Ngũ Hổ Đại Tướng Nam Việt bạn chọn ai

Thảo luận trong 'RTK và others' bắt đầu bởi xtophertran, 12/5/09.

?

Ngũ Hổ Đại Tướng Nam Việt bạn chọn ai

  1. Phụ Tử chi binh tướng [B]Phạm Ngũ Lão[/B]

    41 phiếu
    87.2%
  2. Bảo Nghĩa Vương [B]Trần Bình Trọng[/B]

    28 phiếu
    59.6%
  3. Hoài Văn Hầu [B]Trần Quốc Toản[/B]

    33 phiếu
    70.2%
  4. Hoa Sơn tướng quân [B]Lý Long Tường[/B]

    22 phiếu
    46.8%
  5. Thánh Dực Liệt Hầu[B] Nguyễn Khoái[/B]

    18 phiếu
    38.3%
  6. Nhân Huệ Vương [B]Trần Khánh Dư[/B]

    24 phiếu
    51.1%
  7. Lang Trung tướng quân [B]Tôn Đản[/B]

    19 phiếu
    40.4%
  8. Thiếu sư [B]Lê Phụ Trần[/B]

    9 phiếu
    19.1%
  9. Chiêm Thành hầu [b]Lê Phụng Hiếu[/B]

    8 phiếu
    17.0%
  10. Đại quốc công [b]Đặng Dung [/B]

    17 phiếu
    36.2%
Multiple votes are allowed.
  1. xtophertran

    xtophertran 100% Oranje Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    4/9/04
    Bài viết:
    2,395
    Nơi ở:
    RTK & others
    Cheng King với tấm lòng hiền từ như đức Long Quân chỉ muốn nhân dân ấm no hạnh phúc ; nhà nhà vui hưởng thái bình . Thế mà bọn giặc cỏ từ phương Bắc cứ thừa cơ gây họa ; lũ gian thần ( 4 thèn ăn hại ) còn bán nước cầu vinh . Trước nguy cơ chính sự phiền hà ; để trong nước lòng dân bớt hận ; nhà Vua lập ra Vê En hữu Sứ Trần Quốc Tuấn ; và Vê En tả sứ Lý Thường Kiệt ; nhưng trọng trách trấn giữ các binh chủng Spear Pike Bow Horse Seige+Ship được gọi là Ngũ .... Đại Tướng ( Ngũ gì để mọi người bàn lựng ) vẫn chưa tìm được người tương xứng . Box RTK với tinh thần chém gió lâu đời có thể giúp vua lựa chọn việc này ; nay đưa ra danh sách 10 tướng với luật chọn như sau : sau đó sẽ chọn ra 5 người cao nhất làm ngũ hổ tướng .

    1. Phụ Tử chi binh tướng Phạm Ngũ Lão
    L: 85 W: 90 I: 91 P: 80 C: 89
    Skill: Oder hay War All

    2. Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng
    L: 78 W:86 I: 48 P: 42 C: 68
    Skill: Escape

    3. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản :">
    L: 75 W:91 I: 45 P: 30 C: 63
    Skill: Hard

    4. Hoa Sơn tướng quân Lý Long Tường
    L: 79 W:84 I: 74 P: 56 C: 80
    Spear: A Pike: A Bow: C Caval: B Siege: B Navy: S
    Skill: Ship --> tưởng nhớ vượt biển

    5. Thánh Dực Liệt Hầu Nguyễn Khoái
    L: 61 W:89 I: 45 P: 40 C: 64
    Skill: N/A

    6. Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư
    L: 83 W: 93 I: 58 P: 47 C: 69
    Skill: Navy

    7. Lang Trung tướng quân Tôn Đản
    L: 85 W:86 I: 76 P: 55 C: 78
    Skill: Namman --> để ko bị nổi loạn ở Vân Nam

    8 . Thiếu sư Lê Phụ Trần
    L: 62 W:88 I: 30 P: 42 C: 62
    Skill: N/A

    9. Chiêm Thành hầu Lê Phụng Hiếu

    10.Đồng bình chương Đặng Dung

    mong mọi người tìm ra 5 người xứng đáng giúp Chen King :)) ;bạn hãy chọn 5 tướng 1 lần ; thân mến :D
     
  2. vin993

    vin993 Donkey Kong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/09
    Bài viết:
    352
    có 1 bài về cái nài rồi mà anh mod nhưng thôi em vẫn vote trần quốc toản muôn năm :D:D:D
     
  3. trinhphuctuan

    trinhphuctuan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    1,204
    Nơi ở:
    Hue
    Note: Chọn 5 tướng đã rồi vote nhé!


    #1: PHẠM NGŨ LÃO:

    Phạm Ngũ Lão (chữ Hán: 范五老; 1255–1320) là tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, Hải Dương (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, Việt Nam). Theo sách Tông phả kỷ yếu tân biên của Phạm Côn Sơn dẫn gia phả họ Phạm, ông là cháu 8 đời của tướng Phạm Hạp thời nhà Đinh.
    Phạm Đình Hổ trong Vũ trung tùy bút có kể lại chuyện Phạm Ngũ Lão ra mắt Trần Hưng Đạo đại ý như sau: Hưng Đạo Vương cùng tuỳ tùng đi ngang qua Đường Hào thấy Phạm Ngũ Lão ngồi bên vệ đường đang đan sọt. Quân lính kéo đến, dẹp lối đi. Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi thản nhiên, như không để ý đến ai cả. Quân lính cầm giáo đâm vào đùi chảy máu mà ông vẫn không nhúc nhích, thấy vậy Vương dừng lại hỏi, bấy giờ Phạm Ngũ Lão mới trả lời rằng đang nghĩ một câu trong binh thư nên không để ý. Biết người có tài, Trần Hưng Đạo cho ông ngồi cùng kiệu đưa về kinh sư. Từ đó Phạm Ngũ Lão trở thành môn khách của Trần Hưng Đạo.
    Trong hai cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Nguyên (1285-1288) Phạm Ngũ Lão lập được nhiều chiến công. Năm 1285, trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai ông cùng với Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền khổng lồ của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy lên biên giới phía bắc và diệt được hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng.
    Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba, Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, trong trận này quân nhà Trần bắt sống các tướng giặc Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi. Phạm Ngũ Lão tiếp tục truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.
    Phạm Ngũ Lão đã bốn lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao, hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng.
    Ông được Trần Hưng Đạo gả con gái (giả làm con gái nuôi của Trần Hưng Đạo vì nhà Trần có quy định chỉ gả con gái trong dòng tộc) là quận chúa Anh Nguyên.
    Năm 1290, vua Trần Nhân Tông giao cho ông cai quản quân Thánh Dực, phong chức Hữu Kim ngô Đại tướng quân. Đến đời vua Trần Anh Tông, ông được thăng tới chức Điện súy Thượng tướng quân, tước Quan nội hầu.
    Không chỉ có tài về quân sự, mà còn để lại nhiều bài thơ về chí trai, lòng yêu nước. Hiện nay tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài là Thuật hoài (Tỏ Lòng) và Vãn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương (Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).
    Ngày 1 tháng 11 năm 1320, Phạm Ngũ Lão mất, hưởng thọ 66 tuổi. Vua Trần Minh Tông nghỉ chầu 5 ngày.
    Nhân dân xã Phù Ủng dựng đền thờ ngay trên nền nhà cũ của ông. Ông cũng được phối thờ tại đền Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương tại đền thờ Trần Hưng Đạo.

    Thuật Hoài
    Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
    Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
    Nam nhi vị liễu công danh trái,
    Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

    Dịch nghĩa: Tỏ lòng
    Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
    Ba quân như hổ báo, khí thế hùng mạnh nuốt trôi trâu.
    Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,
    Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu

    #2: TRẦN BÌNH TRỌNG:
    Trần Bình Trọng (1259 - 1285) là danh tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông) trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc[1][2], được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương
    Trần Bình Trọng thuộc dòng dõi Đại Hành Hoàng Đế Lê Hoàn quê gốc ở vùng nay là huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, sinh ở xã Bảo Thái, nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Cha là danh tướng thời Trần Thái Tông là Lê Phụ Trần. Lê Phụ Trần lập công lớn trong Kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất, nên được vua gả Lý Chiêu Thánh cho. Trần Bình Trọng có thể là con của Lê Phụ Trần với Lý Chiêu Hoàng.[3] Vợ Trần Bình Trọng là công chúa Thụy Bảo (Thụy Bảo đã có một đời chồng trước là Uy Văn Vương Toại)Sau này, con gái của Trần Bình Trọng, Chiêu Hiến Hoàng Thái Hậu, là mẹ của Trần Minh Tông, vua thứ năm triều Trần.
    Tháng 1 năm 1285, 50 vạn quân Nguyên-Mông do Trấn Nam Vương Thoát Hoan, con trai của Hoàng đế nhà Nguyên Hốt Tất Liệt, cầm đầu chia quân làm hai cánh tấn công xâm lược Đại Việt. Quân Nguyên Mông là đạo quân cực kỳ thiện chiến, nhanh chóng chiếm ưu thế tuyệt đối trước quân Đại Việt, ít hơn và không quen chiến trận. Sau thất bại trong vài trận đánh mở màn, tổng tư lệnh quân Đại Việt, Quốc công tiết chế Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết định lui quân về giữ Vạn Kiếp (nay thuộc vùng Vạn Yên, Chí Linh, Hải Dương). Sau đó, quân Đại Việt lui về Thăng Long, nhưng cũng không giữ được trước sức tấn công ồ ạt của quân Nguyên.
    Hưng Đạo Vương quyết định rút khỏi Thăng Long, lui về Thiên Trường (nay là tỉnh Nam Định). Trần Bình Trọng được Hưng Đạo Vương và hai vua Trần giao cho một nhiệm vụ nặng nề: giữ vùng Đà Mạc - Thiên Mạc, ngăn chặn và cầm chân quân Nguyên, đảm bảo cho bộ chỉ huy quân kháng chiến rút lui an toàn và bí mật, không để lại dấu vết.
    Tư lệnh quân Nguyên là Thoát Hoan đặc biệt ưu tiên cho cánh quân truy đuổi này với hai đạo cả thủy lẫn bộ đều do những tướng giỏi, hữu thừa Khoan Triệt và tả thừa Lý Hằng cùng Ô Mã Nhi, chỉ huy, đều dùng quân khinh kỵ và thuyền nhẹ để truy đuổi bằng được hai vua Trần.
    Trần Bình Trọng đã tổ chức cuộc đánh chặn ngay tại bãi Thiên Mạc. Do sự chênh lệch quá lớn về quân số, Trần Bình Trọng bị bắt, nhưng trận đánh là một thắng lợi cực kỳ quan trọng về mặt chiến lược với cuộc kháng chiến khi kể từ đó, quân Nguyên hoàn toàn mất dấu bộ chỉ huy kháng chiến.
    Sau khi bắt được Trần Bình Trọng, ưu tiên hàng đầu của quân Nguyên là qua ông tìm hiểu đường rút lui của bộ chỉ huy quân kháng chiến[cần dẫn nguồn]. Tướng Nguyên tìm mọi cách để khai thác thông tin, dọa nạt, dụ dỗ ông. Tuy nhiên, Trần Bình Trọng kiên quyết không khuất phục. Khi được hỏi có muốn làm vương đất bắc không, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời:
    Ta thà làm quỉ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi[4][5].


    Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm cũng như lịch sử Việt Nam nói chung, trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt. Không thể khuất phục được Trần Bình Trọng, quân Nguyên buộc phải giết ông vào ngày 21 tháng Giêng[6] năm Ất Dậu (26-2-1285)?[7][8], còn Đại Việt Sử ký Toàn thư (Bản kỷ quyển 5) và Khâm định Việt sử thông giám Cương mục (Chính biên quyển thứ 7) đều chép là tháng 2 (âm lịch) năm 1285. Năm đó, Trần Bình Trọng 26 tuổi
    Trần Bình Trọng được các sử gia đời sau đánh giá rất cao vì lòng yêu nước và tinh thần chống ngoại xâm, trở thành một ví dụ điển hình cho các cuộc kháng chiến chống phương Bắc sau này.
    Hiện nay ở hai thành phố lớn nhất Việt Nam là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đều có những con đường mang tên ông. Tên Trần Bình Trọng còn được lấy đặt cho nhiều địa danh khác trên khắp Việt Nam.

    Có hai bài thơ nổi tiếng viết về Trần Bình Trọng của Á Nam Trần Tuấn Khải (1895-1983) và của Bưu Văn Phan Kế Bính (1875-1921).
    Nội dung bài thơ của Phan Kế Bính như sau:

    Giỏi thay Trần Bình Trọng!
    Dòng dõi Lê Đại Hành.
    Đánh giặc dư tài mạnh,
    Thờ vua một tiết trung.
    Bắc vương sống mà nhục,
    Nam quỷ thác cũng vinh.
    Cứng cỏi lòng trung nghĩa.
    Ngàn thu tỏ đại danh.

    Ngoài ra, còn có một tiểu thuyết, Bên bờ Thiên Mạc, của nhà văn Hà Ân viết về Trần Bình Trọng và trận đánh của ông.

    #3: TRẦN QUỐC TOẢN:
    Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản (1267-1285) là một nhân vật lịch sử, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ông đã có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.
    Tháng 10 năm 1282, các vua Trần mở hội nghị Bình Than để bàn kế chống quân Nguyên. Đại Việt Sử ký Toàn thư (ĐVSKTT) chép: Vua thấy Hoài Văn Hầu Quốc Toản, Hoài Nhân Vương Kiện đều còn trẻ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, đóng chiến thuyền, viết lên cờ sáu chữ :"Phá cường địch, báo hoàng ân" (Phá giặc mạnh, Báo ơn vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước vương.
    Tháng 4 năm 1285, vua Trần Nhân Tông sai Chiêu Thành Vương, Hoài Văn Hầu Quốc Toản, tướng quân Nguyễn Khoái đem tiệp binh đón đánh quân Nguyên ở bến Tây Kết.
    Ngày 10 tháng 5 năm đó có người về báo cho hai vua Trần là thượng tướng Quang Khải, Hoài Văn Hầu Quốc Toản và Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ đánh bại quân giặc ở các xứ Kinh Thành, Chương Dương. Quân giặc tan vỡ lớn... Thoát Hoan, Bình chương A Lạt rút chạy qua sông Lô.
    Trong các sử sách của Việt Nam như Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Việt sử Tiêu án và các quyển sử soạn gần đây như Việt sử Tân biên của Phạm Văn Sơn, Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim, Trần Hưng Đạo của Hoàng Thúc Trâm đều không thấy đề cập đến cái chết của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản. Chỉ có ĐVSKTT bản kỷ quyển V có viết: "... Đến khi mất, vua rất thương tiếc, thân làm văn tế, lại gia phong tước Vương". Nhưng các quyển sử của nhà Nguyên lại có đề cập đến cái chết của ông. An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a10 có ghi: Quan quân đến sông Như Nguyệt, thì Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đánh... Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27b 1-2 có viết:... Đến sông Như Nguyệt, Nhật Huyên sai Hoài Văn Hầu đến đuổi thì bị giết.Theo sách Việt Sử Kỷ Yếu của Trần Xuân Sinh thì khi Ô Mã Nhi đánh vào Vân Đồn để cướp lại lương thực thì quân của Trần Quốc Toản và Trần Khánh Dư chống đỡ kịch liệt. Quốc Toản hăng hái cự địch, không may qua đời ngày 2-2âl.
    Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Khí phách ấy đã được nói rõ trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông; nguyên văn sáu chữ (phiên sang Hán-Việt) là:
    Phá cường địch, báo hoàng ân (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).

    #4: LÝ LONG TƯỜNG:
    Lý Long Tường ( Hàn ngữ : Yi Nyeong - sang) là Hoàng tử nhà Lý nước Đại Việt, Hoa Sơn Tướng quân (Hwasan Sanggun) nước Cao Ly và là ông tổ của một dòng họ Lý ngày nay tại Hàn Quốc.
    Lý Long Tường sinh năm 1174 (Giáp Ngọ), là con thứ bảy của Vua Lý Anh Tông (trị vì 1138-1175) và Hiền Phi Lê Mỹ Nga. Ông được trần Thái Tông phong chức: Thái sư Thương trụ quốc, Khai phủ Nghi đồng Tam ty, Thượng thư Tả bộc xạ, lĩnh Đại đô đốc, tước Kiến Bình Vương.
    Năm 1225, Trần Thủ Độ lật đổ nhà Lý bằng cách đưa cháu là Trần Cảnh vào hầu Lý Chiêu Hoàng, dàn xếp để Trần Cảnh lấy Lý Chiêu Hoàng và nhường ngôi để lập ra nhà Trần. Sau đó Trần Thủ Độ tiến hành tàn sát con cháu nhà Lý [1], buộc con cháu nhà Lý đổi qua họ Nguyễn, đày con cháu nhà Lý đi lên vùng núi non hiểm trở phía bắc.
    Năm 1226 (tức niên hiệu Kiến Trung thứ hai đời Vua Thái Tông nhà Trần), để bảo toàn tính mạng và lo việc thờ cúng tổ tiên, Lý Long Tường đã mang đồ thờ cúng, vương miện, áo long bào và thanh Thượng phương bảo kiếm truyền từ đời Vua Lý Thái Tổ cùng sáu ngàn gia thuộc qua cửa Thần Phù, Thanh Hóa chạy ra biển Đông trên ba hạm đội. Sau một tháng lênh đênh trên biển, đoàn thuyền gặp bão lớn phải ghé vào Đài Loan. Khi Lý Long Tường quyết định lên đường thì con trai là Lý Long Hiền ốm nặng nên phải ở lại cùng 200 gia thuộc. Trên đường đi tiếp đoàn thuyền bị bão dạt vào Trấn Sơn, huyện Bồn Tân, tỉnh Hoàng Hải, trên bờ biển phía tây Cao Ly (gần Pusan ngày nay). Tương truyền rằng trước đó Vua Cao Tông của Cao Ly nằm mơ thấy một con chim cực lớn bay từ phương Nam lên, vì vậy ông lệnh cho chính quyền địa phương tiếp đón ân cần, và đồng ý cho Lý Long Tường ở lại dung thân.
    Tại đây Lý Long Tường cùng tướng sĩ, gia thuộc trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi. Ông cho mở Độc thư đường dạy văn (thi phú, lễ nhạc, tế tự) và Giảng võ đường dạy võ (binh pháp, võ thuật). Học trò theo học rất đông, lúc nào cũng trên nghìn người.
    Năm 1232, Đại hãn Oa Khoát Đài đem quân tiến đánh Cao Ly bằng hai đường thủy bộ. Về đường thủy, quân Nguyên Mông vượt biển tiến đánh Hoàng Hải nhưng bị Lý Long Tường lãnh đạo tướng sĩ, gia thuộc và quân dân địa phương đẩy lui. Khi ra trận, ông thường cưỡi ngựa trắng đôn đốc quân sĩ nhân dân gọi ông là Bạch Mã Tướng quân.
    Năm 1253, Đại hãn Mông Ca lại đem quân đánh Cao Ly lần thứ hai. Quân Nguyên Mông do Đường Cơ chỉ huy tấn công Hoàng Hải cả đường thủy lẫn đường bộ. Lý Long Tường lãnh đạo quân dân trong vùng chống trả quân Nguyên Mông suốt 5 tháng ròng. Sau chiến công này, Vua Cao Ly đổi tên Trấn Sơn thành Hoa Sơn, phong Lý Long Tường làm Hoa Sơn Tướng quân. Nơi quân Nguyên Mông đầu hàng gọi là Thụ hàng môn và Vua Cao Ly cũng cho lập bia tại đây để ghi công ông (di tích này hiện nay vẫn còn).
    Khi mất, ông được chôn tại chân núi Di Ất, gần Bàn Môn Điếm bây giờ. Thời gian sống ở Hoa Sơn, Lý Long Tường thường lên đỉnh núi ngồi trông về phương Nam mà khóc, nơi ấy gọi là Vọng quốc đàn.
    Một vài tờ báo hải ngoại phong đùa ông là "Ông tổ tị nạn" hay "Ông tổ thuyền nhân". Ngày nay hậu duệ họ Lý dòng dõi Lý Long Tường có khoảng hơn 600 người.
    Ngày 6 tháng 11 năm 1958, trong dịp viếng thăm Việt Nam Cộng hòa, Lý Thừa Vãn, Tổng thống Đại Hàn Dân Quốc đã tuyên bố rằng tổ tiên ông là người Việt. Theo nhà nghiên cứu Trần Đại Sỹ thì Lý Thừa Vãn là hậu duệ đời thứ 25 của Lý Long Tường.
    Cũng có giả thuyết rằng Cựu Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy là hậu duệ của Lý Long Hiền - con trai Lý Long Tường.
    Năm 1994, ông Lý Xương Căn, cháu đời thứ 26 (có tài liệu là đời thứ 31) của Lý Long Tường, qua Việt Nam, tìm đến từ đường họ Lý ở làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh để bái tổ tiên.
    Ngoài Lý Long Tường là ông tổ họ Lý gốc Việt tại Hàn Quốc và Triều Tiên, tại đây còn có một họ Lý gốc Việt khác mà ông tổ là Lý Dương Côn con nuôi của Vua Lý Nhân Tông. Năm 1150, Đô đốc Thủy quân Lý Dương Côn đã cùng tông tộc dùng thuyền sang Cao Ly tị nạn để tránh bị giết trong cuộc tranh giành ngôi báu lúc bấy giờ.
    Hậu duệ đời thứ sáu của Lý Dương Côn là Lý Nghĩa Mẫn (Lee Ui Min) trở thành nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Cao ly.

    #5: NGUYỄN KHOÁI Khoái Châu Tướng quân

    Nguyễn Khoái sinh trưởng trong một gia đình rất giàu có ở đất Hồng Châu. Năm 17 tuổi, đã có sức khỏe phi thường. Có lần đi học về, gặp hai con trâu đánh nhau, dũng cảm vào can bằng cách dùng mỗi tay cầm sừng của mỗi con trâu đẩy ra.
    Trước sức mạnh, cả hai trâu đều chịu cứng, lúc đó hô người dùng các vật cản lao vào giữa làm cho hai con trâu hiếu chiến phải bỏ cuộc. Lại trong đất Hồng Châu và vùng lân cận hay xảy ra cướp bóc, Nguyễn Khoái đã đứng lên dẹp bọn cướp, dân tình được yên ổn, từ đó tiếng lành đồn xa đến tận tai vua.

    Trong cuộc chiến tranh chống quân Nguyên lần thứ hai, Nguyễn Khoái được cử đem đội quân Thánh Dực bảo vệ Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, đồng thời sẵn sàng thực hiện mệnh lệnh chiến đấu. Nguyễn Khoái đã hoàn thành một cách xuất sắc. Bấy giờ, đạo quân của Toa Đô sau khi đánh Chiêm Thành (1282) liền tiến ra Bắc phối hợp với cánh quân phía Bắc thành một gọng kìm nhằm đè bẹp quân và dân nhà Trần. Toa Đô hùng hổ tiến vào châu thổ sông Hồng. Triều đình đã lệnh cho các tướng như Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản và Nguyễn Khoái đón đánh giặc ở Hàm Tử làm cho giặc thua đau, sau đó là trận Tây Kết, Toa Đô càng bị tiêu hao lực lượng. Thắng lợi của hai trận chiến trên đã mở đầu cho các chiến thắng liên tiếp để đánh bại cuộc xâm lược của quân Nguyên lần thứ hai.

    Trong cuộc chiến tranh chống quân Nguyên lần thứ ba (1288), tướng Nguyễn Khoái lại tiếp tục lập được chiến công vẻ vang, góp phần to lớn vào thắng lợi chung của cả dân tộc. Bấy giờ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn quyết định trận đánh quyết chiến chiến lược ở sông Bạch Đằng. Đây là trận thủy chiến có quy mô lớn kết hợp mai phục và bao vây. Đội quân Thánh Dực của Nguyễn Khoái có nhiệm vụ chủ động tấn công chia cắt đội hình giặc làm cho chúng lúng túng tràn vào ổ mai phục của ta và Nguyễn Khoái đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này. Quân địch có binh hùng tướng mạnh, 600 chiến thuyền lớn còn lại ở sông Bạch Đằng trên bãi cọc lợi hại bố trí sẵn, nước triều xuống thuyền đắm, hàng ngàn bè nứa, thuyền tre đốt lửa lao vào đội hình giặc. “Quân Nguyên bị tiêu diệt không biết bao nhiêu mà kể, ta bắt được của chúng trên một trăm chiến thuyền” (Khâm Định Việt sử thông giám cương mục).

    Nguyễn Khoái không nằm trong quý tộc nhà Trần, nên không ghi rõ năm sinh, năm mất của ông. Chỉ biết rằng tháng 4-1289, vua Trần định công ban thưởng cho các tướng lĩnh, Nguyễn Khoái được ban tước “Liệt Hầu” là tước chỉ giành cho hoàng tộc. Ông còn được cấp đất một quận ở Hồng Châu, vùng Khoái Lộ nay là huyện Khoái Châu (Hưng Yên). Địa danh trên là quê hương và tên của Nguyễn Khoái được ghép lại.

    Địa danh Khoái Châu còn đến ngày nay để ghi nhớ vị tướng kiệt xuất họ Nguyễn đã có công lao góp phần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông, góp phần mang lại tự do cho dân tộc, độc lập cho Tổ quốc


    #6: TRẦN KHÁNH DƯ:
    Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư (?-1340) là võ tướng thời nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Được thừa hưởng tước hầu từ người cha Thượng tướng Nhân Huệ Hầu Trần Phó Duyệt. Sau này khi được vua Trần Thánh Tông nhận làm con nuôi ông mới được hưởng tước Nhân Huệ Vương. Ông nổi tiếng về tài cầm quân và đã góp công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông của nhà nước Đại Việt.
    Trần Khánh Dư có công đánh giặc, được vua Trần Thánh Tông lập làm Thiên tử nghĩa nam (con nuôi của vua). Sau Trần Khánh Dư thông dâm[1] với công chúa Thiên Thụy là vợ Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Trong phiên tòa xử tội ông, vua Trần Thánh Tông đã phạt tội đánh đến chết, nhưng vì quá yêu người con nuôi này, nên vua Thánh Tông lại ngầm hạ lệnh cho lính đánh chúc đầu gông xuống, nhờ thế mà qua 100 gậy Trần Khánh Dư vẫn sống, và theo luật thời đó qua 100 gậy mà không chết nghĩa là trời tha, nhờ vậy mà ông đã được miễn tội chết. Sau đó, ông bị phế truất binh quyền, tịch thu gia sản phải trở về Chí Linh làm nghề bán than.
    Sau này ông được vua Trần Nhân Tông phục chức. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ ba, ông làm Phó tướng trấn giữ Vân Đồn. Khánh Dư có công lớn trong việc đánh tan đạo binh thuyền chở lương thực, khí giới của quân Nguyên do Trương Văn Hổ chỉ huy vào tháng 12 năm 1287, góp phần làm xoay chuyển tình thế chiến tranh.
    Tháng 5 năm 1312, ông theo vua Trần Anh Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành. Trận này quân Đại Việt bắt được chúa Chiêm Thành là Chế Chí đem về.
    Không chỉ giỏi võ, Trần Khánh Dư còn có kiêm tài văn. Ông là người viết lời tựa cho cuốn Vạn Kiếp tông bí truyền thư của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Đại Việt Sử ký Toàn thư có chép lại lời tựa ấy.
    Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận, người giỏi bày trận thì không cần phải đánh, người giỏi đánh thì không thua, người khéo thua thì không chết.
    Ngày xưa Cao Dao làm sĩ sư mà không ai dám trái mệnh, đến Vũ Vương, Thành Vương nhà Chu làm tướng cho Văn Vương, Vũ Vương, ngầm lo sửa đức, để lật đổ nhà Thương mà dấy nên vương nghiệp, thế là người giỏi cầm quân thì không cần phải bày trận vậy. Vua Thuấn múa mộc và múa lông trĩ mà họ Hữu Miêu đến chầu, Tôn Vũ nước Ngô đem ngươi đẹp trong cung thử tập trận mà phía tây phá nước Sở mạnh, phía bắc uy hiếp nước Tấn, nước Tần, nổi tiếng chư hầu, thế là người khéo bày trận không cần phải đánh vậy. Đến Mã Ngập nước Tấn theo bát trận đồ, đánh vận động hàng ngàn dặm, phá được Thụ Cơ Năng để thu phục Lương Châu. Thế gọi là người đánh giỏi không bao giờ thua vậy.
    Cho nên trận nghĩa là "trần", là bày ra, là khéo léo. Ngày xưa, Hoàng Đế lập phép tỉnh điền để đặt binh chế. Gia Cát xếp đá sông làm bát trận đồ, Vệ Công sửa lại làm thành Lục hoa trận. Hoàn Ôn lập ra Xà thế trận có vẽ các thế trận hay, trình bày thứ tự, rõ ràng, trở thành khuôn phép. Nhưng người đương thời ít ai hiểu được, thấy muôn đầu ngàn mối, cho là rối rắm, chưa từng biến đổi. Như Lý Thuyên có soạn những điều suy diễn của mình, những người đời sau cũng không hiểu ý nghĩa. Cho nên Quốc công ta[2] mới hiệu đính, biên tập đồ pháp của các nhà, soạn thành một sách, tuy ghi cả những việc nhỏ nhặt, nhưng người dùng thì nên bỏ bớt chỗ rườm rà, tóm lược lấy chất thực.
    Sách gồm đủ ngũ hành tương ứng, cửu cung suy nhau, phối hợp cương nhu, tuần hoàn chẵn lẻ. Không lẫn lộn âm với dương, thần với sát, phương với lợi, sao lành, hung thần, ác tướng, tam cát, ngũ hung, đều rất rõ ràng, ngang với Tam Đại, trăm đánh trăm thắng. Cho nên, đương thời có thể phía bắc trấn ngự Hung Nô[3], phía nam uy hiếp Lâm Ấp.
    Trong thời gian bị bãi chức, Trần Khánh Dư về đất cũ của cha mình (thượng tướng Trần Phó Duyệt) ở Chí Linh, Hải Dương làm nghề buôn bán than để sống. Tác giả các bộ sử cũ, với quan điểm "sĩ, nông, công, thương", coi việc ông buôn than, bán nón là nghề "hèn mọn".
    Trong thời gian làm tướng ông cũng kinh doanh. Đây là điểm đặc biệt ở ông, khác với nhiều quan lại chỉ sống nhờ bổng lộc do chức tước, không quan tâm đến sản xuất và kinh doanh.
    Ông cũng nổi tiếng về tính "con buôn" khi đối xử với dân chúng và binh lính, chẳng hạn như khi ông trả lời vua Trần năm 1296 là "Tướng là chim ưng, dân lính là vịt, dùng vịt để nuôi chim ưng thì có gì là lạ?". Đại Việt Sử ký Toàn thư có viết: Khánh Dư tính tham lam, thô bỉ, những nơi ông ta trấn nhậm, mọi người đều rất ghét. Nhân Tông chỉ tiếc ông có tài làm tướng, nên không nỡ bỏ mà thôi.
    Năm 1323, Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư xin về trí sĩ, tại vùng ấp ông được phong, thuộc xã Dương Hòa, lộ Lý Nhân (Hà Nam). Một lần, ông đi chơi đến Tam Điệp, Trường Yên (Ninh Bình), qua vùng đất thấy đồng cỏ bát ngát, sông nước hữu tình, ông bèn sai gia nhân đến khai khẩn, lập thành làng mới. Dần dần, người kéo đến làm ăn ngày càng đông. Ông đặt tên là trại An Trung. Sau đó, dân các vùng khác tiếp tục đến, lập thêm trại Động Khê và trại Tịch Nhi, thuộc hai xã Yên Nhân và Yên Đồng, huyện Ý Yên (Nam Định).
    Ông ở lại những nơi mới khai phá này 10 năm. Sau đó, ông trở về ấp Dưỡng Hòa cũ và giao lại các trại mới lập cho hai gia tướng họ Bùi và họ Nguyễn coi sóc. Trong buổi đầu khai hoang lập ấp, ông đã bỏ tiền nhà ra giúp vốn cho dân, ông còn hướng dẫn dân trại Tịnh Nhi trồng cây cói và làm nghề dệt cói.
    Năm 1340, ông mất. Nhân dân trong vùng lập đền thờ ông ở trại An Trung, trên nền nhà xưa ông đã ở, để ghi tạc công đức của ông. Trong đền có bức đại tự: "Ẩm hà tư nguyên" (Uống nước nhớ nguồn) và đôi câu đối :
    Nhân Huệ Vương tân sáng giang biên, thố địa ốc nhiều kim thượng tại
    Bùi, Nguyễn tộc cựu mô kế chí, gia cư trù mật cổ do lưu.

    Tạm dịch :
    Nhân Huệ Vương mở mới bến sông, đồng ruộng tốt tươi nay vẫn đó
    Họ Bùi Nguyễn theo nền nối chí, cửa nhà đông đúc trước còn đây.


    Ngày nay ở bến Đình thuộc xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh, dân trong vùng vẫn tổ chức lễ hội Quan Lạn (còn gọi là hội đua bơi Quan Lạn), là hội làng của người dân xã đảo Quan Lạn, một hòn đảo nằm ở khu trung tâm thương cảng cổ Vân Đồn nhằm kỷ niệm chiến thắng Vân Đồn năm 1287 của Trần Khánh Dư.
    Lễ hội diễn ra từ ngày 10 - 20/6 âm lịch (Chính hội ngày 18/6 âm lịch). Lễ hội được tổ chức trên bến Đình, nơi có đình Quan Lạn, một ngôi đình cổ trong số ít những ngôi đình còn giữ được cho đến ngày nay.

    #7: TÔNG ĐẢN (NÙNG TÔNG ĐẢN):
    Nùng Tông Đản (1046[1]- ?) thường gọi tắt là Tông Đản[2] là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng, thuộc tướng Lý Thường Kiệt, người có công lớn cùng Lý Thường Kiệt đánh phá Ung Châu, Khâm, Liêm Châu trên đất nhà Tống, làm ngăn chặn âm mưu thôn tính Đại Việt của Nhà Tống trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).
    Nùng Tông Đản sinh năm 1046 tại tổng Kim Pha, châu Quảng Nguyên thuộc đạo Thái Nguyên (nay là Nà Cạn, phường Sông Bằng, thị xã Cao Bằng). Cha ông là Nùng Tồn Thương làm châu mục châu Quảng Nguyên; là nguời có công giúp nhà Lý bình ổn vùng biên cương Cao Bằng, Lạng Sơn.
    Năm 1072, vua Lý Thánh Tông chết, con là vua Lý Nhân Tông mới 6 tuổi lên nối ngôi. Nhà Tống cho rằng đó là một cơ hội tốt nên chuẩn bị xâm lược Đại Việt.
    Năm 1075, Lý Thường Kiệt, sau khi củng cố lại lực lượng, ông cho rằng: "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân ra trước để chặn mũi nhọn của giặc".
    Lý Thường Kiệt liền tổ chức một cuộc tập kích vào đất Tống nhằm phá tan các căn cứ Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu của Nhà Tống.
    Năm 1075, Lý Thường Kiệt đã huy động hơn 10 vạn quân thủy bộ và cử Tông Đản làm phó tướng chỉ huy phần bộ binh.
    Ngày 27 tháng 10 năm 1075 chiến dịch tập kích quân địch của Lý Thường Kiệt bắt đầu.
    Ngày 30 tháng 12 năm 1075 quân Đại Việt tiến đánh Khâm Châu.
    Ngày 2 tháng 1 năm 1076, quân Đại Việt đánh chiếm Liêm Châu.
    Ngày 18 tháng 1 năm 1076, Tông Đản kéo quân đến ngoại thành Ung Châu. Ngay sau đó, đại quân Lý Thường Kiệt cũng đến nơi.
    Ngày 1 tháng 3 năm 1076, quân Đại Việt hạ thành Ung Châu.
    Cuộc chiến kết thúc sau 42 ngày.
    Sau thắng lợi này vua Lý phong Lý Thường Kiệt làm Điện tiền nguyên suý Phục quốc Thái uý và phong cho Nùng Tông Đản chức Lang Trung tướng quân, triệu về kinh thành Thăng Long làm Đô quân thống lĩnh ngự tiền sử.

    Theo một số nguồn tài liệu thì Tông Đản từng theo hàng và dâng đất cho nhà Tống. Tuy vậy, do sử sách chép không rõ ràng nên các nguồn tài liệu đều nêu việc này khá dè dặt.

    Hoàng Xuân Hãn trong sách Lý Thường Kiệt viết:
    Sử sách Tống viết Nùng Tông Đán là người Nùng khá hiệt liệt, đã từng vào cướp đất Tống, sau theo Tống làm đến trung vũ tướng quân ở Ung Châu. Y từng bỏ Tống rồi theo Tống nhiều lần. Sử ta thì có nhắc đến Tông Đản lãnh đạo quân khê động theo Lý Thường Kiệt đánh sang Tống (hiện nay còn có phố Tông Đản ở Hà Nội), nhưng rất sơ sài. Hai âm Đản và Đán lại gần như nhau, không biết hai người có phải là một không?

    Sách Tống còn nói các con của Tông Đán đều theo Lưu Kỷ, phải chăng Tôn Đản là một trong những người con của Tông Đán?
    Thêm nữa, sử Việt như Toàn thư đều viết lãnh đạo quân khê động có Tông Đản, Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn, Thân Cảnh Phúc (lao động đường phố mã)... tức là đều đưa Tông Đản lên đầu. Nhưng Tông Đản cuối cùng là ai? sử đều không nói rõ. Theo thiển ý của người chép thì người lãnh đạo quân khê động chính là Lưu Kỷ, nhưng sau này bọn Lưu Kỷ, Hoàng Kim Mãn lại bỏ Lý theo Tống, nên sử gia Việt đời sau đưa Tông Đản lên cho đẹp đoạn sử này chăng?
    Nguyễn Vinh Phúc trong sách Phố và đường Hà Nội [3] cũng nêu nghi vấn về việc nhân vật Tông Đản được đặt tên phố ở Hà Nội, dù từng dâng đất mấy động đi theo nhà Tống.
    Cho tới nay vẫn chưa có kết luận chắc chắn về việc Tông Đản và Tôn Đán là hai người hay chỉ là một người và khả năng ông theo Tống còn là vấn đề nghi ngờ. Chỉ có một điều chắc chắn là: Tông Đản đã theo Lý Thường Kiệt đánh Ung châu thắng lợi năm 1075.

    #8: LÊ PHỤ TRẦN (LÊ TẦN): (sẽ cập nhật):

    Lê Phụ Trần đời Trần Thái Tông (陳太宗; 1218 - 1277), không rõ năm sinh, năm mất. Có sách chép nguyên tên là Lê Tần, hoặc Lê Tân Trần, sau được Trần Thái Tông ban tên là “Phụ Trần” để tưởng thưởng công lớn trong cuộc kháng Nguyên giữ nước.

    Ông người ở Ái Châu tỉnh Thanh Hóa, làm Ngự sử trung tướng. Đinh Mùi 1257, ông nổi tiếng trong nhiệm vụ bảo giá Thái Tông lui quân sang sông Lô, kháng cự mãnh liệt với quân Nguyên.

    Yên giặc, Thái Tông phong ông làm Ngự sử Đại phu, gả bà hoàng hậu cũ là Lý Chiêu Hoàng (李昭皇; 1218-1278) cho ông.

    Sau đó, ông lãnh mệnh đi sứ nhà Nguyên bàn về việc triều cống, thông hảo. Khi về thăng làm Thủy quân đại tướng công. Đời Trần Thánh Tông (陳聖宗; 1240 – 1291), năm Giáp Tuất 1274 thăng chức Thiếu sư, kiêm việc dạy dỗ Đông cung Thái tử, đến đời Trần Nhân Tông (陳仁宗; 1258 - 1308), ông mất

    #9: LÊ PHỤNG HIỂU:
    Lê Phụng Hiểu (? - ?) là một đại tướng nhà Lý, phụng sự ba triều vua đầu tiên của nhà Lý đó là vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông và Lý Thánh Tông. Ông là người có công rất lớn trong việc lao động đường phố vua Lý Thái Tông tức Lý Phật Mã lên ngôi.
    Ông quê ở làng Băng Sơn xã Dương Sơn, huyện Hồng Hóa (hay Hoằng Hóa) tỉnh Thanh Hóa. Thủa nhỏ ông có sức khỏe phi thường, nên khi được tuyển vào Túc vệ quân (quân cấm vệ), ông được Lý Thái Tổ thăng làm Võ Vệ tướng quân. Khi vua Lý Thái Tổ mất, có di chiếu cho Thái tử Lý Phật Mã nối ngôi, nhưng các hoàng tử khác là: Dực Thánh vương, Võ Đức vương, Đông Chinh vương không chấp nhận, đem quân làm phản (Loạn ba vương năm Mậu Thìn - 1028). Theo lệnh vua Lý Thái Tông, ông đem quân cấm vệ đi dẹp loạn và thành công. Vua Thái Tông phong cho ông chức Đô Thống thượng tướng quân.
    Sau đó ông làm tướng tiên phong, theo vua Thái tông vào đánh Chiêm Thành, chiến thắng, bắt được vua Chiêm Thành là Chế Vũ. Trở về, ông được vua phong tước hầu và thưởng ruộng đất lập ấp. Ông xin vua lên núi Băng sơn quăng dao xuống núi để xác định vị trí lập ấp. Từ đây ruộng vua ban cho các quý tộc phong kiến Việt Nam gọi là "ruộng thác đao". Lê Phụng Hiểu mất vào năm ông 73 tuổi.[1]

    #10: ĐẶNG DUNG:
    Đặng Tất (chữ Hán: 鄧悉;?-1409) là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam.
    Theo Đặng tộc đại tông phả, ông tổ 4 đời của Đặng Tất là Đặng Bá Kiển vốn cư ngụ ở vùng kinh kỳ Thăng Long, sau đó di dời vào Nghệ An. Con trưởng của Bá Kiển là Đặng Bá Tĩnh đỗ thám hoa đời nhà Trần. Bá Tĩnh chính là ông nội của Đặng Tất. Con trưởng của Bá Tĩnh là Đặng Đình Dực chính là cha Đặng Tất[1].
    Đặng Tất sinh ra và lớn lên tại làng Tả Thiên Lộc, huyện Thiên Lộc, Nghệ An châu nay là xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Ông thi đậu Thái học sinh thời nhà Trần và được bổ làm tri phủ Hoá Châu nay là vùng Hải Lăng, Quảng Trị. Sau đó lại chuyển đến huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
    Khi Hồ Quý Ly nắm quyền bính trong triều Trần đã tin dùng Đặng Tất. Năm 1391, ông được phong làm Đại tri châu Hoá châu do cùng Hoàng Hối Khanh tố cáo hai tướng trấn thủ ở đây là Phan Mãnh và Chu Bỉnh Khuê có ý bất mãn về việc Quý Ly sắp lấy ngôi nhà Trần.
    Năm 1402, để củng cố phía Nam, Hồ Quý Ly cho lập ra 4 châu mới chiếm của Chiêm Thành: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa và đặt lộ Thăng Hoa để thống nhất cả 4 châu, cử Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa. Theo sử sách, hai họ nhà Đặng và Nguyễn có thân nhau từ trước nên từ đó Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân càng thân thiết và có uy tín lớn trong vùng.
    Nhân lúc nhà Hồ chưa ổn định, Chiêm Thành quấy rối phía nam. Hồ Quý Ly sai Hoàng Hối Khanh làm Tuyên uý sứ trấn thủ cả vùng Thăng Hoa. Đến Thăng Hoa, Hối Khanh chọn Đặng Tất, Phạm Thế Căng và Nguyễn Lỗ giúp việc cho mình.
    Nhà Minh đem quân sang xâm chiếm nước Đại Ngu, cha con Hồ Quý Ly thua chạy vào nam, bị quân Minh đuổi gấp, bèn viết thư cho Hoàng Hối Khanh, sai lấy dân Việt mới đến khẩn hoang ở Thăng Hoa và dân bản địa cũ làm quân “cần vương” giao cho Nguyễn Lỗ, lại phong cho người Chiêm là Chế Ma Nô Đà Nan[2] làm Thăng Hoa quận vương để vỗ về dân Chiêm tại đây.
    Tháng 6 năm 1407 cha con Hồ Quý Ly bị quân Minh bắt. Chiêm Thành nhân đó mang quân đánh chiếm lại Thăng Hoa, dân mới di cư đến tan rã bỏ chạy, Hoàng Hối Khanh rút về Hoá châu. Đặng Tất về theo bằng đường thuỷ về trước, Nguyễn Lỗ đi đường bộ về sau. Lỗ vốn có hiềm khích từ trước với Đặng Tất, Trấn phủ sứ Thuận Hoá là Nguyễn Phong về phe với Lỗ ngăn không cho Đặng Tất vào thành. Tất đánh giết được Phong rồi sau đó cùng Lỗ giao chiến hơn 1 tháng, đánh bại Lỗ. Lỗ chạy sang Thăng Hoa đầu hàng Chiêm Thành và được trọng dụng.[3]
    Đà Nan cô thế bị quân Chiêm giết chết. Chiêm Thành thừa thế tiến lên đánh Hoá châu, trong khi đó quân Minh sau khi bắt cha con họ Hồ cũng tiến vào “bình định” Hoá châu. Phạm Thế Căng đón quân Minh ở Nghệ An xin hàng. Trương Phụ cử Đỗ Tử Trung đi dụ Hoàng Hối Khanh và Đặng Tất. Hối Khanh bỏ trốn. Bị kẹp giữa hai kẻ địch, Đặng Tất quyết định hàng quân Minh để ngăn quân Chiêm bắc tiến, được Trương Phụ cho giữ chức Đại tri châu Hoá châu như cũ.
    Tạm yên phía bắc, Đặng Tất dồn sức chống Chiêm Thành phía nam. Quân Chiêm không đánh nổi phải rút về. Đặng Tất sai người đi tìm Hoàng Hối Khanh về bàn mưu chống quân Minh. Tháng 7 năm 1407, Hối Khanh về đến cửa Hội, gặp gió to đánh vỡ thuyền, bị thổ binh theo quân Minh bắt được. Không muốn lọt vào tay quân Minh, Hối Khanh tự sát. Trương Phụ đem thủ cấp của Hối Khanh ra bêu ở chợ Đông Đô.
    Chuyển bại thành thắng
    Tháng 11 năm 1407, tôn thất nhà Trần là Trần Ngỗi xưng đế ở Mô Đô (Ninh Bình), tức là Giản Định Đế, lập ra nhà Hậu Trần, khởi binh chống quân Minh. Quân Hậu Trần mới họp, bị quân Minh đánh bại phải chạy vào Nghệ An.
    Nghe tin đó, Đặng Tất bèn giết quan lại nhà Minh ở Hoá châu và mang quân ra Nghệ An theo Trần Giản Định đế, được phong làm quốc công. Trần Ngỗi lấy con gái ông làm vợ. Nguyễn Cảnh Chân và nhiều tướng khác cũng mang quân đến họp, thế quân Hậu Trần mạnh lên.
    Đầu năm 1408, theo kiến nghị của Đặng Tất, Giản Định Đế điều quân đánh Nghệ An và Diễn Châu, tiêu diệt lực lượng của hai quý tộc nhà Trần cũ là Trần Thúc Dao và Trần Nhật Chiêu theo hàng quân Minh trấn giữ.
    Trương Phụ cùng tướng người Việt là Mạc Thuý (tổ 4 đời của Mạc Đăng Dung) mang quân vào đánh Diễn châu. Quân Hậu Trần ít không chống nổi, rút vào Hoá châu. Khi Trương Phụ đuổi đến cửa sông Gianh, Phạm Thế Căng ra hàng, được Phụ cho làm Tri phủ Tân Bình.
    Coi như đã dẹp xong Giao Chỉ, Phụ rút về Đông Quan (Hà Nội) rồi mang đại quân về nước.
    Tháng 5 năm 1408, Đặng Tất cùng Giản Định đế từ Hoá châu ra đánh chiếm lại Nghệ An. Tân Bình vẫn do Phạm Thế Căng chiếm giữ. Thế Căng cậy quyền hống hách, tự xưng là Duệ Vũ đại vương. Tháng 7 năm 1408, Đặng Tất mang quân vào đánh Tân Bình, phá tan quân Thế Căng ở cửa Nhật Lệ, bắt giết Căng và cháu là Đống Cao. Quân Hậu Trần làm chủ từ Nghệ An tới Thuận Hoá.
    [sửa] Đại chiến Bô Cô
    Giản Định đế lệnh cho Đặng Tất tiến quân ra bắc. Đặng Tất huy động quân 5 lộ từ Thanh Hoá đến Thuận Hoá, tiến ra Trường Yên (Nam Định). Dân đi theo rất đông. Ông tuyển thêm được nhiều binh lính, chia đường đánh đồn Bình Than, cửa Hàm Tử, chặn đường qua lại ở Tam Giang và đánh phá ngoại vi Đông Quan.
    Minh Thành Tổ sai Mộc Thạnh, Lưu Tuấn mang 4 vạn quân sang tiếp viện. Thạnh họp với Lữ Nghị ở Đông Quan, tập trung ở bến Bô Cô (Nam Định). Ngày 30 tháng 12 năm 1408, dưới sự chỉ huy của Giản Định đế và Đặng Tất, quân Hậu Trần đánh bại quân Minh một trận oanh liệt. Nhân lúc nước thuỷ triều lên cao, gió lớn, quân Hậu Trần đóng cọc ở sông và đắp luỹ hai bên bờ chống cự với hai cánh quân thuỷ bộ của địch từ giờ tỵ đến giờ thân[4], giết chết thượng thư bộ binh Lưu Tuấn, đô đốc Lữ Nghị, tham chính ty bố Giao Chỉ là Lưu Dục, đô chỉ huy sứ Liễu Tông và 10 vạn quân Minh. Mộc Thạnh dẫn tàn quân chạy vào thành Cổ Lộng.

    Về sau Lê Quý Đôn thời Hậu Lê đi qua vùng Ý Yên - Phong Doanh, thấy nông dân nhặt được những thanh gươm cũ của quân Minh, lại thấy thành Cổ Lộng hoang tàn đổ nát, tức cảnh làm bài thơ[5]:

    Cổ Lộng thành

    Hoang lũy đồi viên tứ bách thu
    Qua đắng đậu man phóng xuân nhu
    Bích ba dĩ tẩy Trần Vương hận
    Thanh thảo nan tha Mộc Thạnh tu
    Hoàng độc vũ dư canh kiếm cố
    Hàn cầm nguyệt hạ táo hàn lâu
    Phong cương hà dụng cần khai tịch
    Nghiêu Thuấn đương niên chỉ cửu châu

    Dịch:
    Thành Cổ Lộng
    Bốn trăm năm thành đổ lũy hoang
    Cỏ chèn dưa đậu buổi xuân sang
    Trần Vương[6] sóng biếc vơi buồn hận
    Mộc Thạnh cây xanh cứ bẽ bàng
    Ruộng cũ gươm han trồi mưa nặng
    Đài xưa chim lạnh hót trăng tàn
    Biên cương há phải khuếch trương rộng
    Chín châu Nghiêu Thuấn đủ khang trang

    [sửa] Công thành tội
    Giản Định đế muốn thừa cơ đánh ngay vào lấy Đông Quan, nhưng Đặng Tất lại chủ trương đánh xong số quân địch còn sót lại rồi mới tiến. Vua tôi bàn mãi chưa quyết định được, viện binh quân Minh ở Đông Quan đã tiếp ứng cho Mộc Thạnh chạy về cố thủ Đông Quan. Đặng Tất chia quân vây các thành và gửi hịch đi các lộ kêu gọi hưởng ứng đánh quân Minh.
    Do bất đồng về sách lược, vua Giản Định không bằng lòng với ông và Nguyễn Cảnh Chân. Nghe theo lời gièm pha, vua Giản Định sợ uy tín của hai người quá cao, lại nghi ngờ hai tướng "có ý khác" vì hai người từng làm quan cho nhà Hồ và từng hàng quân Minh. Tháng 3 năm 1409, vua Giản Định đóng quân bên bờ sông Hoàng Giang, sai triệu hai tướng đến rồi sai võ sĩ bóp cổ giết chết Đặng Tất. Nguyễn Cảnh Chân sợ hãi bỏ chạy lên bờ cũng bị đuổi theo chém chết.
    Hai người con hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị bất bình vì cha bị giết oan, bỏ đi lập Trần Quý Khoáng làm vua, tức là Trần Trùng Quang Đế.

    [sửa] Tưởng nhớ
    Thi hài Đặng Tất được các con ông mang về chôn ở làng Thế Vinh, huyện Sĩ Vang, ngoại thành Hóa châu (nay là xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế). Mộ ông nằm ở ven bờ nam sông Hương, cách bến đò Sinh khoảng 3 km và cách thành Hóa châu khoảng 7 km. Dân trong vùng tôn ông làm Thành Hoàng.
    Năm 1428, Lê Lợi sau khi đánh xong quân Minh, ban chiếu cho hai cha con ông (cùng Đặng Dung) biển vàng tám chữ: "Tiết liệt cương trung - Trung thần hiếu tử", truy phong Đặng Tất làm Đại quốc công, Khuông quốc đại vương Thượng đẳng tôn thần; cho lập đền thờ tại quê hương Tả Thiên Lộc, cấp 200 mẫu ruộng lộc điền, giao cho huyện xã hằng năm cúng tế.

    Vua Lê Thánh Tông ban chiếu tặng cha con ông hai câu đối:

    Quốc sĩ vô song, song quốc sĩ
    Anh hùng bất nhị, nhị anh hùng


    Ngày nay tại Hà Nội, Huế và thành phố Hồ Chí Minh đều có phố mang tên Đặng Tất.
    [sửa] Các con
    Ngoài hai em là Đặng Đức, Đặng Quý, các con ông cũng đều tham gia giúp nhà Hậu Trần:
    • Đặng Dung
    • Đặng Chủng
    • Đặng Liên
    • Đặng Thát
    • Đặng Thúy Hạnh (lấy Giản Định Đế)
    [sửa] Nhận định
    Đời sau còn bàn luận nhiều về việc bất đồng chiến thuật giữa vua Giản Định và Đặng Tất, một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết của Đặng Tất.
    Đại Việt Sử ký Toàn thư dẫn ý kiến của Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên như sau:
    Phan Phu Tiên nói: "Đặng Tất chỉ biết hành quân là gấp mà không biết cứu Đông Đô còn gấp hơn. Đông Đô có tầm hình thế của cả nước. Chiếm được Đông Đô thì các lộ không đâu không hưởng ứng, hơn nữa hào kiệt trung châu đều ở cả đó. Bỏ nơi ấy mà không lo đánh chiếm, lại chia quân phân tán đi các xứ, vì thế hiệu lệnh không thống nhất, rốt cuộc đi đến sụp đổ là đáng lắm!"

    Ngô Sĩ Liên nói: "Đường Thái Tông dùng binh, phần nhiều nhân thế chẻ tre mà giành thắng lợi, là vì có tư thế anh hùng mà tướng và quân vốn đã rèn sẳn. Vua tính kế quyết thắng nhưng Tất không theo, cố nhiên là đáng tiếc. Song có lẽ Tất liệu vua mình không phải là bậc anh hùng như [Đường] Thái Tông, mà quân thì từ xa đến, lương thực có thể không tiếp tế được, còn quân ở kinh lộ thì chưa tập hợp được, chẳng thà theo phép [binh pháp] hơn địch gấp 10 lần thì bao vây, hơn địch gấp 5 lần thì đánh là hơn. Nếu không thế thì thành Cổ Lộng chỉ cách Bô Cô không quá nửa ngày đường sao vẫn không thể thừa thế chẻ tre mà đánh. Huống chi thành Đông Quan. Kế ấy cũng chưa lấy gì làm hỏng lắm, chỉ vì vua tin lời gièm mà vội giết Tất thôi. Than ôi, Đặng Tất sau khi phá được giặc mạnh, trổ tài mới trong khoảng một tuần một tháng, công việc chưa làm được một nửa mà bị chết oan, đó là cái họa sụp đổ [của nhà Trần], chứ đâu phải là tội của Tất."

    Việt Sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ bàn rằng:
    Bô Cô ở sông Thanh Quyết, theo thủy triều, đi thuyền 3 trống canh có thể đến Lạc Tràng, đi thẳng lên Đông Đô không đến một ngày, thừa trận được to ấy, mà không tán thành lời quyết định của vua Giản Định, ai chả tiết là thất cơ. Nhưng mà Tất đã vất vả ở Bố Chính, bị Trương Phụ đuổi ở phía sau, Thế Căng ngăn ở mặt trước, mà phá được Thế Căng, lấy lại Tân Bình, mới điều động được quân ở các trấn Thuận, Quảng, Hoan, Ái, để có quân tiến đánh Đông Đô; lặn lội hàng tuần đến được Bô Cô, may mà bẻ gãy được gươm giáo của quân Điền và Kiềm. trương thanh thế quân Thanh, Nghệ, còn một bước nữa thì đến Thăng Long, nòn xa gì nữa mà phải dùng dằng không tiến. Tất cả trù tính kỹ lắm rồi, Mộc Thạnh mới sang, xa xôi nghìn dặm, quân bị đói khát mỏi mệt, thoát chết ở Bô Cô là may lắm. Còn Trương Phụ là tay cáo già, như con hổ ngồi nhìn ở Đông Đô, bây giờ là toán quân cô độc của ta xa xôi kéo đến, chưa kể thủ thắng, vạn nhất trước mặt, sau lưng đều có quân địch, ta không có quân, lương cứu viện, có phải là dẫn thân đến chỗ chết không? Cho nên thà nghỉ ngơi để mà điều độ, mới là kế vạn toàn. Tất cũng là trí tướng đấy chứ. Nếu được dùng hết mưu đồ của ông, thì người Minh cũng phải có phen khốn đốn, quyết không dám bảo nước ta không có người. Tiếc thay! Vua Giản Định tự phá hủy bức trường thành của mình đó!"
    Xét cho kỹ, Đông Quan là chỗ quy tụ lòng người, đánh được nơi đó có thể kêu gọi dân trong nước đồng loạt hưởng ứng để tăng uy thế. Tuy nhiên, thực tế từ khởi nghĩa Lam Sơn sau này cho thấy, không nhất thiết phải chiếm cho được Đông Quan vẫn có thể giành thắng lợi sau cùng. Trần Ngỗi muốn "tốc chiến tốc thắng" trong khi Đặng Tất chủ trương "đánh đâu chắc đó".
    Chiến thuật của Đặng Tất sau chiến thắng Bô Cô (chia quân vây các thành và gửi hịch gọi các nơi) chính là chiến thuật mà Lê Lợi sau này đã áp dụng trong giai đoạn cuối của khởi nghĩa Lam Sơn. Lê Lợi nổi dậy đánh quân Minh vang tiếng từ 10 năm, có trong tay 25 vạn quân, vây bức Đông Quan gần 1 năm nhưng vẫn chủ trương chặn đánh diệt viện binh của Liễu Thăng và Mộc Thạnh trước khiến Đông Quan phải tự hàng, giống chiến thuật của Đường Thái Tông đánh Hạ và Trịnh[7]. Giả sử quân Hậu Trần có thể đánh chiếm Đông Quan nhưng sẽ khó lòng giữ được khi đại quân của mãnh tướng Trương Phụ tiến sang tiếp viện và các cánh quân dưới quyền Mộc Thạnh lão luyện kéo về[8].
    Tuỳ hoàn cảnh và thời cơ, việc quân sự có thể vận dụng khác nhau. Đời sau có thể bàn vua Giản Định có lý hay Đặng Tất có lý nhưng tựu chung, cơ nghiệp của Trần Ngỗi vẫn còn cơ hội phát triển nếu không sát hại Đặng Tất. (Xem thêm bài Giản Định Đế)

    Sự nghiệp của Đặng Tất gắn liền với những biến cố chủ yếu của lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ 15 trước khởi nghĩa Lam Sơn. Đặng Tất sống giữa nhiều "làn đạn", bên trong thì Trần - Hồ, bên ngoài thì Minh – Chiêm, tuỳ thời thế ông luôn biết xoay sở với thời cuộc. Cách tư duy "trung quân ái quốc" kiểu phong kiến khiến vua Tự Đức nhà Nguyễn đưa ra câu hỏi nghi vấn về ông: "Đặng Tất xuất thân như thế, phải chăng là có hai nhân cách?"[9] Theo các nhà sử học đánh giá, Đặng Tất dù sống dưới chế độ nào, ông luôn hướng về mục tiêu vì lợi ích của nước Đại Việt - Đại Ngu. Cơ nghiệp nhà Trần trước đây đã suy vi không thể cứu vãn nên ông đứng về phía nhà Hồ. Nhà Hồ thất bại, ông phải tạm hàng Minh để ngăn sự xâm lấn của Chiêm Thành và tạo cơ sở chống Minh về sau. Trong lúc hỗn loạn đó, ông không không tử tiết theo nhà Trần như Trần Khát Chân hay tử tiết theo nhà Hồ như Nguyễn Hy Chu và Hồ Xạ, không chạy sang Chiêm như Nguyễn Lỗ, cũng không phục vụ đắc lực cho người Minh để chống lại đồng bào mình như Mạc Thuý, Lương Nhữ Hốt. Ông không khư khư giữ hai chữ "thủ tiết" như một nhà nho. Ông chọn con đường sống và cũng không sống nhàn cư ẩn dật khi nước mất nhà tan. Giữa thời kỳ muôn vàn khó khăn ở một góc Hoá châu, tài năng, bản lĩnh và lòng yêu nước của ông được bộc lộ.

    Đặng Tất là tướng giỏi nhất của nhà Hậu Trần. Thực tế chiến sự sau khi ông mất cho thấy không có ai xứng đáng thay thế ông. Các tướng Đặng Dung con ông, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Suý, Nguyễn Biểu đều có thừa lòng dũng cảm và trung nghĩa, nhưng tài năng chưa sánh được với ông. Quân Hậu Trần từ chỗ bị dồn vào Hoá châu, nhờ một tay Đặng Tất chỉ trong 1 năm đánh như chẻ tre ra bắc, áp sát Đông Quan; sau khi ông mất quân Hậu Trần bị thua mãi, bị dồn trở lại tới Hoá châu và đi đến diệt vong, bản thân Trần Ngỗi cũng phải trả giá đắt.

    Danh sĩ Bùi Dương Lịch thời Lê mạt viết về ông trong sách Nghệ An ký như sau:
    "Nhà Trần đã mất mà khôi phục được tông thống trong 7 năm, sự nghiệp oanh liệt của ... ông cùng trời đất bất hủ"[10]

    Tiến sĩ đời Hậu Lê là Sùng Nham hầu Dương Văn An cũng ca ngợi Đặng Tất trong sách Ô châu cận lục:
    "Đặng Tất là bậc trung nghĩa, trí dũng song toàn, quả là nhân tài của thiên hạ chứ đâu phải nhân tài của riêng Ô châu này thôi đâu... Cái tiếc của Đặng Tất là vì những lời gièm pha như lưỡi gươm chí mạng khiến chí lớn không thành. Tuy nhiên cái chết của Đặng Tất đâu phải tội của ông mà chính là nỗi bất hạnh của nhà [Hậu] Trần vậy. Người quân tử đâu có lấy sự thành bại để đánh giá anh hùng[11]"

    Bình của LuBu: "Ôi! Những gì ta muốn nói thì tiền nhân đã nói mất rồi! Tiếc không sinh trong thời loạn cùng ngài để sớm có thể theo hầu dắt ngựa, khuya có thể phụ mài gươm. Được làm một tên lính hèn dưới trướng tưởng không có gì oán thoán, thật vinh hanh thay!"

    Đặng Dung (? - 1414[1]) là nhà thơ & là danh tướng nhà Hậu Trần trong lịch sử Việt Nam.
    Đặng Dung người huyện Thiên Lộc, trấn Nghệ An (nay là huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh).
    Theo Đại Nam Nhất Thống Chí – phần Nghệ An tỉnh thì: Tổ tiên Đặng Dung vốn người Hóa Châu, sau di cư đến làng Phù Lưu, huyện Thiên Lộc[2]. Dưới triều nhà Hồ, ông giúp cha là Đặng Tất (? - 1409) cai quản đất Thuận Hóa[3] Sau khi quân Minh (Trung Quốc) tiến chiếm nước Việt (khi ấy có quốc hiệu là Đại Ngu), nhà Hồ sụp đổ, Đặng Dung cùng cha tham gia cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi (tức Giản Định Đế).
    Năm 1409, sau trận đại chiến ở Bô Cô (xã Hiếu Cổ, huyện Ý Yên, thuộc tỉnh Nam Định ngày nay); “vì nghe lời gièm pha của bọn hoạn quan là Nguyễn Quỹ, nói rằng Đặng Tất chuyên quyền, vua Giản Định Đế đem lòng ngờ vực đã giết Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân.[4]. Đặng Dung tức giận bỏ Trần Ngỗi, cùng Nguyễn Cảnh Dị (con của Nguyễn Cảnh Chân) rước Trần Quý Khoáng từ Thanh Hóa về đất Chi La (nay là huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh), tôn lên ngôi vua (tức Trùng Quang Đế), và ông được giữ chức Đồng bình chương sự.
    Về sau, do nhu cầu cần phải hợp nhất hai lực lượng, các tướng của Trần Quý Khoáng do Nguyễn Súy cầm đầu đã tổ chức đánh úp vào Ngự Thiên, đem Trần Ngỗi về Chi La tôn làm Thượng Hoàng.
    Dù phải chiến đấu dưới quyền người đã giết cha mình, nhưng vì sự nghiệp chung ông đã “vượt lên trên tất cả, trước sau vẫn giữ vững phẩm cách đường đường của một vị tướng.”[5]. Từ đó ông trải qua rất nhiều trận giao chiến, nổi bật hơn cả là trận đánh vào tháng 9 năm Quý Tị (1413) ở khu vực Thái Gia[6].
    Đại Việt Sử kí Toàn thư của Ngô Sĩ Liên chép:
    Đang khi đôi bên quân nam và quân bắc đang cầm cự nhau thì Đặng Dung bí mật dùng bộ binh và tượng binh mai phục, đúng nửa đêm thì bất ngờ đánh úp vào doanh trại của (Trương) Phụ. (Đặng) Dung đã nhảy lên thuyền của (Trương) Phụ và định bắt sống (Trương) Phụ nhưng lại không biết mặt để có thể nhận ra hắn, vì thế, (Trương) Phụ liền nhảy sang thuyền nhỏ chạy thoát. Quân Minh bị tan vỡ đến quá nữa, thuyền bè, khí giới bị đốt phá gần hết, thế mà (Nguyễn) Súy không biết hợp lực để cùng đánh. (Trương) Phụ biết quân của (Đặng) Dung ít nên lập tức quay lại đánh. (Đặng) dung đành phải chịu thất bại, quân sĩ chạy tan tác hết.[7]
    Nguyễn Khắc Thuần kể tiếp:
    Tháng 11 năm 1413, Đặng Dung cùng Nguyễn Cảnh Dị bị Trương Phụ bắt sống khi đang tìm đường tạm lánh sang Xiêm La để tính kế lâu dài. Vì liên tục lớn tiếng chửi mắng nên Nguyễn Cảnh Dị đã bị Trương Phụ hạ lệnh giết ngay. Còn Đặng Dung cùng Trần Quý Khoáng, Nguyễn Súy và một số tướng lãnh khác bị áp giải về Yên Kinh (Trung Quốc). Dọc đường, Trần Quý Khoáng nhảy xuống biển tự tử, Đặng Dung cũng lập tức nhảy xuống chết theo.[8]
    Trần Trọng Kim cũng cho biết tương tự:
    Từ khi thua trận ấy rồi, Trần Quý Khoách thế yếu quá không thể chống với quân giặc được nữa, phải vào ẩn núp ở trong rừng núi. Chẳng được bao lâu Trần Quý Khoáng, Nguyễn Cảnh Dị, Đặng Dung, Nguyễn Súy đều bị bắt, và phải giải về Yên Kinh cả. Đi đến giữa đường, Quý Khoách nhảy xuống bể tự tử, bọn ông Đặng Dung cũng tử tiết cả. Ông Đặng Dung có làm bài thơ Thuật hoài, mà ngày nay còn có nhiều người vẫn truyền tụng.
    Cha con ông Đặng Dung đều hết lòng giúp nước lao động đường phố vua, tuy không thành công được, nhưng cái lòng trung liệt của nhà họ Đặng cũng đủ làm cho người đời sau tưởng nhớ đến, bởi vậy hiện nay còn có đền thờ ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh...[9]

    Thuật hoài (Đặng Dung)
    Nguyên tác:
    感懷
    世事悠悠奈老何
    無窮天地入酣歌
    時來屠釣成功易
    運去英 雄飲恨多
    致主有懷扶地軸
    洗兵無路挽天河
    國讎未報頭先白
    幾度龍泉戴月磨

    Phiên âm Hán - Việt:Thuật hoài

    Thế sự du du [2]nại lão hà?
    Vô cùng thiên địa nhập hàm ca[3].
    Thời lai đồ điếu[4] thành công dị,
    Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.
    Trí chủ[5] hữu hoài phù địa trục[6],
    Tẩy binh[7] vô lộ vãn thiên hà.
    Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,
    Kỷ độ Long Tuyền
    [8] đới nguyệt ma[9]


    Bản dịch của Phan Kế Bính

    Việc đời bối rối tuổi già vay,
    Trời đất vô cùng một cuộc say.
    Bần tiện gặp thời lên cũng dễ,
    Anh hùng lỡ bước ngẫm càng cay.
    Vai khiêng trái đất mong lao động đường phố chúa,
    Giáp gột sông trời khó vạch mây.
    Thù trả chưa xong đầu đã bạc,
    Gươm mài bóng nguyệt biết bao rày.
     
  4. Game là nhất

    Game là nhất Nam Việt Đại tướng quân

    Tham gia ngày:
    11/1/09
    Bài viết:
    1,928
    Nơi ở:
    Chỗ đó đó.....
    Bài kia vote multi không được, quy định 1 lần vote cho 5 người mà!!!:)
     
  5. trinhphuctuan

    trinhphuctuan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    1,204
    Nơi ở:
    Hue
    Mọi người bình chọn nên theo công trạng và sự tích trong tiểu sử nhé!

    Như Lê Phụng Hiểu trong trận tiền xông vào chém chết 1 vương, làm 2 vương khiếp đảm bỏ chạy, so ra thì có kém gì Quan Vũ giết Nhan Lương.
    Tôn Đản anh hùng bình Tống. Xưa nay đi đánh Tống chỉ có ông và Lý Thường Kiệt. Nên ủng hộ đồng bào dân tộc, thực hiện chủ trưởng của Đảng!
    Đặng Dung một thân xông vào trướng địch toan giết Trương Phụ. Dũng cảm mấy ai bằng.
    Nguyễn Khoái đánh bại Lý Hằng, Lý Quán.
    Lê Phụ Tần là lão tướng kém gì Hoàng Trung
    Trần Bình Trọng một mình chặn Ô Mã Nhi, Khoan Triệt, Lý Hằng. Ba tướng đều phục tài, võ nghệ đâu kém Triệu Tử Long.

    Cái này chém gió mà ko phải là chém gió!
     
  6. Bata Efren Reyes

    Bata Efren Reyes The Warrior of Light Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    9/10/04
    Bài viết:
    2,388
    Phạm Ngũ Lão
    Lý Long Tường
    Trần Khánh Dư
    Lê Phụ Trần
    Đặng Dung

    TQToản không có chi tiết gì chứng minh là võ nghệ và sức lực uy hiếp được người thường, ngoài việc cầm quả cam nặn qua nặn lại 1 hồi xịt nước
     
  7. trinhphuctuan

    trinhphuctuan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    1,204
    Nơi ở:
    Hue
    Thế Bata Efren Reyes cầm cái gì nặn một hồi thì nó ra nước vậy!!:))
     
  8. vin993

    vin993 Donkey Kong Lão Làng GVN

    Tham gia ngày:
    30/4/09
    Bài viết:
    352
    vại vote lại
    1 trần quốc toản
    2 phạm ngũ lão
    3 lê phụng hiếu
    4 trần bình trọng
    5 đặng dung
    :):):)
     
  9. trinhphuctuan

    trinhphuctuan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    1,204
    Nơi ở:
    Hue
    Thập vạn chinh y giáp nhuốm hồng
    Giang Lăng một trận quyết tranh phong
    Quan Trương nghe tiếng đều núp bóng
    Xung trận Hoài Văn nức tiếng hùng!

    Ai hay vào làm tiếp vài bài về danh tướng Việt nhé!
     
  10. RTK11

    RTK11 Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    15/12/08
    Bài viết:
    153
    Mình khoái Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn ah
     
  11. Lione

    Lione Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/9/04
    Bài viết:
    270
    Xin phép BOX cho lạm bàn chút (đừng có ngắt lời)

    1. Phụ Tử chi binh tướng Phạm Ngũ Lão
    là danh tướng triều Trần. Trong hai cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên, ông lập rất nhiều chiến công, tham gia nhiều trận đánh nổi tiếng, có tính quyết định như Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp,Bạch Đằng...

    Là một tài năng quân sự, Phạm Ngũ Lão biết phát huy sở trường đặc biệt của mình là khả năng chiến đấu và chiến trận bằng tập kích để trở thành vị tướng suốt đời bất bại, khiến giặc phải kiêng nể, còn các vị vua Trần đều kính trọng

    Vai trò của ông nổi bật trên 3 lĩnh vực: chống ngoại xâm (tham gia hai cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông), bảo vệ lãnh thổ quốc gia (bốn lần đánh phạt Chiêm Thành) và chống nội loạn bảo vệ vương triều

    Bài học lớn về quân sự ông để lại mà "Đại việt sử ký toàn thư" ca ngợi vẫn còn nguyên giá trị: "Ông chỉ huy quân rất có kỷ luật, đối đãi với tướng tá như người nhà, đồng cam cộng khổ với binh sĩ, thương yêu nhau như con một nhà nên đánh đâu được đấy; coi tiền của như không. Thật là bậc danh tướng!". Sử sách còn ghi "Phạm Ngũ Lão lập nhiều công to, trước sau giữ trọn danh dự, tiếng tăm rõ rệt. Tóm lại đều không hổ là bậc nguyên thần".
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    2. Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng
    cũng là danh tướng thời Trần, có công lớn hộ giá bảo vệ cho hai vua Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai. Ông hy sinh khi chặn quân Nguyên ở bãi Thiên Mạc, được truy phong làm Bảo Nghĩa Vương.
    Khi bị giặc bắt và dụ hàng, Trần Bình Trọng khẳng khái trả lời:

    “ Ta thà làm quỉ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc. Ta đã bị bắt thì có một chết mà thôi, can gì mà phải hỏi lôi thôi"

    Đó là một trong những câu nói nổi tiếng nhất trong lịch sử chống ngoại xâm cũng như lịch sử Việt Nam nói chung, trở thành một trong những biểu tượng của tinh thần yêu nước chống ngoại xâm của dân tộc Việt

    Năm 1285, Biết dụ hàng ông không được, giặc Nguyên đã giết ông. Năm đó ông 26 tuổi!

    Giỏi thay Trần Bình Trọng!
    Dòng dõi Lê Đại Hành.
    Đánh giặc dư tài mạnh,
    Thờ vua một tiết trung.
    Bắc vương sống mà nhục,
    Nam quỷ thác cũng vinh.
    Cứng cỏi lòng trung nghĩa.
    Ngàn thu tỏ đại danh.

    (Thơ Phan Kế Bính)
     
  12. Lione

    Lione Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/9/04
    Bài viết:
    270
    3. Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản
    là một nhân vật lịch sử, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông. Ông đã có công tham gia kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.

    Bị chê bai là còn nhỏ tuổi chưa được bàn việc nước,Quốc Toản lui về, huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc, sắm vũ khí, mua ngựa,thành lập quân đội riêng. Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trước quân sĩ, giặc trông thấy phải lui tránh, không dám đối địch

    Quốc Toản đã đi vào lịch sử với lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước, dám hi sinh mạng sống vì dân tộc của mình. Khí phách ấy đã được nói rõ trên lá cờ thêu sáu chữ vàng của ông; nguyên văn sáu chữ là:
    Phá cường địch, báo hoàng ân
     
  13. devil219

    devil219 Nam Việt Đại tướng quân

    Tham gia ngày:
    29/5/05
    Bài viết:
    737
    Nơi ở:
    HellGate
    có cần dịch tiểu sử ra tiếng Nhật rùi post wa trang web Koei hay KongMing khiêu chiến ko :-j =))

    sry Lione ko để ý và đã cắt ngang :D
     
  14. Lione

    Lione Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/9/04
    Bài viết:
    270
    4. Lang Trung tướng quân Tôn Đản
    là vị tướng tài ba người dân tộc Nùng, thuộc tướng Lý Thường Kiệt, người có công lớn cùng Lý Thường Kiệt đánh phá Ung Châu, Khâm, Liêm Châu trên đất nhà Tống, làm ngăn chặn âm mưu thôn tính Đại Việt của Nhà Tống trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).
    Trong chiến dịch bình phạt Bắc Tống, ông chỉ huy cánh quân phía Tây gồm 4 mũi tiến vào đất Tống: Lưu Kỷ từ Quảng Nguyên (Cao Bằng), Hoàng Kim Mãn từ Môn Châu (Đông Khê - Cao Bằng), Thân Cảnh Phúc từ Quang Lang (Lạng Sơn) và Vi Thủ An từ Tô Mậu (Quảng Ninh) và nhắm tới châu Ung.Đạo quân phía Tây sẽ "dương Tây" để đạo quân phía Đông (Lý Thường Kiệt chỉ huy) bất ngờ "kích Đông".
    Chiến dịch này là minh chứng rõ rệt về trình độ tổ chức quân sự, tác chiến chiến trường, hậu cần tại chỗ của quân đội nhà Lý là rất cao.

    Đánh vào nước địch bằng cả hai đường thủy bộ, sử dụng nhiều phương thức chiến trận: tập kích, công kích, vận động chiến, công thành... võ công này lịch sử hơn bốn ngàn năm của dân tộc ta chưa từng có
    .
    ___________Auto Merge________________

    .
    5. Đại quốc công Đặng Dung
    pác tuấn đã nói rất rõ rồi, không thể thêm gì được nữa;)
     
  15. Lione

    Lione Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/9/04
    Bài viết:
    270
    thưa các bạn tham gia bình chọn,
    tiêu chí để bình chọn Ngũ hổ tướng nước Nam là "chiến công và danh vọng đối với hậu thế đó". Nước Nam ta nhân tài nhiều không sao kể xiết, lựa chọn được 10 người đã là sự mệt mỏi lắm rồi, nay chọn còn 5 thật là...

    Phạm Ngũ Lão văn tài võ tướng, xuất thân thường dân mà khổ luyện thành tài,đem tài năng phụng sự nước nhà, trước sau đều sáng ngời, thật không hổ là bậc nguyên thần
    Trần Bình Trọng, mãnh tướng triều Trần, lòng trung không đổi, khí tiết rạng ngời; không thẹn với cha ông ngày trước, mãi là tấm gương sáng cho con cháu ngày nay
    Trần Quốc Toản tuổi trẻ chí cao, lòng trung trinh báo quốc làm hổ thẹn bao người. Chẳng may thác lúc còn tuổi trẻ nhưng khí phách cũng như lòng dũng cảm, tinh thần yêu nước là tấm gương cho thiếu niên Việt Nam ngày nay
    Tôn Đản, người dân tộc thiểu số, sống trong thời chính quyền trung ương còn yếu, nạn cát cứ nổi lên ở nhiều nơi, bên ngoài biên ải Nam Bắc đều căng như dây đàn ông vẫn một dạ duy trì sự nhất thống đất nước, cùng Lý Thường Kiệt thực hiện Bắc phạt thành công. Trong chiến dịch ấy, dẫu sử sách chẳng ghi chép nhiều nhưng chúng ta có thể cảm nhận được tài năng và phẩm giá của vị phó tướng này. Dù rằng tên ông không được nhắc đến nhiều trong sách sử, nhưng với võ công Bắc phạt vô đối hơn 4000 năm nay gắn liền với tên ông, võ công ấy xứng dáng đưa tên ông vào ngồi đền của những danh tướng Việt Nam
    Đặng Dung, danh tướng Hậu Trần, văn võ toàn tài, vượt lên thù riêng để lo đền nợ nước đã đưa tiếng tăm ông lưu truyền mãi về sau. Đọc sử sách mà xót xa cho nước Việt, đâu phải không có người tài nhưng nhà Hồ làm mất lòng dân, Hậu Trần tuyệt vận để quốc hận hơn mấy mươi năm sau.

    Năm người kể trên, võ công có chỗ chưa sánh được với những người còn lại nhưng quả thật là có chỗ độc đáo riêng. Vậy mong anh em ủng hộ, vote giúp Lione một phiếu:P
     
  16. devil219

    devil219 Nam Việt Đại tướng quân

    Tham gia ngày:
    29/5/05
    Bài viết:
    737
    Nơi ở:
    HellGate
    3 người đầu đệ cũng chọn giống Lione ^_^
    hình như là rất nhiều người chọn 3 người này ;))
    xin lăng xê :

    Lý Long Tường : nổi danh tại Cao Ly nhưng một lòng vọng hoài nơi Tổ quốc

    Tích xưa kể rằng nhà vua Cao Ly Kojong nằm mộng thấy một con chim cực lớn bay từ phương nam đậu lại bên bờ Tây Hải, như báo điềm gặp được dũng tướng phương xa. Nhưng tại sao từ một hoàng thân thất thế chạy loạn từ nước Đại Việt xa xôi, Lý Long Tường được trọng dụng và oai phong lẫm liệt nơi xứ người?

    Tại đây Lý Long Tường cùng tướng sĩ, gia thuộc trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi. Ông cho mở Độc thư đường dạy văn (thi phú, lễ nhạc, tế tự) và Giảng võ đường dạy võ (binh pháp, võ thuật). Học trò theo học rất đông, lúc nào cũng trên nghìn người

    chiến công đánh quân Nguyên thì LúBú :D đã kể ở trên .

    Nguyễn Khoái : Thánh Dực Liệt Hầu dũng cảm tuyệt luân

    Hưng-đạo-vương biết mưu ấy, bèn sai Nguyễn Khoái dẫn binh lẻn qua đường tắt mé sông thượng-lưu sông Bạch-đằng, kiếm gỗ đẽo nhọn bịt sắt đóng khắp giửa giòng sông, rồi phục binh chờ đến lúc nào nước thủy-triều lên thì đem binh ra khiêu-chiến, nhử cho thuyền giặc qua chỗ đóng cọc. Hễ lúc nào nước thủy-triều xuống thì quay binh lại hết sức mà đánh. Lại sai Phạm ngũ Lão, Nguyễn chế Nghĩa dẫn quân lên phục ở ải Nội-bàng (thuộc Lạng-sơn) chờ quân Nguyên chạy lên đến đấy thi đổ ra mà đánh.

    Các tướng đi đâu đấy cả rồi. Hưng-đạo-vương tiến quân lên đánh giặc, sực nghe tin báo rằng Ô mã Nhi đã kéo quân về đến Bạch-đằng, Hưng-đạo-vương mới hô quân-sĩ , trỏ sông Hóa-giang mà thề rằng: "Trận này không phá xong giặc Nguyên, thì không về đến sông này nửa!" Quân-sĩ ai nấy đều xin quyết chiến, kéo một mạch đến sông Bạch-đằng.

    Những chiến-thuyền của Ô mã Nhi, Phàn Tiếp theo giòng sông Bạch-đằng, bỗng chốc thấy tướng nhà Trần là Nguyễn Khoái dẫn chiến thuyền đến khiêu-chiến. Ô mã Nhi tức giận thúc quân xông vào đánh, Nguyễn Khoái liền quay thuyền chạy. Bấy giờ đang lúc thủy-triều lên, mặt nước mênh-mông, Ô mã Nhi vô tình, thấy địch quân chạy, cứ việc thúc thuyền đuổi theo.

    Nguyễn Khoái nhử quân đi khỏi xa chỗ đóng cọc, rồi mới quay thuyền đánh vật lại. Hai bên đánh đang hăng, thì đại quân của Hưng-đạo-vương tiếp đến. Ô mã Nhi, Phàn Tiếp thấy quan quân to thế lắm, mới quay thuyền chạy trở lại. Khi chạy đến khúc sông có cọc đóng thì nước thủy-triều đã rút xuống, thuyền của quân Nguyên vướng mắc phải cọc, đổ nghiêng đổ ngửa, đắm vở mất nhiều. Quan quân thừa thắng đánh cực hăng, quân Nguyên chết như rạ, máu loang đỏ cả khúc sông. Tướng Nguyên là Ô mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ, Cơ Ngọc đều bị bắt cả.

    mong ae vote phụ devil 1 phiếu :P
    ^o^

    @trinhphuctuan : 5 người được chọn thì nên chỉnh Lead lên cao tí anh à
     
  17. trinhphuctuan

    trinhphuctuan Dragon Quest

    Tham gia ngày:
    30/3/07
    Bài viết:
    1,204
    Nơi ở:
    Hue
    Hai chú Lione với Devil lobby cho fan dữ quá nhá! Thế là phạm luật đấy!:))
     
  18. Lightpearl

    Lightpearl Mario & Luigi

    Tham gia ngày:
    6/4/08
    Bài viết:
    771
    Nơi ở:
    Hội Vườn Đ
    Bầu mấy cái này tướng lĩnh nhà trần được ưu ái quá nhỉ? ;))
    Cá nhân tôi xứng bậc đại tướng thì có Phạm Ngũ Lão, Tôn Đản, Đặng Dung. Còn xứng danh dũng tướng thì các vị còn lại. Riêng ông Lý Long Tường tôi nhớ là hoàng tử chạy sang Cao Ly, liên quan gì đến VN mà các bác đưa vào?
     
  19. Lione

    Lione Mr & Ms Pac-Man

    Tham gia ngày:
    22/9/04
    Bài viết:
    270
    vậy thì vote đi
    ông typing xong rồi quên vote à
    nhanh lên để Đặng Dung được lên hạng kìa [-X
     
  20. devil219

    devil219 Nam Việt Đại tướng quân

    Tham gia ngày:
    29/5/05
    Bài viết:
    737
    Nơi ở:
    HellGate
    Lý Long Tường tài năng lỗi lạc ; nhưng phải xa xứ do chính biến triều đình ^o^ ; đưa vào Ngũ Hổ như bù đắp cũng như cho mọi người tưởng nhớ và định đúng cái tài của ông :">
     

Chia sẻ trang này