Để đưa eSport phát triển, mỗi quốc gia đều có những chiến lược đầu tư, xây dựng phù hợp với tiềm năng kinh tế, xã hội, văn hóa,... nhằm tạo nên vị thế riêng cho mình. Và người Mỹ cũng vậy, họ có những cách làm rất riêng và được đánh giá "độc nhất" hiện nay. Chuyên nghiệp là phải có những "số 1" Ở Mỹ, người ta không thể thành công được nếu như không tạo nên những cái "nhất": Duy nhất, lớn nhất, đặc biệt nhất, thành công nhất. Đó là cách làm truyền thống của người Mỹ, đi từ những cái độc nhất để có một thành công đặc biệt. Sự thành công của các công ty, tập đoàn lớn hay những giải đấu thể thao như NBA (bóng rổ), NFL (bóng đá), NHL (hockey) hay MLB (bóng chày) là một minh chứng. Và cách làm này đã và đang được áp dụng với eSport. Không phải tự nhiên mà các chuyên gia của CGS (Championship Gaming Series) trong mỗi kỳ họp báo, mỗi cuộc hội đàm, trước và sau ống kính máy quay đều luôn miêu tả những thành công CGS World Final 2007 và những từ như "duy nhất", "đầu tiên" được lặp lại nhiều lần không kém gì tên của giải: "CGS là giải đấu chuyên nghiệp đầu tiên mang tầm cỡ thế giới". CGS là giải đấu chuyên nghiệp đầu tiên mang tầm cỡ thế giới Với người Mỹ, giải đấu cấp chuyên nghiệp của họ phải là nơi quy tụ các game thủ, đội game mạnh trên thế giới tham gia. Ở Mỹ, người ta không thích xem một giải đấu hạng 2, nơi mà không có những vận động viên nổi tiếng, năm này qua năm khác không có gì phát triển và luôn dừng lại ở một số ít người xem. Chính vì vậy, để tạo nên thành công cho CGS World Final 2007, người Mỹ đã mời các game thủ, đội game chuyên nghiệp hàng đầu ở các bộ môn như CS: Source, FIFA, DoA, PGR tham gia tranh tài để đạt những khoản tiền thưởng kếch xù lên tới 1 triệu USD. Họ không tổ chức những nội dung eSport truyền thống đã quá phổ biến như: Warcraft, Starcraft, CS 1.6, chỉ đơn giản, cả 3 game thi đấu này người Mỹ không thể giành chiến thắng (Hàn Quốc thống trị Starcraft, Trung Quốc và Bắc Âu thống trị Warcraft, châu Âu thống trị CS 1.6). Một nguyên do nữa chính là việc Mỹ khó có thể mời các game thủ hay những đội game hàng đầu tới tham dự. Hầu hết các game thủ, đội game này đều đã có ràng buộc với các nhà tài trợ lớn lâu năm của mình, do vậy sẽ không dễ dàng để thuyết phục họ từ bỏ để đến Mỹ thi đấu CGS mà không được phép tham gia các giải đấu khác. Giải đấu có giải thưởng lớn nhất thế giới - 1 triệu USD Với cách làm của riêng mình cho giải CGS World Final 2007, Mỹ đã gặt hái được những thành công trên đấu trường thế giới khi giành ngôi nhất toàn đoàn WCG Grand Final 07 với 3 HCV, 2 HCB và 1 HCĐ. Gamer cũng phải biết "diễn" Khi đã có các ngôi sao rồi, thì phải có một lượng đông đảo khán giả chạy theo sở thích eSport. Đây là điều rất quan trọng, các fan hâm mộ thì luôn cuồng nhiệt trước các ngôi sao, thần tượng của mình, luôn học hỏi và làm theo những kỹ thuật mà họ biểu diễn trong game. Như ở Hàn Quốc, để có được chữ ký người ta có thể đứng hàng giờ và cổ vũ người chơi đến tận đêm khuya ở nhà thi đấu. Nhưng làm thế nào CGS tạo được sự thu hút từ các fan hâm mộ? Câu trả lời là truyền hình và Internet. CGS đã được phát sóng trên kênh truyền hình Direct TV của Mỹ và được phát liên tục trên kênh thể thao nổi tiếng – ESPN tới 350 triệu người thường xuyên theo dõi trên thế giới. Họ cũng cho ra đời hệ thống VOD trên trang web của mình và tại đó họ truyền trực tiếp các trận đấu tới khán giả. Trận thi đấu là một Gameshow và người chơi là diễn viên Các trận thi đấu giống như một Gameshow thông thường trên truyền hình. Dưới sự chỉ đạo của đạo diễn, các phân cảnh sẽ là cuộc trình diễn của các game thủ và khán giả. Các game thủ sẽ không chỉ có thi đấu và thi đấu, mà họ phải biết “diễn” trên sân khấu bằng nhiều pha hành động, hoạt náo biểu cảm làm nóng nhà thi đấu và thu hút sự chú ý khi được phát sóng trên truyền hình. Còn các khán giả được tách ra ngồi sau lưng khu kỹ thuật cổ vũ của 2 đội, nhiệm vụ của họ là phải cổ động thật nhiệt tình, thậm chí là có chút quá khích. Và người đạo diễn phải biết làm sao để truyền tải những điều đó lên TV. Người Mỹ đang hướng tới sự đột phá lớn hơn nữa đó là họ ra một thông điệp quảng cáo hoàn hảo, đủ sức cuốn hút bất kỳ ai: “Ai chiến thắng sẽ xuất hiện trên truyền hình”. Qua đây có thể thấy CGS không những gây được sự chú ý của game thủ mà còn mang lại rất nhiều điều mới mẻ cho eSport. Những cách làm có một không hai trên sẽ còn tiếp tục mang lại những thành công cho người Mỹ. Nguồn Quang Hưng (Báo Thể thao 24h) Những bài viết khác + 300 Points
Cái sai của bài viết là vội quy kết CGS quyết định sự thành công của Mỹ tại WCG 07... Thật sự WCG 07 Mỹ nhất toàn đoàn vì họ tập trung vào các games nằm trên hệ next-gen console, đây là một sự thuận lợi cho Mỹ vì các games đó mới phát hành trên thị trường trong 1 năm trở lại, vì hệ máy Xbox 360 và Ps3 vừa ra. Ở nhiều nước , việc tiếp cận với các hệ máy này thực sự khó khăn so với Mỹ. Tóm lại, CGS góp một phần nhỏ vào chiến thắng lớn cho người Mỹ tại WCG 07 chứ ko phải phần lớn hay chính yếu. Dưới đây là bài viết của tôi trong năm 2007 sau khi WCG 07 kết thúc. http://esport.elive.vn/?p=detail_news&id=1517
Đào ghê quá ba ơi Bài này em không thêm thắc gì hết có gì nói với Quang Hưng (Báo Thể thao 24h) nha P/s: Shiva ah ?:wink::wink:
Nhóc nghĩ là các anh Kylin, anh Norman, anh Phương Zit và các anh hiểu sâu về E-Sport nên ngồi thảo luận với nhau một buổi. Chứ học mô hình Hàn Quốc, Trung Quốc hay Mỹ cũng như nhóc thử áo đầm thời trang thôi.:'>