Mọi khía cạnh trong cuộc sống, mỗi người đều mong muốn tối ưu lợi ích của chính mình. Tuy nhiên, để giao dịch hợp tác thành công, sự dung hòa quyền lợi các bên cần được thực hiện. Và để làm được điều này không thể thiếu kỹ năng đàm phán và thuyết phục. Nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn tầm quan trọng của kỹ năng này, bài viết hôm nay, TalentBold sẽ giới thiệu kỹ năng đàm phán và thuyết phục là gì? Giống và khác nhau ra sao? I. Khái niệm kỹ năng đàm phán và thuyết phục Kỹ năng đàm phán và thuyết phục tuy 2 mà 1, hòa quyện vào nhau, hỗ trợ nhau đạt đến mục tiêu chung. Kỹ năng này không thể áp dụng cứng nhắc, mà luôn đòi hỏi sự linh hoạt theo từng hoàn cảnh. 1. Kỹ năng đàm phán là gì? Kỹ năng đàm phán là việc sử dụng mọi khả năng, tố chất của bản thân để giúp hai hoặc nhiều bên đạt đến thỏa thuận thống nhất. Đây là một kỹ năng mềm rất được chú trọng trau dồi vì phạm vi áp dụng trong cuộc sống rất lớn. Kỹ năng đàm phán là sự kết hợp của nhiều khả năng như: Giao tiếp linh hoạt Thuyết phục hiệu quả Thiết lập kế hoạch hợp lý Lập chiến lược triển khai khoa học Dung hòa hiệu quả lợi ích giữa các bên 2. Kỹ năng thuyết phục là gì? Thuyết phục là một trong những khả năng hợp thành kỹ năng đàm phán hiệu quả. Đó là một quá trình dẫn dắt đối phương thực hiện sự cân nhắc và đồng ý với một hoặc nhiều ý tưởng được đưa ra. Một cá nhân có kỹ năng thuyết phục giỏi sẽ là người: Có kiến thức chuyên môn và kiến thức xã hội tốt Có khả năng linh hoạt trong việc đưa ra những luận điểm thuyết phục Có sức ảnh hưởng đến quyết định của người khác… >>>> Xem thêm: Làm sao để có được kỹ năng đàm phán giỏi? II. So sánh kỹ năng đàm phán và thuyết phục Mặc dù đàm phán và thuyết phục đều hướng đến việc đưa ra những lập luận, dẫn chứng để thuyết phục các bên cùng thống nhất phương án được đề xuất, nhưng ẩn sâu trong đó, hai kỹ năng này cũng có những điều khác biệt 1. Lập luận được sử dụng Khi thuyết phục, chúng ta sử dụng lập luận từ thực tế hiệu quả ở những đối tượng khác, không nhất thiết là phải từ chia sẻ hiệu quả của những người đang là đối tượng mà bạn thuyết phục. Ví dụ: Khi bạn bán nồi cơm điện, bạn có thể lấy dẫn chứng từ việc tiết kiệm hơn ½ thời gian so với sử dụng nồi cơm điện cũ từ những khách hàng đã sử dụng sản phẩm của công ty trước đó. Những khách hàng này không nhất thiết phải có mặt trong lúc bạn thuyết phục, họ có thể trả lời clip phỏng vấn, nhận xét trên website… Lập luận trong kỹ năng đàm phán sẽ khó hơn, bởi lẽ, bạn phải hiểu và nắm bắt quan điểm của chính người mà bạn đang đối diện trong quá trình đàm phán, dẫn dắt họ đồng ý với ý tưởng của bạn. Ví dụ : Công ty A muốn mua nguyên phụ liệu từ công ty B, bạn là người của công ty B, bạn phải hiểu rõ yêu cầu về chất lượng, giá thành, số lượng, thời gian giao hàng, chiết khấu hoa hồng… mà công ty A đang kỳ vọng thì mới có được cơ sở để tăng giảm cho phù hợp, có như vậy mới đàm phán thành công. 2. Quy mô đối tượng tiếp nhận Thuyết phục có thể áp dụng đối với cá nhân, nhóm nhỏ hoặc tổ chức, chẳng hạn thuyết phục một cá nhân mua sản phẩm, thuyết phục một doanh nghiệp mua phần mềm ứng dụng… Đàm phán thường áp dụng với quy mô đối tượng lớn hơn, thường là nhóm hoặc tổ chức vì quyết định đàm phán có ảnh hưởng đến lợi ích của một tập thể lớn. Ví dụ : đàm phán chính sách nhân sự với ban lãnh đạo, đàm phán ký kết hợp đồng phân phối sản phẩm… 3. Trình độ chuyên môn của người thực hiện Người áp dụng kỹ năng thuyết phục thường tập trung vào kiến thức chuyên môn ở tầm vi mô, vì đối tượng của họ có thể là cá nhân. Trường hợp kỹ năng thuyết phục được áp dụng với nhóm, tổ chức lớn thì người thực hiện cần sở hữu kiến thức chuyên môn cao hơn, tương đồng với người thực hiện kỹ năng đàm phán vì phạm vi đối tượng và mức độ trách nhiệm đã ở tầm vĩ mô. >>>> Có thể bạn quan tâm: Vai trò của kỹ năng đàm phán trong kinh doanh 4. Mức độ dung hòa Kỹ năng thuyết phục thường có sự cứng nhắc hơn về những điều đã được quy định, điển hình là mức giá bán của sản phẩm, chính sách khuyến mãi của đơn vị… Trong khi đó, kỹ năng đàm phán mang tính dung hòa cao hơn. Người đàm phán có sự linh hoạt theo từng tình huống, theo từng đối tượng. Chẳng hạn : giảm giá sản phẩm hiện tại vì nhận thấy tiềm năng cho một đơn hàng lớn hơn, tặng thêm quà khuyến mãi như một hình thức lan tỏa quảng cáo… Do vậy, khi đào tạo kỹ năng đàm phán và thuyết phục, chúng ta thường được hướng dẫn áp dụng kỹ năng thuyết phục trước. Khi hiệu quả khó đạt mức như mong muốn, chúng ta sẽ chuyển qua đàm phán, tăng lợi ích khách hàng thêm một chút, dung hòa lợi ích để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Với thông tin mà TalentBold chia sẻ, mỗi bạn đọc chắc hẳn đã có cho mình câu trả lời kỹ năng đàm phán và thuyết phục là gì. Đây là kỹ năng mềm luôn nằm “top” đầu, đặc biệt luôn là yếu tố mà các nhà tuyển dụng chú trọng khai thác ứng viên. Kỹ năng này có thể được trau dồi liên tục từ niên thiếu đến khi trưởng thành, quan trọng là mỗi chúng ta phải chủ động giao lưu, học hỏi để tích lũy kinh nghiệm, kiến thức và khả năng cảm nhận tâm lý người đối diện. Chúc bạn thành công ! Chi tiết liên hệ: Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail: [email protected] Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam Nguồn ảnh: internet