Lịch sử phát triển và so sánh các thể loại Fighting Game

Thảo luận trong 'Fighting Game Club' bắt đầu bởi FFLeader, 25/4/04.

  1. FFLeader

    FFLeader The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    25/6/03
    Bài viết:
    2,419
    Lịch sử phát triển và so sánh các thể loại Fighting Game :

    Có thể nói rằng song song với sự phát triển của các kiểu máy giải trí ở nhà thì các thể loại game cũng theo đó phát triển theo, nhưng ở đây tôi chỉ đề cập đến Fighting game theo lần lượt các hệ máy . (Trong bài này rất có thể có nhiều chỗ chưa chính xác bởi vì đây hoàn toàn từ kinh nghiệm bản thân. Do đó rất hoan nghênh nếu được sự góp ý của các bạn )

    Lưu ý : Mỗi hệ máy tôi chỉ liệt kê những game đã từng chơi ở hệ máy đó, không thống kê thời điểm xuất hiện hệ máy đó cũng mà chỉ đưa ra thời gian đã xuất hiện hệ máy đó ở khu vực Hà Nội theo tôi biết.


    Máy 4 nút (tôi không rõ tên tiếng Anh chính xác của nó bởi vì hồi đó nhỏ quá, lại chưa biết tiếng Anh. Nếu ai biết tên loại này thì có thể gửi cho tôi để sửa lại )
    Bắt đầu từ khoảng 1986

    - Street Fighter : Khá nhiều phiên bản Street Fighter đã ra trên hệ máy này
    - Gần đây ( năm 603) tôi mới biết là hệ máy này cũng có Mortal Kombat do khi down lại 1 số game cũ của hệ máy này trên Net thì thấy có .

    Máy Sega
    Bắt đầu từ khoảng 1989

    - Mortal Kombat 1,2 : Tôi còn nhớ hồi đó tôi học lớp 4 hay 5 gì đó nhưng MK1 theo như tôi biết thì ít người chơi. Đến khi có MK2 do có sự vượt trội về mặt hình ảnh âm thanh so với các game khác ở thời điểm đó.
    - Tôi nhớ là còn 1 số game nữa nhưng theo tôi thì trên hệ máy này và vào khoảng thời gian này thì đây là game thống trị Fighting do hãng sản xuất có sự phát triển vượt bậc về hình ảnh, âm thanh và đặc biệt là cuối mỗi trận đấu có thể kết thúc đối phương bằng Fatality. Trong khi hầu như tất cả các trò chơi đều chỉ là hình vẽ thì riêng MK2 đã đưa được hình ảnh người thật và âm thanh thật vào game.

    Tất cả các game ở giai đoạn này đều theo 1 mô hình Fighting nhu sau :

    *********************************************************

    Mô hình Fighting truyền thống :
    Di chuyển : Chỉ có thể lùi tiến hoặc nhảy(rất cao), di chuyển 2 chiều
    Đặc điểm chung
    + Tấn công : ra đòn càng nhiều càng tốt, nếu không thì chỉ còn cách áp sát vật để đánh trúng đối phương.
    + Phòng thủ :
    : mỗi 1 cách là giữ khư khư nút đỡ, kiểu phòng thủ bị động.

    Đặc điểm chi tiết:
    - Chưa có chạy nhanh để áp sát đối thủ, cách nhanh nhất là nhảy tiến vào.
    - Đòn tấn công không phân biệt trên dưới.
    - Vật chưa đẩy được
    - Chiến đấu trên 1 mặt phẳng 2D, tức là chỉ di chuyển được tiến và lùi theo trục ngang (trục hoành) , và nhảy di chuyển theo chiều dọc (trục tung ) và đây là cách tấn công tốt nhất mà tất cả những người chơi 20% Fighting ở thời điểm này đều dùng làm phương án tấn công chính.


    Những game fighting kiểu này thường tìm cách hấp dẫn người chơi bằng hình ảnh âm thanh, tính bạo lực hay những chiêu combo nhiều hit, hay kiểu kết thúc đối thủ cuối trận như MK. Các nhân vật chỉ khác nhau về mặt hình ảnh (hình, chiêu thức v.v..), hoàn toàn không có sự khác nhau trong lối đánh của từng người và từng nhân vật (char). Tức là bạn có thể sử dụng 1 chiến thuật chung về tấn công và phòng thủ cho tất cả các nhân vật mà game cho phép bạn chọn. Lấy MK làm ví dụ, tôi thường chọn SubZero(ninja băng), nhưng tôi hoàn toàn có thể dùng những nhận vật khác như người điện mà cách đánh hầu như không bị ảnh hưởng. Nếu bạn xem tôi đánh hay 1 người bất kì thì hoàn toàn không phân biệt được . Vì vậy thường người chơi chỉ thấy hấp dẫn vì có những thứ mới lạ, còn khi đã chơi lâu thường gây cảm giác nhàm chán.
    ***************************************************


    ====================================================

    Máy Nintendo
    Bắt đầu từ khoảng 1992

    - Kickbox : Mô phỏng kickbox của nước ngoài. Đã đẩy được vật, có combo hơn 6 hit trúng phát đầu tiên là các đòn tiếp theo chắc chắn trúng.
    - Endless Gundam : Robot chiến đấu.
    - YuYu Hakusho - Namco : Thực ra đây không phải là thể loại fighting mà là có thể nói đấy là thể loại khác. Cái này bạn phải chơi mới biết, trong game này thì hầu như không có phòng thủ, 2 bên bắn chưởng để tấn công. Game này khá nhiều đề can được bán và theo tôi nghĩ ở thời điểm đó thì đây là 1 game thành công. Game này dựa theo 1 câu truyện đã có bán ở VN.
    - Zenki : gần tương tự YuYu Hakusho nhưng có những nét riêng. Thực ra đây là 1 game đi bài, nhưng đánh trùm cuối bài thì theo kiểu khác.

    ----------------------------------------------------------------------
    Nhận xét : Đa số các game ở hệ máy này trở về trước thường chỉ dành cho lứa tuổi dưới 18. Nếu nói về Fighting thì hệ máy này có xuất hiện 1 số thể loại mới như YuYu Hakusho, Zenki, Kickbox nhưng chủ yếu hấp dẫn người chơi bằng tính mới lạ, thần thoại, hay bạo lực.
    ----------------------------------------------------------------------

    Arcade (máy xèng)
    Không rõ có từ khi nào
    - Samurai Shodown 1,2,3
    - Street Fighter
    - King of Fighter

    PC : (nói chung trên PC thì nhiều, tôi chỉ đưa những game tôi đã biết lâu)
    Samurai Shodown : khá nhiều người chơi..
    - Last Blade
    - v.v...

    -------------------------------------------------------------------------
    Nhận xét : Ở 2 hệ máy này trước năm 1998 không có game fighting nào thực sự hay, chỉ có 1 chút thay đổi là những tuyệt chiêu mất nhiều máu sẽ có những điểm bất lợi nhất định. Điều đáng nói là sau này trên PC đã xuất hiện 1 số thể loại game khác hấp dẫn và nghành công nghiệp game rất phát triển. Những game như StarCraft - Brood War, AOE ( RTS) Haft Life (1st person shooter) có sức thu hút rất lớn và cùng với sự phát triển của Internet thì sự thành công của nó như Batle.net, World Cyber Game v.v.. Có thể nói rằng đây là những game thống trị không chỉ ở Việt Nam.
    -------------------------------------------------------------------------

    ====================================================

    Play Station 1
    [​IMG]
    Bắt đầu từ khoảng 1998

    - Tam Quốc - Weapon base Fighting.
    - Toshiden Arena : Cái này cũng tương đối được về hình ảnh tuy nhiên có nhiều lỗi game và sau đó thì không chơi nữa chuyển qua Soul Edge.
    - Tekken : Thử 1,2 lần sau thấy không bằng Soul Edge nên không thích.
    - Blood Roar 2 (chắc thế) : xem qua, cũng không thích bằng Soul Edge.
    - Samurai Shodown 3 v.v.. : chỉ xem qua…
    - Võ Công Trung Nguyên : Thể loại này thì toàn chưởng xanh đỏ, tuy nhiên cũng tương đối thú vị vì game này hình ảnh khá đẹp (tất nhiên không thể bằng PS2 bây giờ).
    - Còn 1 số game nữa nhưng nói chung hồi đó tiếng Anh của tôi không như bây giờ nên chắc có tên cũng không nhớ.
    - Soul Edge - Namco - Weapon base Fighting: Ở hệ máy này theo tôi thì chỉ có SoulEdge có thể nói là thành công nhất trong số các game Fighting ở trên. Dù chưa thể nói là hoàn hảo do cách đánh giữa các char chưa khác nhau nhiều lắm nhưng cũng có được những đột phá nhất định .

    -----------------------------------------------------------------------
    Nhận xét : Trong số những game trên có thể nói là đều có những nét riêng, nhưng chỉ là sự thay đổi về mặt hình ảnh 3D, âm thanh nổi, nhiều nhân vật, chiêu thức đẹp, chưởng lửa, hoá thú v.v... còn thì kiểu chiến đấu không thay đổi gì, di chuyển không né được đòn đánh. Hoàn toàn không khác những game Fighting 2D, trận đấu chỉ diễn ra trên 1 mặt phẳng, tức là các nhân vật chỉ tiến và lùi, đòn chém ngang và chém dọc không khác gì nhau. Có những nhân vật có đòn thế vừa nhanh, vừa mạnh, vừa rộng, vừa an toàn. Tức là đủ tất cả các ưu điểm của 1 đòn trong Fighting, và bạn chỉ cần chọn nhân vật đó và dùng những đòn đó trong suốt cả trận là có thể chiến thắng đối phương 1 cách dễ dàng. Điều này dẫn đến tình trạng khi chơi game ai cũng chọn nhân vật đó. Ví dụ điển hình là Samurai 2 là UKIO và Samurai 4 là TAM TAM, nếu có ai đó không chọn 2 con đó khi đấu với 1 người cùng trình độ thì có lẽ phần thua phải đến 90%.

    ***************************************************

    Mô hình game Fighting đến hết giai đoạn này (đặc biệt ở Soul Edge-PS1)
    Đặc điểm chung :
    + Tấn công : trên hoặc dưới để đánh trúng hoặc vật
    + Phòng thủ : vẫn chỉ có 1 cách là giữ nút đỡ, những hình thức kia hầu như không có tác dụng gì .


    Đặc điểm chi tiết :
    + Di chuyển : Có thể chạy thẳng, nhảy tốt, di chuyển ngang kém, chưa thể di chuyển ngang để áp sát đối phương
    + Tấn công :

    - Đòn tấn công đã chia trên dưới (đa số)
    - Phân biệt chém ngang,chém dọc nhưng hiệu quả chưa rõ.(Soul Edge)
    - Vật có thể đẩy được (Soul Edge)
    - Có chạy để áp sát (đa số)
    - Có hư chiêu nhưng những chiêu này chưa có tác dụng gì.(Soul Edge)
    - Có những đòn tự động phản kiếm Auto-Counter (Soul Edge)
    - Có những đòn không thể đỡ được Unblock (Soul Edge)
    - Các đòn combo có thể bị ngắt.

    + Phòng thủ :

    - Phòng thủ bị động : giữ đỡ.(Soul Edge)
    - Đã có kiểu phòng thủ chủ động : phản kiếm (tức là nếu bạn thành công thì bạn sẽ chuyển từ thế phòng thủ bị động sang thế chủ động tấn công)(Soul Edge)
    - Né đòn phản công bằng cách di chuyển ngang: dù chưa linh hoạt như hiện tại.(Soul Edge- khá nhất , Toshiden Arena, Tekken)


    Những kiều tấn công và phòng thủ mới sẽ được nói kỹ trong phần về SoulCalibur2 ở dưới.

    Ở các game Fighting từ đây trở về trước thì những char có tốc độ cao chiếm ưu thế tuyệt đối trong trận đấu. Những char tốc độ chậm hầu như không thể chiến thắng.


    **************************************************************

    -----------------------------------------------------------------------

    Ở tất cả các game Fighting thì việc thay đổi giữa đòn trên và dưới để tấn công lấy máu đối phương là cách tấn công rất bình thường với tất cả mọi người . Do đó nếu bạn có nhiều kinh nghiệm về game Fighting đó thì việc đỡ các đòn trên và dưới hoàn toàn không khó. Do đó khi 2 cao thủ gặp nhau sẽ dẫn tới tình trạng cả 2 bên đều không thể tấn công lấy máu đối phương do bên kia cứ giữ khư khư nút đỡ. Điều này được Namco giải quyết bằng cách đưa thêm 2 kiểu tấn công mới, hư chiêu-Cancel và đòn Unblock. Những đòn hư chiêu sẽ gây rối loạn đối phương và những đòn Unblock ép đối phương bắt buộc phải di chuyển để né tránh hay tấn công lại, tức là đều làm bên kia phải bỏ nút đỡ ra. Khi đó sẽ làm trận đấu hấp dẫn hơn do có nhiều phương án tấn công, và để cân bằng thì họ cũng đưa ra kiểu phòng thủ mới là gạt kiếm đòn Auto-Counter, những đòn kiếu này đòi hỏi óc phán đoán và độ chính xác rất cao, và cần phải mạo hiểm. Tất nhiên là nếu sai lầm bạn sẽ phải trả giá và thường là cao thủ mới dám dùng.

    -----------------------------------------------------------------------

    ====================================================

    Play Station 2
    [​IMG]

    Bắt đầu từ khoảng 602
    Trên hệ máy này cũng có nhiều game Fighting như DOA, Tekken v.v..nhưng hiện tại chỉ có 2 game đáng nói tới là phiên bản thứ 3 của Soul Series(SoulEdge, SoulCalibur, SoulCalibur2) là SoulCalibur2 và 1 game khác có lẽ là Blood Roar Series.


    SoulCalibur2 (SC2)
    Thể loại : Weapon based fighting.
    Namco
    [​IMG]


    Đây là Fighting thành công về rất nhiều phương diện, game tái hiện tất cả thể loại võ thuật đặc sắc có truyền thống lâu đời mang phong cách của cả Châu Á và Châu Âu như Wushu của Trung Quốc, kiếm Nhật Bản, Hàn Quốc và các kiểu kiếm thuật Châu Âu v.v.. Có lẽ sau khi bạn đã thử SoulCalibur2 1 thời gian và cảm nhận được những điểm hấp dẫn của nó thì có lẽ là bạn cũng hâm mộ SoulCalibur2 chẳng kém gì tôi.
    Về thành công của SC2, ở đây nói về các phương diện sau :
    - Số lượng fan SC2 hiện tại thì tôi nghĩ số lượng fan SC2 riêng ở Châu Âu theo thống kê ở trang www.soulcalibur.com <http://www.soulcalibur.com/> của Namco đến ngày 18/4/604 đã là hơn 13000 chưa nói đến Châu Á và các nước khác.
    - Nếu đứng trên phương diện người mới hay chưa chơi SC2 thì thường họ nhìn vào hình ảnh, âm thanh, diện mạo nhân vật. Mà những cái này thì với SC2 thì không có gì phải bàn, bằng chứng là từ khi có SC2 trên PS2 khoảng hơn 1 năm thì số lượng fan đã tăng nhanh đến mức chóng mặt so với số fan Fighting của các game khác hay fan Fighting những năm trước đây .
    - Trên phương diện những người đã gắn bó lâu năm với SC2 thì cái này cũng chẳng có gì phải bàn. Có thể là hơi quá nếu nói 20% những người đã từng gắn bó với Soul Series hiện tại đều rất có hứng thú với SoulCalibur2 nhưng đúng là như vậy. Tôi không nhớ là đọc ở đâu nhưng có những người hơn 30 tuổi hiện vẫn rất thích Fighting. Mặc dù những người kiểu này đã rất quen thuộc với thể loại Fighting nhưng thực sự khi đến với SC2, có thể nói là bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ với hệ thống của game như Stance, Cancel, Stun, Soulcharge v.v.. Tóm lại đây là 1 game mà dù bạn có chơi từ năm này qua năm khác cũng không bao khám phá hết những cái mới của nó, và cái đó theo tôi chính là cái đã làm cho những người yêu thích nó thường gắn bó rất lâu.

    ***********************************************************

    Những đột phá ở SoulCalibur2 so với các game Fighting truyền thống cũng chính là mô hình Fighting ở giai đoạn này
    (SC2 có tất cả những đặc điểm của Fighting giai đoạn trước, ở đây không nhắc lại mà chỉ đề cập đến những ưu điểm mới )

    + Di chuyển : Đây là 1 trong những đột phá rất lớn so với các kiểu Fighting trước đây, hầu như chưa có hãng nào làm được hay game nào có được sự di chuyển linh hoạt như trong SC2. Bạn có thể di chuyển tự do hoàn toàn theo tất cả các hướng y như thực tế tương ứng với không gian 3D của game, đại đa số các game bây giờ đều là 3D như thực ra chỉ có hình ảnh, không gian là 3D, thế nhưng việc di chuyển thì hoàn toàn không khác gì so với các mô hình Fighting thời kì trước . Di chuyển trong SC2 bao gồm tất cả các hình thức di chuyển như nhảy đến lăn lộn(Taki), thậm chí là bò(Voldo) để áp sát đối phương. Và theo như nhà sản xuất là “This is the key to victory “.
    Theo tôi bất kì game Fighting nào sau này muốn thành công thì ít nhất cách di chuyển phải được như của SC2 .

    (do phần tấn công và phòng thủ quá dài nên tôi sẽ viết tiếp ở bài giới thiệu về SC2, ở đây chỉ nói ngắn gọn)


    + Tấn công :
    + Stance : Đây cũng là 1 trong những đột phá vượt bậc của SC2 so với các game fighting hiện tại. Khá nhiều nhân vật (char) trong SC2 có các thế (stance) khi vào những thế này thì đòn thế sẽ khác và sẽ có những ưu điểm nhất định, hay đơn giản chỉ để lừa đối phương. Nightmare : Night Behind, Night Lower
    Ivy : Spriral Lust, Serpent's Embrace
    Voldo : Land Fish, Rat Chaser
    Maxi : Right Cross, Left Outer, Left Inner
    Talim : Wind Charmer, Wind Leap, Gales v.v..
    + Đòn tấn công : chém ngang,chém dọc rất rõ (đòn chém ngang là không thể thiếu ở SC2)
    + Đòn tấn công trúng đối thủ , chia thành 2 kiểu :
    1. Có thể bồi tiếp : hất lên không, khuỵu xuống đất, choáng (nhiều kiểu choáng)
    2. Ko thể bồi tiếp : sau khi trúng đòn đối thủ có thể tránh hay tấn công lại
    + Đòn tấn công khi đối thủ đỡ (guard hay block) chia thành 4 kiểu :
    1. Tác động bình thường .
    2. Stagger, Force Crouch, Force Standing, Show back, Show Side v.v..: đối phương đỡ được nhưng bị văng ra xa, bắt buộc phải ngồi xuống đứng lên, quay người lại do sức mạnh của đòn.
    3. Quake, Guard Crush : đối phương loạng choạng trong 1 khoảng thời gian.
    4. Unblock : Những đòn này không thể đỡ được, chỉ có thể né tránh.
    + Vật : vật khi đối phương ở trên không, dưới đất, đứng, ngồi, vật liên hoàn v.v..
    + Cancel : hư chiêu trong SC2 chiếm 1 vai trò quan trọng trong chiến thuật của mỗi nhân vật
    + Auto-Counter

    Trong tấn công cái hay của SC2 là bạn hoàn toàn có thể tạo cho mình những chiêu liên hoàn tự tạo gọi là custom combo hoàn toàn của riêng bạn. Điều này làm cho 2 người sử dụng cùng 1 nhân vật nhưng có lối đánh hoàn toàn khác nhau, đây cũng chính 1 trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của SC2.

    + Phòng thủ : Trong SC2 có rất nhiều kiều phòng thủ chủ động và tất nhiên cần độ chính xác cao, có tác dụng rất nhiều . Thường thì những người nhiều kinh nghiệm hay dùng kiểu này mà ít khi dùng kiểu phòng thủ bị động kia.
    + Phòng thủ bị động : giữ đỡ.
    + Phòng thủ chủ động :
    - phản kiếm GI
    - Auto Evade
    - Auto GI
    v.v..
    + Khi bị trúng đòn nằm dưới đất hay văng lên không : trong những trường hợp này bạn vẫn có thể né tránh ở mức độ nhất đinh, đây cũng chính là 1 điểm rất mới của Soul Series so với các game khác.

    **************************************************************


    Blood Roar :
    Đã thử 1,2 lần và đã có hình dung, nhưng có lẽ nhận xét về game này thì nên để những fan có nhiều kinh nghiệm về BR. Hiện tôi cũng chưa rõ lắm về game này bởi vì 1 số hạn chế của game như không có Command list v.v.. do đó tìm hiểu sẽ mất rất nhiều thời gian. Những fan của BR nếu có ai có kinh nghiệm về fighting thì có thể viết hộ tôi 1 bài so sánh BR về những ưu điểm và những cải tiến của BR với những game cổ điển . Nếu có thể thì cứ so sánh về 2 mặt tấn công và phòng thủ để mọi người dễ hình dung.



    Có thể bạn sẽ đặt câu hỏi rằng tại sao khi SC2 có những thay đổi như vậy trong hệ thống game thì lại cuốn hút người chơi, tại sao trong cách tấn công và phòng thủ của SC2 đều có rất nhiều phương án để lựa chọn như vậy lại chiếm được sự yêu mến của các fan Fighting ?
    Câu trả lời này theo tôi cách dễ nhất là bạn khi bạn đã có trình độ tương đối cao hay đã tương đối hiểu về SC2 thì bạn sẽ dễ dàng nhận ra điều này hoặc có thể đọc những bài tiếp theo về SC2 tôi sẽ viết sắp tới. Còn hiện tại thì tôi chỉ có thể nói ngắn gọn rằng chính những thay đổi này đã làm cho bất kì tình huống nào trong 1 trận đấu của SC2 cũng là 1 cuộc đấu trí mà ở đó cả 2 đấu thủ phải suy nghĩ và đưa ra quyết định cực nhanh, đôi khi có thể có cả yếu tố mạo hiểm trong đó. Và chính những chiến thắng trong những cuộc đấu trí như vậy đã lôi cuốn những người đã từng 1 lần tham gia vào cuộc đấu trí đó.
     
  2. Voter 1

    Voter 1 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    9/3/03
    Bài viết:
    76
    Bài víet hay quá nhưng sao ông chỉ nhận xét có 2 game vậy?
     
  3. FFLeader

    FFLeader The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    25/6/03
    Bài viết:
    2,419
    Hiện tại mỗi game Fighting mới ở PS2 đều có những nét tiến bộ nhất định so với thời trước. BR có né, DOA có kiểu bắt chân hay bắt tay đối phương, nhưng so với SC2 thì những tiến bộ như thế chưa là gì cả. Hơn nữa những cải tiến trong game phải đạt được mục đích là làm tăng thêm tính hấp dẫn của game đó, làm cho những người yêu thích game đó cảm thấy hấp dẫn, như thế thì cải tiến đó coi là thành công. Và SC2 đã làm được điều này.
    SC2 online : Theo tôi thì hiện tại SC2 chỉ cần làm 1 số char yếu cân bằng so với các char khác thôi là đủ. Cứ làm sao để online được càng sớm càng tốt là hay nhất, hiện tại game này đã quá hay rồi, chưa cần phải cải tiến tiếp.
     
  4. Voter 1

    Voter 1 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    9/3/03
    Bài viết:
    76
    Đâu phải Br chỉ có cải tiến là né.Ông đã có lòng viết về SC2 thì tui cũng có...bao tử để viết về BR.Lấy BR3 và Br extreme làm chuẩn hé

    Bloody Roar

    Thể loại: Đánh tay...ko^^

    Khác với những thể loại Fighting khác.Nếu như bạn chơi BR lần đầu tiên bạn sẽ ko thấy nó có gì nổi bật,nhưng khi đã nghiên cứu sâu vào thì bạn sẽ thấy hết những cái hay của nó.Lối đánh trong BR cũng khá đa dạng.Từ quyền anh(Yugo) đến võ thuật Trung Hoa(Long) hay lối đánh loạn xạ ngầu(Busu).Số lượng đòn của BR có thể nói là ko thua bất cứ 1 game nào khác,thậm chí nó còn nhiều đến mức ko thể làm ra 1 bảng Command list hoàn chỉnh được.Đây có lẽ cũng là điều gây khó khăn cho người chơi.

    Gameplay:

    Khác với những Game Fighting khác,mỗi nhân vật trong BR sẽ có nhiều trạng thái trong trận đấu là: Dạng Human,dạng Beast,dạng Hyper Beast và dạng...nằm 1 đống^^Ở mỗi dạng mà bạn phải lựa chọn phương án sao cho hợp lý.Tốc độ của BR cũng cao hơn hẳn so với các game khác.Do đó bạn sẽ ko có nhiều time để mà lựa chọn đâu

    Tấn công:

    Có thể nói rằng BR là 1 thiên đường của các đòn String và combo.Bình quân 1 nhân vật có thể đánh 1 đòn cơ bản lên tới 7,8 đòn(Chỉ mới là cơ bản,còn nâng cao thì đánh cho tới khi nào mỏi tay thì thôi).Ngoài ra bạn còn có thể tạo ra những đòn combo cho riêng mình.Điều thú vị là cùng 1 nhân vật,cùng 1 số lượng đòn sử dụng nhưng 2 người đánh sẽ có 2 phong cách đánh khác nhau^_^

    Đòn tấn công trong BR thì khá đa dạng,rất nhiều chiêu gây trạng thái và cũng có rất nhiều trạng thái được gây ra(Đếm ko hết=>Khỏi đếm).Và để tránh tình trạng đối thủ đỡ triền miên thì những đòn ko đỡ được(Như chiêu đỏ người của Shen hay chiêu qcfqcf+B của Stun)

    Air Cancel: Trước BR đã có nhiều game sử dụng qua kĩ năng này nhưng chưa có game nào qua mặt được BR về chỗ này cả.Kĩ năng này cho phép người chơi ko bị giới hạn về ý tưởng tấn công

    Vật:Đủ trò cả,từ trên ko cho xuống dưới đất,thậm chí đang nằm cũng còn có thể vật đối thủ được(hehehhehe,chiu này very đê tiện)

    Counter:Thường thì nhấn qcb+P hay K,có 1vài nhân vật có đòn counter đặc biệt....

    Ngoài ra còn có vô số chiêu như Air combo,Ground hit,Ground combos,lay down,....

    Phòng thủ:

    Đỡ(Nhấn G):Nếu như thằng nào khoái giữ đỡ mà chơi BR thì chỉ còn nước...biến thành bao cát vì trong Br đỡ là hạ sách(Trừ những Master Def dùng đỡ để gây sốc cho đối thủ).Vì sao ư?Trong BR dù có đỡ đòn bạn vẫn mất 1 chút máu,mà cứ nhiều cái 1 chút thì...to chuyện.Vả lại giữ đỡ thì 100% sẽ ko thể chủ động phản đòn lại được(Hãy nhớ kĩ,BR là 1 game có rất nhiều combo,nếu để đối phương "múa" thì chỉ có nước nghỉ thở)

    Né: Đây là kĩ năng mà bất cứ ai mún trở thành cao thủ cũng đều phải xài cả.Nếu như bạn coi phim kiếm hiệp lâu năm thì sẽ bít né để làm cái chi

    Lay down: Sau khi nằm bạn có thể tránh được các đòn H và M.Bạn có thể "đơm" lại đối thủ bằng kĩ năng tấn công bằng LD,nhưng nếu nó khều 1 đòn L trong trạng thái bạn đang LD thì hơi thê thảm
    .....vv...

    Air Recovery: Nếu pa nào chơi Toshiden thì sẽ bít dzụ này.Bật dậy trên ko.Trong BR nếu như ko xài tốt kĩ năng này thì chuyện lên dĩa chỉ còn là vấn đề thời gian


    Di chuyển: Trong BR thì nếu mới chơi sẽ ít ai sử dũng kĩ năng này,nhưng khi chơi lâu năm rùi thì mới thấy nó quan trọng.Kĩ năng side step của BR rất khó sử dụng nhưng nếu đã làm chủ được nó rùi thì....vô tư^^.Ngoài ra còn có vô số cách xáp vô khác như trượt,bò,phóng vô,quick step.....


    Mà thôi,nói nhiều mệt quá.Ai có nhu cầu thì cứ việc tìm hiểu
    Viết ko hay,thông cảm
     
  5. FFLeader

    FFLeader The Warrior of Light

    Tham gia ngày:
    25/6/03
    Bài viết:
    2,419
    Mấy cái tôi viết là viết ở nhà sau đó ra ngoài chỉ paste lên thôi. Do đó mới có thời gian chỉnh sửa màu mè với chữ hoa chữ đậm đồng thời suy nghĩ kĩ được. Chứ nếu ra ngoài hàng rồi vừa viết vừa chỉnh thì chắc khó mà được như ý mình.
    Nói chung là tôi đã thử BR rồi dù thời gian ko nhiều, đã biết 1 số kiểu tránh đòn, Air recover thì tôi chơi Toshident và nhiều game khác cũng biết rồi. Nói chung đọc bài trên tôi vẫn chưa hình dung được trong tấn công và phòng thủ của BR có điểm nào đặc sắc gây hứng thú nhiều cả. Những đòn ko đỡ được thì Toshident cũng có v.v..
    Tóm lại tôi muốn biết là trong BR thì có những kiểu phòng thủ chủ động nào. Mấy U thử liệt kê và cho ví dụ để tôi tìm hiểu chút.
    Lưu ý : Né trong BR cũng chỉ là 1 kiểu phòng thủ bị động, ko phải phòng thủ chủ động bởi vì cho dù bạn có né được đòn của đối phương thì bạn vẫn chưa thể tấn công đối phương mà còn tuỳ vào đối phương sẽ làm gì tiếp theo. Do đó bạn cần phân biệt rõ giữa phòng thủ chủ động và bị động, kể cả Air recover cũng như vậy
    Phòng thủ chủ động tức là nếu bạn thực hiện phòng thủ bằng cách đó thành công thì bạn có thể ra đòn tấn công tiếp theo đó mà ko quan tâm đến đối phương làm gì, khi đó đối phương bắt buộc phải phán đoán hướng tấn công của ta. Có thể ví dụ như GI của SC2, nếu các bạn ko hiểu có thể hỏi NIX để hiểu về GI.

    Hiện tôi đang muốn tìm hiểu một chút về BR, theo như bài trên thì tôi chưa thấy kiểu phòng thủ chủ động nào. Có fan BR nào biết nhiều về BR thì có thể phân tích cho tôi biết với. THANKS.
     
  6. Kenji Ogami

    Kenji Ogami Ultimate EdgeMaster Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/10/02
    Bài viết:
    9,420
    Nơi ở:
    -_-!
    Né là 1 kiểu phong thủ chủ động ông ui,sau khi né xong thì có thể "bụp" lại ngay mà ko cần bít đối phương làm kí rì(Chỉ có điều ông ra đòn chậm dù chỉ 1 tí tẹo thui thì ông cũng sẽ lên dĩa).Tôi ko thể so sánh né của BR với GI của vì như thế là rất khập khiễng.Nhưng mà nếu như bị GI thì có thể GI lại(Gi được hay ko thì tui hổng dám chắc) nhưng trong BR nếu như né xong mà bụp lại thì đối thủ chắc chắn phải ăn đòn.Còn nếu như mún nói sâu vào vụ này thì để tên Nix nói chắc tốt hơn vì hắn chơi BR và SC2 đều có thể xem là cao thủ^_^

    Bây giờ tui cũng ko rảnh mà ngồi viết về BR,để hè này rảnh rỗi tui ngồi iết 1 bài về BR để mấy ông tham khảo.
     
  7. Kenji Ogami

    Kenji Ogami Ultimate EdgeMaster Moderator Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    31/10/02
    Bài viết:
    9,420
    Nơi ở:
    -_-!
    hêhhhe,câu thêm bài nữa^^

    Bài của Voter 1 nói rất nhiều nhưng chưa đề cập đến những yếu tố chính tạo nên sự hấp dẫn của BR: Tốc độ-Chiến Thuật-Khả năng sinh tồn
     
  8. jade ninja

    jade ninja T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    17/4/04
    Bài viết:
    630
    Nơi ở:
    What!
    Lịch sử thì thấy rồi còn bảng so sánh thì sao hổng thấy đâu vậ cà.Sao không lập chỗ bỏ phiếu vậy.
     
  9. shogakukan

    shogakukan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    10/3/04
    Bài viết:
    1,317
    uh há đúng rùi bảng vote đâu????mà sao Kenji Ogami là mod mà đi câu bài "vui" vậy?????À mà nếu vote tui vote cho kò các lọai nha!!!!
     

Chia sẻ trang này