[LĐ] Bộ Ngoại giao xác minh vụ chủ Trung Quốc nhốt lao động Việt Nam ở Serbia

Thảo luận trong 'Thư Giãn Express - Bản Tin Cuối Ngày' bắt đầu bởi sushiman_to_PC, 19/11/21.

  1. sushiman_to_PC

    sushiman_to_PC Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/3/21
    Bài viết:
    4,344
    Nơi ở:
    Tsushima
    Bộ Ngoại giao cho biết, theo thông tin ban đầu, không có chuyện người lao động Việt Nam ở Serbia bị hành hung hay đánh đập.

    Tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều 18.11, trước yêu cầu làm rõ vụ việc báo chí đưa tin lao động Việt Nam bị chủ lao động Trung Quốc ở Serbia bắt nhốt trái với ý muốn, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho hay, đã liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Romania kiêm nhiệm Serbia.

    Theo lời người phát ngôn: "Đại sứ quán cho biết đã nhận được một số thông tin trên báo chí Serbia và đang nỗ lực xác minh thông tin, liên hệ với các công ty tại Serbia và các công ty phái cử lao động cùng cơ quan liên quan sở tại. Thông tin ban đầu cho hay, không có chuyện hành hung hay đánh đập".

    Bà Hằng cho biết thêm, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo đại sứ quán tiếp tục nắm thông tin và theo sát tình hình, liên hệ cơ quan chức năng sở tại để xác minh thông tin, có các hành động cần thiết để bảo vệ và bảo đảm an toàn, quyền lợi của người lao động Việt tại Serbia.

    [​IMG]
    Bài báo đưa tin vụ việc lao động Việt Nam làm việc cho công trường xây dựng nhà máy của công ty Trung Quốc ở Serbia bị nhốt trái với ý muốn. Ảnh chụp màn hình
    Trước đó, ngày 16.11, trang BalkanInsight.com đã đăng tải các bài viết có nội dung về 500 công nhân Việt Nam đang làm việc cho công trường xây dựng nhà máy của một công ty Trung Quốc ở thành phố Zrenjanin của Serbia. Bài viết dẫn nguồn tin từ một số người thuộc tổ chức phi chính phủ cho biết, họ đã cố gắng tiếp cận các công nhân nhưng bị lực lượng an ninh công ty ngăn cản. Các công nhân được cho là phải sinh sống và làm việc trong điều kiện tồi tàn, nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

    [​IMG]
    Lao động Việt Nam trong điều kiện sinh sống và làm việc tồi tàn ở Serbia. Ảnh: BalkanInsight.com
    Theo hai tổ chức phi chính phủ ASTRA và A11, có dấu hiệu cho thấy, các lao động tại công trường là nạn nhân của bọn buôn người. Họ bị bóc lột sức lao động, phải làm việc nhiều giờ hơn bình thường nhưng bị trả lương chậm, bị trừ tiền và không được cấp thiết bị bảo hộ khi làm việc.

    PHƯƠNG LINH
    https://laodong.vn/thoi-su/bo-ngoai...oc-nhot-lao-dong-viet-nam-o-serbia-975272.ldo
     
    viendu thích bài này.
  2. ßen

    ßen Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    1/8/08
    Bài viết:
    4,121
    !kojima
     
    Vouu3.1 thích bài này.
  3. mrwar

    mrwar Tét vào mông em đi ư ư

    Tham gia ngày:
    16/5/08
    Bài viết:
    4,946
    Nơi ở:
    Thiên đường tung tăng
    phếch niu.
     
  4. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,554
    Vãi mấy bác xài keyword !bemwin.
     
    Vouu3.1 thích bài này.
  5. cnak08

    cnak08 snake, snake, snaaaake Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    10/10/08
    Bài viết:
    8,057
    Nơi ở:
    Buôn Ma Thuột
    Dùng từ "là sai sự thật đi".

    "Không có chuyện", ám ảnh thời ở SG mùa covid.
     
    Vouu3.1 and Ờ mày giỏi like this.
  6. quoctoan123

    quoctoan123 Fire in the hole!

    Tham gia ngày:
    12/11/12
    Bài viết:
    2,802
    Trong cái điều kiện kia thì đứng nói là đánh kể cả nó giết luôn cũng được !luoi bọn chủ này kiểu gì chả loại có máu mặt đám đốc công ở dưới khéo cũng toàn dân anh chị cả
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  7. Bachlong13

    Bachlong13 Chrono Trigger/Cross ✡ Shine Wizard ✡ Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    29/8/05
    Bài viết:
    6,592
    Nơi ở:
    Phóng khoáng
  8. ßen

    ßen Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    1/8/08
    Bài viết:
    4,121
  9. sushiman_to_PC

    sushiman_to_PC Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/3/21
    Bài viết:
    4,344
    Nơi ở:
    Tsushima
    giọng thanh nghệ hả? hèn gì ko nghe nổi chữ nào !khoc2
     
  10. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,021
  11. daltons

    daltons Sam Fisher, Third Echelon Agent GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    28/1/09
    Bài viết:
    15,436
    Mà trong nước thiếu việc trong ngành xây dựng hay sao mà phải tha hương vậy ??
     
  12. sushiman_to_PC

    sushiman_to_PC Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/3/21
    Bài viết:
    4,344
    Nơi ở:
    Tsushima
    nói chung là ở nước ngoài tiền nhiều hơn chứ sao =))
     
    Ờ mày giỏi thích bài này.
  13. Lockon44

    Lockon44 Fire in the hole! Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    6/6/08
    Bài viết:
    2,912
    Tiền nhiều hơn lo cày xây xong cái nhà ấy .
     
  14. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,021
    Ăn đc cái chênh lệch tỷ giá chứ có gì hơn nữa đâu
     
  15. sushiman_to_PC

    sushiman_to_PC Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/3/21
    Bài viết:
    4,344
    Nơi ở:
    Tsushima
    thì chênh lệch tỷ giá là cái ngon nhất rồi…
     
  16. urusei

    urusei A.D.M.I.N Ẩn GameVN Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    14/12/04
    Bài viết:
    22,554
    Một đô ăn 23 ngàn lại chả hơn.
     
  17. Scuderia_Ferrari

    Scuderia_Ferrari Tears of the Kingdom Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    23/10/05
    Bài viết:
    25,468
  18. sushiman_to_PC

    sushiman_to_PC Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/3/21
    Bài viết:
    4,344
    Nơi ở:
    Tsushima
    Lao động Việt ở Serbia đình công phản đối chủ Trung Quốc
    Hàng trăm lao động Việt ở Serbia đình công phản đối nhà máy Trung Quốc không đảm bảo điều kiện sống và tiền lương cho nhân viên.

    Khi Dung Nguyen rời Việt Nam sang nước ngoài lao động, người đàn ông 37 tuổi cho hay được hứa hẹn làm việc cho một công ty Đức ở Serbia. Tuy nhiên, cuối cùng anh được đưa tới một nhà máy Trung Quốc và bị thu hộ chiếu.

    Nguyen và hàng trăm lao động Việt hôm 17/11 bắt đầu đình công phản đối điều kiện sinh hoạt và làm việc tại nhà máy Trung Quốc, thu hút sự chú ý của các nhóm nhân quyền và báo chí. Công nhân Việt Nam được thuê để xây dựng nhà máy cho công ty sản xuất lốp xe Linglong tại Zrenjanin, thành phố nhỏ ở phía bắc Serbia, nơi được coi là trung tâm đầu tư của Bắc Kinh tại quốc gia này.

    [​IMG]
    Lao động Việt đình công kêu gọi cải thiện điều kiện sinh hoạt tại công trường xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe Linglong gần Zrenjanin, Serbia, ngày 19/11. Ảnh: AFP.

    Nguyen cho hay điều kiện sống và làm việc trong công trường không đảm bảo, cũng không giống những gì họ hứa hẹn khi tuyển dụng.

    "Chúng tôi đang sống như trong tù. Hộ chiếu bị người Trung Quốc giữ ngay khi xuống sân bay", Nguyen nói trong video gửi đi từ khu vực sinh hoạt. "Tôi không thể nói nhiều hơn vì sợ làm ảnh hưởng tới người khác".

    Trước khi cuộc đình công diễn ra, bảo vệ canh gác gần khu ký túc xá công nhân bên cạnh nhà máy, phóng viên bị ngăn tiếp cận. Tổ chức nhân quyền A11 và ASTRA hồi đầu tuần ra báo cáo chung, yêu cầu giới chức Serbia "hành động khẩn cấp".

    "Nhiều dữ liệu cho thấy những công nhân này có thể là nạn nhân của nạn buôn người vì mục đích bóc lột sức lao động", trích báo cáo.

    Theo đó, lao động Việt không được cung cấp hệ thống sưởi, điện hay nước nóng. Cơ sở vật chất hạ tầng và điện nước thiếu thốn. Danilo Curcic, luật sư nhân quyền của A11, cho hay "điều kiện ở đây không phù hợp cho con người sinh hoạt".

    A11 cho biết công nhân xây dựng tại Zrenjanin đã tổ chức hai cuộc đình công trong 6 tháng qua vì không được trả lương và cung cấp thực phẩm đầy đủ. Một bộ phim tài liệu ngắn do N1 phát sóng trong tháng này cũng cho thấy người lao động sống trong điều kiện chật chội bên trong khu ký túc xá tạm bợ.

    "Không thể chấp nhận được một quốc gia tiềm năng trở thành thành viên EU lại để mặc tình trạng này trên lãnh thổ và giữ im lặng trước các trường hợp có thể là lao động cưỡng bức ở châu Âu", Viola von Cramon, thành viên Nghị viện châu Âu, chỉ trích.

    Linglong cho hay không trực tiếp tuyển dụng lao động Việt mà thông qua một nhà thầu phụ Trung Quốc.

    "Nghĩa vụ duy nhất của Linglong với nhà thầu phụ là trả tiền theo điều khoản hợp đồng", công ty tuyên bố, nói thêm đang lên kế hoạch thảo luận với các nhà thầu phụ để "thông báo cho họ biết các giá trị mà công ty đề cao" và yêu cầu chuyển công nhân tới "nơi ở tốt hơn".

    Linglong không phản hồi yêu cầu bình luận thêm của AFP.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng hôm 18/11 cho hay đã liên hệ với đại sứ quán Việt Nam tại Rumani kiêm nhiệm Serbia và đang xác minh thông tin mà báo chí phản ánh.

    "Thông tin bước đầu của đại sứ quán cho biết không có chuyện bị hành hung hay đánh đập", bà Hằng nói, cho biết đại sứ quán đang theo sát tình hình, liên hệ cơ quan chức năng sở tại và có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích, an toàn cho lao động Việt Nam tại Serbia.

    Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD vào Serbia và các nước láng giềng vùng Balkan trong những năm gần đây, với hy vọng mở rộng ảnh hưởng kinh tế tại Trung Âu. Serbia nỗ lực thu hút sự quan tâm và đầu tư từ Trung Quốc, nhưng Belgrade nhiều lần bị cáo buộc mặc cho các công ty Trung Quốc tự do hoạt động, làm ngơ trước những lo ngại về môi trường và vi phạm nhân quyền.

    Giới chức Serbia bác bỏ cáo buộc nhằm vào Linglong. Thủ tướng Serbia Ana Brnabic cho biết công nhân Việt Nam đang được chuyển tới chỗ ở phù hợp hơn.

    Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic mở rộng quan hệ với Bắc Kinh từ khi lên nắm quyền, khẳng định tình hữu nghị giữa hai quốc gia "vững như thép". Serbia là một trong những nước đầu tiên ở châu Âu nhận vaccine Covid-19 của Trung Quốc. Vucic đã hôn quốc kỳ Trung Quốc năm ngoái sau khi nhận được vật tư y tế mà Bắc Kinh gửi đến khi dịch mới bùng phát.
     
  19. rebaron

    rebaron Sora, Wielder of Keyblades GameOver

    Tham gia ngày:
    22/8/21
    Bài viết:
    12,021
    Bon Serbia cũng nghèo rớt thì ăn đc mấy
     
  20. sushiman_to_PC

    sushiman_to_PC Mayor of SimCity

    Tham gia ngày:
    25/3/21
    Bài viết:
    4,344
    Nơi ở:
    Tsushima
    dân nghèo thấy đi nước ngoài thì thấy sướng chứ có tìm hiểu nhiều về thằng Serbia đâu fen
     

Chia sẻ trang này