Đại Tư Mã Ngô Văn Sở: một trong Tây Sơn Thất Kiệt, đại tướng của Quang Trung lập công lớn trong việc đại phá quân Thanh. Đại Nam Thực lục Tiền biên Trang 333 quyển 1 viết: "Tư khấu giặc là Võ Văn Dũng giết Thái sư giặc là Bùi Đắc Tuyên. Đắc Tuyên là cậu Nguyễn Quang Toản, khi Huệ chết, phó thác cho giúp Quang Toản. Đắc Tuyên lên nhiếp chính, sống chết cho lấy đều ở trong tay, tướng giặc nhiều người oán. Trung thư Trần Văn Kỷ có tội, Đắc Tuyên xử tội đồ, đày ra trạm Mỹ Xuyên. Dũng từ Bắc Thành về, Kỷ đón Dũng nói hết tình trạng Đắc Tuyên chuyên chế lộng quyền, dặn Dũng dùng kế mà giết. Dũng đến Phú Xuân, bàn mưu với Thái úy Nguyễn Văn Hưng và Hộ giá Nguyễn Văn Huấn tuyên bố là ra cánh đồng phía nam để tế cờ, nhân đêm đem đồ đảng vây Đắc Tuyên ở chùa Thiền Lâm. (Đắc Tuyền dùng chùa Thiền Lâm làm dinh ở ). Đắc Tuyên lại ngẫu nhiên có việc vào ngủ ở phủ Quang Toản. Dũng bèn dời quân đến vây phủ Đắc Tuyên. Quang Toản bất đắc dĩ phải bắt Đắc Tuyên đưa cho Dũng. Dũng dìm chết. Con Đắc Tuyên là Đắc Thận và bè đảng là Ngô Văn Sở, ngự sử Chương (không rõ họ) hơn mười người đều bị Dũng giết. Quang Toản lại cho Kỷ làm phụ chính. Tư lệ Lê Trung cũng là bè đảng của Đắc Tuyên. Dũng bèn sai Huấn dẫn 500 quân vào thành Quy Nhơn, giả là đến tiếp viện, mà lập mưu trị Trung và Diệu để cướp binh quyền". Trang 346 quyển 1 viết" "Đặt 5 vệ Nhuệ phong, Chiến phong, Chiêu võ, Tuyên võ, Chương võ thuộc Hậu quân. Lấy hàng tướng Đô úy Ngô Văn Sở làm Chánh vệ vệ Nhuệ phong, Cai đội Bùi Văn Trương, Nguyễn Triêm làm Phó vệ, Khâm sai tham tá chánh trưởng chi Tả chi Hậu quân là Nguyễn Văn Thành làm Chánh vệ vệ Chiến phong, Cai đội Nguyễn Quang Thuận, Nguyễn Văn Thủ làm Phó vệ ...." Trang 358 - 359 viết: "Sai Khâm sai đô đốc hiệu úy Tiền chi Trung quân là Nguyễn Công Thái điều bát quân và coi các đạo và quân Xiêm, từ Ma Li thẳng đến Phố Châm đánh dẹp bọn giặc Xiêm, từ Ma Li đến Phố Châm đánh dẹp bọn giặc man Ba Phủ. Khâm sai đô đốc quản chi Hùng võ là Nguyễn Kế Nhuận làm phó ; Quản đạo Phố Hài Nguyễn Huệ, Chưởng cơ trấn Thuận Thành Nguyễn Văn Hào, Chánh phó trấn Nguyễn Văn Chấn và Nguyễn Văn Điển tiến từ Đàn Linh lên, Chánh vệ vệ Nhuệ phong Ngô Văn Sở, Quản đạo Đông Môn Cao Văn Cửu đi đường tắt ra sau lưng giặc, đều theo lệnh Công Thái điều khiển. " Trang 421 viết: "Bọn hàng tướng ở thành Bình Định là Trưởng chi Trung chi Hậu đồn quân Ngự lâm Võ Văn Sự và Trưởng chi Hữu chi Nguyễn Bá Phong đem đồ đảng làm phản, giết quân ta, mở cửa thành phía bắc để đầu hàng giặc. Võ Tách sai vệ úy vệ Nhuệ Phong là Ngô Văn Sở chiếm giữ cửa, bọn quân phản đã ra trước ngoài thành hơn 400 người, còn dư thì không dám ra. Tánh liền xét bọn đồng mưu đem giết hết, phòng giữ nghiêm mật hơn. Lưu trấn thần Diên Khánh được tin thám tử báo, chạy biểu báo lên. Vua bèn cử đại binh đến viện, lưu Đông cung Cảnh trấn giữ Gia Định, lấy Chưởng cơ quản Trường đà kiêm Hộ bộ sự là Nguyễn Văn Nhân và Hình bộ Nguyễn Tử Châu giúp việc" Trang 518 viết: "Triệu Phạm Văn Nhân đến hành tại. Lấy Ngô Văn Sở làm Trấn thủ Thanh Hoa ngoại, Nguyễn Danh Xán làm Tham hiệp." Trang 696 viết: Chưởng cơ lĩnh trấn thủ Thanh Hoa ngoại là Ngô Văn Sở chiếm cướp ruộng dân của xã Hoàng Đan. Việc phát, bị mất chức. Vấn đề nằm ở chổ con của Ngô Văn Sở lại lấy Minh Mạng, con của Gia Long. Xưa nay rất nhiều nghi án và bài viết thắc mắc về việc có 2 Ngô Văn Sở hay 1 Ngô Văn Sở mà thôi?! ---------- Post added at 22:01 ---------- Previous post was at 21:33 ---------- Thứ nhất Đại Nam Thực Lục Tiền biên là do Quốc sử quán Tiền biên là do Quốc sử quán triều Nguyễn viết, vẫn theo cái lối tốt khoe xấu che. Nên những việc gì mà nhà Nguyễn và Nguyễn Ánh xấu thì cố tình viết chệch đi, hoặc sửa đổi 1 chút để làm cho người đọc thấy đó khôg phải là lỗi của Nguyễn Ánh hay của nhà Nguyễn. Ví dụ: việc sát hại Ngoại hữu Đỗ Thanh Nhân. Cùng 1 người nhưng Sử nhà Nguyễn lại cố viết thành 2 người là Thiêm Lộc và Tống Phước Thiêm. Sau Tống Phước Thiêm bị quân Đông Sơn giết vì tội mưu sát hại chủ tướng của họ là Đỗ Thanh Sơn. Mục đích của những người viết sử triều Nguyễn là gì? 1: Đổ tội mưu giết Đỗ Thanh Nhân cho Thiêm Lộc chứ ko nói đó là chủ ý của Nguyễn Ánh. 2: Vẫn truy phong công lao của Tống Phước Thiêm mà ko đề cập chuyện cũ để tỏ rõ bề tôi của Ánh như Tống Phước Thiêm đều là những kẻ trung dũng, nghĩa khí. Trở lại vấn đề của Ngô Văn Sở:. Ta thấy ở trích đoạn đầu khi nói về Võ Văn Dũng đem quân giết bè đãng của Bùi Đắc Trụ chỉ thấy ghi tên mỗi Ngô Văn Sở chứ không ghi chức tước gì?? Đấy là 1 nghi vấn. Khi viết về Ngô Văn Sở lúc đang còn ở Tây Sởn, Đại Nam thực lục tiền biên đều ghi rõ chức vụ cụ thể của Ngô Văn Sở khi cầm quân giết Vũ Văn Nhậm, đánh Thanh hay đi sứ Mãn Thanh. 2. Đoạn phong Ngô Văn Sở làm Vệ úy Vệ Nhuệ Phong. Phép của sử Nguyễn khi ghi về các hàng tướng đều ghi rõ chức vụ của Hàng tướng Tây Sơn trước khi về hàng được cử giữ chức gì trong quân đội của Gia Long. Ví dụ như Đại đô đốc Nguễn Văn Xuân khi về hàng được giao chức ..... Vậy có thực có 1 Ngô Văn Sở làm đến chức Đại Tư mã, Tổng quản Bắc Thành bên phía Tây Sơn sau đó bị Võ Văn Dũng dìm chết ở sông Hương hoặc Tam Giang???. Và 1 Đô úy Ngô Văn Sở cũng theo Tây Sơn sau đó hàng Nguyễn Ánh và làm đến Trấn thủ Thanh Hoa Ngoại???? Nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân một mực khẳng định chính là Đại Tư Mã Ngô Văn Sở đã bí mật trốn vào Nam theo Nguyễn Ánh và chính là viên Đô úy Ngô Văn Sở thông gia với Nguyễn Ánh!!!. Cũng kỳ lạ là vì sao viên Đô úy này sau khi Gia Long đã thống nhất được nước lại được phong làm Chưởng cơ lĩnh trấn thủ Thanh Hoa ngoại?? ---------- Post added at 22:34 ---------- Previous post was at 22:01 ---------- Nguyễn Đắc Xuân cho rằng: Ngô Văn Sở, nguyên là người huyện Đăng Xương (Phủ Thừa Thiên-Huế) sau vào ở làng Thuận Nghĩa, Gia Định. Trong thời gian làm quan ở Thăng Long (dưới thời Tây Sơn) ông đã kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Đích, sinh con gái đầu lòng đặt tên là Ngô Thị Chánh. Tạ Ngọc Liễn thì lại cho rằng: Ngô Văn Sở quê gốc Trảo Nha, Hà Tỉnh. Đất Thanh Hoa Ngoại chính là Ninh Bình. Đến đây ta đặt lại vấn đề: 1. Nếu thực sự 2 người Ngô Văn Sở đó là một thì cái người làm đến Đại Tư Mã Ngô Văn Sở của Tây Sơn có khả năng về đầu hàng Nguyễn Ánh và cầm quân đánh lại quân Tây Sơn chí tử đến thế không?. Ngoại trừ Lê Chất có cái thù cha vợ (Lê Trung) bị giết và Cảnh Thịnh truy đuổi nên mới bỏ về hàng Nguyễn Ánh, còn như Từ Văn Chiêu, Phạm Văn Điềm lâm nguy phải hàng Nguyễn Ánh, sau rồi cũng trở giáo theo về lại Tây Sơn. 2. Làm đến Đại tư mã, Tổng quản Bắc Thành thì gia quyến của Ngô Văn Sở sẽ lưu ở đâu. Nếu nói gia quyến vẫn lưu lại Gia Định, làng Thuận Nghĩa thì cực kỳ vô lý vì địa bàn hoạt động của Ngô Văn Sở là từ Quy Nhơn trở ra. Sau khi phá quân Thanh thì đa phần thời gian Ngô Văn Sở ở Phú Xuân và Thăng Long. Ngoại trừ một lần cầm quân vào đánh giải vây thành Hoàng Đế cho Nguyễn Nhạc. Theo lý thì chồng ở đâu, vợ con theo đấy. Nếu nói ông bị Võ Văn Dũng truy sát mà vẫn trốn được và đem cả vợ con vượt vào phía Nam thì khá là kỳ tích. Còn nói ông làm quan ở đất Bắc mà vợ con ở phía Nam thì lại không thông? ---------- Post added at 22:44 ---------- Previous post was at 22:34 ---------- Nguyễn Đắc Xuân cho rằng: Ngô Văn Sở, nguyên là người huyện Đăng Xương (Phủ Thừa Thiên-Huế) sau vào ở làng Thuận Nghĩa, Gia Định. Trong thời gian làm quan ở Thăng Long (dưới thời Tây Sơn) ông đã kết duyên cùng bà Nguyễn Thị Đích, sinh con gái đầu lòng đặt tên là Ngô Thị Chánh. Tạ Ngọc Liễn thì lại cho rằng: Ngô Văn Sở quê gốc Trảo Nha, Hà Tỉnh. Đất Thanh Hoa Ngoại chính là Ninh Bình. Đến đây ta đặt lại vấn đề: 1. Nếu thực sự 2 người Ngô Văn Sở đó là một thì cái người làm đến Đại Tư Mã Ngô Văn Sở của Tây Sơn có khả năng về đầu hàng Nguyễn Ánh và cầm quân đánh lại quân Tây Sơn chí tử đến thế không?. Ngoại trừ Lê Chất có cái thù cha vợ (Lê Trung) bị giết và Cảnh Thịnh truy đuổi nên mới bỏ về hàng Nguyễn Ánh, còn như Từ Văn Chiêu, Phạm Văn Điềm lâm nguy phải hàng Nguyễn Ánh, sau rồi cũng trở giáo theo về lại Tây Sơn. 2. Làm đến Đại tư mã, Tổng quản Bắc Thành thì gia quyến của Ngô Văn Sở sẽ lưu ở đâu. Nếu nói gia quyến vẫn lưu lại Gia Định, làng Thuận Nghĩa thì cực kỳ vô lý vì địa bàn hoạt động của Ngô Văn Sở là từ Quy Nhơn trở ra. Sau khi phá quân Thanh thì đa phần thời gian Ngô Văn Sở ở Phú Xuân và Thăng Long. Ngoại trừ một lần cầm quân vào đánh giải vây thành Hoàng Đế cho Nguyễn Nhạc. Theo lý thì chồng ở đâu, vợ con theo đấy. Nếu nói ông bị Võ Văn Dũng truy sát mà vẫn trốn được và đem cả vợ con vượt vào phía Nam thì khá là kỳ tích. Còn nói ông làm quan ở đất Bắc mà vợ con ở phía Nam thì lại không thông?