Tiếp theo phần đầu của bài viết “Đi một ngày đàng trên đất Hàn” của Mr Phan Viết Hoàn trong chuyến đi sang Hàn Quốc tham dự Hội thảo chuyên đề về Thể thao điện tử thế giới - International e-Sport Symposium, bài viết này sẽ cho chúng ta thấy ngay cả các quốc gia tiên tiến cũng đã phải mất nhiều công sức để công nhận và phát triển e-Sport. Phần I: Đi một ngày đàng trên xứ Hàn Tiếp sau sự kiện chung kết Pro League Sinhanbank Cup 2008, chúng tôi (các đại biểu về E-Sport các quốc gia) cùng tiến hành các buổi họp bàn và thảo luận chung về mô hình phát triển, các tham luận được trình bày từ phía các đại biểu đưa ra các vấn đề đang tồn tại để đưa e-Sport phát triển hơn nữa. Trong cả ngày thứ 2 đã có rất nhiều nội dung hay được trình bày, mổ xẻ tra đổi trên tinh thần cởi mở hợp tác tòan diện. Trong buổi sáng ngày làm việc thứ nhất sau lễ khai mạc long trọng trước đông đảo giới truyền thông nước sở tại cùng bài phát biểu từ chủ tịch hội e-Sport Hàn Quốc KeSPA là các bài tham luận từ các quốc gia tham dự, trong đó đáng chú ý là các chủ đề từ nước chủ nhà Hàn Quốc về lý do tổ chức buổi họp chuyên đề hàng năm này (e-Sport Symposium), đề xuất thành lập liên đoàn e-Sport quốc tế (IeSF – International e-Sport Federation) cùng mô hình phát triển, tầm nhìn và cấu trúc hoạt động trong tương lai. Về phía đoàn đại biểu Nhật Bản lại đưa ra các vấn đề về chuẩn hóa quốc tế chọn lựa nội dung và định nghĩa eE-Sport (Standardization of international e-Sports matches) cũng như hãy coi E-Sport là các nội dung của thể thao (e-Sports as Sports content) – phải nói thêm rằng đây được coi là một trong những đề xuất mang tính chất thực tế cao đi sâu tìm tòi vào bản chất vấn đề cũng như đưa ra các hướng đi hết sức cụ thể làm sao để e-Sports cùng các nội dung đi kèm có thể tồn tại và phát triển được. Các đại biểu cùng thảo luận và trả lời câu hỏi tại hội thảo chuyên đề Sang đến buổi chiều, dường như tất cả đã đi vào guồng các vấn đề nóng nhất cũng như khó giải quyết nhất đã được trình bày và tranh luận qua phần hỏi đáp hết sức hấp dẫn. Bắt đầu từ bài “Chuẩn hóa e-Sport tòan cầu” (Global Standardization) từ Mr. Frank Sliwka chủ tịch hội e-Sport cộng hòa liên bang Đức đề cập tới các yêu cầu cơ bản của một game được coi là e-Sport khi nào? Các quy tắc thống nhất chung trên toàn thế giới. Dường như chưa đáp ứng được các vấn đề vê quy tắc ngay lập tức các đại diện từ Đan Mạch và Úc thuyết trình trực tiếp các đề xuất về công tác hệ thống tuyển dụng và đào tạo trọng tài (Referee Training and Selection System), phương thức chọn lựa VĐV và hệ thống quản lý VĐV theo tiêu chuẩn thể thao chuyên nghiệp (Players Draft & Management System). Đến cuối buổi ban tổ chức (BTC) mời tòan bộ mỗi quốc gia một đại biểu lên sân khấu cùng tham gia thảo luận và trao đổi kinh nghiệm cũng như trả lời câu hỏi từ báo giới, người tham dự. Rất rất nhiều vấn đề được đặt ra và trả lời một cách thẳng thắn, nghiêm túc xung quanh các nội dung liên quan đến xu hướng phát triển e-Sport trên thế giới trong tương lai gần và mục tiêu của liên đòan sau khi thành lập. Tiến sỹ Mai Anh cũng đã tham gia trả lời một số câu liên quan đến những bất cập mang tính cố hữu còn tồn tại làm hạn chế khả năng phát triển của e-Sport tại Việt Nam như: các khó khăn về cơ sở hạ tầng, nhận thức và trình độ phân cấp lớn giữa các người chơi, kinh phí hoạt động cùng một số rào cản khác và được sử hưởng ứng nhiệt liệt từ phía người tham dự. Dường như vẫn còn phấn khích sau khi kết thúc buổi làm việc thứ nhất tất cả các đại biểu cùng cởi mở tiếp tục trao đổi các vấn đề còn khúc mắc ngay trong buổi tiệc tối, thật dễ dàng để cảm nhận thấy tại nơi đây trong chính thời điểm này không hề có rào cản về ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo hay chính trị tất cả cùng hướng tới chung một mục đích về phát triển một nền e-Sport tòan cầu thống nhất, cùng khao khát thống nhất các tiêu chuẩn, quy định cũng như tìm ra đường hướng làm việc lâu bền đứng đắn. Sôi nổi thảo luận cả trong buổi tiệc tối Cũng tại chính buổi tiệc này chúng tôi được các bạn chủ nhà Hàn Quốc trình diễn công nghệ truyền hình số với việc xem trực tiếp các trận thi đấu Starcraft qua máy điện thoại cầm tay với chất lượng hình ảnh, âm thanh sống động. Quả thực theo cảm nhận của tôi Hàn Quốc thực sự đã có các điều kiện tuyệt vời để phát triển e-Sports từ cơ sở hạ tầng, phương thức tiếp cận, công nghệ truyền thông và một cách thức làm việc chuyên nghiệp đáng khâm phục. Theo chương trình làm việc bước sang ngày thứ 3 cũng là ngày làm việc cuối cùng sẽ diễn ra lễ ký kết và họp báo công bố biên bản ghi nhớ việc đồng ý hợp tác cùng thúc đẩy và ủng hộ sự ra đời của liên đoàn e-Sport thế giới, chúng tôi được BTC đưa đến tòan nhà Apec (Apec House) nằm ở phía nam thành phố Busan xinh đẹp nơi thường xuyên diễn ra các cuộc họp quốc tế các cấp lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia để làm lễ ký kết. Trước khi chính thức công bố bản ghi nhớ tất cả các đại biểu thêm một lần nữa cùng tham gia trả lời các câu hỏi từ báo giới, tuy có các câu hỏi lặp lại từ buổi chiều làm việc hôm trước nhưng cũng có các vấn đề khá “nhạy cảm” mang tính đặc thù của thể thao điện tử được đưa ra như: IeSF sẽ làm thế nào nếu các nhà phát hành – sản xuất game e-Sport không chịu phối hợp? IeSF sẽ có các hoạt động cụ thể gì ngay để chứng tỏ tính cần thiết cho sự ra đời của mình, nguồn kinh phí duy trì hoạt động và phát triển IeSF sẽ lấy từ đâu? Hoàn Phan Theo thegioigame.vn + 300 Points