Hãy tưởng tượng bạn - một người yêu game có ước mơ lớn là trở thành một nhà sản xuất game. Có thể bạn chỉ là một sinh viên, sau một thời gian học hỏi bạn cùng với vài người bạn nữa cũng có tâm huyết làm game lập thành một "studio" nhỏ bé. Hoặc bạn cũng có thể là một nhân viên trong ngành CNTT, đồ họa,... đã tích góp được một khoản tiền và muốn mạo hiểm, tự thành lập một studio cho riêng mình. Với óc sáng tạo và tài năng blah blah bạn đã làm được một game đầu tay (một game mobile, DS, game flash, game mini, casual,...với kinh phí không lớn) khá thành công. Các NPH bắt đầu chú ý đến bạn và một hãng game có tiềm lực tài chính đồng ý đầu tư cho studio của bạn (với khoản tiền chắc chắn là khiêm tốn). Giờ đây bạn đã có "người đỡ đầu", có vốn trong tay và nghĩ đến tương lai xa hơn... Bạn sẽ chọn phát triển thể loại game nào đầu tiên ? Tất nhiên, một studio có thể làm nhiều game với thể loại khác nhau. Nhưng thường chỉ nên tập trung vào một thể loại sở trường mà thôi, và đó cũng là xu hướng chung của các studio trên thế giới hiện nay. Nếu bạn ngay từ đầu đã có tài khoản kếch sù thì khỏi phải bàn. Nhưng nếu bạn bắt đầu với số tiền nhỏ bé, nó sẽ ảnh hưởng đến sự lựa chọn bởi kinh phí cho từng loại game rất khác nhau. Đó không phải là tất cả - chính loại game mà bạn đam mê và yêu thích, và bạn giỏi ở loại game đó mới quan trọng, đúng không :) Làm game "nhỏ" Lợi thế: Đã bắt đầu với một game "nhỏ", sao không tiếp tục phát triển nó ? Chẳng hạn ta đã phát triển một game trên Iphone, có nội dung sáng tạo với cách chơi hấp dẫn, bắt đầu có chút ít tiếng tăm và có doanh thu "tạm được". Đã có thương hiệu, có kinh nghiệm và nhân lực để phát triển, chỉ việc nối tiếp thành công của mình. Thử thách: chính vì ưu điểm vượt trội ở trên (phát triển nhanh, kinh phí thấp, thu lãi tốt) nên có vô số game "nhỏ" như thế trên thị trường. Nếu không thực sự bứt phá, game của bạn sẽ lạc lõng, cho dù nó rất hay. Tính cạnh tranh rất cao, doanh thu lại không lớn. Dù vậy, với một NPH có ngân sách quảng cáo lớn và thực sự hài lòng với game của bạn, đó cũng không phải là khó khăn lớn lắm. Hành động bắn súng - FPS, TPS,... Lợi thế: Trào lưu của ngành công nghiệp game những năm gần đây, thực sự là thời hoàng kim của game bắn súng ! Bạn có thể tìm thấy những tựa game FPS đỉnh cao ở bất cứ đâu. Game thể loại này rất được ưa chuộng, và điểm hay là không phải lúc nào người ta cũng chỉ mua những game đỉnh cao. Game của bạn cũng có thể lọt vào mắt xanh của giới game thủ. Hơn nữa, nhiều khi game bắn súng không cần một cốt truyện hấp dẫn gì cả, nên bạn cũng không cần thuê một chuyên gia viết cốt truyện game. Thử thách: các thượng đế ngày càng khó tính hơn, và số tiền bỏ ra cho việc thiết kế đồ họa trong game ngày càng cao, nhất là ở thể loại này. Kinh phí chỉ tính riêng cho mặt đồ họa của ngay cả những game "tầm tầm" cũng lên đến...hàng chục triệu đô la. Liệu với khoản kinh phí nhỏ nhoi, liệu bạn có thể làm một tựa game thuộc vào hàng "coi được" ? Mặc dù người ta sẵn sàng mua một tựa game "vô danh" với giá rẻ, nhưng ít nhất cũng phải đáp ứng yêu cầu về mặt nghe nhìn. NPH có thể là một giải pháp, nếu game bạn hay họ sẽ chịu đầu tư, nhưng tốt nhất đừng hy vọng nhiều. Thiếu kinh nghiệm cũng là một khó khăn, không phải dễ dàng tạo nên một game bắn súng có chiều sâu. Casual/Puzzle/Platformer Lợi thế: với Nintendo DS, PSP, Wii, sự phát triển của Xbox Live, Playstation Network thì những game giải trí nhẹ nhàng như Super Mario Galaxy, Wii Fit,...đang dần trở thành mục tiêu của các nhà phát triển game. Với khoản chi phí thấp và khả năng thu hồi vốn nhanh, không đòi hỏi nhiều về đồ họa âm thanh lại dễ phổ biến trên nhiều hệ máy, thu hút người chơi ở mọi lứa tuổi. Đây dường như là lựa chọn tối ưu. Thử thách: để thành công game của bạn phải thực sự sáng tạo và đặc sắc trong thời buổi có rất nhiều game hay xuất hiện, cũng giống như những game mobile hay flash, game mini,...Chỉ có điều bạn đã thực sự tạo một game có quy mô và phát triển lên những hệ máy game chuyên nghiệp hơn, đòi hỏi thời gian, tiền bạc và công sức lớn hơn. Game mô phỏng Lợi thế: là "mô phỏng" nên nội dung của thể loại này rất phong phú, bạn có nhiều sự lựa chọn để có một game không giống ai. Với sự tự do như vậy, việc thiết kế không bị gò bó và bạn thoải mái hơn nhiều. Thử thách: nhiều game mô phỏng đã không thể tạo được sự tách biệt và trở thành bản copy của người đàn anh đi trước. Hoặc có sự độc đáo nhưng lại không thu hút được game thủ, đặc biệt thể loại mô phỏng khá kén người chơi. Việc phát hành là cả một sự liều lĩnh. Game hành động phiêu lưu Lợi thế: thường có nội dung rất hấp dẫn, cốt truyện hay và nhất là các pha hành động gay cấn. Đây cũng là thể loại được ưa chuộng không kém hành động bắn súng, bạn có thể cũng đang chơi Prince of Persia hay Assasin Creed đấy. Thử thách: phần lớn thời gian chơi thường là bay nhảy hoặc chạy qua chạy lại nên đồ họa và âm thanh trong game phải đẹp để người chơi có thể thưởng thức. Cốt truyện là một trong những yếu tố quan trọng nhất, dẫn dắt quá trình chơi game. Thiết kế một game thể loại này cần sự công phu và kinh nghiệm, với khoản kinh phí không nhỏ. Racing Lợi thế: game đua xe cũng có nhiều fan hâm mộ, bạn không cần phải thiết kế cốt truyện công phu hay màn chơi với các câu đố có chiều sâu. Xe đua, đường đua là yếu tố chính. Thử thách: gamer thường thích chơi những game có xế "xịn", những chiếc xe mô phỏng như thật trên những mẫu xe của các hãng danh tiếng, với tiếng động cơ gầm rú. Nếu không thể mua bản quyền xe, đường đua, không có đồ họa và âm thanh tốt, bạn có thể "tự chế" những game như Mario Kart. Khả năng thành công...không nhiều. Game thể thao Lợi thế: các môn thể thao đều đã có luật của nó, có sân thi đấu và có dụng cụ thi đấu. Như vậy là bớt đi phần nào việc phải vắt óc sáng tạo những cái mới. Thử thách: cũng giống như thể loại đua xe, người ta thường thích những tên tuổi trong thể thao, bản quyền là vấn đề đầu tiên. Nếu bạn làm game "phá cách" thì cũng chưa chắc đã thu hút người chơi. Hơn nữa, thường sức mạnh tập trung ở những thương hiệu game của các ông lớn (FIFA, PES, Madden, NBA,...). Game chiến thuật - RTS, TBS Lợi thế: không thực sự cạnh tranh và đặc biệt, không nhất thiết phải có đồ họa hoành tráng (thậm chí lại là trở ngại bởi đồ họa càng "khủng" càng khó cho game chiến thuật). Bạn khá tự do trong thiết kế, có thể làm game kiểu lịch sử hoặc viễn tưởng. Thử thách: phải thực sự có kinh nghiệm bởi đây là thể loại khó, đòi hỏi chiều sâu về lối chơi. Nếu bắt chước quá nhiều, bạn sẽ chỉ là kẻ sao chép, còn nếu sáng tạo quá mức, game của bạn có thể sẽ "hỏng" về mặt lối chơi. Game nhập vai & MMORPG Lợi thế: game nhập vai "offline" có thể nói là không nhiều trên thị trường. Còn MMORPG lại rất phổ biến, có thể thu hút nhiều người chơi, cũng như FPS. Thử thách: thể loại này tốn nhiều thời gian, tiền của và công sức thiết kế rất lớn, bởi có rất nhiều loại item, nhân vật, bản đồ, cơ chế chơi, lại tốn thời gian thử đi thử lại nhiều lần,...Môi trường trong game nhập vai luôn luôn có quy mô rộng lớn. Game đối kháng Lợi thế: hoàn toàn có thể làm game đối kháng 2D mà vẫn thu hút người chơi. Cốt truyện cũng không phải là vấn đề to tát bởi nội dung tập trung ở các pha đối đầu máu lửa. Nếu phần chơi đơn dở tệ, bạn vẫn có thể mong chờ phần chơi mạng cứu vãn, bởi game đối kháng hay nhất vẫn là ở các trận đấu "người vs người". Thử thách: dòng game này thường tập trung ở những thương hiệu lâu đời như Street Fighter, Tekken, Soul Calibur,...Việc thiết kế đòi hỏi sự tỉ mỉ, cân bằng giữa các nhân vật. Như đã nói, cái quan trọng là bạn yêu thích làm game gì, những phân tích như trên chỉ đơn thuần là sự tham khảo mà thôi. Mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp :)
Đơn giản nếu mình đạt được điều kiện trên và chân ướt chân ráo bước vào làm game, chả có gì nghi ngờ rằng mình sẽ chọn ngay thể loại game mình thích nhất và gắn bó lâu nhất. Dù có thuận lợi hay có khó khăn gì mà đã đam mê và hiểu nó một thời gian dài thì mình cũng sẽ làm dạng đó thôi. Ở đây mình thích RPG.
Ừhm! mình sẽ làm game nhỏ dạng game văn phòng, cần một chút ý tưởng hay và khả dĩ là có thể tạo cơn sốt rồi. Chưa kể đến thị trường này khá tiềm năng. @ các loại khác mỗi loại một nhà phát hành tên tuổi lắm giữ, nếu ban kô vượt qua nổi cái bóng của họ thì bạn mãi mãi kô thể phát triển đc. Mà vượt qua đc cũng đã là cả một nhiệm vụ bất khả thi với những kẻ chân ướt chân dáo mới vào nghề!
tớ thì thích làm về FPS và RPG vì đúng sở thích . ___________Auto Merge________________ . tớ thì thích làm về FPS và RPG vì đúng sở thích
_ Làm FPS cho dễ , nội dung không cần quá phức tạp , còn những thể loại khác cần đầu óc 1 tí mới làm được .
Hồi đó cũng thích làm game lắm, và bây giờ nếu có cơ hội thì sẽ nắm bắt ngay, có điều... + VN vẫn chưa lớn mạnh gì lắm trong lĩnh vực này, nếu bạn có tài, hãy ra nước ngoài, cố gắng xin việc tại những hãng game lớn để lấy kinh nghiệm. Việc tự tạo ra một game theo ý kiến chủ quan phải nói là cực khó, cho dù ở bất cứ thể loại nào, hãy click vào phần Credit của các game thì sẽ hiểu