hỗn tạp mà từ đó ban đã được thiết lập nên. Korn đã phải làm việc cật lực để có được sự công nhận mà họ xứng đáng có được. Nhưng hiện nay lại có nhiều kẻ cho rằng nhóm đang thay đổi và có vẻ xuống dốc trong phong cách mới - đó là lý do mà những đĩa nhạc của họ đang có vẻ dễ dãi hơn và bán được nhiều hơn cho cả lứa tuổi teen. Nhưng hãy luôn nhớ cho rằng trong suốt sự nghiệp của mình, họ luôn là những kẻ thành thực đối với âm nhạc cũng như với chính fan của mình và nên khen ngợi họ vì Korn luôn là kẻ khai phá mở đường cho một thứ âm nhạc mới. Sau tất cả đây dường như là một ban nhạc hiếm hoi đánh dấu nên một niềm khát khao không ngừng, khó thoả mãn, luôn muốn xé bỏ bất cứ cái vỏ bọc nào dù nó mới chỉ chớm được thiết lập nên cho phong cách Rock mới. Đó là những gì tạo nên Korn. SEE YOU ON THE OTHER SIDE: âm nhạc khẳng định sự sáng tạo của Korn khi thiếu đi 1 cây guitarist khi đội hình còn 4 thành viên bởi sự ra đi của cây guitarist trong nhóm, Korn đã cùng nhau và suy nghĩ về thứ âm nhạc mà mình sẽ tạo ra. Album là một cú nổ lớn về mặt sáng tạo nghệ thuất, đưa Korn lên một tầm mới. . ___________Auto Merge________________ . Cho những ai chưa từng nghe ( hoặc đã nghe ) KORN nhớ về 1 bài hát đượm sự đau thương và nhàu nát về tâm hồn ! Nói như KORN : F*CK !!!!!!!!!!!!! http://www.youtube.com/watch?v=Naxkbhxzp_E
Hồi đầu tớ cũng có nghe bọn này đâu ? band Nu đầu tiên nghe lại là Linkin Park, sau dần dần mó về những thời xa xưa hơn , nghe 1 lần không thích, nhưng cố gắng nghe lần 2, lần 3 thì cảm nhận rất tuyệt .:P p/s : định nói nhưng quên nhiều quá, cái sign của cậu chuẩn đấy, PTS hả, làm cho tớ 1 cái " Hãy chữa cho linh hồn tật nguyền của con, ROCK !!!!"
Sign mình là EP "Dung thứ là đau khổ" của band Final Stage. Korn mình chỉ mới nghe 2 album 1994 và 1996 thấy ca từ nó đỡ bẩn hơn của Limp Bizkit hay SlipKnoT.
Korn hoạt động trc LP lâu mà phong cách cũng khác xa chứ cậu. Sao mà song hành đc ... ~_~ @_@ Tự tin thế cậu ... @_@ Một số bài hay thời xưa http://www.youtube.com/watch?v=Naxkbhxzp_E http://www.youtube.com/watch?v=PTpz4uxYgxU
Thực ra nếu tớ nhớ ko nhầm thì bài viết này được đăng ở diễn đàn rockvn từ cách đây 6-7 năm rồi,do bác Metalkid viết :) Mà ko biết bác Metalkid đấy với bác Metalkid ở gamevn này có phải là 1 ko nữa
Trong các band Nu, ca từ của Linkin Park là sạch nhất, cùng lắm chỉ là " Shut Up " .:P Trong Linkin, thì theo tớ, nó đề cao tính tập thể để tạo ra 1 bản sound hoàn chỉnh, Brad Delson theo để ý thì đánh guitar rất ít, nhưng phơ phát nào là chuẩn phát đấy, Hann thì khỏi nói rồi .:P Còn như KORN , thì F*ck là bình thường ,. còn như cái bài Twisted Transitor của nó , có 1 chỗ nếu nhớ không nhầm thì dịch là : banh háng cô em ra cho gió lùa vào " . Nhưng trong Korn, cái tiếng vocal của Jonathan rất đặc biệt, cộng thêm cả kiểu chơi đàn không giống ai của thằng Fieldy Arrvizu, tớ có hỏi Metalkid ( một tay bass của band zigzag tại Việt ) thì được cho biết đó được gọi là kỹ thuật slap trong jazz, và rất khó để thực hiện , nhưng mà với thằng Reginald thì .. Limp Bizkit thì có vài bài bình thường không phải cắt bỏ Sh*t với F*ck là Eat you Alive với Take a look around . nhưng mà cái video Take a look around của nó vẫn đế thêm mấy cái phụ đề Sh*t và motherf*cker bọn đó tớ cũng hâm mộ . Đặc biệt của Limp là có DJ " ma thuật " Lecthal với kiểu thu âm các loại âm thanh quái lạ ( trong đó có tiếng gầm rít máy bay ), mà nó phe đĩa cho thì ...:-* Slipknot thì khỏi nói, phải hiểu cái câu cửa miệng của chúng nó là People= Sh*t ( bài people equal sh*t ) nhưng mà bọn đó có nét nghiền âm thanh rất riêng, phơ guitar phê lòi tai, đặc biệt là kiểu rít đĩa không giống ai của 2 thằng Jones và Sid, và khủng nhất là 2 bộ trống của Chris và Clown chúng nó gõ đỉnh + performance siêu quái đản :P vậy nên mới hâm mộ đó chớ . . ___________Auto Merge________________ . ý muốn bảo là cùng theo 1 thể loại Nu metal mà
Ờ, kể từ sau khi thằng Head đi là chán . Nhưng mà cái bài Evolution cũng hay đấy chứ, khoái nhất cái video về con khỉ, ngẫm lại, thấy con người ta thấy tiền là sáng cả mắt lên , Nhưng mà xem trên youtube có thấy 1 cái video là Brian Welch return là sao, chẳng lẽ thằng này hết "muốn phụng sự chúa " - trái ngược lời nó đã nói khi rời band ?
Korn nghe lâu lắm rồi và bây h vẫn rất thích. Có rất nhiều bài Korn đã thể hiện như, Falling away from me, freak on a leash, Children of the Korn(Mother fucker), Twisted transistor. Video thì toàn video bệnh hoạn, 1 vài cái báng bổ tôn giáo. Nhất là video Right now, tởm không chịu nổi:(. Phong cách biểu diễn thì thôi rồi, Fieldy có 1 kiểu giữ và gẩy guitar bass không đụng đâu được:X:X:X
nghe Nu nên cũng biết Korn , nhưng không nghe nhiều + biết rõ lắm nay có topic này để trau dồi thêm :)
korn chủ yếu nghe giai điệu là chính , thực ra thì nhiều bài lời lẻ quá thô thiển tục tỉu dường như là 1 cách cố ý nhưng sáo rổng và chẳng có ý nghĩa gì ngoài sex và bạo lực . Dù sao thì đây củng đáng là band nu sáng tạo với những âm thanh giàu dai điệu nhất từng nghe .