Nam Việt Chiến Kí: Đông A anh hùng!

Thảo luận trong 'RTK và others' bắt đầu bởi thanhbi1981, 14/9/09.

  1. thanhbi1981

    thanhbi1981 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    13/12/02
    Bài viết:
    91
    Lời nói đầu:
    Sau khi được thưởng thức công trình patch Nam Việt của các đại ca trong box, tiểu đệ xin được vừa chơi vừa sáng tác một truyện theo phong cách của patch.
    Hi vọng cũng mua vui cho mọi người được 1 vài trống canh!

    Hồi 1:
    Động Đình Hồ tinh tú tụ
    Anh hùng kết minh thỏa chí tang bồng=))


    Năm 200 Tây Lịch, lợi dụng lúc Trung Hoa bị chia cắt bởi các lãnh chúa, họ Lưu suy yếu, các anh hùng phương Nam nổi dậy khắp nơi, đuổi kẻ thù về đất bắc. Chấm dứt thời kì ngàn năm Bắc thuộc, thời kì mà bọn thống trị dày xéo dân ta đến nỗi:
    Tàn bạo thay sắc phong thu phải đổi
    Độc ác thay ánh nhật nguyêt phải mờ!

    Nhân tài đông đảo, dân chúng đồng lòng, nên các thế lực phương Nam mạnh lên nhanh chóng, lại được đất đai phì nhiêu, nên Nam việt đạt được những phát triển vượt bậc về cả kinh tế lẫn quân sự.
    Tiếng ác đồn xa, tiếng lành cũng đồn xa, hoảng sợ trước sự tàn bạo của các đại lãnh chúa phương Bắc như Tào Tháo, Lữ Bố , các quận cực Nam TrungHoa lần lượt xin gia nhập các lực lượng Nam Việt mở đầu cho một cuộc chiến thần thánh của các dân tộc Lạc Việt được sử sách đời sau ghi nhận dưới cái tên: cuộc Bắc chinh anh hùng!:D

    Lúc ấy, các quận Vũ lăng Quế Dương rơi vào tay nhà Trần đứng đầu là Trần Nhân Tông, các quận Ngô và Cối Kê rơi vào tay nhà Lê đứng dầu là Lê Lợi, các quận Vân Nam và Kiến Ninh rơi vào tay nhà Lý đứng đầu là Lý Thánh Tông.

    Tháng 12/250, trong 1 buổi thiết triều, vua Trần hỏi quần thần:
    -Nay trẫm thấy miền bắc li loạn, dân chúng lầm than, ai oán ngập đất, chuyện kể nghe được ngay ta là người miền Nam cũng cảm thấy động lòng, các khanh nghĩ sao?

    Thái sư Trần Thủ Độ nghĩ rồi đáp lời:
    -Ý bệ hạ là muốn đánh hay ko muốn đánh? Nếu ko muốn đánh thì thần ko có gì để nói!

    Vua Trần mỉm cười ý tứ:
    -Vậy ta muốn đánh thì khanh định nói gì?

    Độ:
    -Phương Bắc có biến, các thế lực phương Bắc tuy liên minh nhưng ko ai một lòng, vả lại dân ta vừa bị giặc phương bắc hành hạ suốt mấy trăm năm, còn oán lắm, nếu bệ hạ đánh sẽ được mọi người ủng hộ, chắc chắn sẽ nên công!

    Thân vương là Trần Ích Tắc nhăn mặt:
    -Phương Bắc tuy loạn nhưng Tào Tháo, Tôn Quyền, Lưu Bị người nào cũng có trong tay 50 vạn hùng binh, trăm viên danh tướng, lại liên minh với nhau. Ta nay có hơn 5 vạn quân, đât Ling Lăng, Quế Dương Lại cằn cỗi, ko thể làm hậu phương lớn, e rằng như châu chấu đá xe, kiến đốt voi mà thôi! Mong bệ hạ nghĩ cho kĩ!

    Một vương trẻ là Trần Quốc Tuấn quát to lên rằng:
    -Nay chú đất đai ngàn hộ, vợ đẹp trăm người. Nhờ ai?
    Nếu tổ tiên ta ai cũng tránh kiếm lẩn đao như chú thì ngày nay chú có lẽ đang đi chăn ngựa cho quân Tàu chứ ko được sung sướng như vậy đâu!

    Lại một vương khác là Trần Kiện:
    -Nói gì thì nói, phải giữ tôn ty. Vả lại chú Tắc nói đúng, phải suy nghĩ cho kĩ, châu chấu đá xe, đá ko được mà còn gãy càng, kiến đánh voi, voi dẫm chết.
    Ta nay thế mỏng lực yếu, đánh mà thua đừng nói vinh hoa phú quí ko còn, ngay cả chỗ đội nón trên đầu cũng mất.

    Tuấn khóc mà hét lên:
    -Thù dân tộc còn đó, thây người Việt bị Tàu giết còn chưa chôn, ra sông còn vớt được cốt của kẻ bị tàn hại, mà chú dám nói những lời như vậy!
    Thế nào là châu chấu đá xe, nghĩa là lúc xe trên đường dốc, bên cao bên thấp, chỉ cần chạm nhẹ là xe sẽ rơi xuống vực!
    Thế nào là kiến đốt voi, nghĩ là lúc voi bị ốm, bị kiến chhui vào tai mà đốt, thủng óc mà chết!
    Nay chính là lúc cái xe Trung Hoa đang nghiêng, con voi Trung Hoa đang ốm, ko đánh lúc này thì đánh lúc nào?
    .....
    TỪ một câu nói của vua Trần làm quần thần cãi nhau ko dứt!
    Vua Trần chỉ cười trừ ko nói gì rồi cho bãi triều!;;)


    Canh hai đêm ấy, Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn dc mật chỉ lật đật vào cung.
    Vào tới nơi ,vua Trần đang nghĩ việc ngoảnh ra mời 2 người bình thân và nồi xuống.
    Vua Trần:
    -Đêm khuya thế này mời 2 khanh đến đúng là có hơi quá đáng. Các khanh đừng trách!

    Độ nhanh miêng trả lời ngay:
    -Bệ hạ nói gì thế! Đêm khuya thế này bệ hạ còn nghĩ việc, bọn thần kẻ thì yên giấc, kẻ thì đàn ca thê thiếp quả thật xấu hổ lắm.

    Vua Trần cười:
    -Đâu có, chẳng qua ta còn có việc nghĩ chưa thông nên chưa đi nghỉ đấy!
    Ngừng một tí và với ánh mắt chân thành:
    -Xem các đa phần các quan đều chỉ biết lo cho mình, làm ta mất tin tưởng. Chỉ có 2 ngươi là hiểu lòng trẫm nên ta thấy vui long lắm. Và cũng mong các ngươi giúp ta nghĩ thông việc ấy!!

    Độ:
    -Bọn thần thật ra về nhà cũng đã ngủ dc đâu, xem mọi người hèn nhát như thế quả thật có ấm ức trong lòng, cũng có điều khúc mắc. Mong bệ hạ cứ hoi?

    Vua Trần:
    -Ta muốn đánh! Ta ko đánh Tàu, vài năm sau nó cũng đánh ta, có phải yên ổn được với nó đâu.
    Giờ ta có điều mạnh, nó đang yếu, lấy công làm thủ vẫn hơn!

    Độ:
    -Bọn thần cũng nghĩ thế!

    Vua Trần:
    -Có điều chú Tắc nói cũng có phần đúng, quân Tàu còn mạnh, khanh nghĩ sao!

    Độ nhẹ nhàng nói ngay:
    -Kẻ được dân ủng hộ, được nhiều nhân tài giúp, biết dùng binh hợp lí, kháo đối nội, đối ngoại sẽ thắng. Kẻ thắng là kẻ mạnh!
    Thần có đối sách đàng hoàng, ko dám nói liều!

    Vua Trần:
    -Khanh nói xem!

    Độ:
    -Thần xem thiên văn thấy sao tụ đất này, Động Đình Hồ xuất hiện rồng xanh mây tím, bệ hạ la bậc minh quân ắt sẽ làm nổi chuyện lớn!
    Nay họ Lê phía đông, họ Lý phía Tây đều mạnh ,là dòng dõi Âu Lạc cả, và lại ai cũng có thù với quân Tàu nên liên minh để chia sức quân thù.
    Đất Vũ Lăng tuy là có nhiều tướng khỏe nhưng toàn bọn hữu dũng vô mưu, quân văn thì bạch diện thư sinh cả, ắt chiếm được dễ!
    Dồn sức tạo thế tam giác ỷ dốc, đời Trường Sa yếu đi ắt cũng về ta!
    Trong lúc đó phản gián chia rẽ quân thù cho chúng đánh lẫn nhau yếu đi!
    Dần dần sẽ nuốt hết Kinh Tương chia 4 thiên hạ!
    Bệ hạ đừng ngại, nếu có thua trận, xin cứ chém đầu bọn thần trc!

    Vua Trần lại cười:
    -Nghe lời này ta thấy vui mừng lắm vì ta cũng có ý như vậy chứ ko phải đợi khanh nói ta mới biết, ta hỏi cho rõ mà thôi.
    Các khanh cứ về nghỉ!


    Cuộc trò chuyện tuy ngắn ngủi nhưng đã quyết định vận mệnh của thiên hạ!
    3 ngày sau sứ giả lên đường.
    1 tháng sau 3 nhà Trần, Lê, Lý kết minh tai Động Đình Hồ thể hiên quyết tâm Bắc chinh của dân Nam ta.
    Thấy nghe còn kể lại, các anh hùng tay bắt mặt mừng, bỏ qua hết ân oán dòng họ, cắt máu ăn thề, khắc tay chữ Sát Thát.
    Dưới cơn mưa dàm tháng Giêng, tiếng hò reo và khí thế cả hàng vạn anh hùng át hẳn sự tối tăm của trời đất, cuồng bạo của gió bão.
    Bình minh lên, một ánh cầu vồng trải ngang trước những ánh mắt tuy có phần mệt mỏi sau 1 đêm thức trắng, nhưng vẫn bừng sáng 1 niềm tin quyết thắng, báo hiệu một điềm lành!
    Thực là:
    Anh hùng là đây, hạnh phúc là đây
    Dáo trong tay, quyết trong tâm, ta thề chiến thắng!:-"

    -----------------------------------------------------------

    Hồi 1:

    Động Đình Hồ, hùng tinh tụ hội
    Dựng Đông A, hào kiệt vẫy vùng

    Năm 251 PUK RTK11 tức năm XXX Hiến Đế nhà Đông Hán, Trung Nguyên đại loạn. Cục thế thiên hạ ổn định mấy trăm năm nay bị chia cắt bởi các thế lực quân phiệt của các trấn chư hầu. Đất Hà Bắc, Viên Thiệu và Công Tôn Toản dấy động can qua, Hoàng Cân Trương Giốc nắm giữ Bộc Dương phất cờ tựu nghĩa. Mã Đằng vâng lệnh Y Đái Chiếu lao động đường phố trợ Hiến Đế nắm giữ Trường An. Tư Mã Ý chiếm giữ Đông Đô Lạc Dương và Trần Lưu. Ôn hầu Lữ Bố cậy mạnh hoành hành mạn Thanh, Từ. Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền chia nhau trấn giữ các vùng Lũng Thục và hai bờ Trường Giang, Dương Tử. Cục thế thiên hạ chia cắt, chiến tranh liên miên, bá tánh phương bắc đều rơi vào cảnh lầm than ly loạn.

    Bấy giờ cánh quân Đông A của Nam Việt đóng quân tạm nghỉ ở Quế Dương, Linh Lăng để xem xét thế cục. Có tin quân báo truyền về:
    - Hiến Đế ra chỉ dụ ba nhà Ngô Ngụy Thục liên minh đánh dẹp quân Nam Việt, lại sai sứ giá đến truyền chỉ.

    Vừa dứt lời thì có tin sứ giả nhà Hán đến ra mắt, Trần Nhân Tông vội triệu tập quần thần rồi sai Đại Hành Khiển Trần Khắc Chung ra đón sứ giả vào yết kiến. Sứ giả nói:

    - Bắc Triều và Nam Triều có cái nghĩa phụ tử. Bắc Triều là đại quốc, Nam Triều là tiểu triều. Khi xưa Hán Cao Tổ đã muốn áp nhập vào làm một quận thuộc nhưng nghĩ đất phương nam xa xôi chỉ nên lấy lễ nghi mà giao huấn đên cho để tự lập. Nay đã không biết ân sao còn vô cớ dấy động can qua, cất quân xâm lấn?

    Hưng Võ Vương Trần Quốc Nghiễm và Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản đồng rút gươm ra nạt lớn:
    - Ngươi sang đây kết giao hay phỉ báng Nam quân. Dể thường chê gươm nước Nam ta không sắc?

    Trần Nhân Tông nạt hai vương hầu trẻ tuổi lui ra, rồi Thái sư Trần Thủ Độ bước ra nói lớn:
    - Bắc Triều và Nam Triều tự cổ chí kim vẫn độc lập. Khi xưa đất Nam Việt của Triệu Vũ Đế gồm cả Lưỡng Quảng, Hợp Phố, Vân Nam. Vũ Đế nghĩ bá tánh Trung Nguyên đã chịu ly khổ bởi nhà Tần, rồi chiến cuộc Hán Sở mà đồng ý kết bang giao. Hán Cao Tổ các ngươi cũng phải nhún nhường, xây mộ tổ họ Triệu ở Thường Sơn Chân Định để vổ về. Thế mà nhà Hán nhân khi Vũ Đế mất, nước Nam chịu cảnh mẹ góa con côi, cất quân xâm lấn. Thực là mất cái lể nghi của nước lớn, rõ thói cuồng đồ. Nhưng trời vẫn tựa nước Nam, sau khi nhà Triệu mất anh hùng hào kiệt phương Nam không khi nào là ngồi yên chịu phục. Nay đại quân Đông A của chúng ta cùng với quân Lam Sơn ở Cối Kê, quân Hưng Vũ ở Vân Nam đồng xuất binh. Một là báo quốc thù hai là phục hồi cố thổ, chẳng hay ý Hiến Đế nhà Hán các ngươi ra sao?

    Sứ giả bị Trần Thủ Độ thuyết cho một hồi, luống cuống trả lời:
    - Hiến Đế sai tôi đến truyền chỉ phong cho vương chức Nam Việt quận vương lĩnh Quế Dương Thái thú.

    Sứ giả còn muốn nói nữa, Nhân Tông vẫy tay sai Trần Khắc Chung đưa sứ giả ra dịch trạm nghỉ ngơi chờ tin.

    Hôm sau, Nhân Tông và Thượng Hoàng thiết triều nghị sự. Bá quan mỗi người một ý, kẻ thì bảo nên nhân phong, người lại nói không nên nhận phong mà xuất quân thị uy. Nhân Tông liền hỏi Chiêu Minh Vương:

    - Ý của hoàng thúc như thế nào?

    Chiêu Minh Vương tấu:
    - Bẩm Quan gia, nay Quế Dương và Linh Lăng mới tạm ổn, hãy tạm tu chỉnh binh lực chấp nhận tước phong để tùy cơ liệu định

    Hưng Nhượng Vương và Hoài Văn Hầu nói:
    - Xin cấp quân cho chúng tôi đánh chiếm Vũ Lăng rồi tính vẫn chưa muộn!

    Thượng Hoàng hỏi Chiêu Quốc Vương:
    - Ý Hoàng đệ ra sao?

    Trần Ích Tắc ngẫm nghỉ hồi lâu rồi nói:
    - Nay Trường Sa, Vũ Lăng có gần 2 vạn quân như gọm kìm kẹp Đông A. Đánh cũng chưa phải là kế hay, cứ bằng lòng nhận tước phong đi là hơn.

    Nhân Huệ Vương đang nắm thủy quân nổi giận nói:
    - Vậy hãy để tôi ra mặt nam Quế Dương lập trại phòng khi Bắc quân có biến

    Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn đồng tấu:
    - Việc nhận tước phong là việc nên làm nhưng ba quân tướng sĩ chưa chắc đã hiểu thấu cái lý lẽ bên trong. Xin Quan gia và Thượng Hoàng cho một bảng văn để giải thích cho tướng sĩ!

    Thượng Hoàng cười lớn:
    - Bản gia cũng nghĩ như vậy.

    Bèn truyền gọi sứ giả nhà Hán làm lễ nhận tước phong, rồi ra bảng văn hiểu dụ tướng sĩ. Đại ý:

    "Bản gia cùng chư quân dốc quân Bắc phạt. Mới một tháng mà đã hạ được Quế Dương, bình định Linh Lăng. Nay sĩ khí đang hăng, tướng soái sôi sục lẽ là tiến tục tiến quân quét sạch Giang Hán. Nhưng mệnh trời còn nhiều biến đổi, việc quân còn phải xét suy. Hán Đế sai các trấn chư hầu kết liên chắn đường bắc phạt, lại giả dối truyền phong cho ta làm Nam Việt Quận vương. Tiến là phong tước mà thực là ngầm chỉ ta là quận lại bắc triều, chờ khi binh lực hai nơi Trường Sa, Linh Lăng hội binh đánh úp. Bản gia cũng vì đại cuộc mà chấp nhận tước phong để chấn hưng sĩ khí. Đó là nỗi nhục của Quan gia mong các ngươi ghi nhớ! Phàm là tướng sĩ từ trên xuống dưới, bất kể vương hầu khanh tướng cho đến sĩ tốt các bộ, nếu thấu nỗi nhục của quan gia thì hãy ra sức mà tập luyện, mài khí giới cho sắt, vót mũi tên thật nhọn chờ ngày phục hận. Trên dưới phải đồng lằng gắng sức, ra sức khổ luyện, không được trể nãi!"
     
  2. aivay01

    aivay01 T.E.T.Я.I.S

    Tham gia ngày:
    1/4/06
    Bài viết:
    641
    Cũng đc, ủng hộ bạn :D
     
  3. thanhbi1981

    thanhbi1981 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    13/12/02
    Bài viết:
    91
    Hồi 2:
    Xây lũy Như Nguyệt, hội ba quân.
    Phá Vũ Lăng, anh hào thử sức:D


    Tháng giêng năm 251, lúc hội tụ những quần thần quan trọng, vua Trần nói:
    -Đánh Vũ Lăng sớm là điều phải làm, nếu để quân Tào xây dựng xong, gửi thêm quan văn võ để giữ, thì đánh thiệt hại rất lớn, có thủ cũng khó.
    Tuy nhiên trước khi ra quân, phải lên kế hoạch cụ thể, đừng để đầu voi đuôi chuột, thua trận này quân ta sẽ kiệt quệ, khó lòng vực lên được.
    Thắng Vũ Lăng cũng chưa phải là thắng, vì quân tiếp viện của Giang Lăng và Trường Sa sẽ tới ngay, ko thủ được thì cũng bằng ko!

    Trần Thủ Độ bước ra:
    -Thần được nghe Hưng Đạo Vương trình bày về chiến thuật liên hoàn xây phòng tuyến Như Nguyệt rất hay! Tuấn tuy trẻ tuổi nhưng có tài, thần xin đem tính mạng gia đình mình ra làm bảo đảm .....

    Vua Trần ngắt lời:
    -Chuyện quân ko phải trò đùa, thua trận này ko phải tính mạng 1 vài người mà là vận mệnh của quốc gia!
    Xin mời Hưng Đạo Vương trình bày để mọi người tham khảo.


    Tuấn cầm bản đồ bước ra:
    -Thành Vũ Lăng nằm trên một ngọn đồi được che vởi 3 cạnh núi và 4 con đường, đây là thế tam sơn tứ đạo, dễ công khó thủ.
    Dễ công ở chỗ có 1 vài khe hẹp, có thể xây dựng bẫy ở đó rồi dùng nghi binh thu hút quân địch về dồn cục và tiêu diệt hoàn toàn!
    Khó thủ ở chỗ, có quá nhiều đừơng, dễ bị kẻ địch dùng đúng kế cuả quân ta đánh quân ta!

    Để khắc phục được điểm này ta có thể xây dựng phòng tuyến liên hoàn theo hình bán nguyệt ở từng góc và hội lại thành hình mặt trăng tròn mà tâm là Vũ Lăng.
    Đó là về mặt hình thức!

    Nội dung là: Ở mỗi góc trên trên mỗi cón đường sẽ xây làm 4 nhà,
    thành lũy bên phải và bên trái cách nhau đúng 5 dặm chiều ngang
    1 nhạc đài ở chính giữa 2 thành lũy lùi về sau 1 dặm
    1 tháp cung nằm giữa 2 thành lũy tiến về phía trước 1 dặm.
    Các góc cách nhau đúng 5 dặm( nghĩa là khoảng cách giữa thành lũy bên trái của góc thứ nhất cách thành lũy của góc thứ 2)
    Riêng góc phía Giang Lăng xây thêm 1 thành lũy để lấn thêm ra tận Trường Giang nhưng vẫn tạo thành trục tam giác 5 dặm giữa 2 thành kia.

    Tổng cộng sẽ có 7 lũy, 3 nhạc đài và 3 tháp cung, gọi là Thất tinh hộ Tam bảo!
    Dùng lính 2 bên của tháp cung ,được che bởi 2 lũy và tiếp sức vởi nhạc đài sẽ thừa sức chống kẻ địch gấp 2-3 lần.
    Mặt khác thế trận như vậy cũng sẽ làm giảm đại hình có thể xây bẫy lửa để công quân ta của quân địch, khả năng vượt địa hình đánh trung tâm của quân địch cũng như tạo điều kiện cho quân ta tăng sức phòng ngự, xây các bẫy lửa giữa tháp cung và thành lũy, ép tướng địch đấu võ và ép quân địch khi muốn tấn côn quân ta luôn nằm trong tầm bắn tên của tháp cung.

    Thời điểm xây dựng:
    Góc thứ nhất được xây khi quân ta đánh Vũ lăng, từ trái qua phải lần lượt là lũy, tháp cung sau đó đến nhạc đài và lũy thứ 2.
    Chiếm được Vũ Lăng sẽ xây tiếp góc thứ 2 và thứ 3.

    Để giảm chi phí và tăng khả năng xây tiến hành xây dựng ở Linh Lăng các hệ thống hỗ trợ như cơ quan học viện và nhà sĩ quan. Tổng cộng sẽ dùng hết: 2800 cho 7 lũy, 2100 cho 3 nhạc đài và 1500 cho 3 tháp cung, tức 6600 lạng vàng.
    Như vậy khi xuất quân lượt phải mang theo ít nhất 8000 lạng vàng đễ xây thêm 1 sỗ bấy lữa nữa!

    Vua Trần nghe xong liền nói:
    -Tướng quân là người có tài, ta giao đại quân và thượng phương bảo kiếm để tiện việc dùng quân, tiền trảm hậu tấu, tùy nghi xử trí, ko phải hỏi ta!
    Trẫm sẽ ở lại Ling Lăng để phát triển kinh tế, tiếp viện cho chiến trường!
    Bãi trào!
    ...


    Chiều hôm ấy, Tuấn ra đài điểm tướng nhờ Linh Từ Phi Tử về Quế Dương chuyển ngay 1,5 vạn quân cùng tất cả chiến cụ và 1 nửa số vàng bạc lương thực về Linh Lăng, hẹn trong 40 ngày phải tới! Linh Từ vui vẻ nhận lời!
    Rồi cho xây dựng nhà sĩ quan tại Linh Lăng và Quế Dương, nhà ngựa chiến tại Linh Lăng!

    Ngày 11, Tuấn ra luyện quân tăng sĩ khí!

    Ngày 21, nhà sĩ quan hoàn thành, Tuấn nhờ các quan viên đến thuyết phục các danh tướng, sĩ phu nghỉ hưu trong thành ra giúp sức như Yết Kiêu, Dã Tượng, Chu Văn An....

    Ngày 1 tháng 2, Tuấn mở tiệc tặng vàng bạc gái đẹp cho tướng lính sĩ phu cho nghỉ ngơi 20 ngày.

    Ngày 11 tháng 2, Linh Từ chuyển quân về đến nơi, nhà Ngựa chiến xây xong!
    Tuấn ra đài luyện quân lần cuối, tậu 2800 ngựa và triệu tập tất cả quan viên ở Quế Dương về Linh Lăng

    Ngày 21 tháng 2, Tuấn tậu 2800 ngựa nữa rồi ra đài điểm tướng.
    Xuất 4 vạn vạn quân gồm 7 đạo đi đánh Vũ lăng, mỗi đạo gồm tướng trung bình và 1 tướng cực khỏe để tiện việc đấu tướng.
    Hẹn các quan văn ở nhà trong vòng 4 tháng phải xây dụng nốt phần còn lại của Linh Lăng làm hậu phương sau này cho phong tuyến Như Nguyệt!;;)


    Trận đánh cửa Vũ Lăng bắt đầu mở màn tháng tư/251.
    Quân Tào xuất hơn 3 vạn rưởi quân chia làm 6 đạo xuất trận trường xà tiến về chiến trường phía nam.
    Kíp xây xong lũy thứ nhât và tháp canh, 4 vạn quân Trần tụ dưới tháp xây 3 bấy lửa cắt ngang và dọc trận trường xà quân Tào.
    Trận trường xà tan vỡ, quân tào ko còn nghĩ đến chuyện phản công mà chỉ hốt hoảng dập lửa để thóat thân.

    Đã muộn!
    4 đạo quân 6 ngàn quân mạnh nhất do các tướng Vu Cấm, Từ Hoảng, Điển Vi, Hứa chử, hoặc trúng chiến thuật khổn thuật của các đạo quân dáo hoặc đang ú ớ kêu gọi binh lính thì bị các quân sư nha trần dùng mưu mẹo làm quay cuồng và lần lượt bị các tướng ta chém ngã quay và trói gô đem về trại.
    2 đạo quân còn lại yếu hơn lại bị mất đi sinh lực từ hỏa trận dưới sức công của tháp cung cũng ko cầm cự nổi bao lâu , bị tiêu diệt hoàn toàn!

    Kẻ thù bị tiêu diệt nhanh chóng, quân Trần nhao lên phá nhà lính Ngụy và xây dựng góc phía Tây thành Vũ Lăng đoạn thứ 2 của phòng tuyến Như Nguyệt đẻ giảm thiêt hại khi công thành và để chống quân Ngô sau này.

    Ko còn sinh lực, thành Vũ Lăng bị hạ nhanh chóng và cuối tháng 5/251
    Ko vào thành ngay, các đạo quân dồn sức xây nốt đoạn cuối của phòng tuyêt Như Nguyệt trước khi 3 đạo quân Tào kịp vượt qua sông Trường Giang rồi tiêu diệt 3 đạo quân này trước khi rút vào thành để hồi sinh lực.


    Phản ứng của quân liên minh Tào Ngô trở nên điên cuồng.!:P
    6 đạo quân từ thành Giang Lăng và 7 đạo quân từ thành Trường Sa nối đuôi nhau nhằm hướng thành Vũ lăng kéo tới.
    Các thành Giang Hạ và Sài Tang cũng như Tương Dương lập tức tiếp viện cho Giang Lăng và Trường Sa hòng dùng thế và lực hơn hẳn dùng luân xa chiến đạp tan quân nhà Trần!
    Mặc dù có phòng tuyên Như Nguyệt song lúc này quân Trần cũng đã bị thiệt hại nặng, chỉ còn có hơn 2 vạn rưởi quân, lương thực cũng hết, tình thế nguy kịch vô cùng.
    Liệu Trần Quốc Tuấn giữ nổi thành quả ban đầu của chiến dịch hay ko, và như thế nào, xin mời bạn xem hồi sau sẽ rõ!=))
     
  4. lubuvodich

    lubuvodich T.E.T.Я.I.S GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/5/09
    Bài viết:
    593
    Nơi ở:
    Cần THơ
    bạn viết hay đó cố lên nha thần bí :D
    mình xin bạn cố gắng viết thật nhanh d.c ko vậy
     
  5. thanhbi1981

    thanhbi1981 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    13/12/02
    Bài viết:
    91
    :Hồi 3:
    Liên hoàn vận đối luân xa chiến
    Vây Trường Sa, hoại lực thuật nên công


    Tháng 6 năm 251, tuy đánh được Vũ Lăng nhưng quân Trần tổn thất to lớn, chưa đầy 3 vạn tàn quân ít ỏi phải chuẩn bị chống với hơn 8 vạn quân liên minh Ngô Tào đang ồ ạt kéo tới, thế như trẻ tre.

    Trong lúc văn võ quần thần đang run sợ, Trần Quốc Tuấn vẫn thản nhiên cười nói như không.
    Ling Lăng đã xây dựng xong!
    Ông chuyển 1 nửa số quan văn đi xây dựng Quế Dương, 1 nửa lên Vũ Lăng, chỉ để lại Linh Từ Phi Tử và 1 quan văn ở Linh Lăng rồi hạ lệnh cho các quan võ huấn luyện hồi sinh lực cho quân đội, quan văn xây liên tiếp 2 nhà lính và 2 nhà vũ khí rồi nâng cấp lên cấp 2.
    Nhờ Lữ linh Phi tử chuyển hết vàng và lương sau khi đã trao đổi có lợi ở Vũ lăng cứ mỗi quí 1 lần cho Vũ lăng.
    Lữ Linh đi chỉ hết 40 ngày trong khi để tới được Vũ Lăng, quân Tào Ngô mất 70-90 ngày, dùng nước gần đánh lửa xa.


    Xây dựng quân liên tục và hồi lực liên tục, Quốc Tuấn nâng dần số quân phòng ngự ở chống quân Tào phía Bắc từ 1 vạn rưởi lên 2, rồi 3 vạn; chống quân Ngô ở phía Đông từ 1 vạn lên 1 vạn rưởi rồi 2 vạn.
    Trong khi các quân đoàn của Tào Ngô kẹt cứng trước cửa phòng tuyến như Nguyện ko áp thành được, thì quân số nhà trần tăng dần lên ép quân Tào dồn càng ngày càng lệch về phía bến Công An ; quân Ngô về phía bến Động Đình.
    Luôn có các đạo quân nhỏ chừng 100-200 người do các quan văn đứng sau gây rối loạn đội hình địch.
    Các tướng lao ra quyết đấu liên tục, cứ môt tẹo lại:
    - Ối các đại ca khỏe quá!
    hay
    - Hự, chết em rùi!
    =))

    Ngoài ra cứ khoảng 30 ngày thì cho vào thành 1 lần và cho đạo mới ra, nên các Đạo quân Trần luôn dồi dào sinh lực.
    Đặc biệt là từ khi kĩ thuật được nâng lên phòng ngự cấp 2 thì quân Tào Ngô bị thiệt hại nặng khi nhà Trần xây thêm 2 tháp canh chiến lược.
    Rồi với sự gia nhập của Lã Vọng, thỉnh thoảng quân giặc còn chịu 1 lần sét đánh.
    Đến khoảng giữa năm 252 quân thủ nhà Trần đã có quân số vượt quân công Tào Ngụy!
    Chiến thuật liên hoàn vận đã thắng luân xa chiến!


    Trong các tù binh của quân Ngô, quân ta bắt được 2 tướng là Phan Chương và Mã Trung ở Trường Sa , 2 tướng này có tài bắt tướng nên được thu dụng ngay.:D
    Số tướng bị bắt được càng ngày càng nhiều, các tướng quan trọng như Tào Chương, Tào thuần, Tôn Thượng Hương, Hàn Đăng, Tôn Hạo ... đã giúp quân Trần có 1 thu nhập khổng lồ từ việc trao đổi tù binh.
    Quân Tàu bị ta bắt khóc như ri, vái lạy hơn bố sống dậy!
    =))

    Chỉ có 1 vài tướng cực khỏe giỏi thủy chiến như Chu Thái, Cam Ninh được thu phục, còn lại là giam giữ để chờ tiền chuộc mạng:))
    Đến đầu năm 253 quân Trần đã tự lực được ở Vũ Lăng mà ko phải nhờ trợ giúp của Linh Lăng nữa.


    Linh lăng nhận được 6 tướng mạnh từ Vũ lăng và nhận lệnh xây dựng đạo quân ngựa 2 vạn người! Ai cũng cảm thấy bất ngờ , song xem hồi sau sẽ rõ!b-)


    Số lượng quân xuất đi đánh Vũ lăng ngày càng đông và lượng tiền chuộc ngày càng lớn, Trường Sa kiệt sức!
    Trong lúc đó, được thời gian nghỉ ngơi và phát triển từ đầu, Quế Dương trở nên hùng mạnh một cách nhanh chóng.
    Tháng 12 năm 252, 12 tướng giỏi được gửi tới Quế Dương để chuyển bị công Trường Sa mở đầu cho một giai đoạn mới trong cuộc Bắc Phạt!
    Sĩ khí của quân ta lên ngút trời!;;)


    Chiến dịch Trường Sa bắt đầu vào tháng 1 năm 253, các tướng lãnh lần lượt quân đi với quyết tâm thà chết ko chịu rút lui!:P
    3 vạn quân Ngô thiếu lương thực và vũ khí đối mặt với 4 vạn rưởi quân dáo nhà Trần đành ôm hận!
    Sự kết hợp giữa nhà cung, thành lũy, bấy lửa làm địch chết như ngả rạ.
    Chu Du khóc ròng với Tiểu Kiều:
    -Trời hại ta rồi!:D
    lại than to:
    -Trời đã sinh ra Du sao lại còn sinh ra Tuấn!
    Rồi xách 4 ngàn quân kiếm ra thành!
    Chưa kịp xuất kích đã bị Tuấn cho 1 đường thương bí truyền mồm lác lệch nằm im, chịu trói!=))

    Trường Sa vỡ tháng 4/253 mà quân Giang Hạ , Sài Tang cũng đã kiệt sức nên ko thể tiến hành tái chiếm!
    Cuộc chiến bắc phạt bước vào giai đoạn mới với thế và lực mới.
    Nhân ngày chiến thằng nhà Trần tổ chức tiệc mừng công, thưởng cho mỗi tướng trăm lạng vàng và 10 mỹ nữ Giang Nam hầu hạ để thỏa mãn sau những ngày gian khổ!:))
     
  6. lubuvodich

    lubuvodich T.E.T.Я.I.S GameOver Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    19/5/09
    Bài viết:
    593
    Nơi ở:
    Cần THơ
    bạn viết hay lắm còn tiếu nữa
    nhưng câu Trời đã sinh ra Du sao lại còn sinh ra Tuấn! bạn ăn cắp của lão LA
     
  7. trinhphuctuan

    trinhphuctuan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    1,204
    Nơi ở:
    Hue
    Để viết hay cần những điều sau:

    - Về đầu đề các hồi, phải theo phương thức đối câu, đối chữ. Số từ câu trên bằng số từ câu dưới

    - Về câu văn cần phải trau chuốc, hạn chế lặp lại từ.

    - Tên riêng thì viết hoa, và phải viết đầy đủ tên

    - Dựng cốt truyện trước, hành văn sau

    - Lồng vào truyện những sự tích lịch sử, những thần tích, địa danh và văn vật, những quan hệ đan xen để làm câu chuyện hấp dẫn.

    - Xuyên suốt tác phẩm phải thể hiện đứoc tính cách từng nhân vật, ý nghĩa của đạo quân Đông A .. vv. Thể hiện rõ bố cục trận thế, tinh thần chiến pháp, binh pháp trạn đánh ..vv

    Thanks Thanhbi đã cố gắng!. Hãy cố sáng tạo thêm, đãm bảo mạnh văn sẽ tuôn chảy thông suốt, khi đó có muốn ngừng lại cũng không đc.:))

    Khi nào rãnh tôi sẽ sang tác một hồi để ông tham khảo xem có giúp ích gì thêm!
     
  8. thanhbi1981

    thanhbi1981 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    13/12/02
    Bài viết:
    91
    Mình đã đọc lại, thấy truyện của mình so với truyện của anh tuấn viết có phần đi vào chi tiết chiến thuật nhiều quá, ít đi vào chi tiêt nhân vật, đồng thời sự kiện xảy ra nhanh quá, ko diễn tả hết qui mô của trận đánh, mình sẽ sửa để viêt hay hơn! Thành thật cám ơn các bạn theo dõi!


    Hồi 4:
    Thua quân họ Lý đành khóc hận
    Vì nghiệp lớn Trần gia xuất quân

    Hôm ấy, là ngày thứ 3 trong bữa tiệc mừng Trường Sa, tiếng đàn ca sáo nhị véo von trầm bổng bỗng ngừng bặt khi chiếc cốc trong tay vua Trần rơi xuống đát đánh choang một tiếng.
    Vua Trần bỏ vào trong trướng, Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn vội vàng theo sau theo sau.
    Mọi người thấy vậy cũng ko dám ngồi tiếp, lật đật về hết, bữa tiệc thế là tàn!


    Vào trong trướng, vua Trần ngồi thừ ra một lúc, im lặng.
    Hai người cũng không dám nói gì.
    Một lát, vua Trần nhẹ nhàng hỏi:
    -Thám mã báo, nhà Lý đã thua mất Kiến Ninh và nhà Lê đã thua mất Ngô Quận. Các khanh biết không?
    Trần Thủ Độ đáp:
    -Dạ! Chúng thần cũng mới biết!
    Vua Trần chép miệng hỏi tiếp:
    -Nhà Lê thì không lạ, vì họ là người dân dã, tướng lãnh tuy khỏe mạnh nhưng thiếu kỉ luật và hiểu biết, thua đã đành. Nhà Lý nhiều người khá sao vẫn thua vậy?
    Trần Thủ Độ im lặng.
    Trần Quốc Tuấn nhỏ tuổi hơn nhưng cũng đành trả lời:
    -Tâu bệ hạ, Nùng Trí Cao sức khỏe có thừa nhưng trí khôn còn thiếu, Lý Thường Kiệt dụng hình quá mất lòng, Lý Đạo Thành thanh cao quá dễ bị ly gián, vả lại vua Lý cũng đi vào tiểu tiết mà ít đi vào đạo lớn.
    Nếu đối thủ của bọn họ là bọn Mã Đằng Hàn Toại thì được, đằng này họ Lưu có Gia Cát Lượng, Bàng Thống mưu kế trùm đời, Ngũ hổ tướng mạnh hơn hổ báo, nên cũng khó trách!
    Vua Trần trầm ngâm:
    -Liên minh Lạc Việt ta dc 2, họ mất 2 quận, coi như hòa
    Ước vọng chinh phục phương Bắc của dân tộc ta ắt tan nếu cả nhà Lý và Lê đều bị diệt!
    Trần Thủ Độ rằng:
    -Bệ hạ cứ lo hão, họ là họ, ta là ta, họ bị diệt ta càng mừng, nước Việt là của ta hết!
    Vua Trần đáp lời:
    -Khanh tuy giỏi chính trị nhưng nghĩ chưa hết, tuy rằng trc sau gì cũng phải giải quyết nhưng bấy giờ chưa phải lúc, nhà Lê nhà Lý thời điểm này mà bị diệt ắt nhà Thục nhà Ngô nhà Ngụy quay hết mũi dùi về phía ta, thời điểm này ta chưa đủ mạnh để đánh cả 3.
    Trần Quốc Tuấn nghĩ chút rồi nói:
    -Bệ hạ nói phải! Quả thật chưa phải lúc.
    Vua Trần:
    -Ta nghĩ phải có cách giải quyết thỏa đáng, không thì đại sự hỏng hết.
    Nhà Lê thì không khó, vì ta đang đánh Ngô, Ngô chưa đủ sức diệt nhà Lê nhưng...
    ông tiếp luôn:
    -Hưng Đạo Vương, ta thấy khanh chắc cũng đã có chủ ý, đằng nào thì Ling Lăng cũng đang có quân, theo khanh thì sao?
    Trần Quốc Tuấn giật mình:
    -Việc nhỏ như vậy mà bệ hạ cũng biết!?
    Vua Trần mỉm cười ý nhị nhưng không nói gì.
    Trần Quốc Tuấn đành tiếp:
    -Ý của quốc sư là sợ nhà Lý lúc mạnh lên trở mặt nên phải đề phòng mặt sau! Thành Linh Lăng tuy làm cung đỡ tốn kém nhưng cung đánh địa hình rừng bất lợi. Hành quân cũng không đủ nhanh để cứu các quận khác lúc cần nên thần chủ trương xây ngựa.
    Vua Trần ngắt lời:
    -Trẫm hỏi chuyện khác! Ý của khanh là dùng đám quân ấy để làm gì bây giờ?
    Trần Quốc Tuấn đáp:
    -Thần thấy bỏ liên minh đánh nhà Lý bây giờ là hơn, nhà Lý giờ này cũng nguy kịch lắm rồi, mà quan hệ giữa hai họ cũng kém nữa.
    Để họ bị nhà Thục diệt thì nguy lắm , 1 tướng khó tìm 3 quân đễ kiếm, tướng tài của nhà Lý ắt bị nhà Thục dùng để đánh ta.
    Vả lại, ko giết ai cả, ko thưởng cho họ đẻ họ tiếp tục Bắc chinh thì có gì là ko được!
    Vua Trần ngước mặt đi lại một chút rồi nói:
    -Khanh nói có lý, ta cứu họ được lúc này nhưng Vân Nam xa quá, chắc ko cứu được lần sau. Thôi thì mang tiếng một chút cũng còn hơn là để người Bắc dùng họ đánh ta!
    Ông bước đi, chợt ngoảnh lại nói:
    -Các khanh tự quyết định nên làm thế nào cho đẹp nhất!



    Đứng im một lúc, Trần Quốc Tuấn quay lại nói với Trần Thủ Độ:
    -Quốc Sư ạ ,vẫn biết bệ hạ không phải người thường, nhưng cái hay của bệ hạ hơn các vị minh quân khác là bệ hạ không tỏ ra thông minh trong những lúc không cần thiết!



    Ngày hôm sau, nhà Trần ra tuyên cáo đoạn tuyệt với nhà Lý rồi đem 2 vạn quân ngựa do 4 tướng Hoắc Khứ Bệnh, Dã Tượng, Trần Quốc Toản, Trần Quốc Nghiên, mỗi người đem theo 250 ngày lương vượt núi tiến vế Vân Nam.
    Lúc tới nơi mất 170 ngày, nhà Lý cũng bị quân Thục đánh nguy kịch lắm rồi.

    Tháng 12/253, nhà Lý mất!

    Ngay sau khi nhận được tin, vua Trần cùng hai vương quyết định sau khi thu phục hết nhân tài họ Lê, bỏ thành Vân Nam để quân Thục chiếm được cả 2 Xuyên và Tây Lương, lúc ấy ắt sẽ ko còn kẻ thù trực tiếp và bỏ liên minh để chia sức quân Tào.
    Quyết định ấy đã được thực tế sau này chứng minh là đúng đắn!:D
     
  9. thanhbi1981

    thanhbi1981 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    13/12/02
    Bài viết:
    91
    Phải nói thêm là sự hiểu biết của mình về lĩnh vực quân sự tuy rộng nhưng ngôn ngữ Hán Việt của mình có hạn, điển tích tuy biết hết nhưng chỉ thuộc lờ mờ, chữ được chữ mất nên mình cứ viêt đã, cho liền mạch sau sửa bài chuốt lại sau.

    Hồi 5:
    Tương Dương tranh phong anh hùng ca
    Trường Giang quyết kế mỹ nhân vũ
    ( Thực ra chương này có hơi ngắn, nhưng việc giải thích nguyên nhân cũng như cách xây dựng lực lượng thủy quân lục chiến là cần thiết! Vì lực lượng này sẽ cho quân đội nhà Trần có những chiến thuật hợp lí đánh thắng những đạo quân đông hơn trong các chiến dịch sau này)

    Đầu năm 254, nhà Thục sau đã phá tan quân của Mã Đằng chiếm cả 2 Xuyên lẫn Tây Lương liền bội ước, đại phá Trường An, Lạc Dương, Uyển Thành, quyết định công quân Tào ở Giang Lăng.
    Chiến cục đã có nhiều biến chuyển, các nhà đều rục rịch chuẩn bị cho cơ hội mới và thời cơ mới.

    Tháng sáu năm 254, nhà Trần sau khi đã đập tan những cuộc phản công dữ dội của quân Tào từ cả hai hướng bến Công An và bến Động Đình vào Vũ Lăng cũng như quân Ngô từ cả hai hướng Bến La Huyện và đường rừng phía Đông và Trường Sa, đã thực sự trong tay 1 quân đội hùng mạnh, đầy kinh nghiệm sau 3 năm chiến đấu ko nghỉ ;các tướng lĩnh tài ba thu phục được của nhà Ngô như Cam Ninh, Chu Thái, các hiền sĩ ẩn dật như Tần Thúc Bảo, Hàn Tín, Ngô Khởi, Mông Điềm, Vương Tiễn và các tướng lĩnh cũ của nhà Lý như Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt, Nùng Trí Cao; cũng như tiềm lực về kinh tế để chyuển sang giai đoạn mới của công cuộc bắc phạt.

    Hôm ấy, vua Trần thong thả cùng Trần Quốc Tuấn cưỡi ngựa đi dọc chiến tuyến Như Nguyệt vừa đi vừa nói chuyện.
    Vua Trần mở lời ủy lạo:
    -Mới thế mà đã 3 năm ròng từ ngày chiếm Vũ Lăng, nếu ko có khanh với kế hoạch chiến lũy Như Nguyệt thì dù có chiếm được Vũ Lăng cũng chưa chắc đã ít thiệt hại đến như vậy, và cũng chưa chăc đã giữ nổi Vũ Lăng, hay nói đúng hơn là là để tiêu diệt hơn 30 vạn quân Ngô Tào trong 3 năm nay chắc chắc tổn thất của ta đã cao hơn nhiều!
    Trần Quốc Tuấn đáp ngay:
    -Nếu ko có bệ hạ phóng tay trao cho thần cái quyền trên vạ người dưới một người như vậy cũng như bệ hạ đã tin tưởng một tướng lĩnh trẻ như Hạ thần vào giai đoạn đầu hết sức khốc liệt thì thần không thể nào làm nổi!
    Vua Trần cười:
    -Có 2 loại người: người xứng đáng và kẻ ko xứng đáng.
    Khanh không phải loại người thứ hai!
    Trần Quốc Tuấn im lặng hồi lâu rồi đáp:
    -Đội ơn bệ hạ!
    ....
    Vua Trần vừa đi vừa nhìn
    Lâu rồi ông buồn bã nói một câu:
    -Đáng thương thay 35 vạn con người đã phơi thây nơi này.
    Trần Quốc Tuấn:
    -Chiến tranh là người chết, nếu bệ hạ muốn người không chết thì chỉ 1 con đường để đi, đánh bại hết các chư hầu khác, thống nhất thiên hạ.
    Như vậy vừa lưu danh muôn thủa, vừa rửa được hận xưa với giặc phương Bắc, vừa chấm dứt cảnh người chết nhà tan mà bọn tôi tớ như hạ thần cũng được thơm lây.
    Vua Trần quay mặt lại, nói chậm rãi song hơn run run:
    -Khanh nó có lý!
    ...
    Lại một lúc ông nói chậm rãi:
    -Trẫm đang nghĩ đến chuyện, tướng ta tuy nhiều nhưng có người giỏi thủy chiến, có người giỏi thuật dùng ngựa có người giỏi bộ binh. Làm thế nào để phối hợp một cách tốt nhất khi bắc tiến.

    Trần Quốc Tuấn đáp lời:
    -Trường Giang dài như vậy, có nhiều quận sát mặt nước như vậy nhất định muốn đánh có hiệu quả đỡ thiệt hại phải xây dựng hệ thống chiến thuyền hùng mạnh!
    Tuy nhiên có những địa điểm có thể tiêu hao sinh lực địch trên mặt biển nhưng ko thể phá thành bằng chiến thuyền!
    Theo thần nghĩ cơ động nhất để phá thành trên bộ là ngựa, như vậy nên có sự kết hợp giữa thủy quân va lục quân cơ động.
    Giải pháp hay nhất là xây dựng các trại thủy quân lớn có chứa nhiều lương thảo và vũ khí, đặc biêt là ngựa.
    Khi đi đánh sẽ cố gắng dụ địch ra sông, để tiêu hao sinh lực, lúc gần xong thì di động toàn bộ thủy trại cũ đến thủy trại mới, trang bị ngay vũ khí và ngựa cho thủy quân trong thủy trại rồi cử các tướng giỏi bộ binh đến lãnh đạo, đánh thì dùng ngay quân thủy quân biến thành lục quân đó mà đánh.

    Vua Trần:
    -Đúng, ko ép được địch ra sông thì thì phải cấp tập biến thủy quân thành lục quân tinh nhuệ đánh bộ chứ sao, lực lượng thủy quân lục chiến như vậy nhất định phải xây dựng!
    ...
    Trên đường về, ông nhìn lại dòng Trường Giang, mắt hơi ướt nói một câu như ko để ai nghe:
    -Quân Thúc ở Vĩnh An cũng đã lên 10 vạn, Quân Tào ở Giang Lăng 10 vạn, quân ta cũng 10 vạn, sẽ có nhiều người chết đây!


    Vua Trần liền cho mở tiệc ủy lạo các tướng sĩ đồng thời công bố 3 quyết định chiến lược lớn của quân đội nhà Trần:
    -nghiên cứu tăng sức chứa của các thủy trại để xây dụng thủy trai qui mô lớn và chiến thuyền bắn đá
    -xây dựng trại Thủy quân ở 2 bến Công An của Vũ Lăng và La Huyện của Trường Sa do 2 trại chủ Tiêu Hà và Hàn Hạo chỉ huy, mỗi trại có 8 viên tướng thiện nghệ thủy chiến và có 10 chiến thuyền và 4 vạn quân
    -ưu tiên huấn luyện thêm 1 số lượng chiến mã lớn.
    Tướng sĩ nhà Trần trong vòng 6 tháng đã xây dựng xong 2 thủy trại to lớn, cùng các chiến thuyền hạng nặng!
    Trong trại đèn đuốc rợp trời, quân sĩ vừa làm vừa hát
    Ca rằng:
    Kệ, nước Trường Giang cuộn chảy
    Ta, những anh hùng Đông A
    Kìa, kẻ thù đang run sợ
    Phải, con cháu Lạc Hồng sẽ thắng
    Tiến lên , thề chết ko lui!


    Trung tuần tháng 12 năm 254, vua Trần cho tướng sĩ nghỉ ngơi chuẩn bị cho chiến dịch sắp tới.
    Lúc Phi Từ Linh Tử ra múa giúp vui, vua Trần nói vui một câu với tướng sĩ:
    -Hay nhìn mỹ nhân múa, tay bên phải mà tay áo bên trái, tà áo bên phải mà chân bên trái, thuật dùng binh trên sông Trường Giang ắt cũng phải thế, thuận thế nước mà tiến!

    Muốn biết Trường Giang Quyết Kế là như thế nào, mời xem hồi sau sẽ rõ! :-"
     
  10. thanhbi1981

    thanhbi1981 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    13/12/02
    Bài viết:
    91
    Em ko hành văn đọan này thế nào, qui mô của hệ thống chiến dịch này lớn quá , chưa tìm ra lời văn hợp lí, các bác giúp em với!
    Đây là những điểm cốt lõi của chiến dịch, chưa đi vào những trận đánh chi tiết tại các địa điểm chiến lược.
    Thực ra đây là nghệ thuật chiến tranh hiện đại được gọi là chiến tranh tổng lực và các chiến dịch kiểu cú đấm như Napoleon, tuy nhiên Hưng Đạo Vương là thiên tài quân sự, nên cho đi trước thời đại 1 tí vẫn được để đánh Tàu!:D

    Em định viết thành 3 hồi kiểu HDV trao mật kế, các tướng lãnh lệnh đi ngay. Tướng ta cười ha hả, giặc Tàu cúi gầm mặt!?Các bác thấy có được ko?=))


    ---------------------------------------------------------------------------------------------
    Nhằm đảm bảo tính chính xác, khả năng tiếp viện cũng như tăng uy lực của các cánh quân, Trường Giang Quyết Kế được hoãn lại 4 tháng, để tăng quân số, sản xuất thêm chiến cụ, và vận chuyển hoàn tất chi viện từ Linh Lăng cho Vũ Lăng và Quế Dương cho Trường Sa.

    Cái được gọi là Trường Giang Quyết Kế là một kế hoạch chiến dịch liên hợp, nhằm khống chế trên mặt nước hoạt động của tất cả các quận nằm trên sông Trường Giang.
    Trường Giang Quyết Kế được đề ra Trần Quốc Tuấn và được sự bổ sung và đóng góp của 9 tướng lĩnh quan trọng khác trong tổng tham mưu cục của quân đội nhà Trần như Trần Thủ Độ, Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành.

    Kế hoạch này được giữ bí mật đến khi hoàn tất chiến dịch, nghĩa là các đạo quân tham gia tác chiến ko được biết đến các đọa quân tác chiến khác khi họ ko cùng 1 chiến trường tuy nhiên lại có sự thống nhất 1 cách tuyệt đối về thồi điểm xuất quân và kĩ thuật tác chiến.

    Trường Giang Quyết Kế gồm có 2 hệ thống chiến dịch trên 2 mặt trận:
    -Mặt trận Trường Giang Tây:
    Lực lượng gồm có 10 vạn quân tại thành Vũ lăng và 6 vạn quân tại thủy trại Công An cùng 12 chiến thuyền hạng nặng ở mỗi nơi
    Địa bàn là thủy phận của các quận Vĩnh An, Tương Dương, Giang Lăng, Tân Dã, Thượng Dung.
    -Mặt trận Trường Giang Đông:
    Lực lượng gồm có 10 vạn quân tai thành Trường Sa và 6 vạn quân tai thủy trại La Huyện cùng 12 chiến thuền hạng nặng ở mỗi nơi
    Địa bàn là thủy phận của các quận Giang Hạ , Sài Tang, Thọ Xuân, Lư Giang và Kiến Nghiệp.


    Tổng tham mưu cục 10 người sau khi thống nhất lần cuối đã chia thành
    -Tây chinh tham mưu cục gồm 5 tướng: Trần Nhân Tông, Khương Tử Nha, Hàn Tín, Tiêu Hà, Trương Lương.
    -Đông chinh tham mưu cục gồm 5 tướng: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt, Tô Hiến Thành.


    Mặt trận Trường Giang Đông:
    bắt đầu khởi 3 cánh quân xuất phát từ thủy trại La huyện và thành Trường Sa tháng 5/255:
    -Cánh quân Trần Thủ Độ gồm 6 chiến thuyền đánh Giang Hạ phá vỡ Giang Hạ tiến xuống phá bến Lục Khấu của Sài Tang nhưng tiếp tục bơi lên hội quân tại bến Cửu Giang
    -Cánh quân Trần Quốc Tuấn gồm 6 chiến thuyền đánh Sài Tang rồi tiến lên phá vỡ bến Cửu Giang của Sài Tang.
    -Cánh quân bộ Của Tô Hiến Thành sẽ yểm hộ xe lương của Linh Từ Tiên Tử vượt rừng đến Sài Tang sau đó ở lại xây dựng Sài Tang
    Sau hoàn thành mục tiêu ở lại bến cửu Giang hồi sinh lực và chờ tiếp viện đến tháng 9/255, 2 cánh quân Trần Quốc Tuấn và Trần Thủ Độ sẽ tràn lên phía Tây hỗ trợ cho 2 cánh còn lại đánh trên hải phận Lư Giang, Thọ Xuân, Kiến Nghiệp

    Tháng 6 năm 255, 2 cánh quân từ trong thành Trường Giang mang theo 400 ngày lương:
    -Cánh quân Lý Thường Kiệt gồm 6 chiến thuyền đánh diệt viện ở Văn Khẩu của Lư Giang sau đó bến Nhu Tu ở Thọ Xuân cùng với cánh quân của Trần Thủ Độ Lên tiếp viện( mạn Đông Bắc sông Trường Giang)
    -Cánh quân Lý Đạo Thành cũng gồm 6 chiến thuyền sẽ đánh gấp bến Hồ lăng , rồi công Kiến Nghiệp và và diệt tàn quân của bến Vu Hồ cùng với quân của Trần Quốc Tuấn

    Nghĩa là nhiệm vụ trong 8 tháng của mặt trận Đông Trường Giang là
    -diệt Giang Hạ nhưng ko giữ để hút quân tái chiếm từ Thọ Xuân và Lư Giang
    -Phá và giữ Sài Tang.
    -Diệt viện trên biển của Lư Giang
    -Phá và giữ Kiến Nghiệp.
    -Diệt viện trên biển của Thọ Xuân
    Tóm lại là đánh tê liệt hoàn toàn quân Ngô!


    Mặt trận Trường Giang Tây :
    - Cánh quân thứ nhất gồm 12 chiến thuyền xuất phát từ thành Vũ lăng bầy 2 hình thành hình càng cua mà 2 đỉnh đầu của càng là nép sát vào bờ để tránh tiêu diệt từ loạt tên đầu tiên vào giũa tháng 5/255
    Đòan chiến chiến thuyền của Lưu Bị từ Vĩnh An sẽ bị kẹp chết cứng trong cái càng cua ấy vì cứ 6 thuyền bắn 1 thuyền, 1 lượt sẽ có 2 chiến thuyền bị diệt.
    Sau đó phá bến Giang Tân của Giăng Lăng và thủ đó chờ Tương Dương bị phá và tiếp viện
    Rồi biến thành lục quân phá Giang Lăng!
    -Cánh quân thứ 2 và thứ 3 xuất phát từ bến Công An mỗi toán gồm 6 chiến thuyền sẽ 1 bên phá bến Hàn Lăng và Tương Dương, 1 bên phá bến Hồ Dương và Tân Dã sau đó hội quân lên phá bến Trung Ảo và chống quân tiếp viện từ Thượng Dung
    -Cánh quân thứ 4 là viện binh chi viên cho cánh quân thứ 1 đảm bảo việc biến thủy quân thành lục quân và bù vào lượng quân số bị thiệt hại trên sông Trường Giang để đánh Giang Lăng!

    Nghĩa là
    -đánh tê liệt toàn bộ thủy quân trên 5 quận,
    -chiếm Giang Lăng, Tương Dương,
    -phá nhưng ko giữ Tân Dã để hút lực.
    -diệt viện từ Thượng Dung và Vĩnh An
     
  11. robinhood1985

    robinhood1985 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    19/5/07
    Bài viết:
    216
    Thời Đông A toàn gọi Quan gia thôi ko gọi bệ hạ đâu bác. ;))
     
  12. Lione

    Lione Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/9/04
    Bài viết:
    270
    Chiến dịch này lớn quá nên kéo dài, chưa thể kết chiến ký được:)
     
  13. thanhbi1981

    thanhbi1981 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    13/12/02
    Bài viết:
    91
    Đấy là mới tả sơ bộ kế hoạch, chứ các bác cứ thử chơi mà xem!
    Thành của Thục Ngô giàu, nó tiếp lực hồi lực nhanh cực!
    320 ngàn quân đi thì 100 ngàn hi sinh oanh liệt hết, 500 k lương tiết kiệm được ở các thành Trường Sa, Vũ Lăng trong mấy năm đầu, mấy tháng hết nhẵn.
    Trên sông tên bắn như châu chấu, hết lực nhanh cực!

    Về sau em phải xây dựng một hệ thống thành lũy và nhà music sát sông mà em định miêu tả trong phóng tác gọi là Đằng Hải lũy

    Xây dựng bến Cửu Giang, Vu Hồ, Trung Ảo, Cửu Giang thành các hải cảng chiến lược 8 vạn quân, cứ 4 vạn quân tựa vào Hải Đằng Lũy đánh, 4 vạn quân hồi lực trong cảng, 30 ngày một lần đổi quân

    Riêng bến Giang Tân em xây dựng thành hải cảng cho thủy quân lục chiến 12 vạn quân, 8 vạn quân ra đánh , 4 vạn quân hồi lực; đánh thủy thì ra bằng thuyền, đánh bộ thì trang bị trong cảng rồi ra đánh, đánh cả thủy lẫn bộ thì chia ra mỗi hướng 4 đạo.

    Mà mỗi đạo cầm có 60 ngày lương thôi đấy nhé, ko có chuyện đủ lương cầm 200 ngày đâu!

    Nên đoạn này mà miêu tả kém là cái phóng tác coi như vứt đi!:((
    Có bác nào gợi ý cho em nên viết thế nào không.?
     
  14. Lione

    Lione Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/9/04
    Bài viết:
    270
    hỏi lão Tuấn í:P
    lão Tuấn đi đâu rồi nhỉ:-w
     
  15. trinhphuctuan

    trinhphuctuan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    1,204
    Nơi ở:
    Hue
    cứ kể đánh như thế nào, tướng nào cầm quâ, yướng phe địch là ai , chi tiết vào rồi lão đâu viết cho!
     
  16. vhv84

    vhv84 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    16/9/09
    Bài viết:
    3
    Sao không kể tên 1 loạt danh tướng đời trần vào dạng hổ tướng có Lê Tần, Nguyễn Khoái, Phạm Ngũ Lão (sự tích ông này không kém quan công đâu), giỏi bắn cung có Nguyễn Địa Lô gia tướng của Trần Hưng Đạo, còn Yết Kiêu, Trần Khánh Dư giỏi thủy chiến, Dã Tượng (ông này trâu đất tương tự kiểu điển vi, hứa trử), Trần Bình Trọng chỉ huy quân túc vệ thượng đô (cấm quân tinh nhuệ nhất nhà Trần)

    Nhà lý có Lê Phụng Hiểu (khá khét tiếng), 2 hoàng tử Hoằng Chân, Chiêu Văn hy sinh trong trận cầm quân đánh chủ lực tống trên sông như nguyệt
     
  17. chuyenhoa

    chuyenhoa Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    2/8/09
    Bài viết:
    18
    Không thấy Thanhbi viet tiep nhỉ đọc đang hay ma :((
     
  18. thanhbi1981

    thanhbi1981 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    13/12/02
    Bài viết:
    91
    Chương 6:
    Nam phong quá bình loạn thiên hạ
    Bắc phương kiến tiếng lộng ngàn thu


    Một sáng đầu mùa hạ khi tiết trời vẫn còn man mát bởi hơi xuân tàn, mặt đất bỗng chuyển động dữ dội khiến những bầy chim vốn đang yên giấc chợt hoảng loạn cất cánh bay lên.
    Trong đám bụi mù trời lẫn sương sớm, giữa những tiếng vó ngựa và bước chân bước dồn dập, người ta nghe thấy tiếng cười vui vẻ của hai con người.

    Vua Trần, thay vì mặc bộ hoàng phục lộng lẫy úc thiết triều, nai nịt gọn gàng trong bộ kim giáp trông thô nhưng dày dạn, chắc chắn, nói trong tiếng cười:
    -Hưng Đạo Vương khanh, trẫm thấy thực sự vui mừng!
    Trần Quốc Tuấn nhướng đôi mày cao, những vết nhăn trên khuôn mặt dường như tan biến mất, cười đáp lại.
    -Dạ, thần cũng thấy thế.
    Vua Trần:
    -Nuôi quân mười năm dùng quân một ngày. Nay quân ta đã mạnh, kẻ thù suy yếu, chính là thời cơ đã đến. Tướng quân và ta xuất quân lần này nếu không thắng, không những nhục với tổ tông mà còn có tội với dân tộc, khanh hiểu ko?
    Trần Quốc Tuấn cung kính đáp ngay:
    -Việc không thành xin chịu tội tru di tam tộc.
    Vua Trần trừng mắt gắt:
    -Trẫm rất ghét kiểu nói đó!
    Với ánh mắt đầy khinh bỉ, ông tiếp:
    -Bậc thần tử nói thế, đám người tiểu nhân Trần Ích Tắc, Trần Kiện cũng nói như thế, đám phi tử của trẫm cũng nói thế, ngay đám hoạn quan nói cũng không khác.
    Nhưng trong lúc các khanh kẻ ăn mật nằm gai với tướng sĩ, người thức trắng đêm làm việc thì đêm qua trẫm đi vi hành, nghe tiếng đàn ca , cười nói dâm dục từ phủ thân vương, lúc về thì kẻ xin xỏ cho người thân, người dắt díu nhau khóc lóc tranh sủng trước mặt trẫm; không phải vì đẻ giữ yên triều đình thì trẫm cho chém tuốt!
    Suy ra chết đối cũng có thể là thiêng liêng, cũng có thể là món tiền để mua lòng tin của triều đình hay rẻ mạt hơn nữa, lời nói vui cửa miệng.
    Nghiêm giọng, vua Trần:
    -Trẫm cấm khanh nói câu đó.
    Trẫm, triều đình, đất nước không cần các khanh chết mà cần các khanh sống để mang lại chiến thắng, vinh quang và sự sung túc.
    Các khanh có chết cũng phải chết vì việc nước chứ ko được chết trên giường đàn bà hay đoạn đầu đài. Hiểu không!?
    .....
    Bẵng đi một lúc, vua Trần lại hỏi:
    -Việc lớn đã định, khanh còn có điều gì băn khoăn không?
    Trần Quốc Tuấn ngước mặt lên nhìn lá cờ đang phấp phới bay:
    -Thần thì không nhưng người khác thì có!
    Vua Trần nhíu mày nói gấp:
    -Khanh nói ngay trẫm nghe?
    Trần Quốc Tuấn:
    -Dám hỏi bệ hạ có băn khoăn gì không?
    Vua Trần nghĩ rồi gật đầu:
    -Có! Trẫm thấy thủy quân của quân Ngô còn quá mạnh, sợ đánh không thắng!
    Trần Quốc Trấn:
    -Mọi người nghĩ thế, thần cũng biết thế nên phải giải quyết ngay!
    Có niềm tin thì chưa chắc thắng nhưng không có thì thua đến quá nửa!
    Vua Trần bỗng cười mát:
    -Khanh có nghĩ sao cứ nói, không cần vong vo kiểu khuôn phép thường, trẫm không cần và cũng không thích!
    Trần Quốc Tuấn:
    -Đây là lỗi của hạ thần, thần không nghĩ hết. Lúc nãy bệ hạ nhắc khéo, thần mới gật mình!
    tiếp:
    -Cúi mong bệ hạ rút lại ý chỉ, hoãn ra quân 3 ngày đẻ thần tiến nhành tập trận lần cuối nhằm quán triệt phương thức chỉ huy đánh trên mặt nước kiểu mới, phối hợp huần nhuyễn giữa các đạo quân, cũng như thể hiện qui mô để củng cố lòng tin của mọi người!
    Vua Trần gằn giọng:
    -Khanh là đại tướng, thấy thế nào phải thì làm. Trẫm không tin bọn đồng cốt, trẫm tin khanh.
    Vả lại chậm 3 ngày hơn hay mấy chục ngàn quân phơi thây hơn?
    Ai nói gì kệ ai, trẫm sẽ làm theo ý khanh!
    ....


    Đi đến thủy trại Công An, sau khi tuyên bố lệnh hoãn, Trần Quốc Tuấn hạ lệnh có các tướng lĩnh đem quân của thủy trại La huyện đến tổ chức tập trận.


    Ngày hôm sau, mọi người đến đông đủ.
    Trên dòng Trường giang, chiến thuyền dày đặc như lá tre, các thuyền chở lương đầy như núi.
    Hưng Đạo Vương lên đài công bố quân lệnh và 54 điều trảm quyết rồi phất cờ tập trận.
    Một tiếng trống, tiến, một tiếng cồng , lui, một lá cờ đỏ, các chiến thuyền nhỏ vùn vụt chèo ra, một lá cờ vàng, các thuyền lớn tự lại thành khối..., hùng tráng vô cùng.
    Trong lúc mọi người đang hứng khởi, Trần Quốc Tuấn dõng dạc giải thích về hệ thống chiến thuyền kiểu mới:

    -1 khối chiến thuyền gọi là 1 hạm đội từ 30-50 nghìn quân
    gồm từ 6-12 chiến thuyền trong đó có 6 chiến thuyền hạng nặng, có máy bắn đá để tiêu diệt các hạm đội mặt biển.

    -6 chiến thuyền cỡ lớn gồm:
    +1 Thiết giáp hạm làm nhiệm vụ Soái hạm, chỉ huy và dẫn đầu hạm đội. Thiết giáp hạm luôn gồm các tướng chỉ huy tốt ,các tướng giỏi thủy chiến và quan văn để vừa đảm bảo khả năng chịu áp lực và khả năng tấn công, từ 7000 quân trở lên
    +3 Khu trục hạm là 2 chiến thuyền 5000 quân khả năng thủy chiến vừa phải song phải là các tướng cầm quân khá để đảm bảo chịu lực các mặt đẻ bảo vệ hạm đội.
    +2 Tuần dương hạm là các chiến thuyền 5000 quân dưới sự chỉ huy của các tướng giỏi thủy chiến, các chiến thuyền này sức phòng thủ thấp hơn song khả năng công kích và cơ động thì vượt xa khu trục hạm và thiết giáp hạm.
    +các chiến thuyền nhỏ đi theo gợi là các khinh thyền bao gồm thuyền chở lương hoặc các chiến thuyền có nhiệm vụ nghi binh hay xây bẫy từ 2-3 nghìn quân

    -Khi hành quân, hạm đội luôn tiến theo hình lục giác gồm Thiết giáp hạm đi đầu; Khu trục hạm giữ các vị trí tả , hữu và hậu; Tuần Dương Hạm đi đằng sau tả hữu Khu Trục Hạm nhưng trước hậu Khu Trục Hạm.
    Khinh thuyền đi ở giữa.

    -Khi giao chiến:
    +Chính diện thì Thiết giáp hạm sẽ quay ngang chờ hậu Khu trục hạm tiến lên tạo thành bán nguyệt 4 điểm, trong khi đó khinh thuyền và Tuần dương hạm lùi lại chờ sau khi giao chiến sẽ xen vào giữa để bít khoẳng trống giữa các Khu Trục và Thiết giáp hạm
    +Tả hữu hay hậu thì cho các Khu Trục Hạm tạo thành các bán nguyệt 3 điểm, Mẫu hạm vòng sang tả, Tuần dương hạm và khinh thuyền vòng sang hữu tạo thành gọng kìm tiêu diệt địch
    ....
    Được mục kích sự tinh nhuệ của thủy quân, tinh thần của mọi người đều lên rất cao.


    Ngày thứ 3, Hưng Đạo Vương lên đài điểm tướng.
    Nghe kể rằng hôm đó, gươm giáo rợp đất, tinh kì tung trời, tiếng hô như thác đổ, ai ai cũng quyết tâm cao độ.


    Chú thích:
    Đọan này thể hiện được khả năng lãnh đạo quân sự có khoa học của quân đội nhà Trần, vì nếu ko như thế thì không thể giải thích được chiến thắng của quân đội nhà Trần trước các quân đội đông hơn nhiều lần cũng như tính chính xác của các chiến thuật sau này.
    Ngoài ra nó cũng giải thích tại sao các bạn cứ thấy sau này các quân đội lại có các cuộc tập trận tốn kém, hay các chức danh tưởng như thừa thãi như chính ủy, cha cố...: yếu tố tinh thần.
    Mô hình hải quân chiến lược đó đến ngày nay nói chung vẫn được áp dụng, về hình thức chỉ thay Thiết Giáp Hạm bằng Hàng Không Mẫu Hạm vì ngày nay, sức tàn phá của vũ khí hiện đại quá mạnh, ko thể phòng ngự cự li gần như chiến tranh cổ điển; tuy nhiên phương thức tác chiến là giống hệt!
     
  19. thanhbi1981

    thanhbi1981 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    13/12/02
    Bài viết:
    91
    Đoạn 7, mình viết theo phong cách khác, bạn nào không thích thì bỏ qua!

    Hồi 7:
    Dòng huyết hà chư thần sợ hãi
    Khí anh hùng vạn vật hoảng kinh


    Trời, đang đổ mưa như trút nước, cơn mưa đầu hạ!

    Hắn, lầm lì không nói gì, đầu vẫn ong ong những tiếng mà hắn vừa được nghe trên Chinh Đông tham mưu cục.

    "Chiến dịch Huyết Hà....Chiến dịch Huyết Hà...."
    Hắn lẩm bẩm.

    Con ngựa, vốn chẳng béo tốt, đẹp đẽ gì nhưng được hắn yêu lắm vì luôn hiểu ý hắn, đang bước chầm chậm. Con đường vốn không bằng phẳng gì nay đưới cơn mưa trở nên lầy lội; ấy vậy mà nó vẫn có thể làm chủ nhân hài lòng bằng những bước đi vững chãi, gần như ko tiếng động và êm ái.


    Bốp, một đống nước bùn bay thẳng lên người hắn, nhưng hắn vẫn không ngẩng lên. Con ngựa ko thấy chủ phản ứng nên vẫn uể oải bước đi.
    Hóa ra một kị sĩ phóng ngựa nhanh quá thắng ko kịp dẫm phải chỗ trũng.

    -Quốc Toản!
    Kị sĩ kia quay đầu, rồi gọi.

    Người hắn như trúng phải điện, giật nẩy mình , cặp mắt lờ đờ bừng sáng lên giây lát nhưng rồi lại lờ đờ như trước.
    Hắn giật mình không phải vì cái tên của hắn mà vì cái giọng trong , hơi chua chua nhưng dễ thương ấy.
    Trần Huyền Trân, nàng công chúa mĩ miều mà các vương hầu công tử đều yêu thầm nhớ trộm vừa gọi tên hắn.

    Hắn cũng thích nàng lắm, vì hắn là đàn ông, lại mới 20.
    Vả lại chẳng ai trong đám vương hầu tướng lĩnh công tử trẻ lại không thích nàng, bởi không những nàng có cái má hồng hồng, cặp môi nhỏ mà thanh, cặp mắt to, đôi mày phượng , mũi dọc dừa và sự hài hòa củaa tất cả những thứ đó tạo nên vẻ đẹp trên khuôn mặt hiếm có;
    cái giọng thanh mà khi cất tiếng hát làm cho người nghe chìm vào cõi mộng;
    hay thân hình phát triển đầy đặn cùng với cách phục sức ưa nhìn khác với các thân hình phì nộn được bọc trong những tấm lụa xanh đỏ thường được nhìn thấy;
    mà còn vì sự thoải mái song vẫn chừng mực và sự quan tâm của nàng tới mọi người.
    Nàng đi xin xăm bao giờ cũng xin cho mọi người thêm 1 cái, trước khi đi thi hay ra trận bao giờ cũng nhận được vài cái bánh tuyệt vời nàng làm, khi ốm hay đi xa về nàng cũng đến thăm..
    Và sự ngây thơ đến mức dễ thương của nàng nữa.
    Có điều hắn biết hắn là ai!
    Bố hắn phải đi đánh trận xa, mẹ hắn mất sớm, hắn sống ở quê lại làm bạn với trẻ con thường dân nên tính cách cục mịch chứ không khéo léo văn vẻ như các vương hầu công tử cùng lứa.
    Lúc mới trở lại kinh thành, mọi người còn tửơng hắn là gia nhân mới đến, hắn đen đủi, tai trái thì mất một mảng, mặt thì 3 -4 vết sẹo, 1 cắt ngang qua môi, 1 bên khóe mắt bên trái , 1 vắt chéo qua mũi.
    Con ngựa hắn cưỡi thì gầy gò, chỗ trắng chỗ đen vì ghẻ lở hồi nhỏ.
    Làm sao sánh được với Trần Nhật Duật oai hùng thần võ hay Trần Khắc Chung tài mạo song toàn!

    Huyền Trân ghì ngựa bước tới , bỏ mũ, để lộ khuôn mặt dễ thương, rồi vừa móc túi cầm cái khăn nhỏ thêu hình hoa sen đưa cho hắn vừa nói:
    -Toản huynh nghĩ gì ghê thế, quần áo bẩn hết rồi!?
    Hắn lắp bắp:
    -Huynh ...huynh.....
    Hắn ngượng, vì cái áo hắn mặc không một tháng cũng nửa con trăng. Hắn vốn lười tắm lại thích đánh đấm nên quần áo hắn vừa bẩn vừa bốc mùi, bùn có bắn lên người cũng vậy.
    Huyền Trân giương ánh mắt lung linh:
    -Thôi, huynh về chuẩn bị nhanh nhanh để tham dự bữa tiệc chiều nay mừng đại thắng Sài Tang.
    Nói đến đây thì một kị sĩ bạch bào chạy tới
    Khuôn mặt trắng trẻo xen kẽ đôi mày rậm đầy nam tính, phục sức lại hết sức tinh tế đầy vẻ quyền quí. Mỹ nam tử Trần Khắc Chung!
    Họ nói vài câu mà hắn không để ý nghe rồi phóng đi!

    Hắn không để ý nghe một phần là vì hắn ít học, nên hắn không hiểu hết những "lời hay ý đẹp", nhưng cái chính là hắn đang buồn.
    Trận đánh ở cửa Lục Giang, chiến hạm hắn chỉ huy thiệt hại nặng sau 3 chiến dịch lớn: cửa Lục Khẩu, phá Giang Hạ và công Cửu Giang.
    Vì các tướng tài khác đều đi đánh các chiến trường chính như Giang Lăng và Sài Tang, nên hạm đội của bọn hắn không mạnh.
    Chiến hạm của hắn không những phải đánh liên tục mà còn phai che cho các chiên hạm yếu hơn và bảo vệ hạm đội đánh Sài Tang.
    Năm ngàn người anh em hắn tự chiêu mộ được đi theo quân toàn là anh em bạn bè cũ dưới quê của hắn thì hi sinh mất gần một nửa.
    Tâm trạng như vậy hắn còn tâm trí đâu mà tiệc tùng.
    Vả lại mặt hắn xấu, nên chẳng mấy ai thích hắn ở chỗ đông vui đẹp đẽ!
    Cái tội xấu là cái tội lớn, vì không phương phi đẹp đẽ thì nói không thuyết phục, khó lãnh đạo.
    Chẳng thế mà lúc họp tướng lĩnh, vua Trần cho hắn ra rìa , lúc ấy hắn ức quá, bóp nát quả cam.


    Nghĩ thế hắn về nhà luôn.
    Ngủ không được hắn lôi cây thương yêu quí của hắn ra tập!
    (Còn tiếp)
     
  20. thanhbi1981

    thanhbi1981 Youtube Master Race

    Tham gia ngày:
    13/12/02
    Bài viết:
    91
    Cái thứ vũ khí hắn đang dùng được gọi là thương vì cách dùng chứ không phải vì hình dạng.
    Nó giống đao hơn thương!
    Vốn hồi nhỏ ở quê hôm thấy hắn đang vật nhau với con trâu, bỗng có 1 người lạ nhìn thấy liền gọi hắn lại thử sức.
    Hắn vốn ko to lớn nhưng khá khỏe mạnh, bạn bè ko ai đánh nổi thế mà gặp người này chỉ 1 đấm hay 1 đá là ngã quay.
    Hắn liền lạy lục mời ông làm thầy. Ông từ chối, và nói võ công không giỏi, ko có tư cách làm thầy, nhưng vẫn ở lại dạy cho hắn vài đường và làm công cho nhà hắn.
    Về sau nghe ông kể hắn mới biết là ông vốn là con một võ quan đời trước, gặp nạn nên võ công chỉ học được chút ít, chỉ đủ phòng thân.
    Quả thật, ông dốc vốn liếng dạy cho hắn những gì học được của phụ thân thì chỉ chỉ có phép Thái Cực và 3 thế dùng của Trảm Mã Đao.
    Trảm Mã Đao là loại đao cực lớn, thân dày ,thẳng, dài 6 thước, cán dài 3 thước, rất nặng, thường khi dùng phải tì vào vai, cổ, bắp chân, gót chân để tiếp lực cho 2 cánh tay. Vốn là loại vũ khí chống chiến xa cực kì hữu hiệu thời chiến quốc vì khả năng phá vỡ bánh xe cũng như chém ngựa, Trảm Mã Đao dần dần mai một ko chỉ bởi chiến xa không được dùng mà còn vì vũ khí này quá nặng, phải là lực sĩ mới dùng được và vì vũ khí này vừa xấu vừa đánh không đẹp.
    Ông mất, hắn lên kinh thành vào cấm vệ quân học thêm phép dùng Cương thương.
    Để tưởng nhớ ông, hắn kết hợp kiểu đánh cương thương và Trảm Mã đao vào một loại vũ khí gọi là Ly Biệt Thương.
    Ly biệt thương có mũi và ngạnh giống thương nhưng hơn, giảm độ dài của lưỡi xuống còn 4 tấc rưỡi và tăng cán lên 4 tấc rưỡi, Ly biệt thương trở nên nhẹ hơn, nếu tì vào nách, vai.. thì có thể xử dụng bằng một tay.

    Trông thì cực xấu, xấu đến nỗi mọi người cười ồ khi hắn vác vào võ trường để dự thi vì tưởng hắn cầm 1 cục sắt gỉ trong khi các võ sinh khác cầm vũ khí nạm vàng ngọc sáng choang soi gương được, nhưng Ly biệt thương tỏ ra là vũ khí nguy hiểm.

    Đầu tiên, hắn xoay người, tì ngực vao cán thương, hai chân bắt chéo, đỉnh thương găm xuống đất xoắn người tạo lực rồi bung ra theo góc chếch.
    Đối thủ của hắn ra một đường kiếm bí truyền, sau khi lộn 1 vòng đẹp mắt, chân co lên tấn Kim Kê độc lập và ra thế tựa Phụng Hoàng triển xí nhưng đường kiếm vắt ngang với cặp Thư Hùng song kiếm đắt giá
    Đáng tiếc, dưới sức nặng và sự dữ dội của thế đao, thân kiếm và lưỡi kiếm của cả cặp thư hùng song kiếm biệt li cũng như thân và cặp chân của người võ sinh.

    Tiếp đến, hắn tì nách vào cán thương, dựng ngược ngọn thương ra sau lưng rồi vắt ngang ngọn thương ngang rồi xoay ngưới dùng tay trái đấm vào chuôi thương để cây thương bắn ra hình vong cung.
    Ban giám khảo sững người khi chiếc khiên vàng được mua với giá 5000 lạng phần trên bị bửa đôi, cánh tay cùng với chiếc Bàn Long Đao nổi danh thì biệt li với cơ thể của người võ sinh thứ hai để thành đồ trang sức trên bức tường võ trường khi chưa kip ra hết đường đao Đạp Tuyết Tầm Mai trong Địa Đường Đao.

    Cuối cùng khi người võ sinh thứ ba nói lời biệt li với hàm răng và cái chân phải của mình khi đang ra 1 đường thương hoàn hảo Long Tại Thiên trong Dương Gia Thương trên không(đây là thế đá bằng chân phải rồi cùng lúc với vỗ chéo cây thương) bởi vì hắn đạp bật cho cây thương Biệt Li quay tròn bay lên, thì hắn được phép rời khỏi võ trường tạm nghỉ vô thời hạn!


    Hắn chẳng buồn, nhưng từ đó hắn ko dùng vũ khí này nữa trừ khi ra chiến trường!
    (Còn Tiếp)
     

Chia sẻ trang này